Doanh nghiệp tận dụng tốt ưu đãi EVFTA

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương) cho biết, sau một năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), số liệu cấp C/O EUR.1 phản ánh, EVFTA đã bước đầu phát huy hiệu quả của một hiệp định thực chất và được kỳ vọng cao, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. 

Hơn một năm qua, doanh nghiệp Việt đã chớp được thời cơ gia tăng xuất khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan theo EVFTA ở mức độ nào?

Từ ngày 1/8//2020 đến 31/12/ 2020, các cơ quan, tổ chức được ủy quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp 70.759 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 2,65 tỷ USD đi 27 nước EU, chiếm 15,06% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Tính từ đầu năm đến ngày 31/10/ 2021, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 168.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 6,6 tỷ USD, tương đương 20,37% kim ngạch xuất khẩu đi EU.

Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1 sang EU sau hơn một năm triển khai được xem là khá tốt, thậm chí, tỷ lệ cấp 20,37% đã đạt mức tương đương một số hiệp định thương mại tự do (FTA) khác sau nhiều năm thực thi.

Cần lưu ý, con số 20,37% chỉ là tỷ lệ cấp trung bình của mẫu C/O EUR.1 từ đầu năm đến hết tháng 10. Tỷ lệ cấp C/O khác nhau theo thị trường từng nước EU (Luxembourg 69,51%, Bỉ 48,82%, Pháp 29,31%) và mặt hàng xuất khẩu (da giày hơn 90%, thuỷ sản hơn 70%, sản phẩm cao su 20%).

Như vậy, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều hơn?

Chúng ta không chỉ nhìn vào tỷ lệ cấp C/O ưu đãi trong tổng kim ngạch xuất khẩu để nhận định doanh nghiệp đang tận dụng FTA cao hay thấp. Tỷ lệ cấp C/O EUR.1 20,37% không có nghĩa là gần 80% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam đi EU phải chịu thuế cao. Bởi vì, chúng ta còn chưa tính các lô hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ theo EVFTA, hay những lô hàng hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP, hoặc các lô hàng xuất khẩu hưởng thuế MFN trong WTO cũng chiếm một lượng đáng kể.

EVFTA chỉ mới có hiệu lực được hơn một năm, nhưng từ những năm trước đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi GSP của EU đơn phương dành cho Việt Nam. Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu còn hưởng MFN 0% theo cam kết của EU trong WTO.

doanh-nghiep-tan-dung-tot-uu-dai-evfta
Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương)

Những mặt hàng xuất khẩu nào của ta đang được cấp C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch cao nhất, thưa bà?

Giày dép đang là ngành dẫn đầu với 90,79% lô hàng giày dép của ta xuất khẩu đi EU đều được cấp C/O, trị giá 3,94 tỷ USD. Tiếp đến là thủy sản, vali, túi xách, các loại kim loại, sắt thép, cao su và sản phẩm cao su, thủy sản, gạo.

Từ đầu năm đến hết tháng 10/2021, giày dép, dệt may, thủy sản, nhựa đang được cấp C/O với kim ngạch cao… Nhưng điều này không có nghĩa là nhóm hàng nông sản có tỷ lệ cấp C/O không cao, bởi trị giá của mặt hàng công nghiệp lớn hơn nhiều so với mặt hàng nông nghiệp. Ngoài việc chỉ so sánh đơn thuần về trị giá, nếu nhìn vào số lô hàng điện thoại hay cà phê được cấp C/O trong tổng số các lô hàng đã xuất, thì sẽ thấy tương quan từ một cách tiếp cận khác.

Theo quy định tại EVFTA, C/O EUR.1 được phép cấp sau thời điểm xuất khẩu, nên có trường hợp tỷ lệ cấp C/O theo thị trường hoặc theo mặt hàng không phản ánh hoàn toàn mức độ sử dụng C/O tại thời điểm thống kê. Các mặt hàng có kim ngạch sử dụng C/O cao là các mặt hàng mà mức thuế quan ưu đãi FTA của EU dành cho Việt Nam thấp hơn so với GSP và tiêu chí xuất xứ EVFTA lỏng hơn hoặc tương đương GSP.

Một số doanh nghiệp băn khoăn rằng, hàng hoá đã xuất khẩu hàng sang EU theo GSP hoặc MFN, thủ tục thông quan tại nước nhập khẩu cũng đã xong, thì liệu EU có cho phép đổi chứng từ theo EVFTA hay không?

Hiện nay, với những lô hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu vào EU, EU vẫn sẵn sàng cho doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA. Đây là điểm doanh nghiệp cần nắm bắt để tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng và được hưởng ưu đãi thuế quan theo cách này. Đó là trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang EU sử dụng C/O mẫu A, đã được nhập khẩu vào EU, nhưng các nước EU vẫn cho Việt Nam hưởng ưu đãi theo EVFTA, nếu thuế quan EVFTA thấp hơn GSP.

Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng với 14 FTA đã có hiệu lực và từ đầu năm tới có thêm RCEP. Bà có lưu ý gì với các doanh nghiệp để tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA nói chung và EVFTA nói riêng?

Xuất xứ chính là công cụ giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan tại các thị trường FTA, nhưng cũng vô hiệu hóa lợi ích thuế quan nếu hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ. Doanh nghiệp cần có nhận thức nhất định về việc sử dụng C/O ưu đãi như một công cụ hữu hiệu trong kế hoạch kinh doanh khi xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường mà Việt Nam có cam kết để hưởng ưu đãi thuế quan.

