Bản tin tháng 9/2021

Trong bản tin số 8 – tháng 9/2021 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Đông hải Bến tre lọt top 200 công ty tốt nhất châu Á có doanh thu dưới 1 tỷ USD của Forbes

Voith tăng giá dịch vụ và thiết bị, vật tư thay thế cho máy xeo giấy

Valmet cung cấp công nghệ tiên tiến cho Xinxiang Xinya Paper ở Trung Quốc

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 7/2021

     >>> Xem BẢN TIN VPPA THÁNG 9

 

Hai doanh nghiệp Việt lọt top 200 công ty tốt nhất châu Á có doanh thu dưới 1 tỷ USD của Forbes

Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố danh sách “Asia’s 200 Best Under A Billion” (200 doanh nghiệp tốt nhất có doanh thu dưới 1 tỷ USD tại châu Á). Bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, danh sách năm nay đã nêu bật khả năng phục hồi của 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ được niêm yết công khai tại các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương với doanh thu dưới 1 tỷ USD.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong khu vực, không có gì ngạc nhiên khi các công ty liên quan đến chăm sóc sức khỏe và dược phẩm chiếm phần lớn các vị trí trong bảng xếp hạng. Ngoài ra, với sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử, những doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này và công nghệ cũng được hưởng lợi.

Hai doanh nghiệp Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng 'Asia's 200 Best Under A Billion' của Forbes - Ảnh 1.

CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền có mặt trong danh sách của Forbes. (Ảnh: Đời sống và Pháp luật).

Hai doanh nghiệp Việt Nam xuất hiện trong danh sách này là CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (mã: KDH) và CTCP Đông Hải Bến Tre (mã: DHC). Trong đó, CTCP Đông Hải Bến Tre đang có giá trị vốn hóa 270 triệu USD còn CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền có giá trị vốn hóa hơn 1,1 tỷ USD, theo Forbes.

Đáng chú, Đông Hải Bến Tre là doanh nghiệp duy nhất ở trong top 200 năm nay hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giấy, các sản phẩm bao bì từ giấy, nhựa, in bao bì. Trong khi đó, Khang Điền là một trong 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa ốc/xây dựng lọt vào danh sách của Forbes năm nay, bên cạnh hai doanh nghiệp Nhật Bản và một công ty Ấn Độ.

Hai doanh nghiệp Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng 'Asia's 200 Best Under A Billion' của Forbes - Ảnh 2.

Đông Hải Bến Tre cũng có tên trong bảng xếp hạng. (Ảnh: VPPA).

Trong bảng xếp hạng năm nay, WuXi Biologics, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ phòng thí nghiệm và sản xuất cho các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học của Trung Quốc có giá trị vốn hóa cao nhất, hơn 56 tỷ USD. Ngược lại, Eggriculture Foods, doanh nghiệp chuyên sản xuất và bán các sản phẩm từ trứng được niêm yết tại Hồng Kông là công ty có giá trị vốn hóa thấp nhất, 21 triệu USD.

    >>> Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19

Theo Vietnambiz

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19

Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.

Nghị quyết của Chính đã đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, cần thực hiện như sau:

1. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch

Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vaccine phòng COVID-19. Bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực cần thiết khác.

Rà soát, sửa đổi các quy định về bảo hiểm y tế theo hướng cho phép bảo hiểm y tế được thanh toán các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa có thu phí; nghiên cứu xây dựng cơ chế, hướng dẫn, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vaccine; Nhà nước thực hiện việc kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vaccine miễn phí cho mọi người dân; mua máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thuốc điều trị COVID-19; sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước; hướng dẫn cụ thể các địa phương về việc xét nghiệm và các điều kiện cần thiết đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để sớm được tham gia lưu thông và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tới 100% cấp huyện, cấp xã; ban hành Sổ tay điện tử hướng dẫn ứng phó với COVID-19; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp cận hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ làm việc trực tuyến, từ xa.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành, cơ quan, các doanh nghiệp liên quan xây dựng cơ chế đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam.

2. Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thuỷ toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt trên nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi; không quy định thêm các điều kiện, giấy phép cản trở lưu thông hàng hoá, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân và vật tư, nguyên liệu sản xuất; không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo cân đối vật tư, hàng hoá quan trọng, thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, không để lợi dụng tăng giá; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến; kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm trên môi trường số; tiếp tục hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường còn dư địa lớn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương, hiệp hội, ngành hàng tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ, hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; chủ động, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ, không để đứt gãy sản xuất, đảm bảo cung ứng, tiêu thụ, nhất là lương thực, thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng Điều 50 Luật Hải quan năm 2014 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp để thông quan nhanh đối với hàng hóa viện trợ, biếu, tặng từ nước ngoài hoặc hàng hóa do các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ, biếu tặng cho Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, ủy ban MTTQ tỉnh, thành phố để phục vụ công tác phòng chống dịch, điều trị, khám chữa bệnh.

Cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nộp bản sao scan có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy/bản sao y công chứng/chứng thực theo quy định của các bộ, cơ quan để giải quyết ách tắc khi thông quan hàng hoá; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện nộp bổ sung sau khi hàng hoá được thông quan để hậu kiểm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho các thương nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thu mua, tạm trữ thóc, gạo, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Các địa phương cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trở lại khi đáp ứng điều kiện an toàn phòng, chống dịch; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải an toàn phòng, chống dịch; huy động tối đa các nguồn lực hiện có, nhất là hợp tác công tư để hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho người lao động; không tạo ra các loại giấy phép “con”, các điều kiện cản trở lưu thông hàng hóa, không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

3. Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan khẩn trương trình cấp có thẩm quyền và Ủy ban Thường vu Quốc hội về việc ban hành chính sách liên quan đến giảm mức đóng hoặc hỗ trợ từ kết dư quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn nhằm kịp thời hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các đối tượng sử dụng lao động khác, hoàn thành trong tháng 9/2021; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 theo quy định, hoàn thành trong tháng 9/2021.

Bộ Giao thông vận tải trong tháng 9/2021, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chính sách giá dịch vụ liên quan đến hoạt động hàng không nhằm hỗ trợ các hãng hàng không trong giai đoạn đang bị tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết công khai, minh bạch về giá cước vận tải biển; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vận tải biển, chống tình trạng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để tăng giá cước vận tải bất hợp lý, tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, các hiệp hội, đơn vị liên quan nâng cao năng lực đàm phán, công khai, minh bạch về giá cước và phụ thu ngoài giá cước dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật; bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để bị trục lợi chính sách.

Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành; xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày xuống còn 30 ngày.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh, hoàn thành trong tháng 9/2021.

4. Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong tháng 9/2021, chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới nhưng phải tuyệt đối an toàn về phòng, chống dịch COVID-19; nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục rút gọn trong tháng 9/2021 về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Bộ Ngoại giao tiếp tục thực hiện quyết liệt “ngoại giao vaccine”; vận động, thúc đẩy đối tác cung cấp vaccine đúng cam kết về số lượng và thời hạn, sớm chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; đẩy nhanh việc đàm phán, công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vaccine” với các quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác nhằm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2021…

Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phát huy tinh thần yêu nước, bản lĩnh, khát vọng và giá trị “tâm – tài – trí – tín” của đội ngũ doanh nhân tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, đoàn kết, chung tay, chung sức, đồng hành cùng các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước chiến thắng dịch bệnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.

Mời bạn đọc xem toàn văn Nghị quyết 105/NQ-CP TẠI ĐÂY

Theo Báo Chính phủ

Diễn biến thị trường OCC tại Mỹ và Đông Nam Á

Giá xuất khẩu RCP Mỹ đang ở mức giá cao nhất trong lịch sử do nhu cầu nguyên liệu giấy thu hồi trên toàn cầu tăng cao, bất chấp lệnh cấm của Trung Quốc và các hạn chế nhập khẩu mới do các nước Đông Nam Á đưa ra trong năm nay.

Do nguồn cung khan hiếm, nhu cầu của các nhà máy trong nước và xuất khẩu tăng đã khiến giá OCC tại Mỹ tăng tháng thứ 11 liên tiếp trong tháng 9/2021 và đạt mức 167 USD/tấn, mức trung bình cao thứ tư trong 30 năm trở lại đây.

Trong ba thập kỷ qua, mức giá trung bình của OCC tại Mỹ đạt mức 167 USD/tấn vào 7/2017. Sau đó, giá tiếp tục tăng 3/2017 ở mức 173 USD/tấn, 4/1995 ở mức 192 USD/tấn và 5/1995 ở mức 195 USD/tấn.

Gía giấy hỗn hợp (mixed paper) tại Mỹ cũng tăng 5 USD/tấn ở hầu hết các khu vực, đạt mức trung bình 98 USD/tấn (FOB, 9/2021).

Giá FOB của OCC (11) và OCC (12) từ Bờ Đông xuất khẩu sang Ấn Độ trong tháng 9/2021 đã tăng 5 USD/tấn, ở mức cao lần lượt là 235 USD/tấn và 250 USD/tấn. Từ Bờ Tây, giá OCC (11) vẫn giữ ở mức cao 225 USD/tấn và OCC (12) ở mức 240 USD/tấn.

Trong khi đó, tại thị trường Đông Nam Á, giá nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục, OCC (12) đạt 350 USD/tấn (CIF, cảng Đông Nam Á). Nguyên nhân chính được cho là các nhà máy lớn của Trung Quốc tại Đông Nam Á, cũng như các khách hàng lớn ở Indonesia đã đẩy mạnh việc mua vào loại giấy này.

    >>> Các công ty Trung Quốc tại Đông Nam Á tăng mua, giá OCC Mỹ tăng cao

Tuy nhiên, tại Hàn Quốc và Đài Loan thì loại OCC (12) lại giảm 15 USD/tấn so với tuần cuối tháng 8/2021, ở mức 300-305 USD/tấn.

Trong tháng 8/2021, hầu hết OCC (12) Mỹ được chào bán tại thị trường Đài Loan và Hàn Quốc với giá 315-320 USD/tấn.

Do mức giá của OCC từ Mỹ và Nhật Bản quá cao nên các nhà sản xuất khác tại Đông Nam Á đã chuyển sang mua OCC châu Âu.

Đầu tháng 9, giá OCC (11) của Mỹ tại Đông Nam Á và Đài Loan ở mức 295-330 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn ở mức thấp nhất so với tháng 8. OCC của Châu Âu (95/5) ổn định ở mức 290-300 USD/tấn.

Nguồn cung OCC của Nhật Bản được cho là đã có cải thiện, nhưng giá lại tăng 10 USD/tấn so với mức thấp nhất, lên 310-315 USD/tấn.

Bất chấp lệnh cấm nhập khẩu RCP của Trung Quốc, các nước như Indonesia và Malaysia đã áp dụng các quy định mới trong nhập khẩu nguồn nguyên liệu này như kiểm tra hai lần trước và sau khi giao hàng, quy định mức tạp chất mới hay cấm nhập khẩu giấy hỗn hợp (mixed paper) tại Malaysia từ tháng 9/2021 và tại Việt Nam từ 01/01/2022, nhưng sức nóng tăng giá của mặt hàng RCP tại khu vực Đông Nam Á vẫn tiếp tục gia tăng và chưa thể dự báo được điểm dừng./.

VPPA

NÓNG: 14 Hiệp hội doanh nghiệp đồng loạt đề xuất miễn phí Công đoàn

14 Hiệp hội, Hội doanh nghiệp vừa gửi kiến nghị tới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19.

14 Hiệp hội, Hội doanh nghiệp ngành nghề gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch

Mới đây, Tổng Liên đoàn đã kịp thời ban hành Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 về hỗ trợ bữa ăn cho công đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” của DN tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo chỉ thị 16/CT-TTg.

Đây là sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời của Tổng Liên đoàn đối với doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh cực kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này còn chưa đủ.

Theo khảo sát tình hình thực tế hiện nay trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như da giày, thủy sản, dệt may…thì chỉ một số ít, tương đương khoảng 15-20% các doanh nghiệp thực hiện được mô hình sản xuất 3 tại chỗ, còn lại đa số các doanh nghiệp đều buộc phải tạm ngừng sản xuất.

Các doanh nghiệp đều phải chấp nhận doanh thu không có nhưng vẫn phải chi trả các khoản định phí lớn như thuê kho bãi-nhà xưởng, phí tồn kho, lãi suất ngân hàng, chi trả lương chờ việc cho người lao động….

Đơn cử như tính toán sơ bộ của một công ty thủy sản quy mô trung bình, mức thua lỗ trung bình là 10 tỷ đồng/tháng khi doanh nghiệp ngưng sản xuất.

Tương tự, trong ngành dệt may, một doanh nghiệp cỡ trung bình với 4.000 lao động ngưng sản xuất, chỉ riêng khoản chi trả công nhân 14 ngày đầu đã là 4.000 người x 2,5 triệu đồng/người (bình quân) là 10 tỷ đồng.

nong-14-hiep-hoi-doanh-nghiep-dong-loat-de-xuat-mien-phi-cong-doan

nong-14-hiep-hoi-doanh-nghiep-dong-loat-de-xuat-mien-phi-cong-doan
14 Hiệp hội, Hội doanh nghiệp vừa gửi kiến nghị tới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn của Đại dịch Covid-19

Các Hiệp hội doanh nghiệp nhấn mạnh, hầu hết các ngành hàng đều sử dụng nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao động như chi phí tiền công, tiền bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn là chi phí lớn nhất.

Nay phải sản xuất cầm chừng “3 tại chỗ” hoặc dừng sản xuất – công suất, sản lượng giảm tới 70%, nhưng các chi phí liên quan người lao động như BHXH, kinh phí công đoàn… vẫn giữ nguyên. Đặc biệt, doanh nghiệp vẫn phải trả lương ngừng việc – khiến khó khăn càng chồng chất, khó trụ vững dài ngày.

Với thực trạng các doanh nghiệp ngừng sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch kéo dài và phức tạp, điều này thực sự sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của hàng triệu lao động, những người yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Đồng thời, để các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được hiệu quả và công bằng, đáp ứng kịp thời cho lực lượng lao động đang thực sự gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra, các Hiệp hội, đại diện cho nhiều ngành hàng chủ lực của Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mở rộng thêm các nội dung hỗ trợ cho người lao động.

Cụ thể, sửa đổi Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 về hỗ trợ tiền ăn cho người lao động theo hướng đối tượng là tại các doanh nghiệp đã và đang thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” và doanh nghiệp ngừng sản xuất.

Về phạm vi áp dụng ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, không phân biệt phạm vi áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg là toàn tỉnh hay toàn huyện, hoặc khu vực nhỏ hơn.

Trường hợp nếu doanh nghiệp có trụ sở ở địa điểm không áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 2 16/CT-TTg nhưng địa điểm kinh doanh, chi nhánh, nhà xưởng ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.

Và ở các khu vực, địa phương mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch, UBND các Tỉnh/Thành phố yêu cầu doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo công tác phòng chống dịch của địa phương thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.

Cùng với đó, các doanh nghiệp đề xuất miễn đóng kinh phí công đoàn (2% quỹ lương) từ tháng 8/2021 đến 31/12/2021 cho các doanh nghiệp và người lao động nằm trong các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Đặc biệt, kiến nghị dừng thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn cho doanh nghiệp và người lao động trước mắt đến 30/6/2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP về dừng nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất. Điều này có nghĩa áp dụng đối với doanh nghiệp có 15% lao động trở lên (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghỉ không lương) phải tạm thời nghỉ việc thay vì 50% như quy định tại công văn số 2059/TLĐ của Tổng Liên đoàn ngày 28/5/2021).

Doanh nghiệp cũng đề nghị Tổng liên đoàn cho phép doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại doanh nghiệp trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.

   >>> Các HH gửi TTgCP có ý kiến với TLĐTLĐ về chính sách hỗ trợ

   >>> Các HH gửi TLĐ LĐ kiến nghị về chính sách hỗ trợ

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Thay đổi tư duy nghiên cứu khoa học, thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp “xanh”

Từ thực tế đó, Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (RIAM) – Bộ Công Thương đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều hệ thống dây chuyền, máy móc ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Ưu điểm vượt trội của hệ thống thiết bị là sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần xử lý môi trường và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, bền vững. 

Vừa qua, trong số các các cụm công trình tiêu biểu được Bộ Công Thương đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt 6, “Cụm công trình khoa học và công nghệ về các kết quả nghiên cứu đối với các hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần xử lý môi trường và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, bền vững” do PGS.TS Nguyễn Đình Tùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (RIAM) làm chủ nhiệm được đánh giá cao. 

Trang TTĐT Khoa học công nghệ ngành Công Thương (https://khcncongthuong.vn/) đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Nguyễn Đình Tùng để tìm hiểu chi tiết hơn về giá trị và ý nghĩa của cụm công trình này. 

Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về ý nghĩa nghiên cứu chính của Cụm công trình, cũng như sự cần thiết của những nghiên cứu này trong đời sống?

PGS. TS. Nguyễn Đình Tùng: Cụm công trình gồm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất tập trung vào lĩnh vực sấy/chế biến hạt giống (ngô, lạc) tiết kiệm năng lượng nhằm chủ động hơn về giống, nâng cao giá trị sản xuất, giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, HTX và người nông dân. Nhóm thứ hai tập trung vào lĩnh vực chuyển đổi nguồn năng lượng tái tạo từ phế phụ phẩm nông nghiệp theo công nghệ khí hóa quy mô công nghiệp nhằm tận dụng phế phụ phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ứng dụng ngay cho sản xuất nông nghiệp theo hướng “khép kín” kinh tế tuần hoàn. Nguyên lý kết cấu của hệ thống dây chuyền đồng bộ, linh hoạt, hiện đại phù hợp với đối tượng sản xuất, điều kiện sản xuất, môi trường sản xuất và trình độ sản xuất của Việt Nam, nhờ vậy hạn chế được việc nhập khẩu dây chuyền công nghệ nước ngoài, tránh “chảy máu” ngoại tệ, không cần phải “Việt Nam hóa” cho phù hợp với điều kiện Việt Nam so với trường hợp nhập khẩu dây chuyền thiết bị từ nước ngoài về.

Các công trình trong cụm công trình có “trình độ” công nghệ ngang với các nước trong khu vực và trên Thế giới như Châu Âu (Đức, Áo) hay Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), thậm chí có những nét “mới hơn” so với thế giới. Ví dụ sấy lạc giống theo công nghệ sấy tháp, khí hóa phụ phẩm nông nghiệp (lõi ngô, vỏ trấu) theo nguyên lý liên tục không cần ép thành viên. Bằng chứng chứng minh về trình độ khoa học/mức độ khoa học không thua kém thế giới thông qua các sáng chế đã được cấp bằng, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học uy tín, hoặc thông qua việc đấu thầu rộng rãi trên toàn quốc. 

thay-doi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-day-nen-san-xuat-nong-nghiep-xanh
Hệ thống sấy tháp trong dây chuyền chế biến/sấy lạc giống

Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng ngay vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho các nhà đầu tư, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu còn là thành tựu, góp phần bảo vệ môi trường và giảm phát thải khi ứng dụng chuyển đổi các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp thành nguồn năng lượng sạch thông qua công nghệ năng lượng tái tạo từ khí hóa.

Cụm công trình đã góp phần thay đổi tư duy tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp “xanh”, bền vững ngày một phát triển hơn ở Việt Nam trong tương lai.

Các kết quả nghiên cứu trong cụm công trình đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp (xuất phát từ CẦU) trong sản xuất, từ thực trạng, tiềm năng và xu hướng phát triển theo công nghệ năng lượng tái tạo ứng dụng trong nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng trong sản suất nhằm nâng cao giá trị cho doanh nghiệp hướng tới nền nông nghiệp sản xuất xanh – sạch và bền vững theo chuỗi khép kín, tuần hoàn. Không chỉ vậy, trong xu thế hội nhập với thế giới thì sản xuất cần chú ý tới môi trường và đối tượng nghèo nhằm tạo công ăn việc làm cho bộ phận “người yếu thế”.

    >>> Chính phủ sẽ ban hành loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh

Vậy hiệu quả kinh tế – xã hội – kỹ thuật và tính ứng dụng mà những nghiên cứu này mang lại là gì?

