Giá OCC Mỹ nhập khẩu ngày càng tăng cao ở Đông Nam Á

RCP nhập khẩu từ Mỹ là nguồn cung chủ yếu cho các nhà máy sản xuất giấy bao bì và bột giấy tái chế mới, vừa được bổ sung công suất và đi vào vận hành tại Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Đây là các dây chuyền mới được đầu tư, hoặc mới được nâng cấp, bổ sung công suất của các nhà sản xuất Trung Quốc đặt tại khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Lào, Indonesia, Việt Nam và Đài Loan), có công suất lớn, chủ yếu sản xuất sản phẩm cho thị trường Trung Quốc, nên nhu cầu nguyên liệu rất lớn.

Các nhà máy này ưu tiên nhập khẩu RCP từ Mỹ do chất lượng của RCP cao hơn so với nguồn RCP thu gom tại các nước trong khu vực. Các nhà sản xuất sẵn sàng trả mức giá cao để mua nguồn RCP chất lượng cao nhất của Mỹ, bao gồm cả giấy bao bì hòm hộp (OCC) và các loại giấy hỗn hợp (mixed paper).

Do khối lượng nhập khẩu lớn, dồn vào một thời điểm, nên đã đẩy giá cả tăng cao ngay cả khi các nước châu Á đang đối mặt với đại dịch COVID-19 khiến ngành RCP toàn cầu mất cân bằng.

Tại Đông Nam Á, giá DS OCC(12) từ Mỹ ở mức 320-340 USD/tấn, giấy OCC (11) từ Mỹ ở mức 325 USD/ tấn, trong khi đó, giá OCC Hàn Quốc được chào bán dưới 290 USD/tấn, rẻ hơn so với OCC của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Tại Hàn Quốc, OCC(11) từ Mỹ có giá 290-300 USD/ tấn và DS OCC(12) từ Mỹ có giá 300-320/tấn. Trong khi đó, OCC Hàn Quốc chỉ có giá 200-210 USD/tấn khiến nhiều công ty chuyển sang tiêu thụ OCC nội địa.

Tuy nhiên, tại Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ, giá OCC từ Mỹ trong 2 tuần qua đã bị đẩy lên rất cao, bất chấp sự phản đối của người mua. Nhu cầu thu mua ở Ấn Độ đã chậm lại do xuất khẩu bột giấy tái chế của nước này sang Trung Quốc bị đình trệ, giá bột tái chế của Ấn Độ đã giảm 15 USD/tấn trong tuần cuối tháng 7/2021, so với tháng trước, ở mức 480 USD/tấn.

Giá bột giấy tái chế (nâu) sản xuất tại Mỹ, xuất sang Trung Quốc giảm 10 USD/tấn xuống còn 515 USD/tấn.

Nguồn cung OCC Nhật Bản hiện đang càng ngày khan hiếm. Giá loại này đã tăng 10-15 USD/tấn lên 305-325 USD/tấn trong hai tuần qua tại Đông Nam Á, nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang mua OCC từ châu Âu, trong đó có các nhà sản xuất Việt Nam.  OCC châu Âu (95/5) có biến động tăng nhẹ, từ 283-298 USD/tấn lên 285-295 USD/tấn.

Do ảnh hưởng thiếu nguồn cung của OCC, nên người mua đã chuyển sang nhập khẩu giấy hỗn hợp để sản xuất bìa duplex và giấy lớp sóng giữa tái chế. Giá giấy hỗn hợp chất lượng cao nhập khẩu từ Mỹ và Châu Âu đã tăng 10 USD/tấn, lên mức 230-250 USD/tấn.

Giấy hỗn hợp tiêu chuẩn, nhập khẩu từ Mỹ, tăng 5 USD/tấn, đạt đỉnh 215-225 USD/tấn.

Dự báo nếu cán cân cung cầu OCC không được phục hồi để giúp giá giảm về mức trước đó thì nguồn cung nhập khẩu RCP sẽ tiếp tục eo hẹp và giá khó có thể giảm do bị ảnh hưởng bởi nhu cầu cao của các nhà sản xuất Trung Quốc./.

    >>> Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 3 – 2021

Theo PPI Asia

Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 3 – 2021

Ấn phẩm CÔNG NGHIỆP GIẤY số 3 – 2021 

Số này bao gồm

Thị trường – đầu tư

Ngành giấy Việt Nam: 6 tháng đầu năm & triển vọng những tháng cuối năm

Thị trường giấy tissue Trung Quốc: Tăng trưởng mạnh – cạnh tranh cao

Xu hướng suy giảm của bột hoà tan từ gỗ mềm trong thị trường toàn cầu

Chính sách – Sự kiện

Tổng công ty Giấy Việt Nam xuất sắc đạt Giải vàng chất lượng quốc gia

Khoa học – Công nghệ

Hệ thống cơ sở dữ liệu – sự cần thiết cho sự phát triển ngành công nghiệp giấy

Nghiên cứu chế tạo giấy cuộn thuốc lá từ hỗn hợp bột giấy gỗ cứng và gỗ mềm tẩy trắng

Tái tuần hoàn nước thải và không sử dụng hoá chất

Trao đổi kinh nghiệm

Các xu hướng ứng dụng công nghệ sản xuất giấy tissue trong tương lai

Sáng kiến sử dụng giấy trong phòng, chống Covid -19

XEM ẤN PHẨM TẠI ĐÂY: An pham CN Giay so 3 – 2021 

Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: VASEP đề nghị xây dựng bộ quy tắc thực hiện “y tế tại chỗ”

Sáng ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch.

“3 tại chỗ” – đa bất cập

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cũng như ngành dệt may, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung thủy sản đã xuất hiện. Nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã phải gác lại nhiều đơn hàng, hiện tượng mất đơn hàng đã xuất hiện do sản xuất “3 tại chỗ” không đáp ứng được yêu cầu.

Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, việc thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” ở các doanh nghiệp thủy sản hơn 1 tuần qua đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Cụ thể, thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam  đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất dẫn đến một số hệ lụy như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách  hàng, rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách.

Với những nhà máy thực hiện  được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại  phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Và công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40- 50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến – xuất khẩu cũng chỉ đạt  khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung, dự  tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt  20-30% (giảm khai thác, giảm thả giống nuôi trồng và giảm cả nguồn nhập khẩu).

Các vật tư, phụ liệu, bao bì… phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công  suất nguồn cung đến 50%. Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc  bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn:  chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn-ngủ, làm việc  tại nhà máy tăng 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30-50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc, chi phí bao bì, vật tư, bột, phụ liệu tăng cao, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng và đặc biệt thời gian này doanh nghiệp đang gặp  rất nhiều khó khăn về phí cước tàu biển liên tục tăng từ 2-3 đến 10 lần tùy tuyến dẫn đến chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao, trong khi hiệu  quả sản xuất, kinh doanh giảm.

hoi-nghi-thu-tuong-voi-doanh-nghiep-vasep-de-nghi-xay-dung-bo-quy-tac-thuc-hien-y-te-tai-cho
Tại Hội nghị, Hiệp hội và các doanh nghiệp thấy rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn.

Hiệp hội và các doanh nghiệp thấy rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa, các doanh nghiệp lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần do doanh nghiệp phải gồng gánh quá nhiều các khoản chi  phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các qui định chống dịch tại nhà máy. Chưa kể những hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo khiến kế hoạch  phục hồi sản xuất khó khăn hơn, những rủi ro công nhân trong nhà máy thực hiện “3 tại chỗ”  có thể bị nhiễm Covid-19 xảy ra nếu việc sàng lọc kiểm soát ban đầu và trong suốt quá trình  vận hành không được tốt.

Còn phương châm “1 cung đường – 2 địa điểm” cũng có nhiều bất cập khi các địa  phương còn cứng nhắc trong việc xác định 2 địa điểm cần kiểm soát, hoặc yêu cầu cần tập  hợp công nhân tại một điểm và xe công ty phải đón đến nhà máy – điều này thực sự gây ra  nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi công nhân ở nhiều nơi khác nhau, phải di chuyển đến điểm tập  kết chung mà xe ô tô đưa đón thì có hạn, số lượng công nhân trên xe cũng phải đảm bảo  không quá 50% số ghế.

Đặc biệt, dịch Covid-19 lan rộng và phải áp dụng chỉ thị 16  tại Tp. HCM và các tỉnh ĐBSCL trong tháng 7/2021 như đề cập ở trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản.

Từ những khó khăn thực tế kể trên của các doanh nghiệp thủy sản, cùng với cơ hội sản xuất, xuất khẩu thủy sản mà Việt Nam đang có và kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang vừa qua, Hiệp hội VASEP kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số ý kiến để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông, ngư dân  khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản.

Cụ thể, trước hết, đề nghị Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm văc-xin ngừa covid-19. Theo đó, sau những người làm tại các cơ sở y tế & những cán bộ liên quan phải  tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp theo là những người lao động trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu  công nghiệp – thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói  riêng, trong đó đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp  dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương.