Trước kia, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chỉ đề nghị cấp C/O ưu đãi theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu quy tắc xuất xứ hàng hóa theo từng thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh và đầu tư sản xuất phù hợp.

Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định cam kết quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa. Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu, nắm rõ quy tắc xuất xứ theo từng thị trường, từng cam kết cụ thể. Cuối cùng, doanh nghiệp cần có hệ thống lưu trữ chứng từ đầy đủ để đảm bảo hiệu quả công tác xác minh xuất xứ, giúp chứng từ chứng nhận xuất xứ được chấp nhận và hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan.

     >>> Rà soát giảm phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Theo Báo Đầu tư

Phó giáo sư biến bùn thải thành vật liệu sản xuất áo chống đạn

Chuyên môn sâu về nhiên liệu sinh học, PGS.TS Nguyễn Đình Quân, Trưởng Phòng Thí nghiệm Nhiên liệu sinh học và Biomass, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM nhiều năm trăn trở giải bài toán chất thải nhà máy giấy.

Ông cho biết, ngành công nghiệp giấy có lượng chất thải và nước thải rất lớn. Lượng bùn của một nhà máy trung bình lên đến hàng tấn/ngày với thành phần chính là cellulose bột rửa trôi trong quá trình xeo giấy. Bùn giấy sau ép nước có màu đen xám, không có ứng dụng nào đáng kể, tuy nhiên, ông Quân nhận thấy những sợi cellulose bột giấy trong nước thải tận dụng được.

PGS Quân cùng cộng sự đã tìm cách chuyển hóa bùn giấy thải thành vật liệu có giá trị cao. “Chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành cellulose vi khuẩn (BC), từ đó tạo ra cellulose nano tinh thể (CNC) là công nghệ duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay”, ông Quân cho biết.

Kế lại quá trình nghiên cứu, tác giả cho biết, ban đầu, nhóm nghĩ bùn thải phù hợp để làm giá thể trồng nấm. Nhưng thử nghiệm xong, TS Quân phát hiện ra vật liệu này có nhiều tạp chất hóa học, đặc biệt là kim loại nặng, không dùng được cho thực phẩm dù khi trồng, nấm vẫn sinh trưởng tốt. Anh chuyển hướng tận dụng làm vật liệu độn bê tông, ép làm vỉ bao bì, vỉ trứng, nhưng cũng không khả quan.

pho-giao-su-bien-bun-thai-thanh-vat-lieu-san-xuat-ao-chong-dan
PGS.TS Nguyễn Đình Quân. Ảnh: NVCC

TS Quân nghĩ đến việc thủy phân bùn thải nhà máy giấy cho lên men thành sản phẩm dễ ứng dụng, rẻ tiền. Các nghiên cứu về chuyển hóa cellulose bùn giấy thành nguyên vật liệu như ethanol, butanol, acid acetic… không mới, nhưng sản phẩm sau chuyển hóa phải trích ly, chưng cất, xử lý phức tạp, tốn dung môi và năng lượng. Do đó anh chuyển sang hướng thủy phân bùn giấy và lên men thành màng cellulose vi khuẩn (BC), bản chất tương tự như thạch dừa. Đây là dạng cellulose tự do, có cấu trúc mạng lưới 3D sợi nano rất dai và bền.

Ở giải pháp này, BC có thể dễ dàng thu nhận bằng cách vớt ra khỏi dung dịch và làm sạch sơ chế. BC là loại nguyên liệu sinh học mới mà nhiều nơi trên thế giới dùng sản xuất bao bì, giấy, vải, màng lọc, vật liệu composite, sơn phủ…

Năm 2019, GS Hoàng Mạnh (Đại học Victoria, Australia) là Trưởng phòng R&D của Công ty CP Giấy An Bình (TP Thủ Đức) đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu, tìm đầu ra ứng dụng cho bùn thải của nhà máy. TS Quân đã phối hợp cùng Công ty An Bình ứng dụng công nghệ chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành BC. Kết quả, lượng cellulose trong bùn giấy thành BC lên đến 72%, có thể dùng làm nguyên phụ liệu sản xuất giấy giúp làm tăng sự bền vững của quá trình sản xuất, tăng thêm giá trị.

Bên cạnh BC, việc thủy phân cellulose để thu các hạt cellulose tinh thể kích thước nano (CNC) được nhóm nghiên cứu tính đến. CNC là vật liệu sinh học cao cấp nhất, nhẹ như gỗ nhưng có độ bền cứng gấp hàng chục lần thép, được quân đội Mỹ ứng dụng làm áo giáp chống đạn. Theo TS Quân, quy trình thủy phân BC để thu CNC đơn giản hơn nhiều so với thủy phân cellulose thực vật như các công ty sản xuất CNC trên thế giới thường làm.

Hầu hết các nhà sản xuất cellulose nano tinh thể hiện nay trên thế giới đều dùng cellulose thực vật. Ví dụ tập đoàn sản xuất giấy Nippon (Nhật Bản) dùng lignocellulose từ gỗ, trải qua các công đoạn tiền xử lý phức tạp mới thu được cellulose để từ cellulose đó mới làm ra nanocellulose tinh thể. “Quy trình của chúng tôi có thể đơn giản hơn rất nhiều vì không phải tiền xử lý nguyên liệu cellulose”, TS Quân cho biết.

Ông Mai Văn Phúc, Trưởng Phòng quản lý Chất lượng, Công ty CP Giấy An Bình cho biết, trước đây, công ty phải chi một khoản tiền khá lớn để xử lý nước thải và bùn thải. Theo giá thị trường, để xử lý một tấn bùn thải, mất từ 20.000 đến 500.000 đồng. Lượng bùn thải của công ty mỗi ngày khoảng 35-50 tấn. Nếu áp dụng công nghệ này, chi phí xử lý giảm từ 50 đến 70%. Thay vì phải xử lý rồi vận chuyển, đổ bỏ, bùn thải đã được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, cao cấp nhất là nguyện liệu sử dụng làm áo chống đạn.

“Lượng cặn bùn không thể tái sử dụng, chúng tôi tận dụng để sản xuất vỉ trứng. Như vậy, bùn thải gần như được tái sử dụng hết, đem lại hiệu quả rất lớn”, ông Phúc nói.

Nghiên cứu này của PGS.TS Nguyễn Đình Quân và cộng sự vừa nhận giải ba cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp công nghệ Asian Entrepreneur Award 2021 tổ chức tại Nhật Bản. Nhóm mong muốn được mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp ngành giấy hoặc các đơn vị quan tâm đến ý tưởng giải pháp.

    >>> Rà soát giảm phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Theo VnExpress

Rà soát giảm phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng, ban hành các thông tư giảm phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ theo đề xuất của Bộ Tài chính và ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (bao gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2021) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính để xem xét, ban hành theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để tiếp tục hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ.

Trước đó, trong phiên chất vấn tại Quốc hội, ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ, đề nghị với Quốc hội sẽ thực hiện chính sách giãn, hoãn thuế như năm 2021. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2021, đã giảm, hoàn thuế khoảng 115.000 tỷ đồng.

Chính phủ cũng đã miễn và giảm các thuế như 30% thuế VAT, 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế của các hộ sản xuất kinh doanh và miễn phạt tiền chậm nộp đối với các đơn vị chậm nộp mà kinh doanh thua lỗ hoặc khó khăn và một loạt các chính sách về thu ngân sách. Điều này đã giảm bớt những khó khăn cho các doanh nghiệp.

    >>> Doanh nghiệp Mỹ đau đầu vì tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng

Theo Báo Mới

Doanh nghiệp Mỹ đau đầu vì tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng

Những nhận định từ các nhà điều hành doanh nghiệp tại các sự kiện công bố kết quả hàng quý và những cuộc phỏng vấn với các chuyên gia hậu cần cho thấy họ kỳ vọng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ sang năm 2022, thậm chí xa hơn nữa.

Nhiều công ty cho rằng chính những hạn chế về chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều vấn đề đang ảnh hưởng đến nền kinh tế trên diện rộng. Đó là tình trạng tắc nghẽn ở cảng biển, khó khăn trong việc tìm kiếm tài xế xe tải, việc chậm giao hàng từ nhà cung cấp và chi phí nguyên liệu, linh kiện, như chất bán dẫn, tăng cao.

Các công ty như Clorox, Majestic Steel USA, nhà sản xuất máy nước nóng A.O. Smith và nhà bán lẻ quần áo Under Armour đang thực hiện những thay đổi trong hoạt động và nguồn cung để vượt qua được những bế tắc hiện tại. Điều này báo hiệu rằng việc áp dụng biện pháp tạm thời nhằm ứng phó với sự thiếu hụt nguyên vật liệu và tình trạng tắc nghẽn trong hoạt động vận tải đang được thực hiện song song với các nghiệp vụ hiện tại.

Tarek A. Robbiati, Giám đốc tài chính của Công ty công nghệ thông tin Hewlett Packard Enterprise, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy căng thẳng trong chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục tồn tại trên thị trường cho đến nửa cuối năm 2022 rồi mới lắng dịu”.

Công ty Under Armour cho biết họ đã hạn chế số lượng đặt hàng cho mùa xuân và mùa hè năm 2022. Ông David Bergman, Giám đốc tài chính của công ty, cho biết: “Chúng tôi đang áp dụng các biện pháp phòng ngừa để vượt qua tình trạng bất ổn và sự gián đoạn kinh doanh có thể xảy ra trong nửa đầu năm 2022”.

Các nhà cung cấp hàng tiêu dùng đã cắt giảm nhiều dòng sản phẩm để đơn giản hóa quá trình sản xuất và duy trì sự  lưu thông hàng hóa. Họ cũng đang mở rộng các nguồn cung nguyên vật liệu. Nhiều nhà sản xuất công nghiệp lớn hơn đang thiết lập lại các dây chuyền lắp ráp để chúng có khả năng chống chọi tốt hơn với tình trạng ngừng hoạt động. Một số công ty trong lĩnh vực ô tô cho biết hiện họ kỳ vọng tình trạng thiếu hụt chip sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cho đến năm 2022.

“Ford Motor đang thiết kế khá nhiều linh kiện thay thế và đảm bảo công ty có đa dạng nguồn cung linh kiện”, ông Hau Thai-Tang, Trưởng bộ phận thiết sản phẩm và trưởng phòng hoạt động của hãng ô tô này, cho biết.

Các chuyên gia hậu cần cho rằng do bản chất liên kết với nhau của các chuỗi cung ứng nên khó có thể áp dụng một biện pháp khắc phục nhanh để khôi phục sự lưu thông hàng hóa ổn định trong nền kinh tế toàn cầu.

Bà Sarah Banks, Trưởng bộ phận vận tải hàng hóa và hậu cần tại Công ty tư vấn Accenture PLC cho rằng: “Chúng tôi đã và đang nhận thấy không có sự cải thiện nào cho đến cuối năm 2022. Dù có một số dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn phải suy đoán chúng ta sẽ phải đối mặt với tình huống này trong bao lâu”.

