Việt Nam tạm dừng khai báo y tế COVID-19 với người nhập cảnh từ 0h ngày 27/4

Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với COVID-19.

Văn bản của Bộ Y tế gửi đến các Ủy Ban nhân dân tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Kon Tum, Khánh hòa, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Tiền Giang, Quảng Bình, Quảng Nam, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Long An, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng tàu, Phú Yên, Kiên Giang, Lai Châu, Nghệ An, Đồng Tháp, Nam Định, Bình Phước, Sơn La, Cà Mau, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Dương, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Văn bản của Bộ Y tế cho biết, hiện nay, dịch COVID-19 đã ghi nhận tại hầu hết các nước trên thế giới, đã có vaccine phòng bệnh đặc hiệu và có hiệu quả với các chủng virus SARS-CoV-2 hiện đang lưu hành; trong thời gian gần đây, dịch đã có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết dịch COVID-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao.

Căn cứ tình hình dịch COVID-19 và Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung, cụ thể:

Tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022.

Duy trì giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Chủ động cập nhật các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình hiện nay và chủ động đưa tin kịp thời.

Bộ Y tế tiếp tục cập nhật, cung cấp thông tin về hình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để có các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị trực tuyến quán triệt việc ‘làm sạch’ dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 do liên Bộ Y tế – Bộ Công an tổ chức kết nối đến hơn 11.000 điểm cầu trên toàn quốc đã diễn ra sáng 26/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế đã giao Cục Y tế Dự phòng có văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc từng bước thực hiện bình thường hóa. Đây là điểm rất quan trọng.

“Tới đây, chúng ta sẽ bỏ khai báo y tế nội địa. Việc này là từng bước để đưa cuộc sống trở lại bình thường. Chúng ta không khai báo vì chúng ta không thực hiện truy vết nữa”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Theo Bộ Y tế.

Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021

Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI – cho biết, năm 2021 là năm thứ 17 liên tiếp VCCI thực hiện công bố chỉ số  PCI này, kể từ 2005. PCI 2021 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.312 doanh nghiệp (hơn 10.127 doanh nghiệp tư nhân và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI).

Báo cáo PCI 2021 là ấn phẩm thường niên năm thứ 17 liên tiếp do VCCI xây dựng và phát triển với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm đánh giá môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Cùng với kết quả chỉ số xếp hạng các tỉnh, thành phố thường niên, báo cáo phân tích những chuyển động của môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2021, các lĩnh vực cải thiện và những kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp đối với chính quyền các cấp nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi.

Trong bảng xếp hạng được công bố năm nay, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp là những địa phương trong nhóm dẫn đầu được đánh giá cao về chất lượng điều hành kinh tế. Đây cũng là những địa phương có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh, theo đánh giá của doanh nghiệp.

Chỉ số PCI có thang điểm 100 và được tính từ tổng điểm 10 chỉ số thành phần. Theo đó, dẫn đầu PCI 2021 là Quảng Ninh với 73,02 điểm. Đây là lần thứ 5 liên tiếp địa phương này dẫn đầu toàn quốc về điểm số PCI. Cũng trong năm nay, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế “rất tốt”.

Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ năm liên tiếp với số điểm đánh giá 73,02, giảm gần 3 điểm so với năm 2020. Tỉnh này đứng đầu chỉ số gia nhập thị trường (7,98 điểm) và chi phí thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính (8,52 điểm).

Đây cũng là địa phương duy nhất được xếp ở nhóm “rất tốt” vì đã có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc, cải thiện chỉ số gia nhập thị trường, giảm thiểu chi phí không chính thức, cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp…

   >>> Ngành công nghiệp bột giấy hút ẩm sẽ bùng nổ vào năm 2022

Trong điều tra PCI 2021, các doanh nghiệp tại Quảng Ninh cũng đánh giá “tốt” và “rất tốt” về ứng phó của chính quyền địa phương trước dịch Covid-19. Đây là một trong số địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về quản trị dịch bệnh cao nhất cả nước.

Năm 2021, Quảng Ninh thu hút hơn 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng Ninh năm ngoái tăng 10,28%. Bình quân thu nhập đầu người khoảng 7.614 USD, đứng thứ hai cả nước.