    >>> Bộ Công Thương đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất

Bốn đề xuất phục hồi duy trì sản xuất

Xác định là sẽ phải sống chung với đại dịch lâu dài, VASEP đề xuất nên phải có chiến lược phát triển, phục hồi sản xuất trong bối cảnh mới và một kế hoạch chống dịch linh động theo sát thực tế các địa phương.

Thứ nhất, VASEP đề nghị về bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện “Y tế tại chỗ”. Trong đó, Bộ Y tế hoàn thiện Bộ quy tắc (như CDC Mỹ và một số quốc gia đã có) và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện “Y tế tại chỗ”.

VASEP cũng đề xuất cơ chế phối hợp và chia sẻ giữa doanh nghiệp và CDC. Doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp  được áp dụng trong lưu thông và giao dịch.

CDC sẽ xét nghiệm cho người lao động trong doanh nghiệp mỗi tháng một lần.Như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng.

Bộ Y tế cần hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các DN trong thực hiện “3 tại chỗ” như phát hiện F0 để  kiểm soát các nguồn lây nhiễm, giảm tổn thất cho doanh nghiệp và bảo đảm sinh kế cho công nhân,  đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn nhà máy.

Thứ hai, VASEP đã đề xuất cần có hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc về việc thực hiện “1 cung đường – 2 địa điểm” kết hợp tuân thủ quy định 5K và các quy định về phòng dịch của doanh nghiệp và của cơ quan y tế địa phương. Trong đó “1 cung đường” là đảm bảo cung đường từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà với điều kiện có kiểm soát và “2 địa điểm” là tại nhà máy và nơi cư trú tuân thủ quy định phòng dịch.

hoi-nghi-thu-tuong-voi-doanh-nghiep-vasep-de-nghi-xay-dung-bo-quy-tac-thuc-hien-y-te-tai-cho
Nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã phải gác lại nhiều đơn hàng, hiện tượng mất đơn hàng đã xuất hiện do sản xuất “3 tại chỗ” không đáp ứng được yêu cầu.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã phải gác lại nhiều đơn hàng, hiện tượng mất đơn hàng đã xuất hiện do sản xuất “3 tại chỗ” không đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, VASEP cũng có ý kiến về hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn. “Trong khi dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài tình hình, thì việc ngày càng nhiều người lao động tự kéo nhau về quê trong mấy ngày qua là một điều phải suy nghĩ”, Phó Tổng thư ký VASEP nói.

Do đó, VASEP đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh việc phối hợp công-tư, bao gồm cả các tổ chức thiện nguyện được chọn để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ hết sức ý nghĩa vào bối cảnh  hiện nay.

Thứ tư, đề xuất về hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ đã công bố các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Chính phủ đã có Nghị quyết 68 và Quyết định 23 với các chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh doanh nghiệp. Nhưng bình diện chung là việc thực thi còn chậm với nhiều lý do.

Do đó, VASEP đề nghị Chính phủ chỉ đạo để chính quyền địa phương cùng hành động với các doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đã có của Chính phủ.

Đồng thời, có các chính sách ưu tiên về: giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện cho  đến ít nhất hết năm 2021, đề xuất giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ  lương xuống còn 1% quỹ lương cho các doanh nghiệp – đây là những hỗ trợ quý báu để doanh nghiệp có  thêm điểm dựa trong bối cảnh khó khăn hiện nay, để duy trì được “3 tại chỗ” và đặc  biệt là có thêm cơ hội, nguồn lực cho việc phục hồi sản xuất-xuất khẩu.

Tăng mức hỗ trợ từ nguồn BHXH, BHYT, TNLĐ cho doanh nghiệp, và đề nghị BHXH chi  trả lương và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh  Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế.

VASEP cũng đề nghị Chính phủ và Bộ TT-TT xem xét chỉ đạo việc không công khai tên của doanh nghiệp nếu có ca  nhiễm Covid-19 lên các phương tiện truyền thông nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt  động và hình ảnh của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và khả năng phục hồi sản xuất.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất

Theo phương án này, thì thay vì “đóng quân” ăn, nghỉ tại nhà máy thì người lao động được về nhà và cách ly tại nhà sau ca làm việc.

Thời khóa biểu của người lao động được sắp xếp bắt đầu 1 ca làm việc người lao động đi thẳng từ nhà đến nhà máy, trên đường đi không được dừng, đỗ bất kỳ nơi nào. Khi vào nhà máy người lao động phải được nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt, thực hiện các quy định về phòng dịch, xét nghiệm định kỳ với sự hỗ trợ của cán bộ y tế địa phương.

Các doanh nghiệp muốn thực hiện theo phương án này doanh nghiệp phải xây dựng phương án cụ thể về phòng chống dịch và có đặt ra giả định tình huống khi có ca F0, F1 xảy ra trong nhà máy thì biện pháp khoanh vùng, truy vết, các ly y tế như thế nào để bộ phận còn lại có thể sản xuất án toàn. Người lao động cũng phải cam kết với doanh nghiệp về di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Về xét nghiệm SARS-CoV-2, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị Bộ Y tế đưa ra quy định chuẩn về xét nghiệm cộng gộp mẫu định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại doanh nghiệp để giúp họ giảm chi phí và thời gian.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề nghị Cơ quan chức năng cần đưa ra quy định về điều kiện để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau, chẳng hạn hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước khi xảy ra dịch bệnh. Điều kiện hoạt động theo từng kịch bản sẽ tuỳ thuộc vào mức độ đảm bảo an toàn của doanh nghiệp để doanh nghiệp có kế hoạch bố trí lao động, nguồn lực sản xuất thích hợp.

Nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất, với trường hợp các địa phương muốn dừng hoạt động sản xuất trên quy mô lớn trong phạm vi toàn bộ khu, cụm công nghiệp thì phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 xem xét, quyết định. Việc này tránh tình trạng khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện “ba tại chỗ”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp đang thực hiện tốt, thực tế điều này đã có xảy ra.

Cùng đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người lao động tại các khu công nghiệp, sản xuất, xuất khẩu (dệt may, da giày, chế biến nông sản, thực phẩm…).

Một điểm đáng chú ý là Bộ Công Thương đã đề xuất cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí, do doanh nghiệp, cá nhân chi trả dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bố trí tổ chức tiêm tại chỗ đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có đủ điều kiện về y tế nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tổ chức tiêm phòng cho người lao động; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong triển khai tiêm chủng, khai báo y tế, xét nghiệm… nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, tránh việc tập trung đông người không đảm bảo quy định phòng dịch.

“Trường hợp các Hiệp hội, doanh nghiệp đã liên hệ và tìm được nguồn cung vaccine từ nước ngoài, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Chính phủ xin cơ chế, hướng dẫn đại diện cộng đồng doanh nghiệp được ký kết các hợp đồng mua vaccine để giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận được vaccine trong thời gian ngắn nhất”, Công văn của Bộ Công Thương nêu.

Như Nhadautu.vn đã thông tin, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp với các ca nhiễm mang biến thể chủng Delta có tốc độ lây lan cao. Môi trường sản xuất tại nhà máy, xí nghiệp luôn phải tập trung đông người. Trong đó, các nhà máy có sử dụng dây chuyền sản xuất như thủy sản, may mặc, điện tử…việc bố trí công nhân theo vị trí rất khó thay đổi để đảm bảo giãn cách, do đó không may xuất hiện 1 ca F0 trong nhà máy thì nguy cơ lây lan rất cao.

Đề đảm bảo an toàn trong sản xuất, trong nhiều ngày qua đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng phương án bố tri cho công nhân vào ở trong khuôn viên nhà máy, tránh cho công nhân tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp phương án này cũng không thật sự an toàn, thực tế đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất “ba tại chỗ” vẫn bùng phát dịch.

Nhiều doanh nghiệp phía Nam cho biết, thực hiện “3 tại chỗ” khiến họ phải gánh quá nhiều chi phí, như xét nghiệm hàng tuần, trang bị điều kiện cho công nhân ăn, ngủ, làm việc tại nhà máy tăng 50-100%, trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30-50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc…

“Ba tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn doanh nghiệp lớn thì tối đa 4-5 tuần khi duy trì mô hình sản xuất này”, đó là đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Đại diện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như Amcham hay EuroCham cũng đều nêu những bất cập của mô hình “ăn, ở, ngủ” tại chỗ này.

Ông Nguyễn Hải Minh – Phó chủ tịch EuroCham cho biết, khảo sát nhanh các doanh nghiệp thành viên của EuroCham thì chỉ hơn 30% người lao động đồng ý làm việc theo “ba tại chỗ”.

Trong khi đó, đại diện AmCham tại Hà Nội cũng đề xuất Chính phủ Việt Nam cần đưa ra giải pháp, chiến lược chung để doanh nghiệp sống chung với dịch, bởi chưa biết đến khi nào COVID-19 mới kết thúc.

      >>> Bột BEK đạt đỉnh giá tại Brazil; các nguồn cung kỳ vọng vào Trung Quốc

Theo Nhà đầu tư

Giải pháp tân tiến hiệu quả để tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng nguyên liệu giấy

Về cấu tạo giải phẫu, vỏ là phần tách biệt phần gỗ của cây. Đối với cây đã lớn, vỏ cây cấu tạo từ hai lớp (lớp ngoài và lớp trong), khác biệt nhau bởi cấu tạo giải phẫu và chức năng. Phân lớp ngoài cùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống, là lớp chu bì, bao gồm các tế bào chết của cây, bên trong là lớp các tế bào không phát triển được nữa. Phần này của vỏ có tác dụng bảo vệ cây chống lại các tác động của thời tiết, côn trùng và các tác động khác từ môi trường. Phần trong của vỏ là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và có chức năng dẫn các chất dinh dưỡng từ lá cây xuống gốc theo thân cây.

Là một bộ phận quan trọng của cây là thế, chỉ tự tách ra khỏi cây khi bị mục hoặc dưới các tác động cơ học khác, còn thì vỏ bám chắc lấy thân cây từ khi bắt đầu mọc tới khi khai thác hoặc khi cây tự chết, vậy nhưng vỏ lại là phần sinh khối không cần thiết, là “tạp chất” cần phải loại bỏ khi sử dụng gỗ làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy, chế biến thành các sản phẩm hữu ích khác, hay cả khi sử dụng gỗ cho sản xuất đồ gỗ.

Cấu tạo của vỏ cây lá kim đơn giản hơn so với cây lá rộng. Hàm lượng tương đối của các lớp vỏ cây không những phụ thuộc vào loài cây, mà còn khác biệt nhau đối với các cây trong cùng một loài và thậm chí ở các vị trí khác nhau trong cùng một cây. Ở nước ta, gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy là gỗ cây lá rộng (chủ yếu là Keo và Bạch đàn), có độ tuổi 4-6 năm, đường kính thân cây tầm 1,3 m trung bình 20-30 cm.

Khác với cây gỗ vùng ôn đới, cây nguyên liệu giấy vùng nhiệt đới thường không đồng đều về kích thước, tức có sự khác biệt khá lớn về đường kính giữa phần gốc và phần ngọn, do cây phát triển nhanh. Đồng thời cây thường cong, do mưa gió nhiều. Hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật nội bộ cho phép ngành chế biến dăm mảnh nguyên liệu giấy sử dụng cả phần ngọn của cây có đường kính xấp xỉ 10 cm, thậm chí nhỏ hơn. Với những đặc điểm này, việc bóc vỏ gỗ gặp nhiều khó khăn, cả theo phương pháp thủ công, bán thủ công hay bằng các thiết bị bóc vỏ gỗ ở quy mô công nghiệp.

Về mặt công nghệ, bóc vỏ gỗ không triệt để gây ảnh hưởng đến một loạt yếu tố của quá trình vận hành và chất lượng bột giấy, như tăng tiêu hao kiềm khi nấu bột giấy, tăng độ bụi, giảm độ bền cơ học của bột giấy và giấy, kết bám bề mặt thiết bị, lưới xeo, … Về tổng thể, sự có mặt của vỏ cây giảm hiệu quả của quá trình sản xuất, trong nhiều trường hợp còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bóc vỏ triệt để là một trong những vấn đề luôn được quan tâm của quá trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Thực tế cho thấy, hiện nay có 03 phương pháp bóc vỏ gỗ nguyên liệu giấy đang được áp dụng: bóc vỏ thủ công tại nơi khai thác, bằng các loại dao tách; bóc vỏ bằng máy bóc vỏ có cơ cấu trục dao quay theo nguyên lý cạo dập nhiều lần, được lắp đặt tại các doanh nghiệp chế biến dăm mảnh nguyên liệu giấy; bóc vỏ bằng các thiết bị bóc vỏ kiểu thùng quay năng suất cao theo nguyên lý va đập, chà xát để bóc tách vỏ, được lắp đặt tại các nhà máy sản xuất bột giấy. Trong tất cả các trường hợp, bóc vỏ gỗ triệt để vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là với sản xuất yêu cầu năng suất cao. Vì vậy áp dụng các giải pháp và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quá trình bóc vỏ gỗ, là vấn đề thời sự của ngành công nghiệp giấy và chế biến lâm sản, nhất là trong bối cảnh gia tăng xuất khẩu dăm mảnh nguyên liệu giấy. Việc nâng cao chất lượng nguyên liệu sẽ nâng cao được giá trị và tính cạnh tranh của lĩnh vực trông rừng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, song song với các giải pháp đồng bộ như chọn tạo giống cây nguyên liệu, để nâng cao chất lượng gỗ nguyên liệu, ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật và enzyme trong quá trình chế biến, cụ thể là bóc vỏ gỗ, là giải pháp kỹ thuật tân tiến và hiệu quả. Giải pháp này dựa trên những đặc điểm cấu tạo của vỏ cây: tầng phát của gỗ có hàm lượng các chất pectin và protein cao, hàm lượng lignin thấp hoặc không chứa lignin, các mô cambi bao gồm vách tế bào sơ sinh và chất nội bào, có cấu tạo không bền vững dễ bị tác động cơ học. Tầng phát sinh có thể chứa carbohydrate, như cellulose, các chất pectin, xyloglucane, arabinogalactane, hay glucoprotein. Những hợp chất này có thể dễ dàng bị phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật và enzyme, nhờ đó mà vỏ cây có thể dễ dàng được bóc tách sau khi xử lý với các chế phẩm vi sinh vật hoặc enzyme.

Trên thế giới, một loạt enzyme đã được nghiên cứu ứng dụng cho phân hủy vỏ cây các loài khác nhau, là các enzyme phân hủy pectin, hemicellulose, cellulose hay protein, như pectinase, hemicellulase, cellulase hay protease. Chúng đều có khả năng làm suy yếu liên kết giữa gỗ và vỏ cây và/hoặc phân hủy các polyme của tầng phát sinh. Hiện nay có  nhiều chế phẩm thương mại có sẵn, phù hợp cho công dụng này. Tuy nhiên để xác định được hiệu quả cần có các nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm cụ thể đối với từng loại gỗ.

Từ đầu thập kỷ 1990, các nhà nghiên cứu Phần Lan là Ratto và Viikari đã nghiên cứu sử dụng enzyme cho bóc vỏ gỗ, cụ thể cho quá trình thủy phân tầng phát sinh của gỗ và libe bằng chủng nấm Aspergillus niger. Quan sát tác dụng của loại polygalacturonase này tới tiêu hao điện năng cho quá trình bóc vỏ cho thấy, đã giảm được tới 20% điện năng tiêu thụ. Theo phương pháp này, gỗ trục được ngâm trong dung dịch enzyme và enzyme đã khuếch tán chủ yếu theo tiếp tuyến giữa gỗ và vỏ cây. Ba loại enzyme nữa cũng đã được sử dụng, là pectinase thương phẩm (Pectinex Ultra SPL của hãng Novozymes) và hai chế phẩm polygalacturonase khác được phân lập tuyển chọn trong phòng thí nghiệm từ nấm Aspergillus niger, xylanase thương phẩm là Pentosanase MKC. Với mức dùng thích hợp, các enzyme pectinase, polygalacturonase hay hemicellulase đã giúp bóc vỏ triệt để hơn, đồng thời giảm tiêu hao điện năng cho bóc vỏ gỗ, như trường hợp tốt nhất đạt xấp xỉ 50% điện năng tiêu thụ khi sử dụng chế phẩm Pectinex. Trong số các loại enzyme, thì  pectinase thể hiện phổ hoạt lực khá khác nhau đối với các thành phần của cambi của các loại gỗ khác nhau. Sử dụng xylanase cho phép giảm khoảng 18% tiêu thụ năng lượng cho bóc vỏ. Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng từng loại chế phẩm enzyme hay vi sinh vật cho từng loại gỗ là cần thiết.

Như vậy, phương pháp bóc vỏ sử dụng enzyme là một cách tiếp cận mới và hấp dẫn. Trong thời đại ngày nay, khi mà vấn đề tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt đang là vấn đề nóng bỏng và bức thiết, ưu điểm nổi bật của phương pháp này là giảm được tiêu hao điện năng, có thể giảm được tới 80% khi tiền xử lý gỗ bằng pectinase. Sử dụng enzyme cũng tiết kiệm được đáng kể tiêu hao nguyên vật liêu khác cho sản xuất bột giấy . Enzyme không chỉ có thể nâng cao năng suất bóc vỏ  hiện có, tiết kiệm được vốn đầu tư, mà còn thúc đẩy được quá trình khi gỗ khó bóc vỏ. Trong trường hợp đó, nên tiến hành bóc vỏ sơ bộ trước, sau đó xử lý bằng enzyme rồi lại tiến hành tiếp tục, như vậy phần lớn vỏ cây đã bị loại bỏ và tạo điều kiện cho enzyme thẩm thấu tốt hơn vào trong vỏ. Trong thực tế, có thể tiến hành một cách thuận lợi khi phun lên gỗ đã bóc vỏ và lặp đi lặp lại quá trình bóc vỏ bằng phương pháp cơ học truyền thống.