Theo bà Banks, việc tháo gỡ những khó khăn của chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc ít nhất một phần vào việc giải quyết tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế và tình hình hoạt động từ các nhà máy đến các bến cảng.

Bà nói: “Có những câu hỏi kinh tế lớn hơn ảnh hưởng đến cung và cầu. Chỉ đến khi chúng ta thấy rõ cách chúng ta sống với Covid-19 như thế nào thì mới biết được chuỗi cung ứng sẽ ra sao”.

Lisa Ellram, Giáo sư quản lý chuỗi cung ứng của Trường Miami University Farmer School of Business tại Oxford, Ohio, cho rằng các hoạt động của chuỗi cung ứng có thể gần trở lại bình thường vào mùa thu năm tới.

Các công ty trong chuỗi cung ứng cho rằng tình trạng tắc nghẽn sẽ vẫn diễn ra cho đến khi có đủ công nhân cho các hoạt động vận tải, cảng và kho.

“Tôi sẽ không cố gắng dự đoán thời điểm và cách thức chấm dứt vấn đề này. Tôi tin rằng nó sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa,” Bob Biesterfeld, Giám đốc điều hành của Công ty C.H. Robinson Worldwide, nói.

    >>> Tái khởi động chương trình thu gom vỏ hộp giấy tại các siêu thị Mega Market ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Theo Vietstock

Tái khởi động chương trình thu gom vỏ hộp giấy tại các siêu thị Mega Market ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Đặc biệt, từ ngày 15 đến 21 tháng 11, khi đến các điểm thu gom trong hệ thống siêu thị MM tại Thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng sẽ được thăm quan gian trưng bày các sản phẩm tái chế từ vỏ hộp giấy đựng đồ uống; tham gia tìm hiểu về môi trường và hoạt động đổi vỏ hộp giấy đựng đồ uống nhận quà – cứ 50 vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng nhận một túi vải đa năng.

Vỏ hộp giấy sau khi thu gom sẽ được chuyển đến nhà máy giấy Đồng Tiến tại Bình Dương để tái chế thành các sản phẩm hữu ích như bàn, ghế, giấy công nghiệp, sổ ghi chép, tấm lợp và tấm phẳng sinh thái, … Tất cả các sản phẩm trên đều sẽ có mặt tại khu trưng bày của sự kiện để khách hàng tới tham quan.

tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh
Khách đến thăm quan gian trưng bày các sản phẩm tái chế từ vỏ hộp giấy đã qua sử dụng

tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh

Bà Lý Quỳnh Trang, Giám đốc phụ trách về bền vững, Công ty Tetra Pak Việt Nam chia sẻ: “Việc thu gom và tái chế vỏ hộp giấy nằm trong lộ trình của công ty hướng tới việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải các bon. Trong đó, mọi sản phẩm hộp giấy của Tetra Pak sẽ được cấu tạo 100% bằng vật liệu tái sinh, có thể tái chế được và được tái chế hoàn toàn sau khi sử dụng. Chính vì vậy Tetra Pak sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình thu gom và tái chế này đến nhiều hệ thống bán lẻ hơn nữa, từ đó khuyến khích thói quen thu gom vỏ hộp giấy của người dân, và lan rộng hành động ý nghĩa này ra toàn xã hội.’’

tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh
Mô hình thu gom vỏ hộp giấy giúp người Việt thực hiện lối sống xanh, nâng cao nhận thức về môi trường và đem đến trải nghiệm mua sắm ý nghĩa hơn

tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh

Bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại, Công ty MM Mega Market Việt Nam, cho biết: “Chương trình thu gom hợp tác giữa Tetra Pak và MM được bắt đầu từ năm 2020 với 08 điểm thu gom đặt tại các chi nhánh của MM ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sau một năm triển khai, chương trình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Chúng tôi đánh giá đây là một mô hình hiệu quả giúp người tiêu dùng Việt thực hiện lối sống xanh, nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường và rác thải, đồng thời khiến trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên có ý nghĩa hơn. Với những tín hiệu tích cực trên, MM hy vọng sẽ mở rộng chương trình này trong hệ thống của MM trên toàn quốc.”

Với gần 20 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, MM luôn hướng tới phát triển bền vững bằng những hành động thiết thực nhằm hiện thực hóa mục tiêu nói trên. Tính đến giữa năm 2020, công ty đã hoàn tất việc dừng phát túi ni lông tại quầy thu ngân MM trên cả nước. Thay vào đó, MM khuyến khích khách hàng dùng túi mua hàng tái sử dụng nhiều lần hay cung cấp thùng carton thay cho túi ni long đóng gói hàng hóa mang về.

Đây cũng là minh chứng cho những nỗ lực của Tetra Pak trong việc hiện thực hóa chiến lược trọng tâm mà công ty không ngừng theo đuổi là bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất – một chiến lược có vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh đại dịch.

tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh tai-khoi-dong-chuong-trinh-thu-gom-vo-hop-giay-tai-cac-sieu-thi-mega-market-o-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh

Bà Hoàng Thị Liên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tái chế Bao bì – PRO Việt Nam chia sẻ: “Trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế việc phân loại, thu gom bao bì sản phẩm để được tái chế tại Việt Nam còn có nhiều hạn chế. Chính vì vậy chương trình thu gom vỏ hộp giấy tại các siêu thị của Tetra Pak và MM được đánh giá cao và PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa để Tetra Pak cũng như các thành viên trong Liên minh có thể ứng dụng và mở rộng mô hình này.’’

