Bảo vệ khoai tây bằng giấy sinh học làm từ thân chuối

Ngày 17-03-2022
VPPA-Tại Đông Phi và một số khu vực khác, cây khoai tây đang bị đe dọa bởi một loại sâu bệnh mang tên tuyến trùng bào nang khoai tây (potato cyst nematode) – gọi tắt là PCN. Nhưng một loại giấy sinh học làm từ các bộ phận vứt đi của cây chuối có thể sẽ mang lại hy vọng mới.

bao-ve-khoai-tay-bang-giay-sinh-hoc-lam-tu-than-chuoi

Thử nghiệm trồng khoai tây bọc trong loại giấy sinh học làm từ thân cây chuối tại Kenya.

Một trong những phương pháp kiểm soát PCN chính là bón thuốc trừ sâu. Nhưng không may là những hóa chất như vậy lại không rẻ, chưa kể còn gây hại đến môi trường. Trong quá trình theo đuổi một giải pháp thay thế an toàn và ít tốn kém hơn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang North Carolina (Mỹ) đã tìm đến những thành phần thải loại từ các đồn điền trồng chuối, đặc biệt là thân chuối.

Nhóm nghiên cứu đã tận dụng phần thân của giống chuối Cavendish, nghiền nát và ép thành dạng bột lỏng, rồi cán mỏng và phơi khô. Thành phẩm thu được là một lớp mỏng như giấy, chủ yếu chứa lignin và cellulose (có nhiều trong thân chuối). Giấy được cắt thành nhiều mảnh vuông nhỏ; một phần để nguyên còn số khác được tẩm một lượng nhỏ thuốc trừ sâu sinh học abamectin. Sau đó, nhóm dùng cả hai loại giấy để bọc xung quanh các củ khoai tây giống và trồng vào những luống thử nghiệm riêng biệt ở Kenya. Ngoài ra, nhóm còn trồng thêm một nhóm đối chứng – không dùng loại giấy trên.

bao-ve-khoai-tay-bang-giay-sinh-hoc-lam-tu-than-chuoi
Giấy sinh học có thành phần chủ yếu làligninvàcellulose.

Qua hại vụ, những cây được trồng từ củ bọc trong giấy (có tẩm hoặc không tẩm abamectin) hầu như đều không bị PCN xâm nhập. Có lẽ là do lớp giấy đã giữ lại và hấp thu các hoạt chất tiết ra từ rễ cây, ngăn không cho chúng lan tỏa trong đất và thu hút PCN. Hiệu quả càng đặc biệt rõ ở những cây được trồng từ củ bọc trong giấy tẩm abamectin – do được bảo vệ tốt nhất khỏi PCN nên đạt năng suất gấp gần 5 lần nhóm đối chứng. Nhưng quan trọng hơn, vì giấy giúp phân bổ abamectin đến đúng nơi cần đến, cho nên nhà nông chỉ phải sử dụng một lượng thuốc trừ sâu rất nhỏ – chưa bằng 1/1000 khuyến cáo.

Nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ Tahira Pirzada nhận định: “Cái hay của phương pháp trên là nó đơn giản, rẻ và bền vững, rất phù hợp với quy mô không quá lớn. Quá trình sản xuất loại giấy trên cũng hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Đó thực sự là một hướng đi vô cùng hứa hẹn.”

Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Sustainability.

   >>> Ngành giấy Việt Nam: đầu tư, sản xuất, diễn biến thị trường năm 2021 và dự báo năm 2022

Theo Khoa học & Phát triển

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng