Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 2
Tính đến nay, anh đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm độc đáo, lạ mắt, đa dạng kiểu dáng, kích thước từ bàn ghế đến tượng phật, các con vật trang trí. Tác phẩm đầu tiên anh tạo hình là một con hà mã. Anh chia sẻ, khi đó kinh nghiệm chế tác chưa có nhiều, gần hoàn thành sản phẩm thì rơi cả đầu con vật xuống đất vì không được cố định kỹ lưỡng. Anh phải tìm tòi, nghiên cứu cách tạo độ cứng cho khung sườn để làm lại và thành công.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 3
Các sản phẩm của anh không chỉ có tính thẩm mỹ cao dùng để trang trí, mà anh còn tạo thêm công năng sử dụng cho chúng như có thể dùng để ngồi hoặc sáng tạo thêm ngăn kéo để đựng đồ. 

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 4
Toàn bộ vật liệu anh sử dụng tạo hình là bìa thùng carton từ các tiệm tạp hóa và bột giấy anh mua từ các nhà xưởng, công ty. Anh Hải chia sẻ:“Thời gian đầu khi nhiều người nghe tới sản phẩm của mình hoài nghi về độ bền cũng như không tin chất liệu tạo nên từ giấy. Khi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn theo thời gian dài, dần mình nhận được sự ủng hộ từ mọi người”.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 5
Khi bắt đầu nghĩ ra ý tưởng sáng tạo, anh Hải sẽ lên mạng để xem hình ảnh thực tế, mô tả dáng vẻ rồi phác thảo bản vẽ lên giấy. Bước tiếp theo sẽ tiến hành lên khung, cố định độ cứng bằng nẹp carton chữ V, trộn bột đắp lênS và điêu khắc tạo các chi tiết. Cuối cùng, anh sẽ xịt sơn PU để cho tác phẩm bóng đẹp.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 6
Để hoàn thiện một sản phẩm, phải mất ít nhất 1 tháng, trong đó công đoạn tốn thời gian và đòi hỏi sự tập trung cao là phần đắp bột giấy.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 7
“Bột giấy sau khi mua về sẽ trộn chung với bột trét tường thêm một ít nước, bột năng đã nấu chín để tạo độ dẻo dễ tạo hình, nắn nót sản phẩm. Đồng thời sẽ sử dụng thêm keo sữa để kết dính hỗn hợp lại”- anh Hải chia sẻ.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 8
Một chiếc ghế tình yêu được khách đặt hàng với giá 12 triệu đồng, anh Hải vừa tạo xong khung sườn và dự tính sẽ mất hơn 1 tháng để hoàn thiện.“ Ghế tình yêu thì mẫu mã có sẵn rồi nhưng mình muốn sáng tạo thêm để chiếc ghế được lạ mắt và độc đáo, chính vì vậy mình đã nghĩ ra tạo hình từ một chú heo xinh xắn cho tác phẩm thêm phần sinh động”- anh Hải chia sẻ.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 9
Tượng khủng long được anh tạo hình khá kỳ công và bắt mắt với thiết kế sinh động và chỉnh chu từ chi tiết mắt, mũi, miệng đến hàm răng.“Nó được làm toàn bộ từ bìa giấy carton nên khá nhẹ có thể nhấc bổng lên, đặc biệt có độ chịu lực khá tốt, từ 2 đến 3 người ngồi lên vẫn không sao”- anh Hải nói.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 10
Các tượng phật anh Hải chế tác, vừa hoàn thiện xong phần đắp bột và điêu khắc. Anh cho biết, làm tượng phật khó nhất là thể hiện sắc thái, biểu cảm, đòi hỏi làm sao phải toát lên được sự thiện cảm, thánh thiện trên gương mặt phật thì mới thành công được.

Hô biến bìa giấy carton thành con vật, bàn ghế - ảnh 11
Mỗi sản phẩm ra đời với anh Hải là cả một tâm huyết và sức sáng tạo. Anh tỉ mỉ, tính toán cẩn thận trong từng chi tiết để mô hình của mình luôn hoàn hảo nhất có thể, dù trước đây anh chưa từng học qua bất cứ trường lớp hay bộ môn mỹ thuật, điêu khắc nào.