Lần này cũng đánh dấu năm đầu Hải Phòng vươn lên vị trí thứ hai, với 70,61 điểm (tăng 1,34 điểm so với năm 2020) trong bảng xếp hạng PCI sau nhiều năm trong top 10.

Đồng Tháp ở vị trí thứ ba, tiếp theo là Đà Nẵng, Vĩnh Phúc. Đây đều là các địa phương có những thay đổi tích cực trong các chỉ số thành phần, phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh, theo đánh giá của các doanh nghiệp.

Hà Nội năm nay lần thứ 4 liên tiếp nằm trong top 10 của bảng xếp hạng PCI, đứng thứ 10, với 68,6 điểm. Chi phí không chính thức, chi phí thời gian là hai chỉ số của Hà Nội được các doanh nghiệp đánh giá cao, lần lượt 7,15 điểm và 8,45 điểm. Tuy nhiên, chỉ số về cạnh tranh bình đẳng và minh bạch vẫn chưa có nhiều cải thiện, thậm chí giảm so với năm 2020.

Các địa phương trên đều được xếp ở “nhóm tốt” với thang điểm từ 66-70 (trong thang điểm 100). Ngoài ra còn có các tỉnh, thành phố khác trong nhóm này, như Bình Dương, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ và Bình Định. Đây là các địa phương được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tích cực ở chỉ số cắt giảm thủ tục hành chính, giảm gánh nặng tuân thủ các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp…

Riêng TP HCM xếp vị trí thứ 14, nằm ở “nhóm khá”. Đây là năm thứ 2 thành phố ở nhóm này, với 67,5 điểm. Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của TP HCM năm nay ghi nhận mức cải thiện tốt nhất trong số các chỉ số đánh giá của PCI, với 8,54 điểm (tăng gần 2 điểm so với 2020). Tuy nhiên, các chỉ số về gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng hay đào tạo lao động… của thành phố lại chưa có nhiều cải thiện, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp tại đây.

Theo VCCI, điều tra PCI năm qua diễn ra trong bối cảnh khó khăn chưa từng có do dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp vẫn đánh giá chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện.

Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực. Cùng đó, các địa phương cũng nỗ lực phòng, chống tham nhũng để giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, khi chỉ gần 21% doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra. Con số này giảm khoảng 7,7% so với 2020.

Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong đấu thầu cũng giảm hơn 3% so với 2020, còn 36,8%. Khoảng 21,4% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng tình trạng “chạy án” là phổ biến, giảm 2,6% so với năm 2020.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng chính quyền các địa phương vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa trong giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, cải cách các lĩnh vực thuế, đất đai, bảo hiểm, môi trường, xây dựng và quản lý thị trường.

“Các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện cần là trọng tâm cải cách thời gian tới, khi gánh nặng chi phí tuân thủ với doanh nghiệp còn lớn”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận xét.

Với các doanh nghiệp FDI, họ ghi nhận những cải thiện tích cực trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Các doanh nghiệp này cho rằng gánh nặng thanh, kiểm tra, chi phí không chính thức đã giảm. Chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng cải thiện rõ rệt theo thời gian.

Dù vậy, để duy trì sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền các địa phương cần cải cách hơn nữa thủ tục hành chính về thuế, xuất nhập khẩu, đăng ký đầu tư, bảo hiểm xã hội… Việt Nam cũng cần tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI trong thực hiện thủ tục triển khai dự án đầu tư, nhất là cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường…

Đánh giá về những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt, cách thức ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp chống dịch do chính quyền địa phương triển khai, đại diện VCCI cho rằng các chính sách trợ giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau dịch cần được thiết kế sát với nhu cầu, khả năng phát triển của từng nhóm doanh nghiệp mới có thể phát huy hiệu quả kỳ vọng.

PCI là bộ chỉ số hợp thành bởi các chỉ số thành phần, như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, môi trường kinh doanh…

Chỉ số này được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để đánh giá mức độ thuận lợi của thủ tục hành chính tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh khác nhau và mức độ hỗ trợ của chính quyền theo đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại địa phương. PCI được xây dựng từ năm 2005 và đến nay đã qua 17 năm công bố.

Theo báo Vietnet24h

Tạm dừng khai báo y tế Covid-19 từ ngày 27/4

Liên quan tới việc dừng khai báo y tế, văn bản của Bộ Y tế gửi đến các UBND tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Kon Tum, Khánh hòa, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Tiền Giang, Quảng Bình, Quảng Nam, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Long An, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng tàu, Phú Yên, Kiên Giang, Lai Châu, Nghệ An, Đồng Tháp, Nam Định, Bình Phước, Sơn La, Cà Mau, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Dương, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, dịch Covid-19 đã ghi nhận tại hầu hết các nước trên thế giới, đã có vaccine phòng bệnh đặc hiệu và có hiệu quả với các chủng virus SARS-CoV-2 hiện đang lưu hành; thời gian gần đây, dịch đã có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, với tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao.

Căn cứ tình hình dịch Covid-19 và Nghị định số 89/2018/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022.

Duy trì giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới; chủ động cập nhật các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình hiện nay và chủ động đưa tin kịp thời.

    >>> Quảng Ngãi dừng cấp phép dự án chế biến dăm gỗ mới

Theo báo Công thương

Xuất khẩu dăm gỗ sang Hàn Quốc tăng rất mạnh

Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu sang Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng rất cao trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt 16,55 triệu USD, tăng 130,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu dăm gỗ mới chỉ chiếm 10,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Hàn Quốc.

Trong quý I/2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc đạt 248,8 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Gỗ, ván và ván sàn và mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là 2 mặt hàng xuất khẩu chính tới thị trường Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022, với trị giá xuất khẩu đạt 50,1 triệu USD, chiếm 55% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hàn Quốc.

Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đạt 33,9 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu nhóm hàng này tới thị trường Hàn Quốc vẫn rất lớn, bởi nhu cầu nhập khẩu của thị trường ở mức cao

Ngoài ra, còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ khác cũng xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ như cửa gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ…

    >>> Quảng Ngãi dừng cấp phép dự án chế biến dăm gỗ mới

Theo báo Nông nghiệp

Quảng Ngãi dừng cấp phép dự án chế biến dăm gỗ mới

Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh này hiện có 84 dự án đầu tư chế biến gỗ, dăm gỗ. Trong đó, 70 dự án được cấp phép theo Luật Đầu tư, với tổng vốn hơn 3.000 tỷ đồng, trên diện tích 165 ha. Trong số 70 dự án này, chỉ có 50 dự án đang hoạt động. Ngoài ra, có 14 dự án không thực hiện cấp phép theo Luật Đầu tư, với tổng vốn hơn 114 tỷ đồng. Trong số này có 10 dự án đang hoạt động, 4 dự án “treo”.

Về hiệu quả kinh tế, theo Sở Công Thương, dù được cấp phép đầu tư chế biến gỗ và dăm gỗ nhưng đa số các dự án chỉ hoạt động với ngành nghề chính là chế biến dăm gỗ để xuất khẩu thô nên giá trị xuất khẩu không cao, dẫn đến giá thu mua gỗ keo nguyên liệu giảm. Một số dự án triển khai chậm hoặc dừng hoạt động vì khó tiếp cận đất đai, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng, không thu mua được nguồn gỗ keo nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, gặp khó khăn về nguồn vốn vay…

Trước thực trạng này, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã yêu cầu các sở, ngành liên quan xem xét tạm dừng việc cấp giấy phép đầu tư các dự án liên quan tới lĩnh vực chế biến dăm gỗ. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong tham mưu UBND Tỉnh cấp giấy phép đầu tư các dự án chế biến dăm gỗ vi phạm Luật Đầu tư.

Ngoài ra, ông Trần Phước Hiền cũng chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi rà soát lại quy mô, công nghệ, thiết bị của các nhà máy đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến dăm gỗ; tham mưu UBND Tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp thực hiện không đúng theo cam kết đầu tư.