Là công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, Tetra Pak luôn đặt chất lượng và bền vững là nền tảng cho mọi hoạt động của mình. Bên cạnh chương trình hợp tác với Mega Market, Tetra Pak không ngừng thúc đẩy hoạt động thu gom, tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống do công ty cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Công ty hiện đang hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp xã hội, hội nhóm môi trường và nhà bán lẻ để mở rộng gấp đôi mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy công cộng so với năm 2019, lên tới 62 điểm hiện nay. Những điểm thu gom này sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể dễ dàng mang vỏ hộp giấy đã qua sử dụng đến để đưa đi tái chế.

Đặc biệt, để hoạt động thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đạt quy mô lớn và rộng khắp, Tetra Pak cùng với 08 nhà sản xuất đồ uống và thực phẩm hàng đầu Việt Nam sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu là toàn bộ bao bì của các doanh nghiệp thành viên trong Liên minh sẽ được tái chế vào năm 2030.

Cập nhật danh sách các địa điểm thu gom vỏ hộp giấy của Tetra Pak tại www.taichevohopgiay.com

    >>> Thế khó của kinh tế toàn cầu năm 2022

Theo Công thương

Thế khó của kinh tế toàn cầu năm 2022

Trong suốt năm 2021, các ngân hàng trung ương và hầu hết nhà kinh tế đều cho rằng tình trạng lạm phát kèm tăng trưởng chậm (stagflation) trên toàn cầu chỉ là tạm thời. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng sẽ được giải tỏa. Giá năng lượng sẽ bình ổn. Công nhân ở các nước giàu sẽ quay trở lại làm việc. Nhưng khi năm 2021 gần kết thúc, niềm tin đó dần lung lay.

Các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với tình thế rất cấp bách những cũng đầy khó xử. Về lý thuyết, cách xử lý lạm phát do gián đoạn nguồn cung là để nó tự điều chỉnh. Bởi lẽ, tăng lãi suất không giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở các cảng, không thể giúp bơm thêm khí đốt hoặc khiến đại dịch chấm dứt.

Các nước từng có kinh nghiệm như vậy. Năm 2011, lạm phát ở Anh lên tới 5,2% do giá hàng hóa tăng. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Anh vẫn giữ lãi suất ở mức thấp. Trong khi đó, tại khu vực đồng euro, Ngân hàng Trung ương Châu Âu lại chọn cách tăng lãi suất, khiến nền kinh tế khối này suy thoái trở lại.

Tuy nhiên, so sánh với đầu những năm 2010 là không chính xác. Những tai ương của thương mại toàn cầu vào năm 2021 không chỉ do nguồn cung bị gián đoạn. Mà điều phức tạp là nhu cầu cũng dư thừa.

Kích thích tài chính và tiền tệ ồ ạt, kết hợp với giãn cách xã hội, khiến người tiêu dùng say mê hàng hóa, từ máy chơi game đến giày tennis. Hè năm nay, chi tiêu của người Mỹ cho sản phẩm vật chất cao hơn 7% so với trước dịch. Ở các quốc gia khác, thiếu hụt hàng hóa cũng là do nhu cầu cao bất thường.

Vì vậy, để kinh tế thế giới trở lại bình thường, người tiêu dùng cần chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ, chẳng hạn như ăn uống tại nhà hàng và du lịch. Nhưng trớ trêu là các nền kinh tế đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu lao động, khiến ngành dịch vụ khó phục hồi.

Tiền lương trong lĩnh vực dịch vụ đang tăng vọt. Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng người lao động sẽ quay trở lại làm việc khi các gói hỗ trợ (như các chương trình bảo hiểm thất nghiệp bổ sung, khẩn cấp) kết thúc. Nhưng cho đến nay, có rất ít dấu hiệu rõ ràng về xu hướng đó. Để lạm phát chỉ là tạm thời, tăng trưởng tiền lương và giá hàng hóa – dịch vụ cần phải giảm xuống. Các nước không có lựa chọn nào khác. Vì năng suất hoặc tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng vốn đã mỏng và khó cải thiện thêm.

Tuy nhiên, một số nhà hoạch định chính sách tiền tệ còn đang bắt đầu lo sợ điều ngược lại. Đó là vòng xoáy lạm phát, khi người lao động muốn tiếp tục tăng lương do lo ngại lạm phát cao hơn. Các nước giàu đã không còn chứng kiến vòng xoáy này kể từ những năm 1970. Các chuyên gia cũng từng cho rằng, do thiếu tính thống nhất cao, người lao động khó đòi hỏi được trả lương cao hơn.

Nhưng giờ đây, nếu điều đó có thể diễn ra, công việc của các ngân hàng trung ương sẽ khó khăn hơn nhiều. Họ sẽ không thể giữ lạm phát ở mức mục tiêu mà không phải hy sinh việc làm. Các thị trường mới nổi đã quen với sự đánh đổi đau đớn giữa tăng trưởng và lạm phát. Nhưng các nước giàu vài chục năm nay thì không. Trong nhóm nước giàu lớn, Ngân hàng Trung ương Anh đang gần với chính sách thắt chặt nhất, chủ yếu để duy trì sự đáng tin của mục tiêu lạm phát, hơn là vì các yếu tố kinh tế nền tảng.