Tuy vậy, có thể nhìn thấy ngay những hạn chế và triển vọng của ứng dụng enzyme hay vi sinh vật cho bóc vỏ gỗ. Về cấu tạo, vỏ cây là một dạng cơ chất khó phân hủy đối với enzyme, nhất là khi còn nguyên vẹn. Khi xử lý, enzyme rất khó thẩm thấu vào bên trong để phân hủy các thành phần của vỏ. Mặc dù hạn chế này phần nào có thể khắc phục bằng phương pháp bóc vỏ sơ bộ hay tác động cơ học khác để cải thiện quá trình, nhưng để đạt hiệu quả kinh tế lẫn kỹ thuật, đây vẫn là rào cản lớn cần được lưu ý. Vì vậy cần nghiên cứu các chế phẩm enzyme có tác dụng cùng lúc đối với nhiều thành phần của tầng phát sinh và tối ưu hóa thành phần của hỗn hợp enzyme đối với từng loại gỗ có tầng phát sinh khác nhau.

Theo Khoa học và Công nghệ Công Thương

Bột BEK đạt đỉnh giá tại Brazil; các nguồn cung kỳ vọng vào Trung Quốc

Theo số liệu công bố của PPI Latin America, giá bột BEK đạt 4.149 real/tấn trong tháng 7/2021, sẽ tăng lên từ 4.420 real/tấn trong tháng 8/2021 là mức giá thấp nhất, cao hơn 67% so với một năm trước, tương đương 825-1.100 USD/tấn, tăng 61,8% so với hàng năm (tỷ giá 1USD=5.17real).

Diễn biến tăng giá bột BEK tại Brazil (đvt- Real/tấn)

Tại các nước Mỹ Latinh khác, giá BEK bắt đầu theo đà giảm giá được ghi nhận ở châu Á, giảm 20 USD xuống còn 780-800 USD/tấn trong tháng 7/2021. Nhu cầu tiêu thụ tại châu Á và các khu vực khác vẫn ổn định, tuy nhiên việc vận chuyển vẫn tiếp tục gặp khó khăn, nên không có khả năng giá sẽ giảm nữa.

Theo khảo sát giá của PPI Asia, giá bột BEK ở Trung Quốc đã giảm hơn 100 USD/tấn trong tháng 7 xuống còn 640-680 USD/tấn, tuy nhiên vẫn tăng 46,7% so với hàng năm. Mùa nhu cầu thấp, giá giấy giảm mạnh tại Trung Quốc, cũng như khó khăn về vận tải biển khiến xuất khẩu giảm là những nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy giảm giá bột BEK tại nước này. Tuy nhiên, tồn kho bột giấy tại Trung Quốc đang giảm trở lại, vì vậy rất có thể các nhà sản xuất sẽ xúc tiến mua dự trữ trong tháng 8 và 9/2021.

Nhập khẩu bột BHK của Trung Quốc (tấn)

Theo dữ liệu của Hệ thống Thông tin Thương mại Toàn cầu (GTIS), nhập khẩu bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) của Trung Quốc trong tháng 6 là mức thấp nhất trong 12 tháng trước đó, ở mức 996.749 tấn, giảm 10% so với một năm trước. Tuy nhiên, khi xem xét nhập khẩu BHK của Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm, nhập khẩu của Trung Quốc cao hơn 9,9% so với năm 2020 là 6,8 triệu tấn./.

    >>> Henan Yadu khởi chạy dây chuyền giấy bao bì công suất 150.000 tấn/năm

Theo PPI Latin America

 

Henan Yadu khởi chạy dây chuyền giấy bao bì công suất 150.000 tấn/năm

Dây chuyền lắp đặt tại nhà máy của Henan Yadu Paper do công Henan Zhongya Intelligent Technology của Trung Quốc cung cấp và lắp đặt.

BM có khổ rộng giấy sau cắt biên là 5,4 m và tốc độ thiết kế 700 m/phút.

Nguyên liệu đầu vào là giấy thu hồi trong nước và sản phẩm đầu ra là giấy lớp sóng giữa có định lượng thấp, độ bền cao.

Trong tương lai, Henan Yadu đang cân nhắc về việc tiếp tục mở rộng thêm công suất với BM thứ hai của nhà máy, có công suất 150.000 tấn / năm giấy testliner, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023./.