Nhiều người khi biết tới sản phẩm của anh cũng tìm tới đặt hàng, mỗi sản phẩm có giá dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy vào kích thước, độ phức tạp. Tuy nhiên, đôi khi hoàn thành xong một tác phẩm anh chỉ muốn để lại sưu tầm chứ không muốn đem bán.“Mỗi sản phẩm mình tạo ra là dồn cả tâm huyết và sự tập trung vào đó nên đôi khi chỉ muốn sở hữu, giữ lại trưng bày cho có kỷ niệm chứ không hề nghĩ tới việc buôn bán, kinh doanh”- anh tâm sự.

Không giữ niềm đam mê cho riêng mình, anh luôn mong muốn tìm được những người cùng chung sở thích với nghệ thuật tạo hình từ giấy carton, sẵn sàng chia sẻ tất cả bí kíp, truyền nghề để cùng phát triển nhiều hơn các tác phẩm từ chất liệu này.

    >>> Bản tin VPPA tháng 3/2022

Theo Pháp Luật

Bản tin thị trường tháng 3 năm 2022

 TIN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Trong tháng 3/2022, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị:

– Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nhiều quốc gia tiếp tục có tác động tiêu cực đến cung cầu, giá cả của nhiều hàng hóa trên thế giới;

– Các nhân tố địa chính trị, kinh tế tạo sức ép khác nhau lên giá dầu như: Nguồn cung dầu bị sụt giảm do tác động của xung đột giữa Nga và Ucraine đã khiến quan hệ giữa Nga, Mỹ cùng các nước châu Âu trở nên căng thẳng với các lệnh trừng phạt đã được đưa ra như loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cấm nhập khẩu dầu và năng lượng khác của Nga tại Mỹ… khiến các công ty và tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới hạn chế hoặc hủy bỏ mua dầu xuất xứ từ Nga; OPEC+ giữ nguyên cam kết tăng sản lượng theo thỏa thuận trước đó và chỉ tăng nhẹ với mức 432.000 thùng/ngày trong tháng 5; Mỹ công bố quyết định xuất kho khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược trong 180 ngày; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất 0,25% lên mức 0,25-0,5% và dự kiến tăng thêm 6 lần lãi suất trong năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát…;

– Trong tháng 3, giá USD và giá vàng tiếp tục có biến động gây ảnh hưởng đến giá các mặt hàng kim loại quý, kim loại công nghiệp, mặt hàng xuất khẩu được định giá bằng USD. Tình hình căng thẳng Nga và Ucraine thúc đẩy nhu cầu cao đối với các loại tài sản an toàn như vàng, USD. Giá vàng ngày 08/3/2022 chạm đỉnh 2.050 USD/oz, tăng 12,3% so với cuối năm 2021. Ngày 24/3/2022, giá vàng tăng 1,84% so với cùng kỳ tháng 02/2022, tăng 6,01% so với cuối năm 2021. Đồng USD cũng lên giá so với cả 03 đồng tiền EUR, GBP và JPY, Ngày 24/3/2022, so với cuối năm 2021, USD tăng 3,50% so với EUR, tăng 2,57% so với GBP và tăng 5,34% so với JPY.

Nhìn chung, hầu hết giá hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới trong tháng 3 có xu hướng tăng. Trong tháng 3 năm 2022, giá dầu thô trên thị trường thể giới tăng mạnh vào đầu tháng và gần cuối tháng, đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên, giai đoạn giữa và cuối tháng, giá dầu thô giảm. Trên thị trường Singapore, giá bình quân trong tháng 3 của các mặt hàng xăng dầu tăng 18-26% so với tháng 2.

Trong tháng 3, giá hầu hết các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng. So với cuối tháng 2/2022, giá phân bón thế giới có xu hướng tăng. Giá chào phân bón Ure tháng 3 phổ biến ở mức: tại Yuzhnyy tăng khoảng 30-40 USD/tấn; tại Trung Đông tăng khoảng 20 USD/tấn và tại Trung Quốc tăng khoảng 10-20 USD/tấn.