    >>> Xuất khẩu giấy bao bì sang Trung Quốc giảm, dẫn đến nhập khẩu RCP giảm theo tại Đông Nam Á và Đài Loan

Theo báo Đấu thầu

Xuất khẩu giấy bao bì sang Trung Quốc giảm, dẫn đến nhập khẩu RCP giảm theo tại Đông Nam Á và Đài Loan

Trong tình hình này, một số nhà máy ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan đã buộc phải cắt giảm thời gian hoạt động, thậm chí đóng cửa toàn bộ các máy sản xuất các sản phẩm giấy, bìa dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc.

Giấy testliner sản xuất từ OCC12 nhập Mỹ từ Đài Loan xuất khẩu sang Trung Quốc đã có lúc tụt xuống mức giá 540-550 USD/tấn nhưng vẫn không tìm được người mua.

Sự suy thoái về kinh tế của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu giấy làm bao bì từ Đông Nam Á sang Trung Quốc.

Giấy testliner sản xuất tại các nước Đông Nam Á cũng đã tụt xuống ở mức khoảng 520 USD/tấn khi xuất sang Trung Quốc.

Do việc nhập khẩu giấy thu hồi từ Liên minh Châu Âu sang Ấn Độ được khôi phục vào ngày 1 tháng 4, nên giá OCC của Mỹ giảm 20 USD/tấn và giá OCC của Anh giảm xuống 45-55 USD/tấn so với hai tuần trước.

Ngoài ra, chi phí vận chuyển quốc tế từ Mỹ và Châu Âu đến Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trong thời gian ngắn, sẽ ảnh hưởng đến việc định giá.

Tại Ấn Độ, giá US DS OCC 12 giảm 10 USD/tấn xuống 320-330 USD/tấn và US OCC 11.5 giảm 5-10 USD/tấn, ở mức 300-310 USD/tấn.

OCC của Châu Âu, bao gồm cả của Anh, đang đạt mức 290-295 USD/tấn.

Tại Đài Loan, giá DS OCC 12 của Mỹ đã giảm 5 USD/tấn xuống còn 245-250 USD/tấn.

Tại Đông Nam Á, những người mua khối lượng lớn đã ép người bán giảm giá đối với OCC cao cấp của Mỹ xuống dưới 300 USD/tấn.

Các nhà cung cấp tại Mỹ cho biết giá OCC trên thị trường Mỹ đã tăng trở lại từ sau khi giảm vào đầu tháng 4/2022.

Loại này thường được bán ở mức 300-310 USD/tấn, không thay đổi từ trung tuần tháng 4/2022.

Hiện tại, giá OCC của Mỹ loại chuẩn tại Đông Nam Á và Đài Loan ở mức 240-300 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn đối với loại OCC có giá thấp nhất.

OCC 95/5 của Châu Âu đã tăng 5 USD/tấn lên 275-295 USD/tấn tại Đông Nam Á.

Giá OCC của châu Âu tại Malaysia do đó đã tăng 5 USD/tấn do quy định kiểm hàng trước, lên 275 USD/tấn.

OCC của Nhật Bản giảm 10 USD/tấn, xuống 240-285 USD/tấn.

    >>> Tiềm năng lớn nhất của RCEP từ góc độ hợp tác kinh tế

Theo PPI Asia số 15/2022

VPPA dịch

Thiếu nguyên liệu gỗ, doanh nghiệp Việt lại tìm đến châu Phi

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay nhiều công ty trong ngành gỗ đã nhận đơn hàng xuất khẩu sang EU tới hết quý III/2022 và vẫn đang tiếp tục nhận đơn hàng trong quý IV/2022.

Chi phí ăn mòn lợi nhuận

Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, do nguồn cung gỗ từ Mỹ và EU hạn chế và giá gỗ tại 2 thị trường này tăng mạnh nên đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuẩt của doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Bà Dương Thị Minh Tuệ – Giám đốc kinh doanh Công ty Gỗ Minh Dương (Bình Dương) – cho biết: Hiện nay đơn hàng của doanh nghiệp chúng tôi đã kín đến hết quý III/2022 và vẫn đang tiếp nhận đơn hàng cho quý IV. Tuy nhiên, chi phí logistics đang tăng chóng mặt nên giá thành sản phẩm rất cao, nhiều đơn hàng chốt trước biến động giá nguyên liệu nên doanh nghiệp bị “ăn” vào lợi nhuận”.