The Economist cho rằng, chúng ta có thể dễ dàng hình dung viễn cảnh các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tăng lãi suất và sẽ phải hối hận. Bởi dù lạm phát sẽ vẫn ở mức cao trong những tháng đầu năm 2022, thường các ngân hàng trung ương cho rằng phải mất một năm rưỡi để lãi suất cao hơn có tác dụng đầy đủ đối với nền kinh tế. Các yếu tố trước đây giữ lãi suất và lạm phát ở mức thấp – thay đổi nhân khẩu học, bất bình đẳng và nhu cầu toàn cầu tràn lan về tài sản an toàn – có thể lúc đó đã tự điều chỉnh lại rồi.

Trong khi đó, việc thắt chặt tài khóa sắp xảy ra ở nhiều quốc gia sẽ hạ nhiệt các nền kinh tế. Anh đã công bố các đợt tăng thuế lớn. Tổng thống Joe Biden đang phải vật lộn để thông qua các dự luật chi tiêu lớn tiếp theo. Và tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc – quốc gia đang phải vật lộn với sự suy thoái của thị trường bất động sản – có thể lan ra toàn cầu.

Trên hết, đại dịch vẫn chưa kết thúc. Sự lây lan của virus vẫn có thể lần nữa gây hại cho nền kinh tế, nếu khả năng miễn dịch của mọi người bị suy giảm và vaccine không chống được hiệu quả các biến thể mới. Nhưng với các chuỗi cung ứng đã đạt giới hạn, thế giới không thể lặp lại chiến thuật duy trì tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích chi tiêu của người dân cho hàng hóa vật chất.

Thay vào đó, các ngân hàng trung ương sẽ phải cắt giảm sức chi tiêu với lãi suất cao hơn để tránh lạm phát quá mức. Bởi lẽ, sự thích ứng của nguồn cung với các mô hình chi tiêu ngày nay đã khác rất nhiều so với những năm 2010. Tóm lại, nếu thế giới không thể bình thường được vào năm 2022, thì cái giá phải trả có thể một quá trình điều chỉnh kinh tế đầy đau đớn.

    >>> Liên bang Nga đối mặt với tình trạng tăng giá giấy in

Theo VnExpress

Nhóm hàng đầu tiên có quy mô xuất nhập khẩu đạt 100 tỷ trong năm 2021

Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm 2021 cán mốc 269,77 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt 269,65 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện có trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu vượt mốc 100 tỷ USD. Đây là nhóm hàng đầu tiên đạt được mức này trong năm 2021.

Cụ thể, trong tháng 10/2021, trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng đạt 4,22 tỷ USD, giảm 11,7% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng/2021, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 40,85 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 10 tháng/2021, 3 thị trường trị giá xuất khẩu lớn nhất về mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện như sau. Đầu tiên, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 10,46 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc, đạt 8,69 tỷ USD và giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau cùng là sang thị trường EU (27 nước) đạt 5,27 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngược lại, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 10 là 6,48 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 60,35 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 10 tháng/2021,nhóm hàng này nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, đạt 17,43 tỷ USD và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc với 16,24 tỷ USD, tăng 15,2% và Đài Loan là 7,84 tỷ USD, tăng 25,8%.

nhom-hang-dau-tien-co-quy-mo-xuat-nhap-khau-dat-100-ty-trong-nam-2021
Nguồn: VEPR.

Theo báo cáo từ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đây cũng là một trong các nhóm hàng có mức tăng trưởng cao khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Trong khi đó, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU lại giảm so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có một số các nhóm hàng tăng trị giá xuất khẩu gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Sắt thép các loại;…

    >>> Giá bột giấy giảm mạnh tại Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á

Theo CafeF

Sản lượng container tại 8 cảng chính của Trung Quốc giảm 0,6% vào cuối tháng 10 so với cùng kỳ 2020

Vào cuối tháng 10, sản lượng container tại 8 cảng lớn của Trung Quốc giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng container xuất khẩu giảm 0,8% trong khi sản lượng nội địa chỉ giảm 0,1% vào cuối tháng 10. Trong đó, cảng Thiên Tân (Tianjin) và Đại Liên (Dalian) có tốc độ tăng trưởng sản lượng container xuất khẩu trên 10%.

Sản lượng hàng hóa tại các cảng trung tâm ven biển tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi sản lượng hàng hóa thương mại quốc tế tăng 3%.

Các chuyến hàng dầu thô tại các cảng lớn ven biển tăng trưởng trở lại và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cảng Rizhao đạt tốc độ tăng trưởng hơn 100%. Hàng tồn kho tại cảng giảm 6,7%.

Các lô hàng quặng kim loại tại các cảng lớn của Trung Quốc tăng 8,9% trong khi lượng hàng tồn kho tại cảng tăng 15,2%. Cảng Ningbo – Zhoushan và Rizhao có tốc độ tăng trưởng hơn 20%.

Vào cuối tháng 10, sản lượng hàng hóa thông qua ba cảng trên sông Dương Tử là Nam Kinh (Nanjing), Vũ Hán (Wuhan) và Trùng Khánh (Chongqing) đã tăng nhẹ 0,6%. Sản lượng container giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    >>> Giá bột giấy giảm mạnh tại Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á

Theo Phatta

Chuyển đổi nhiên liệu lỏng – Gas (CNG, LNG) sang Biomass: Câu chuyện thành công từ Hyosung Việt Nam

GIỚI THIỆU HYOSUNG VIỆT NAM

Hyosung Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5), là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất đầu tư vào Đồng Nai với tổng vốn lên đến 1,8 tỷ USD chuyên sản xuất vải sợi mành – nguyên liệu làm lốp xe ô tô, sợi spandex, sợi nylon, sợi thép và các loại sợi khác. Sản phẩm của Hyosung chủ yếu xuất khẩu với 2 loại sợi chiếm thị phần hàng đầu thế giới: sợi dùng làm lốp xe ô tô (đáp ứng 45% nhu cầu của thế giới) và sợi spandex (chiếm 28% sản lượng). Ước tính năm 2021, doanh thu của Hyosung Việt Nam vào khoảng 2,7 tỷ USD*.