PGS. TS. Nguyễn Đình Tùng: Việt Nam có lượng phụ phẩm nông nghiệp dư thừa sau sản xuất/chế biến chưa sử dụng hiệu quả, thậm chí bỏ lãng phí ra môi trường. Khi chuyển đổi các nguồn phụ phẩm nông nghiệp này theo công nghệ chuyển đổi năng lượng, tận dụng sử dụng ngay cho lĩnh vực sấy, chế biến nông sản sẽ góp phần tiết kiệm nhiều về kinh tế. Bài toán sinh khối (phụ phẩm nông nghiệp) là bài toán vận chuyển. Phụ phẩm được  tái sử dụng hiệu quả tại chỗ ngay sau sản xuất/chế biến đã là bài toán tiết kiệm kinh tế. 

Mặt khác, phần lớn đối tượng khách hàng ứng dụng kết quả công nghệ từ nghiên cứu của Cụm công trình/Viện ở các vùng miền núi, kinh tế khó khăn, xa xôi. Bởi vậy khi sử dụng công nghệ khí hóa sinh khối ngay tại chỗ không cần dùng đến nhiên liệu than đốt (nhiên liệu hóa thạch gây phát thải) và hạn chế người dân “phá rừng” làm củi đốt.

Xét về hiệu quả kinh tế, Cụm công trình giúp tiết kiệm giá thành đầu tư. Giá thành đầu tư hệ thống dây chuyền thiết bị từ kết quả nghiên cứu của Cụm công trình chỉ bằng khoảng 30 – 35% so với giá thành nhập khẩu từ các nước châu Âu (Đức); và khoảng 44 – 55% so với giá thành nhập khẩu từ các nước châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).

Về hiệu quả kỹ thuật, hệ thống dây chuyền từ kết quả nghiên cứu của Cụm công trình có nhiều ưu điểm nổi trội, có tính mới, khoa học so với mẫu máy trong nước cũng như trên thế giới. Nhiều máy móc, thiết bị chính trong hệ thống dây chuyền đồng bộ này đã được “TÍCH HỢP” nhiều “ƯU ĐIỂM” từ nhiều máy của các nước phát triển trên Thế giới có công nghệ hiện đại (Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn Quốc…). Đặc biệt rất phù hợp với điều kiện ứng dụng ở Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu về tính khoa học, kỹ thuật hợp lý, tiết kiệm năng lượng và giá thành đầu tư ban đầu cho hệ thống dây chuyền thiết bị thấp. Hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ của Cụm công trình được nghiên cứu và chế tạo 100% trong nước tại Viện RIAM (nội địa hóa 100%) không cần nhập khẩu, góp phần nâng cao khả năng chế tạo trong nước.

thay-doi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-day-nen-san-xuat-nong-nghiep-xanh
Hệ thống lò khí hóa xuôi chiều liên lục lõi ngô quy mô công nghiệp
thay-doi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-day-nen-san-xuat-nong-nghiep-xanh
Các hình ảnh về ngọn lửa khi đốt khí tổng hợp (Syngas) sinh ra từ lò khí hóa xuôi chiều liên tục phụ phẩm nông nghiệp quy mô công nghiệp

Về hiệu quả tiết kiệm năng lượng và tạo nguồn năng lượng sạch từ phụ phẩm nông nghiệp, với nguyên lý, kết cấu máy phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhiều tính mới trong hệ thống thiết bị nên năng lượng tiêu tốn trong quá trình sản xuất sử dụng dây chuyền của Cụm công trình, nhất là năng lượng nhiệt tiết kiệm đáng kể, hoặc rút ngắn được thời gian sản xuất/chu trình cho ra sản phẩm sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân lực và chi phí cho sản xuất. Cụ thể chi phí năng lượng tiết kiệm được từ các kết quả nghiên cứu trong Cụm công trình khoảng 35 – 45% so với so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ các nước châu Âu (Đức); khoảng 25 – 35% so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ các nước châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản); khoảng 15 – 20% so với hệ thống dây chuyền thiết bị tương tự trong nước đã có/đã sử dụng trước đó của cơ sở ứng dụng. Trung bình khoảng 25-33% tổng năng lượng tiết kiệm được.

Về hiệu quả xã hội, việc thiết kế, chế tạo và ứng dụng vào sản xuất thành công đối với hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ trong Cụm công trình đã góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sống đối với doanh nghiệp và nông dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số tại khu vực/tỉnh miền núi. Góp phần cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động cho người lao động. Trước đây doanh nghiệp thường sử dụng lò đốt thủ công kiểu cũ đơn giản không tự động hóa nhiệt độ, không tận dụng nhiệt thoát ra môi trường, không có hệ thống “dập tàn” lửa, tro bụi gây ra nhiều khói bụi, dễ hỏa hoạn, ô nhiễm môi trường, làm việc nặng nhọc mất sức lao động, tổn thất nhiều nhiệt ra môi trường, công nhân đốt lò vất vả… Khi sử dụng mẫu lò trong Cụm công trình này đã khắc phục được các hạn chế nêu trên và còn góp phần bảo vệ môi trường. Cùng với đó, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp khác trong nước phát triển như ngành năng lượng, cơ khí chế tạo, ngành vật liệu, ngành môi trường… Nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng trong chế biến nông sản nói chung và chế biến hạt giống nói riêng.