Đại diện một công ty chuyên làm đồ ngoài trời tại Quy Nhơn hiện đang có doanh nghiệp chào gỗ nhập khẩu với mức giá 215 USD/m3 gỗ bạch đàn xẻ, trong khi mức giá cao nhất trước đó mà doanh nghiệp này mua chỉ là 172-175 USD/m3.

Tương tự, một doanh nghiệp khác tại Quy Nhơn cũng chia sẻ, có những lô gỗ bạch đàn nhập về cảng giá đã lên tới 300 USD/m3, mức cao nhất trong lịch sử. Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao trong khi giá sản phẩm đầu ra không đổi làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh.

    >>> Thị trường bột giấy Trung Quốc: Nhu cầu giảm, giá ổn định

Theo báo Thanh niên

Tiềm năng lớn nhất của RCEP từ góc độ hợp tác kinh tế

Đó chỉ là sự khởi đầu. Tiềm năng lớn nhất của RCEP còn nằm ở chương trình hợp tác kinh tế có thể biến RCEP ngoài một thỏa thuận được đàm phán, thành một quan hệ đối tác khu vực năng động. RCEP đưa Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand vào một thỏa thuận tập trung cùng với 10 thành viên ASEAN và chiếm khoảng 31% GDP cũng như dân số toàn cầu và 27% thương mại hàng hóa toàn cầu. Thỏa thuận giữ cho thị trường mở và cập nhật các quy tắc thương mại và đầu tư ở Đông Á, một trung tâm chính của hoạt động kinh tế toàn cầu, vào thời điểm chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và WTO bị thách thức.

Một trong những trụ cột của RCEP là chương trình hợp tác kinh tế có tiền thân là phương pháp tiếp cận của ASEAN nhằm tập hợp các thành viên kém phát triển nhất. Chương trình nghị sự được xây dựng dựa trên kinh nghiệm nâng cao năng lực trong APEC và hợp tác kỹ thuật trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN Australia – New Zealand.

Ở mức tối thiểu, chương trình hợp tác kinh tế sẽ hỗ trợ các thành viên thực hiện các cam kết của RCEP. Nhưng có cơ hội vượt ra ngoài việc xây dựng năng lực và hợp tác kỹ thuật. RCEP có thể đưa đến một khuôn khổ tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế sâu rộng hơn liên quan đến chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra một khuôn khổ để mở rộng các quy tắc và tư cách thành viên và hợp tác chính trị.

RCEP mở rộng các phương thức hợp tác của ASEAN và củng cố hệ sinh thái thể chế với ban thư ký RCEP, các cuộc họp thường kỳ của các bộ trưởng và hội nghị cấp cao hàng năm của các nhà lãnh đạo xung quanh Hội nghị cấp cao Đông Á do ASEAN dẫn đầu. Đường lối chính trị mở ra cánh cửa cho một quan niệm rộng lớn và đầy tham vọng về hợp tác kinh tế và ban thư ký ASEAN. Phạm vi và cơ cấu của ban thư ký vẫn chưa được xác định nhưng nó sẽ cung cấp cơ sở để phối hợp giữa các thành viên. Nó có thể trở thành một nền tảng mà từ đó quản lý tự do hóa và hội nhập toàn châu Á.

Ngoài ra, sẽ có các ủy ban chung gồm các quan chức cấp cao và các ủy ban trực thuộc. Sự tham gia của doanh nghiệp và chuyên gia có thể được thể chế hóa để đạt được các mục tiêu cụ thể. Những quy trình này rất quan trọng để giúp xây dựng lòng tin và sự tự tin trong bối cảnh địa chính trị.

Các quy tắc mới của RCEP mở rộng sang thương mại điện tử và thương mại kỹ thuật số, tạo thuận lợi thương mại, quy tắc xuất xứ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tự do hóa hàng hóa và dịch vụ và các “quy tắc xuất xứ” chung có nghĩa là chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng.