   >>> Bản tin tháng 7/2021

VPPA tổng hợp

Bản tin tháng 7/2021

Trong bản tin số 6 – tháng 7/2021 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Tập đoàn Arkhbum Tissue của Nga lên kế hoạch mở rộng thị trường nội địa

Voith lắp đặt máy sản xuất bìa ngà công suất 1 triệu tấn/năm cho nhà máy của Asia Symbol tại Jiangsu

Công ty United Paper của Thái Lan mở rộng sản xuất giấy bao bì hòm hộp

    >>> Xem BẢN TIN VPPA THÁNG 7

Nguồn cung tăng, giá bột NBSK, SBSK giảm 30-50 USD tại Mỹ; giá bột BHK ổn định

Cụ thể, trong giá bột giấy niêm yết sơ bộ có hiệu lực trong tháng 7 của Mỹ, bột NBSK giảm xuống còn 1.565-1.585 USD/tấn, giảm 30-50 USD/tấn, bột SBSK giảm ít hơn 30-40 USD/tấn, xuống còn 1.545-1.555 USD/tấn.

Trong khi đó, chỉ trong vòng 6 tháng trước đó (từ 12/2020-5/2021) giá bột NBSK đã tăng giá hợp đồng kỳ hạn lên tổng cộng 485 USD/tấn.

Đầu tiên, vào tháng 12/2020, giá NBSK đã tăng 20 USD/tấn do nguồn cung sụt giảm và thị trường Trung Quốc bắt đầu phục hồi, sau đó giá leo thang tăng nhanh hơn trong năm 2021.

Giá giao ngay bột NBSK đã bị sụt giảm nhanh chóng, nguyên nhân là do sức tiêu thụ trong nước sụt giảm và xuất khẩu sang Trung Quốc cũng bị tắc nghẽn.

Giá giao ngay NBSK của Mỹ giảm xuống còn 830-860 USD/tấn. Điều đó kéo theo mức giảm tích lũy tới 85 USD/tấn kể từ khi giá đạt đỉnh vào giữa tháng 5/2021.

Trong khi đó, thị trường bột NBHK của Mỹ lại ổn định. Giá bột niêm yết sơ bộ có hiệu lực vào tháng 7/2021 đối với bột BEK không đổi ở mức 1.360 USD/tấn. Hai loại bột BHK sản xuất tại Bắc Mỹ đã giảm tiếp 10 USD/tấn, đưa giá niêm yết sơ bộ xuống còn 1.340-1.350 USD/tấn.

Tương tự như bột NBSK, các công ty sản xuất giấy tissue tại Bắc Mỹ đã giảm lượng tiêu thụ bột BEK của họ trong hai tháng qua do hoạt động bán lẻ khăn giấy và khăn giấy rất chậm. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã dự trữ thêm bột giấy từ nhiều tháng trước. Giá bột BHK giao ngay cũng đã giảm 20 USD/tấn, xuống chỉ còn 745-785 USD/tấn./.

    >>> Giá xuất khẩu giấy kraft của Mỹ tăng trở lại

VPPA tổng hợp

Giá xuất khẩu giấy kraft của Mỹ tăng trở lại

Theo khảo sát về giá của PPI Pulp & Paper, kể từ tháng 9/2020 giá xuất khẩu giấy kraft của Mỹ đã tăng trong 10 tháng liên tục tại 3 trong 4 thị trường toàn cầu.

Nguyên nhân chính là do các công ty cung cấp tại Bắc Mỹ và Châu Âu chủ yếu tập trung sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Do vậy, theo số liệu thống kê thương mại của chính phủ Mỹ, xuất khẩu giấy kraft của Mỹ tính từ đầu năm đến tháng 5/2021 đã giảm 25,7%, tương đương 506.000 tấn.

So với tháng 6, giá CIF tại Trung Quốc trong tháng 7 tăng 50 USD/tấn, tại Ý và Tây Ban Nha ở Nam Âu tăng 25 Euro, giá FAS từ cảng Mỹ tới Nam/Trung Mỹ tăng 20 USD/tấn, và giá FOB Mexico tăng 15 USD/tấn.

Kể từ tháng 9/2020, giá giấy kraft giao đến các cảng chính ở Trung Quốc đã tăng 280 USD/tấn C&F, bao gồm cả mức tăng 50 USD/tấn trong tháng 7 này.

Điều này đánh dấu mốc phục hồi ấn tượng của giá xuất khẩu giấy kraft sau đợt giảm 245 USD/tấn từ quý IV/2018 đến quý IV/2019.

Dự báo, giá xuất khẩu giấy kraft của Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trong bối cảnh chi phí logistics và cước phí vận chuyển đường biển đang tăng cao./.

     >>> Nguồn cung từ châu Âu tăng, nhưng giá RCP châu Á vẫn ở mức cao

Theo VPPA tổng hợp