Ông hãy chia sẻ chi tiết hơn về những giá trị công nghệ của các nghiên cứu, sản phẩm kể trên?

PGS. TS. Nguyễn Đình Tùng:

Nhắc tới giá trị công nghệ, kết quả về khoa học đạt được cụ thể đó là: Kết quả nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao, có nhiều tính mới, tính sáng tạo, có tính ứng dụng cao, các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng ngay vào sản xuất góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho các nhà đầu tư, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn là thành tựu, góp phần bảo vệ môi trường và giảm phát thải khi ứng dụng chuyển đổi các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp thành nguồn năng lượng sạch thông qua công nghệ năng lượng tái tạo từ khí hóa, cụ thể được minh chứng về các kết quả đạt được qua các công trình sau:

– Phát minh ra nhiều sáng chế mới (bằng độc quyền sáng chế), 2/7 đã được cấp bằng, còn lại đang chờ cấp bằng;

– Phát minh ra nhiều giải pháp hữu ích mới (bằng độc quyền giải pháp hữu ích), 1/2 đã được cấp bằng;

– Phát minh ra nhiều bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 2/2 đã được cấp bằng;

– Đoạt giải Nhất VIFOTEC 2019, giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam;

– Đoạt giải giải Nhì VIFOTEC 2018, giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam;

– Đoạt Giải Vàng, triển lãm quốc tế về Khoa học và Công nghệ 2019 (SIIF 2019);

– Đoạt Giải Đặc Biệt, triển lãm quốc tế về Khoa học và Công nghệ 2019 (SIIF 2019), do Hiệp hội Sáng chế Đài Loan trao tặng;

– Xuất bản nhiều công trình bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước có phản biện độc lập, được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước tính điểm (12 Quốc tế, 81 trong nước);

– Đã đào tạo và đang đào tạo nhiều Thạc sĩ và NCS đã và sắp bảo vệ (9 ThS đã bảo vệ, 02 NCS sắp bảo vệ);

– Xuất bản được sách giáo trình/tham khảo, chuyên khảo (02 sách đã xuất bản);

Các kết quả nghiên cứu đều được ứng dụng ngay vào sản xuất ở Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang… Với kết quả này hoàn toàn có thể nhân rộng ra ứng dụng tại nhiều cơ sở chế biến/sấy giống quy mô lớn/công nghiệp khác trong cả nước nước, thậm chí có thể xuất khẩu ra nước ngoài vì trình độ công nghệ hiện đại không thua kém Châu Âu. Có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu là thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, và đã ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo xanh, sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm việc sử dụng tài nguyên từ nguồn năng lượng hóa thạch. Kết quả nghiên cứu phát triển mạnh về công nghệ, thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo từ phụ phẩm nông – lâm nghiệp góp phần giảm thiểu phát thải, biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai.

thay-doi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-day-nen-san-xuat-nong-nghiep-xanh
Hệ thống lò khí hóa xuôi chiều liên tục lõi ngô ứng dụng cho hệ thống sấy nông sản quy mô công nghiệp

Những khó khăn và động lực nào đã thúc đẩy ông và các công sự trong quá trình thực hiện những nghiên cứu này?

PGS. TS. Nguyễn Đình Tùng: Một số khó khăn gặp phải như trang thiết bị, điều kiện nghiên cứu thiếu thốn, nguồn vốn, kinh phí cho nghiên cứu và đặc biệt là cơ chế chính sách chưa thực sự “thông thoáng” để khuyến khích, động viên các nhà nghiên cứu. Ngoài ra nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một khó khăn, hạn chế.

Tuy nhiên, xuất phát từ “lòng đam mê nghiên cứu khoa học” và đào tạo nguồn nhân lực (vì trước đây tôi từng là Giảng Viên Đại học, bây giờ chỉ tham gia thỉnh giảng và đào tạo sau đại học) trong lĩnh vực này nói riêng và trong khoa học nói chung, cá nhân tôi cũng được đào tạo ở Châu Âu (Đức) về chế tạo máy trong lĩnh vực kỹ thuật năng lượng và môi trường. Nhận thấy nguồn phụ phẩm nông nghiệp dư thừa có thể chuyển đổi thành nguồn năng lượng nhiệt theo công nghệ năng lượng tái tạo mà mình đã được tiếp cận, đào tạo ở Đức để giúp doanh nghiệp, giúp người dân giúp ích cho họ. Mặt khác trong các chuyến đi công tác khảo sát nhiều tỉnh thành miền núi, thấy dân họ khổ quá, trong khi đó có thể giúp ích cho họ được nhiều hơn. Từ đó tôi nảy ra các ý tưởng nghiên cứu nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, HTX, người dân.

Ngoài ra, nếu các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Việt Nam muốn cạnh tranh được trên thị trường thì phải giảm giá thành và nâng cao chất lượng, hơn nữa muốn xuất khẩu thì phải chú ý đến môi trường trong sản xuất, và có trách nhiệm với cộng đồng, giúp đỡ người yếu thế,… Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải ứng dụng công nghệ (công nghệ cao), tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường vào sản xuất. Đó là con đường “duy nhất” cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển và bền vững.