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TỪ MARTECH

Là một thành viên tập đoàn đa quốc gia, công nghệ và quy trình sản xuất của Hyosung Việt Nam đa phần được áp từ trụ sở chính sang, trong đó có có các lựa chọn về giải pháp lò hơi, lò dầu tải nhiệt. Tại thời điểm năm 2019, Hyosung Việt Nam vận hành liên tục 24h/ngày 7 lò dầu tải nhiệt sử dụng nhiên liệu CNG với giá nhiên liệu ở mức 11.52 USD/mmBTU (0.43 USD/SM3), chi phí nhiên liệu hàng năm trên 11 triệu USD. Công ty Cổ Phần Mạc Tích đã tư vấn cho khách hàng đầu tư mới hệ thống lò dầu tải nhiệt Martech sử dụng nhiên liệu biomass với chi phí nhiên liệu khoảng 0.08 USD/kg. Khách hàng đã quyết định chuyển đổi sau khi bị thuyết phục bởi giải pháp vừa có lợi về mặt kinh tế, vừa tốt cho môi trường:

chuyen-doi-nhien-lieu-long-gas-cng-lng-sang-biomass-cau-chuyen-thanh-cong-tu-hyosung-viet-nam
Bảng so sánh chi phí chuyển đổi nhiên liệu

Như vậy qua việc chuyển đổi nhiên liệu và sử dụng công nghệ lò dầu tải nhiệt đốt biomass của Martech không chỉ đảm bảo được sự vận hành ổn định của dây chuyền sản xuất mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho khách hàng:

· Tiết kiệm được 50% chi phí vận hành, hơn 5 triệu USD/năm

· Cắt giảm khí thải CO2 trên 50,000 tấn/năm

· Thời gian thu hồi vốn đầu tư dưới 1 năm

CÔNG NGHỆ LÒ DẦU TẢI NHIỆT ĐỐT ĐA NHIÊN LIỆU

chuyen-doi-nhien-lieu-long-gas-cng-lng-sang-biomass-cau-chuyen-thanh-cong-tu-hyosung-viet-nam
Hệ thống lò dầu tải nhiệt do Martech sản xuất

Lò dầu tải nhiệt ghi xích hay còn gọi là lò dầu truyền nhiệt sử dụng buồng đốt kiểu ghi xích để đốt nhiên liệu, năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ gia nhiệt cho dầu truyền nhiệt, nhiệt độ dầu sau gia nhiệt có thể lên đến 400oC. Dầu sau gia nhiệt sẽ được đưa đến các thiết bị sử dụng nhiệt trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trong công nghiệp, lò dầu tải nhiệt chỉ sử dụng cho các hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp, nghĩa là dầu sẽ đi qua các bộ trao đổi nhiệt tại thiết bị dùng nhiệt sau đó được đưa trở về lò dầu để gia nhiệt lên lại, như vậy dầu sẽ đi tuần hoàn thành một chu trình khép kín.

Lò dầu tải nhiệt thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất sợi polytester, dệt nhuộm, găng tay…Việc lựa chọn hệ thống lò dầu tải nhiệt đáp ứng nhu cầu sản xuất của khách hàng cũng như chọn loại nhiên liệu phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cho lò hơi, lò dầu tải nhiệt đang hoạt động của đơn vị mình, vui lòng liên hệ với Kỹ sư Kinh doanh của Martech để được phục vụ.

     >>> Nguồn cung tăng, chi phí vận chuyển giảm, giá OCC “hạ nhiệt” tại Đông Nam Á và Đài Loan

Theo Martech

Đề nghị có gói hỗ trợ riêng cho người lao động quay lại làm việc

Về câu chuyện người NLĐ từ một số địa bàn, chủ yếu khu miền Đông Nam Bộ về các tỉnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, phải làm sao vừa giải quyết câu chuyện lao động phục hồi sản xuất, vừa đảm bảo quyền lợi của công nhân và gia đình họ.

Theo Phó Thủ tướng, qua đợt dịch này có rất nhiều vấn đề đã bộc lộ ra, trong đó có những vấn đề tồn tại đã được nhắc từ trước như nhà ở của công nhân, công trình phúc lợi…

Tới đây Chính phủ đã bàn nguyên tắc và sẽ có một số chương trình báo cáo Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.

Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, các địa phương và nhân dân quan tâm nhất là vấn đề trước mắt, giải quyết như nào trong lúc từ nay đến một tháng.

Số lao động từ các khu vực dịch chuyển 1,3 triệu người gồm một số đối tượng.

Thứ nhất, NLĐ có hợp đồng chính quy, tương đối ổn định và dài hạn, làm việc ở các DN lớn, đặc biệt các khu chế xuất và KCN, về cơ bản số này trong đợt dịch vừa qua ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, 1 phần ở Long An cơ bản các DN vẫn trả 1 phần lương, nên số này quay lại tương đối tốt.

Thứ hai, cũng là lao động, công nhân nhưng làm việc ở xí nghiệp nhỏ, công trường, lao  động không dài hạn và có tính thời vụ, số này khi  dịch đến thì người thuê lao động không có cam kết dài hạn đến lúc nào quay lại.

Thứ ba, lao động tự do, miền Nam đặc biệt ở TP.HCM rất lớn.

Thứ tư, những người đi theo, có người 50 tuổi, rất nhiều người nhà vào trông con, trông cháu cho người lao động đi lao động. Số này không là lao động chính thức nhưng cũng phải giải quyết.

Cuối cùng, là NLĐ khác vào TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài những người trong khu chế xuất, trong DN lớn thì quan trọng hàng đầu là các đối tượng còn lại. Với những người còn lại này,  có 2 vấn đề lớn cần giải quyết.

Thứ nhất, bất di bất dịch phải kiểm soát dịch cho tốt, vì họ tâm lý sợ nhất bây giờ quay lại làm, sau đó dịch bùng phát, lại phong tỏa như cũ.

“Vừa rồi, họ chứng kiến ốm đau, mất mát, rất khổ, phải có kế hoạch chi tiết trong một tháng tới đây để kiểm soát được dịch tốt”, Phó Thủ tướng nói.

Thứ hai, cần mở lại trường học, nhất là mẫu  giáo và tiểu học. Vì đa phần công nhân có con học mẫu giáo và tiểu học. Dài hơn thì NLĐ muốn được đảm bảo, nếu họ quay lại  thì có sự hỗ trợ về đi lại về nhà trọ 1 thời gian nếu cần thiết.

NLĐ mong muốn rằng với sự can thiệp của chính quyền và phối hợp của chính quyền  thì  nếu có dịch bùng lại vẫn trả 1 phần lương và không hủy hợp đồng.

Các tỉnh vừa qua  đều đã làm nhiều việc. Lãnh đạo tỉnh đi xuống từng DN thảo luận, công việc hiện nay đã giải quyết được từng bước.

Từng bước để cơ cấu lại sản xuất và lao động

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu một số việc cần làm ở T.Ư.

Cụ thể, rà soát lại tất cả các quy định về phòng chống dịch sao cho an toàn nhưng không quá phức tạp, đặc biệt câu chuyện xét nghiệm, xử lý F1, F0 có trong DN phải rất linh hoạt.

“Việc này rất cần sự phối hợp của DN, sao cho DN lo cho công nhân của mình, đừng  đưa hết trách nhiệm về phía chính quyền”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Tiếp đó, làm sao đưa ra một số quy định có tính chất tạm thời nhưng thiết thực cho các DN.

Ông lấy ví dụ, hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thậm chí trình Quốc hội kỳ này thảo luận về việc tạm thời áp dụng trong thời gian ngắn quy định đặc biệt hạn chế số giờ làm việc có 1 tháng không hay để cả năm, vì cuối năm đang có lô hàng cho Noel, tạo điều kiện cho DN cũng là tạo điều kiện gián tiếp cho NLĐ.

Các địa phương cần chủ động kết nối với người dân muốn quay lại nơi cũ làm việc. Qua thăm dò, một nửa NLĐ vẫn thích đến tự do, không thích qua kênh kết nối của chính quyền vì họ không thích ràng buộc. Họ vào đó qua người quen mới tính xin việc ở đâu, chỗ nào.

“Chúng ta cứ giải quyết 50% số NLĐ muốn có tạo điều kiện kết nối bằng cung cấp thông tin đầy đủ chủ động, chủ động tiêm vắc xin trước, có đưa đón.

Tôi nói chuyện với một số lãnh đạo tỉnh thì họ sẵn sàng bỏ chi phí ra để đưa đón NLĐ quay trở lại làm việc nếu có sự kết nối”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, tất cả các nước đều trong tình trạng như chúng ta. Khảo sát các nước như Thái Lan, Malaysia cũng lâm vào tình trạng này, họ thiếu lao động gần 1 triệu người và có kế hoạch mở ra cho lao động từ nước ngoài vào. Việt Nam vẫn chỉ mở ra cho các tỉnh khác đến, các nước đều có gói hỗ trợ đặc biệt để NLĐ quay lại nơi làm việc.

Ngoài một số gói hỗ trợ đã có, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ LĐTB&XH xem xét, cùng các địa phương có gói hỗ trợ riêng cho NLĐ quay lại làm việc, đặc biệt lưu ý với người nhà đi theo và trông con.

Phó Thủ tướng cũng nhắc lại câu chuyện người dân phải ở trong khu nhà trọ dân sinh vô cùng phức tạp, mỗi căn phòng trọ trên dưới 10m2, lúc bình thường đã khổ, lúc dịch thì vô cùng khổ.

Ông đề nghị phải có chương trình không chỉ xây dựng nhà ở cho NLĐ, mà cũng phải xem xét từng bước để cơ cấu lại sản xuất và lao động. Chúng ta cũng sẽ phải chấp nhận từ bỏ dần lao động giá rẻ.

Sau phần trả lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý các thành viên Chính phủ khác từ nay đến sáng mai khi kết thúc phiên chất vấn phải trả lời câu hỏi này.

Trong đó, ông lưu ý Chính phủ cần nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm quản lý nhà nước như thế nào để dân đi về một cách tự phát 3 đợt với số lượng rất đông như vậy.

“Tới đây chúng ta có cam kết không để tái diễn tình trạng như vậy nữa? Trên nghị trường, với bà con cử tri chúng ta phải trả lời phải rõ câu hỏi này. Còn giải quyết thiếu hụt lao động nơi rời đi và sinh kế lao động nơi đến đương nhiên chúng ta phải làm”, Chủ tịch Quốc hội nói.

    >>> Nhu cầu thấp, bột tái chế và OCC giảm giá tại Trung Quốc và Đông Nam Á

Theo Vietnamnet