Giá nguyên liệu thép thế giới có xu hướng giảm nhẹ trong đầu tháng 3 và tăng trở lại vào cuối tháng 3. So với tháng 2, giá bình quân thép phế loại HMS A 80:20 nhập khẩu vào khu vực Đông Á tháng 3 (tính tới ngày 24/3) tăng 12%, giá bình quân phối thép nhập khẩu vào khu vực Đông Nam Á tháng 3 (tính tới ngày 24/3) tăng 13%…

Ngày 15 tháng 3 năm 2022, trên website chính thức, IMF nêu rõ cuộc xung đột ở Ucraine sẽ tác động tới kinh tế toàn cầu bằng cách làm chậm tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao, cũng như có thể tái định hình về cơ bản trật tự kinh tế toàn cầu trong dài hạn. Nhìn chung, cuộc xung đột đang đẩy giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, thúc đẩy lạm phát và làm gián đoạn thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước láng giềng của Ucraine. IMF dự kiến sẽ tiếp tục giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 trong báo cáo sẽ ban hành vào ngày 19/4 tới đây.

Nhìn chung, những nguy cơ về chính sách kinh tế, địa chính trị, xung đột vũ trang, cấm vận, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, bất ổn xã hội gia tăng… tiếp tục cản trở xu hướng tăng trưởng kinh tế trên thế giới năm 2022. Giá cả nhiều hàng hoá thiết yếu, nhất là dầu thô khó dự đoán sẽ ảnh hưởng đến giá các hàng hoá khác.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Tháng 3: Thị trường hàng hóa đang phục hồi trở lại gần như những tháng thông thường trước khi có dịch bệnh Covid-19. Nguồn cung các hàng hóa luôn được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giá một số hàng hóa nhóm lương thực, thực phẩm giảm nhẹ so với tháng trước do sau Tết Nguyên đán, nhu cầu các mặt hàng này giảm. Các mặt hàng nhóm nhiêu liệu, năng lượng và nguyên liệu kim loại, vật tư nông nghiệp giá tăng do ảnh hưởng của giá thế giới.

Quý I năm 2022: Mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, số ca nhiễm tăng mạnh, tuy nhiên theo chỉ đạo của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh (sau khi tỷ lệ tiêm phủ vacine đã cao) nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã dần được phục hồi và đang diễn ra khá sôi động. Lưu thông hàng hóa trên thị trường đã tăng dần trở lại. Thị trường các hàng hóa nguyên, nhiên liệu thiết yếu trong nước chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động giá, cung cầu hàng hóa trên thị trường thế giới nên có nhiều biến động.

Nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng: Trong Quý I, thị trường mặt hàng xăng dầu trong nước có nhiều biến động. Nguồn cung xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm 35-40% tổng cung) đã giảm mạnh công suất sản xuất và không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết và ký hợp đồng với các thương nhân đầu mối kinh doanh. Trong khi đó, nguồn cung xăng dầu từ nguồn nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn trước những bất ổn chính trị tại Châu Âu.

Nhóm hàng vật tư nông nghiệp: Nguồn cung từ sản xuất trong nước và nhập khẩu nguyên liệu được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, giá các mặt hàng này có biến động tăng do ảnh hưởng của giá nguyên liệu trên thị trường thế giới.

Tình hình Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và xuất nhập khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 3 năm 2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2022 ước đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước. Tính chung quý I năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý 1 năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4% (1,23 tỷ USD, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước); nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89% (78,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước); nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,9% (6,12 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước); nhóm hàng thủy sản chiếm 2,7% (2,41 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2022 ước đạt 32,67 tỷ USD, tăng 28,7% so với tháng trước. Tính chung quý I năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quý I năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,8% (82,37 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,2%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47,6%, tăng 0,3 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,2% (5,4 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước).

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 3 ước tính xuất siêu 1,39 tỷ USD. Tính chung quý I năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,76 tỷ USD).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng 2/2022, trong đó, nhóm có mức tăng cao nhất là nhóm giao thông (tăng 4,80%) do ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới tăng mạnh nên giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng trong các kỳ điều hành của tháng 3; tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 1,49%)… CPI bình quân Quý I tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó nhóm có mức tăng cao nhất vẫn là nhóm giao thông (tăng 16,09%) do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian vừa qua trước tác động của giá các mặt hàng năng lượng trên thị trường thế giới tăng mạnh; tiếp đến là nhóm lương thực, ăn uống ngoài gia đình, đồ uống thuốc lá (tăng từ 2,19-2,96%) do nhu cầu các mặt hàng này tăng sau thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19 và giá gạo tăng do ảnh hưởng của giá gạo xuất khẩu; các nhóm khác chỉ tăng từ 0,23-1,87%./.