Không giống như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và hiệp định kế thừa là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, RCEP không bao gồm các nguyên tắc về doanh nghiệp nhà nước, môi trường và tiêu chuẩn lao động. Khi các quy tắc mới được phát triển trong các hiệp định khác, có thể được xem xét để áp dụng trong RCEP thông qua quá trình hợp tác kinh tế.

Không phải mọi thứ ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại quốc tế đều có thể được hoặc cần được đàm phán và ràng buộc về mặt pháp lý trong các thỏa thuận. Cách tiếp cận tự nguyện xây dựng sự đồng thuận của ASEAN nhằm hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, đòi hỏi một chương trình hợp tác kinh tế linh hoạt cho phép các nhóm công tác báo cáo với các bộ trưởng về các vấn đề cấp bách nằm ngoài kết quả thương lượng của RCEP. Những vấn đề này bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn đầu tư cơ sở hạ tầng, hòa giải tranh chấp, chuyển đổi năng lượng, nền kinh tế kỹ thuật số, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, quản lý nợ có chủ quyền và các quy tắc phục hồi và đi lại sau đại dịch Covid-19. Chương trình nghị sự và phương thức hợp tác sẽ mang tính đặc trưng của ASEAN và khác biệt với hợp tác trong APEC.

Quá trình hợp tác kinh tế có thể giúp xã hội hóa các thành viên tiềm năng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở thành thành viên. Cách tiếp cận linh hoạt kết hợp với tinh thần hội nhập của ASEAN đã hình thành tư duy đằng sau RCEP, ưu tiên ngay lập tức cho các cơ hội đón nhận những bên không phải là thành viên có mối quan tâm đến công việc của RCEP. Mối quan tâm này nổi bật nhất đối với Ấn Độ, quốc gia mà cánh cửa trở thành thành viên vẫn còn bỏ ngỏ. Cuối cùng sẽ có nhiều khả năng Ấn Độ trở thành thành viên của RCEP nếu Ấn Độ tham gia hợp tác trong các vấn đề cùng quan tâm, chẳng hạn như phục hồi đại dịch.

Bangladesh cũng thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia RCEP và việc Nam Á tham gia hơn nữa sẽ giúp mở rộng chuỗi giá trị toàn cầu ở Đông Á và cho phép chuyên môn hóa tốt hơn về lợi thế so sánh cho các nước ASEAN. Với việc Trung Quốc nhanh chóng bỏ trống lợi thế sản xuất chi phí thấp, có rất nhiều giải pháp thay thế cần được phát triển và tích hợp vào chuỗi giá trị.

Các thỏa thuận trên toàn khu vực ở Đông Á là tự nguyện và không gây thiệt hại cho những nước không phải là thành viên. Loại hình hợp tác không ràng buộc đó trong ASEAN và APEC đã là một hình mẫu cho G20. RCEP thay đổi điều đó nhưng chương trình hợp tác kinh tế vẫn thể hiện chủ nghĩa khu vực cởi mở có thể thúc đẩy các mục tiêu toàn cầu. Các cấu trúc mở và linh hoạt có thể thu hút các lợi ích bên ngoài và các sáng kiến ​​mới, đồng thời, với sức nặng kinh tế của RCEP, củng cố các hệ thống toàn cầu.

Cũng giống như ASEAN đã làm trong thời gian qua, RCEP có thể đa phương hóa khả năng tiếp cận thị trường và các điều khoản khác. Nếu khuôn khổ được sử dụng một cách sáng tạo, chương trình hợp tác kinh tế sẽ cung cấp nền tảng để đạt được sự đồng thuận và ủng hộ các hành động đơn phương có phối hợp hướng tới mục tiêu đó. Việc thực hiện đúng khuôn khổ sẽ không phải tự động hoặc xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng phạm vi và tham vọng của RCEP có thể được xác định và thống nhất trước khi các bộ trưởng và lãnh đạo nhóm họp vào cuối năm 2022. RCEP có hiệu lực là một bước khởi đầu quan trọng – bước tiếp theo là hành động để thiết lập hướng đi chiến lược trong tương lai.