Trong thời gian tới Viện RIAM có định hướng hay kế hoạch gì để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề môi trường, tiết năng lượng cũng như phát triển nguồn năng lượng sạch?

PGS. TS. Nguyễn Đình Tùng: Trong thời gian tới, Viện vẫn tiếp tục đi sâu nghiên cứu lĩnh vực năng lượng và môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể ứng dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải từ việc chuyển đổi các phụ phẩm nông, lâm nghiệp thành nguồn năng lượng sơ cấp (năng lượng nhiệt dùng cho sấy, chế biến các sản phẩm nông nghiệp) và năng lượng thứ cấp (năng lượng điện) theo mô hình năng lượng phân tán ứng dụng cho các vùng miền xa xôi miền núi, hải đảo và/hoặc các trang trại, khu nông nghiệp mà không cần tới điện lưới.

Ngoài ra, một hướng nghiên cứu nữa Viện cũng quan tâm đẩy mạnh là nghiên cứu phát triển công nghệ, thiết bị ứng dụng CN 4.0 cho việc xử lý môi trường từ các phụ phẩm trong nông nghiệp như chăn nuôi, chế biến để sản xuất chuyển đổi thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao dạng rắn, lỏng và thuốc trừ sâu sinh học,… nhằm hướng tới phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ và năng lượng xanh, bền vững.

PV: Xin cảm ơn ông!

     >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 7/2021

Theo KHCN Công Thương

Chính phủ sẽ ban hành loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh

Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, sớm kiểm soát được dịch bệnh, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, việc Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thời gian tới sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng được hưởng hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; khoảng 50.000 doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động trong năm 2021.

Bên cạnh đó, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động.

Nội dung dự thảo nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Nhóm giải pháp thứ nhất là áp dụng biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vắc xin phòng COVID-19.

Bổ sung đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin gồm người lao động của doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang có đơn hàng sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động, người lao động trong lĩnh vực có tiếp xúc cao.

Thứ hai, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng. Bộ GTVT hướng dẫn địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ, đường thủy trên toàn quốc, không quy định thêm điều kiện cản trở lưu thông; phối hợp với Bộ Y tế ban hành quy tắc vận tải an toàn trong phòng, chống dịch.

Thứ ba, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho các doanh nghiệp. Chính phủ giao Bộ Lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các chính sách tạm dừng, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021.

Giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hàng không, báo cáo Thủ tướng trong tháng 9-2021.

Bộ Công thương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng phương án giảm giá điện cho các kho chứa hàng hóa của các doanh nghiệp logistics, chế biến nông, lâm, thủy sản và một số ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỉ USD. Tiếp tục thực hiện giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch.

Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện chính sách giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành. Triển khai chính sách ưu đãi thuế với hàng hóa nhập khẩu tài trợ, phục vụ phòng, chống dịch VOVID-19.

Nghiên cứu trình Thủ tướng tiếp tục gia hạn việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; đánh giá tác động dịch bệnh để có thể xem xét tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất đối với khoản vay hiện hữu và khoản vay mới để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Khẩn trương cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ với khách hàng bị ảnh hưởng COVID-19.

Nhóm giải pháp thứ tư về lao động và chuyên gia, Chính phủ yêu cầu các bộ áp dụng linh hoạt và nới lỏng các điều kiện cấp, gia hạn giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới.

     >>> Thống nhất quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch trên toàn quốc

Theo Tuổi trẻ

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 7/2021

Cũng theo số liệu của PPPC, tháng 7/2021 tồn kho của nhà sản xuất bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) toàn cầu đã tăng lên 42 ngày cung cấp, tăng 2 ngày trong tháng thứ hai liên tiếp.

Tồn kho bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) đã tăng vọt lên 47 ngày cung cấp tăng 5 ngày. Tiêu thụ bột giấy toàn cầu trong tháng 7 đạt 4,048 triệu tấn, giảm 8,2% so với tháng 6 và giảm 0,4% so với tháng 7 năm 2020, ở mức 4,064 triệu tấn.

Nguyên nhân tiêu thụ giảm so với tháng trước được cho là do nhu cầu tại các thị trường như Trung Quốc, Tây Âu và Bắc Mỹ giảm.

Tiêu thụ BSK toàn cầu trong tháng 7 giảm 2,6% so với tháng trước, xuống còn 1,893 triệu tấn nhưng tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 1,883 triệu tấn.

Tiêu thụ BHK ở mức 1,989 triệu tấn, giảm 12,9% so với tháng trước và giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 2,023 triệu tấn. Tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đạt 1,276 triệu tấn, giảm 5,3% so với tháng 6 và giảm 8,3% so với 1,391 triệu tấn của tháng 7 năm 2020.

Tổng nhập khẩu của Bắc Mỹ tháng 7 đạt 609.000 tấn, giảm 5,4% so với tháng trước và thấp hơn 4,5% so với 638.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Tổng nhập khẩu Tây Âu tháng 7 ở mức 994.000 tấn, giảm 9,1%% so với tháng trước và tăng 5,9% so với 939.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ tiêu thụ trên công suất toàn cầu trong tháng 7 đã giảm 10 điểm, xuống mức thấp 82%, không đổi so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu thống kê bột giấy hóa học thương phẩm trên cơ sở 82% công suất toàn cầu và bao gồm dữ liệu từ 17 quốc gia sản xuất (không bao gồm số liệu thống kê bột kraft của 3 nước là Marocco, Norway và Swaziland, tuy nhiên dữ liệu về bột BCTMP từ Norway vẫn được tính gộp).

    >>> Nine Dragons gia tăng đầu tư dây chuyền OCC tại nước ngoài

Theo Fastmarkets RISI

Nine Dragons gia tăng đầu tư dây chuyền OCC tại nước ngoài

Trong đó, 05 dây chuyền bột tái chế của Nine Dragons có tổng công suất 2,5 triệu tấn/năm, cùng với hai hệ thống phun bột lên lưới xeo, tại Malaysia và một vài nước khác, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2022-2023.

Hiện nay, Nine Dragons vận hành một số cơ sở sản xuất ở nước ngoài, bao gồm nhà máy bột giấy tái chế công suất 480.000 tấn/năm ở Bentong, Malaysia, nhà máy giấy bao bì hòm hộp tái chế 600.000 tấn/năm ở Bình Dương, Việt Nam, và bốn nhà máy giấy và bột giấy ở Mỹ.

Hai trong số các cơ sở ở Mỹ, là nhà máy Fairmont ở Tây Virginia và nhà máy Old Town ở Maine, sản xuất bột giấy tái chế, với công suất kết hợp khoảng 270.000 tấn/năm.

Nine Dragons dự kiến, đến cuối 2023, tổng công suất bột giấy, giấy và bìa của công ty sẽ đạt 11,07 triệu tấn/năm. Bao gồm, một nhà máy thứ hai của Nine Dragons đang được xây dựng tại Selangor, Malaysia, công suất giấy bao bì hòm hộp tái chế đạt 900.000 tấn/năm và bột giấy tái chế đạt 600.000 tấn/năm. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý 2 năm 2023.

Phần công suất theo kế hoạch còn lại sẽ gồm hai dây chuyền giấy bao bì hòm hộp tổng công suất 680.000 tấn/năm và tám dây chuyền sản xuất bột giấy nguyên thuỷ sẽ được lắp đặt cho các nhà máy của Nine Dragons ở Trung Quốc, dự kiến khởi chạy vào năm 2022 và 2023./.

    >>> Thống nhất quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch trên toàn quốc

Theo Fastmarkets RISI

Thống nhất quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch trên toàn quốc

Ủy ban ATGT Quốc gia vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông và thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu triển khai nhiều giải pháp đảm vừa bảo việc vận chuyển hàng hóa, nông sản thông suốt vừa đảm bảo ATGT – Ảnh minh họa

Văn bản do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký nêu rõ, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoạt động vận tải hàng hoá thông suốt, thuận lợi và an toàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương.

Tuy nhiên, do khác biệt trong cách thức kiểm soát dịch bệnh tại các chốt phòng chống dịch Covid-19 ở các cấp tỉnh, huyện, xã nên đã xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động vận chuyển nông sản, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng hoá xuất nhập khẩu, nhất là hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ công tác chống dịch và bảo đảm đời sống nhân dân vùng có dịch.

“Việc ùn tắc, mất trật tự ATGT tại các chốt kiểm soát dịch cũng dẫn đến nguy cơ gia tăng lây nhiễm Covid-19, cá biệt cũng đã xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng tại một số chốt kiểm soát dịch trên đường bộ”, Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và bảo đảm vận tải thông suốt, ATGT, tạo thuận lợi tiêu thụ nông sản, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1102/2021, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố chỉ đạo thống nhất nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đảm bảo an toàn phòng chống dịch, trật tự ATGT và thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hoá; chủ động rà soát để kịp thời bãi bỏ những quy định không phù hợp.

Lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch bệnh thực hiện quét QR Code bằng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng để kiểm tra nhanh đảm bảo lưu thông nhanh các phương tiện có giấy nhận diện QR Code còn hiệu lực; trường hợp phương tiện không có giấy nhận diện QR Code, hoặc có nhưng hết thời hạn, thì mới thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 đối với người trên phương tiện.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp có phương án phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thu hoạch và vận chuyển nông sản; đảm bảo việc lưu thông, phân phối hàng hoá, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu; có phương án tổ chức các địa điểm tập kết hàng hóa phục vụ vận chuyển, giao nhận hàng hoá, nông sản, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất trong khu vực phong toả bảo đảm an toàn phòng dịch.

Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở GTVT phối hợp với Sở Y tế và các địa phương bố trí các điểm xét nghiệm nhanh SARS-COV-2 đối với đội ngũ lái xe, thuyền viên và người bốc xếp hàng hóa tại cảng, bến, các đầu mối giao thông thủy nội địa quan trọng và các chốt kiểm soát dịch bệnh trên tuyến, tránh tình trạng ùn tắc giao thông, tránh tập trung đông người để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19.

    >>> Các công ty Trung Quốc tại Đông Nam Á tăng mua, giá OCC Mỹ tăng cao

Theo Tinmoi24h