    >>> Bản tin VPPA tháng 3/2022

Trích Dự thảo báo cáo Tổ Điều hành thị trường trong nước Bộ Công Thương

VPPA (tổng hợp)

Bản tin tháng 3/2022

Trong bản tin số 3 – tháng 3/2022 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Các lệnh trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Nga đã ảnh hưởng đến thương mại lâm sản toàn cầu

APRIL công bố dự án bìa gấp hộp công suất 1,2 triệu tấn/năm tại nhà máy Kerinci ở Indonesia

Australia xác nhận các quyết định chống bán phá giá giấy copy

   >>> Xem BẢN TIN VPPA tháng 3/2022

Giá cước vận chuyển container tiếp tục được giữ ổn định

Cụ thể, giá cước vận chuyển container (đã bao gồm các loại phụ phí) trên tuyến từ Đông Nam Á đi Bờ Đông Bắc Mỹ đạt 17.000 – 18.000 USD/FEU (1 container 40 feet), trên tuyến từ Đông Nam Á đi Bờ Tây Bắc Mỹ đạt 15.000 – 16.000 USD/FEU. Mức giá này không đổi so với một tuần trước đó.

Một doanh nghiệp logistics tại Singapore cho biết “Nhu cầu vận chuyển hiện vẫn ở mức yếu do nhiều doanh nghiệp có các nhà máy tại Trung Quốc đang phải tạm ngưng hoạt động vì làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới ở đây. Mặc dù một số hãng tàu như OOCL đã áp dụng một số ưu đãi về giá cước. Nhưng tổng thể chung, giá cước vận chuyển vẫn không giảm do tình trạng tắc nghẽn các cảng có thể xảy ra khi Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp phong toả”.

Hãng S&P Global Platts cũng cho biết tình trạng thiếu hụt lái xe vận chuyển container đang xảy ra tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Canada đang tiếp tục khiến chuỗi cung ứng đối mặt nhiều thách thức. Một số hãng tàu thậm chí cho biết sẽ áp dụng Phụ phí cước vận chuyển tăng (General Rate Increases, GRI) với mức 2.700 USD/TEU (1 container 20 feet) và 3.000 USD/FEU trên tuyến châu Á – Bắc Mỹ kể từ ngày 1/5 tới đây.

Trên tuyến từ Bắc Á đi Bắc Mỹ, giá cước vận chuyện cũng có xu hướng được giữ ổn định. Trong đó, mức giá cước FAK (mức giá cước vận chuyển cho tất cả loại hàng) trên tuyến từ Bắc Á đến Bờ Tây Hoa Kỳ đạt 8.000 – 10.000 USD/FEU, trên tuyến từ Bắc Á đến Bờ Đông Hoa Kỳ đạt 12.000 USD/FEU. Đối với các lô hàng cần bốc dỡ nhanh thì mức giá cước có thể lên đến gần 13.000 USD/FEU.

Hãng S&P Global Platts cho biết các cảng biển lớn tại Bờ Đông Hoa Kỳ và Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ như Charleston, South Carolina, Norfolk và Houston vẫn đang trong tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.

   >>> Tissue Sông Đuống được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao 2022

Tạp chí Công thương

Tissue Sông Đuống được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao 2022

tissue-song-duongTheo Ban tổ chức đây là năm thứ 26 Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức cho người tiêu dùng bình chọn và trao chứng nhận cho doanh nghiệp nhằm khơi gợi sự ủng hộ của người tiêu dùng với hàng Việt cũng như vinh danh các doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, rào cản của đại dịch COVID-19 để mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.

Tại cuộc khảo sát có 30.000 lượt bầu chọn cho 2.830 doanh nghiệp, trong đó có 689 doanh nghiệp đạt đủ tỷ lệ phiếu bầu. Hội và các ngành chức năng của địa phương đã xác minh, đối chiếu, đánh giá việc tuân thủ pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp để chọn ra 524 doanh nghiệp chính thức đạt nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2022” do người tiêu dùng bình chọn.

Theo Ban tổ chức sự kiện, bên cạnh tỉ lệ số phiếu cao do người tiêu dùng bình chọn thì các doanh nghiệp nằm trong danh sách vinh danh còn cần đáp ứng tiêu chí minh bạch về hoạt động doanh nghiệp và chấp hành tốt các quy định pháp luật về sử dụng người lao động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, môi trường, trách nhiệm xã hội,…

Nhiều năm qua Công ty Giấy Tissue Sông Đuống luôn huy động nguồn lực, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất, sản xuất bám sát nhu cầu thị trường khách hàng; lấy năng suất, chất lượng, tiết kiệm hiệu quả làm vũ khí cạnh tranh…Công ty không ngừng triển khai có hiệu quả các phong trào cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa giá thành, phương thức bán hàng; song song với đó quan tâm xây dựng, duy trì đẩy mạnh phát triển thương hiệu, triển khai các chiến lược marketing hiệu quả…

    >>> RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết

Theo Tạp chí Công thương

Chi 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho 3,4 triệu người lao động

Chiều 30/3, Bộ LĐTB&XH tổ chức họp báo về Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Theo Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình, nhìn chung năm 2021, cung – cầu lao động của thị trường lao động bị tác động tiêu cực, nguồn cung lao động suy giảm nghiêm trọng, số lao động bị mất việc làm, giảm giờ làm việc, ngừng việc lớn khiến cho số lao động có việc làm giảm mạnh. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu việc làm đảo chiều. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, tiền lương, thu nhập giảm, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn và cuối cùng, có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh.

Theo ông Vũ Trọng Bình, đã có 2 đợt di chuyển lao động lớn xảy ra trong năm 2021 là đợt cuối tháng 7, đầu tháng 8/2021 và đợt đầu tháng 10/2021. Do e sợ dịch bệnh, lo ngại không có việc làm, thu nhập bấp bênh, không đảm bảo cuộc sống tại các tỉnh kinh tế trọng điểm phía nam… nên có khoảng 2,2 triệu người đang làm việc tại khu vực này đã trở về địa phương, gây ra nguy cơ thiếu hụt lao động cho khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để phục hồi, phát triển kinh tế xã hội tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022. Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế.

“Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 08 quy định về việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo trình tự thủ tục rút gọn”, ông Vũ Trọng Bình cho biết.

Hỗ trợ tiền thuê nhà – chia sẻ khó khăn với người lao động

Theo Cục trưởng Vũ Trọng Bình, ước tính ban đầu của Bộ LĐTB&XH, có khoảng 3,4 triệu lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà.

Quyết định 08 là sự cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc vừa thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 vừa nhằm phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng.

Đồng thời, bảo đảm các nguyên tắc, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 11 về chương trình phục hồi kinh tế, để triển khai việc hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minh bạch, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách.

Về thủ tục, việc triển khai chi trả tiền hỗ trợ sẽ thực hiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách.

Giải thích rõ về mục tiêu chính sách, lãnh đạo Cục Việc làm nêu rõ, Quyết định số 08 nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động còn khó khăn về nhà ở để họ yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất cùng với người sử dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp “giữ chân” được người lao động để có nhân lực cho phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để giữ chân người lao động vào làm việc, hạn chế việc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu lao động. Đặc biệt, chính sách hướng tới mục tiêu thu hút trở lại những lao động do tác động của đại dịch COVID-19 đã phải rời bỏ thành phố về quê.

Hai nhóm lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động hỗ trợ cho 2 đối tượng người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

Thứ nhất là lao động đang làm việc. Điều kiện hưởng là đang ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/tháng, tối đa 3 tháng.

Thứ hai là hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quay trở lại thị trường lao động. Điều kiện hưởng là: đang ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/tháng, tối đa 3 tháng, chi trả hàng tháng.

   >>> Nội dung chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Theo Chính phủ

RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết

Theo Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương, quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Hiệp định RCEP tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP lên tới 26.200 tỉ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu).

RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang các nước RCEP đạt 132,32 tỉ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2020.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam sẽ là nước có mức tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên của Hiệp định.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nhập siêu từ khối này còn lớn (đặc biệt là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), khả năng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp PVTM và các rào cản kỹ thuật khác.

Cho đến nay, Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra, tác động đến các ngành hàng như thép, sợi, gỗ, … Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các nước RCEP, chủ yếu trong các ngành kim loại, sợi, chất tạo ngọt…

Quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

Để triển khai các quy định này, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT ngày 23 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP. Thông tư số 07/2022/TT-BCT gồm 04 Chương 15 Điều.

Trong thời gian tới, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ phối hợp với các hiệp hội và địa phương phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ các quy định về phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP và Thông tư số 07/2022/TT-BCT nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trong quá trình tham gia Hiệp định.

Hiệp định RCEP tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP lên tới 26.200 tỉ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu).

RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang các nước RCEP đạt 132,32 tỉ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2020.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam sẽ là nước có mức tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên của Hiệp định.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nhập siêu từ khối này còn lớn (đặc biệt là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), khả năng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp PVTM và các rào cản kỹ thuật khác.

Cho đến nay, Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra, tác động đến các ngành hàng như thép, sợi, gỗ, … Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các nước RCEP, chủ yếu trong các ngành kim loại, sợi, chất tạo ngọt…

Quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

Để triển khai các quy định này, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT ngày 23 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP. Thông tư số 07/2022/TT-BCT gồm 04 Chương 15 Điều.

Trong thời gian tới, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ phối hợp với các hiệp hội và địa phương phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ các quy định về phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP và Thông tư số 07/2022/TT-BCT nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trong quá trình tham gia Hiệp định.

   >>> Ấn Độ điều chỉnh thuế nhập khẩu RCP mới đối với các nhà sản xuất giấy

Theo Vn Media

Từ 1/4, giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Theo đó, điều 1 Nghị quyết quy định: giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn từ ngày 01 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022; giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ ngày 01 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Ở điều 2, nghị quyết quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, từ ngày 01 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 được quy định như sau:

TT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế

(đồng/đơn vị hàng hóa)

1 Xăng, trừ etanol lít 2.000
2 Dầu diesel lít 1.000
3 Dầu hỏa lít 300
4 Dầu mazut lít 1.000
5 Dầu nhờn lít 1.000
6 Mỡ nhờn kg 1.000

 Mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 thực hiện theo quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2022. Nghị quyết cũng quy định không áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 01 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

   >>> Nhu cầu tăng cao, cung ứng gặp khó khăn thúc đẩy tăng giá bột giấy thị trường toàn cầu

Theo Báo Đầu tư

TP.HCM chính thức thu phí hạ tầng cảng biển từ 1-4

Sáng 25-3, tại cuộc họp ở Trung tâm báo chí TP.HCM, ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP cho biết việc thu phí cảng biển sẽ được các sở ngành, đơn vị thu một cách công khai minh bạch.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ Đường thuỷ nội địa TP.HCM cho biết sau thời gian thu phí thử nghiệm, tới 0 giờ ngày 1-4 sẽ chính thức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển (thu phí hạ tầng cảng biển).

Đối tượng thu phí bao gồm các đơn vị sử dụng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu ở TP.HCM.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ Đường thuỷ nội địa TP.HCM thông tin chính thức các vấn đề liên quan đến phí hạ tầng cảng biển. Ảnh: ĐT.

Cụ thể, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập-tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng TP.HCM.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa gửi kho ngoại quan mở tờ khai tại Hải quan ngoài cửa khẩu tại các tỉnh, TP khác nhưng làm thủ tục chuyển cửa khẩu và thực hiện niêm phong hải quan tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan TP.HCM.

Trong đó, các trường hợp được miễn thu phí gồm: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Mức thu phí hạ tầng được quy định tại Nghị quyết 10 do HĐND TP thông qua.

Mức thu phí cảng biển. Ảnh: ĐT.

Điểm đặc biệt, ông Tuấn cho biết việc nộp phí thông qua hệ thống ngân hàng, không thu tiền mặt.

Tại cuộc họp, ông Bùi Hoà An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP cho biết, tại Nghị quyết 10 của HĐND TP đã thông qua mức thu phí. Trong đó, dự kiến thu phí từ 1-7-2021 nhưng do ảnh hưởng bởi dịch đã dời tới 1-10-2021, sau đó tiếp tục dời đến 1-4-2022. Thời gian tạm ngưng thu phí trên đã hỗ trợ trên 2.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp.

Thời gian qua, Cảng vụ đường thuỷ nội địa đã vận hành thử hệ thống thu phí cảng biển, trên môi trường thật – không thu phí.

Ông An cho biết phí thu được sẽ phục vụ đầu tư cho các nút giao, tuyến đường xung quanh cảng biển. Từ đó, giảm thời gian di chuyển, chi phí vận chuyển. Không chỉ vậy, hạ tầng xung quanh cảng biển sẽ hoàn thiện, tạo sự thuận lợi cho sự phát triển chung của TP.

Ông Bùi Hoà An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP trả lời các câu hỏi của báo chí. Ảnh: ĐT.

Thời gian bắt đầu thu phí chính thức là ngay 1-4 trên toàn bộ khu vực cửa khẩu ở TP.HCM.

“TP.HCM đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trước hết. Tất cả các yếu tố đều được cân nhắc, bao gồm thời gian thu phí được vận hành và mức thu. Phí thu được sẽ đầu tư vào khu vực cửa khẩu cảng biển, hỗ trợ lâu dài cho doanh nghiệp, chứ không phải trước mắt”- ông An nói./.

    >>> Nhu cầu tăng cao, cung ứng gặp khó khăn thúc đẩy tăng giá bột giấy thị trường toàn cầu

Theo Pháp Luật

Nhu cầu tăng cao, cung ứng gặp khó khăn thúc đẩy tăng giá bột giấy thị trường toàn cầu

Tại thị trường châu Âu, giá bột giấy gỗ cứng và gỗ mềm đều ở mức cao, đặc biệt là bột gỗ cứng. Giá bột giấy BEK vẫn tiếp tục tăng giá trong tháng 3/2022. 

Giá bột NBSK đã tăng tháng thứ hai liên tiếp sau khi tăng 40 USD/tấn vào tháng 1, và tiếp tục tăng 40-50 USD/tấn vào tháng 2. 

Giá NBSK giao ngay đầu tháng 3/2022 ở mức 1.340-1.350 USD/tấn. Giá bột BEK giao ngay tháng 2 đã tăng 30 USD/tấn, ở mức 1.170 USD/tấn. 

Trong thời gian tới, giá BEK dự kiến có thể tiếp tục tăng cao nữa. Chuỗi cung ứng hiện nay đang gặp khó khăn, vấn đề logistics trở nên trì trệ nghiêm trọng ở cả thị trường châu Âu và toàn cầu khiến việc giao hàng liên tục bị chậm trễ, tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như cuộc chiến tại Ukraina vẫn chưa đến hồi kết. 

Chiến tranh Nga -Ukraine có thể làm gia tăng các vấn đề từ phía cung trên thị trường bột giấy, đặc biệt là về mặt gỗ mềm. 

Năm 2021, Nga đã xuất khẩu khoảng 2,1 triệu tấn bột giấy, trong đó 62% xuất sang Trung Quốc và bột gỗ mềm tẩy trắng (BSK) chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

Tại thị trường Châu Á, do hạn chế từ phía nguồn cung và khủng hoảng vận chuyển quốc tế, một số nhà cung cấp đã chốt giá bột NBSK của Canada ở mức 990-1.000 USD/tấn. 

Giá NBSK bán lại đang được định giá ở mức 952 USD/tấn. 

Bột NBSK Bắc Âu vẫn ổn định, đứng ở mức 850-900 USD/tấn. 

Bất chấp cú sốc kỳ hạn và các yếu tố cơ bản về P&B tại thị trường Trung Quốc, một số nhà cung cấp đã tăng giá đối với bột BSK và BHK nhập khẩu. 

Tập đoàn Ilim đã nâng giá bột BSK của Nga thêm 80 USD/tấn lên mức 980 USD/tấn cho các lô hàng trong tháng 4. Công ty cũng đã thực hiện mức tăng tương tự 80 USD/tấn đối với BHK. 

Hiện nay, việc giao hàng từ Nga qua Trung Quốc qua đường sắt vẫn diễn ra bình thường và giải thích rằng nhà sản xuất không cắt giảm phân bổ do các vấn đề vận hành./. 

   >>> Nga thúc đẩy đầu tư chuyển đổi sang sản xuất giấy bao bì

VPPA (tổng hợp)