    >>> Thị trường bột giấy Trung Quốc: Nhu cầu giảm, giá ổn định

Theo Công thương

Thị trường bột giấy Trung Quốc: Nhu cầu giảm, giá ổn định

Tháng 10/2021, nhiều nhà máy giấy lớn đã mua dự trữ bột khi giá nhập khẩu bột giấy giảm tới 110 USD/tấn.

Nhưng ngay những tháng sau đó, giá bột giấy đã tăng trở lại và các nhà máy đã không thể duy trì đủ lượng bột dự trữ.

Từ đầu tháng 4, giá bột BHK Nam Mỹ bán lại đã giảm chỉ còn ở mức giá tương đương 810 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 NDT/tấn chi phí hậu cần.

Tuy nhiên, nguồn cung đang bị hạn chế do nhiều nhà máy ngừng hoạt động đột ngột ở Canada, Nga, Châu Âu và Nam Mỹ.

Bảo đảm nguồn cung về khối lượng và thời gian giao hàng đang là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng Trung Quốc hiện tại.

Giá bột giấy NBSK trong một số hợp đồng dài hạn hiện ở mức 1.030 USD/tấn.

Giá giao kỳ hạn của bột giấy BSK trong trung tuần tháng 4 tại Thượng Hải đạt mức tương đương 880-970 USD/tấn.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp ở Canada đang duy trì mức giá bột NBSK ổn định ở mức 990-1.000 USD/tấn, bất chấp nhu cầu thấp.

Trong khi, giá giao dịch theo hợp đồng đối với bột NBSK của Canada lên tới 990-1.030 USD/tấn.

Giá bột NBSK của Bắc Âu ổn định ở mức 950-1.000 USD/tấn, giá giao dịch giữa phiên đã lên tới 993 USD/tấn, tăng 8 USD/tấn.

Giá các loại bột BSK khác cho đến nay vẫn ổn định.

Giá bột gỗ thông radiata và giá bột BSK của Nga lần lượt đứng ở mức 960-990 USD/tấn và 940-980 USD/tấn.

Theo dự báo, giá bột BHK Nam Mỹ vẫn có khả năng tăng 10-20 USD/tấn, do kho của người mua cạn kiệt.

Tuy nhiên, khách hàng Trung Quốc vẫn đang lo ngại chính sách phong toả do Covid-19.

Một nhà cung cấp lớn cho rằng các nhà sản xuất giấy ở Trung Quốc đang thúc đẩy tăng giá giấy tại thị trường nội địa và quá trình tăng giá này thường mất từ ba đến sáu tháng. Nhưng việc phong toả covid lại đang làm cản trở quá trình tăng giá này./.

    >>> Ngành công nghiệp bột giấy hút ẩm sẽ bùng nổ vào năm 2022

Theo Fastmarkets RISI

VPPA dịch

Rủi ro lớn nhất với kinh tế toàn cầu đang bị coi nhẹ

Gần 400 triệu người tại 45 thành phố ở Trung Quốc đang bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ do chính sách zero-Covid của nước này. Tổng cộng, nhóm này đóng góp 40% (tương đương 7.200 tỷ USD) GDP hàng năm cho nền kinh tế lớn nhì thế giới, theo số liệu của Nomura Holdings.

Các nhà phân tích vẫn đang rung chuông cảnh báo. Họ cho rằng nhà đầu tư chưa đánh giá đúng việc kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng trầm trọng đến mức nào khi việc phong tỏa tại Trung Quốc kéo dài. “Các thị trường toàn cầu có thể đang đánh giá thấp tác động, vì sự chú ý vẫn đặt vào xung đột Nga – Ukraine và Fed nâng lãi suất”, Lu Ting – kinh tế trưởng tại Nomura cho biết trong báo cáo tuần trước.

Đáng báo động nhất là đợt phong tỏa chưa có hồi kết tại Thượng Hải – thành phố 25 triệu dân và là một trong những trung tâm sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc. Việc phong tỏa đang kéo theo thiếu thốn thương thực và khó tiếp cận chăm sóc y tế. Thành phố cảng lớn nhất thế giới này cũng đang không đủ nhân lực.

Cảng Thượng Hải – xử lý khoảng 20% lưu lượng hàng hóa tại Trung Quốc năm 2021 – đang tê liệt. Thực phẩm mắc kẹt trong các tàu container, không được trữ lạnh và đang dần bị hỏng. Hàng hóa phải ở lại cảng trung bình 8 ngày mới được chuyển đi nơi khác, tăng 75% thời gian so với thời điểm đợt phong tỏa mới bắt đầu.

Các hãng bay chở hàng đã hủy toàn bộ chuyến ra vào thành phố. Hơn 90% xe tải hỗ trợ giao hàng nhập khẩu và xuất khẩu hiện không hoạt động.

Thượng Hải hiện sản xuất 6% hàng xuất khẩu Trung Quốc, theo số liệu của chính phủ nước này năm 2021. Việc các nhà máy trong và quanh thành phố đóng cửa càng khiến chuỗi cung ứng càng tắc nghẽn.

Các nhà máy cung cấp linh kiện cho Sony và Apple quanh Thượng Hải đều không hoạt động. Quanta – hãng sản xuất máy tính xách tay và MacBook theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã ngừng hoàn toàn nhà máy ở đây. Nhà máy này đóng góp khoảng 20% công suất cho Quanta. Trước đó, công ty này dự báo xuất xưởng 72 triệu chiếc năm nay, Tesla cũng đóng cửa Giga factory Thượng Hải, với công suất 2.000 xe điện mỗi ngày.

Cuối tuần trước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc thông báo đã gửi một nhóm hoạt động đến Thượng Hải để tìm cách khôi phục sản xuất tại 666 nhà sản xuất chính trong thành phố. Lãnh đạo Tesla kỳ vọng có thể mở cửa lại trong hôm nay, kết thúc đợt dừng hoạt động dài nhất kể từ khi khai trương năm 2019. Đến nay, công suất của họ đã thiệt hại khoảng 50.000 xe.

“Tác động lên Trung Quốc rất lớn và tác động lan truyền ra kinh tế toàn cầu cũng đáng kể”, Michael Hirson – Giám đốc phụ trách Trung Quốc và Đông Bắc Á tại Eurasia Group cho biết, “Tôi cho rằng chúng ta phải chấp nhận biến động kinh tế và gián đoạn về xã hội trong ít nhất 6 tháng nữa”.

Việc gián đoạn sản xuất và vận chuyển tại Trung Quốc kéo dài có thể giúp Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng tốc mục tiêu giảm phụ thuộc vào sản phẩm của Bắc Kinh. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ khó tránh hậu quả kinh tế.

Trong một thông báo tuần trước, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo trong kịch bản tệ nhất, việc Mỹ – Trung “tách rời” giữa xung đột Nga – Ukraine sẽ làm giảm GDP toàn cầu thêm 5% trong dài hạn.

Dù vậy, Rhodium Group cho rằng điều này khó xảy ra, do mối liên kết rất sâu về tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc. Đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu giữa hai nước đã chạm 3.300 tỷ USD cuối năm 2020. “Họ vẫn là hai nước có mối liên hệ rất chặt chẽ”, Hirson cho biết, “Liên kết này không thể đảo ngược một cách dễ dàng, vì chi phí sẽ rất lớn với cả Mỹ và kinh tế toàn cầu”.

Một phần ba kinh tế Trung Quốc vẫn đang phải chịu phong tỏa. Nền kinh tế này cũng đang gánh thiệt hại lớn. Theo nghiên cứu của Đại học Trung văn Hong Kong, GDP Trung Quốc có thể mất 46 tỷ USD mỗi tháng, tương đương 3,1% GDP vì phong tỏa.

Các nhà phân tích cũng cho rằng mục tiêu tăng trưởng 5,5% năm nay của Trung Quốc là không khả thi. Ngân hàng Thế giới (WB) tuần trước điều chỉnh dự báo cho nền kinh tế lớn nhì thế giới về 5% năm nay và cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể rơi xuống 4%.

     >>> Trung Quốc duy trì thuế ADDs đối với giấy kraft nhập khẩu từ EU, Nhật Bản và Mỹ

Theo VnExpress