Nhập khẩu giấy từ Đông Nam Á chiếm 31,13%
Đông Nam Á – là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong năm 2018, chiếm 31,13% tổng lượng giấy nhập khẩu.
Kết thúc năm 2018, Việt Nam đã phải nhập khẩu trên 2 triệu tấn giấy các loại, trị giá 1,89 tỷ USD, tăng 5,3% về lượng và 13,2% trị giá so với năm 2017. Tính riêng tháng 12/2018 đã nhập khẩu 196,4 nghìn tấn giấy, trị giá 158,8 triệu SUSD, giảm 1,3% về lượng và giảm 10,2% trị giá so với tháng 11/2018.
Trong số những thị trường cung cấp giấy cho Việt Nam, thì chủ yếu đến từ các nước Đông Nam Á – thị trường này chiếm trên 31% tổng lượng giấy nhập khẩu của cả nước, đạt 644,5 nghìn tấn, trị giá 685,1 triệu USD, tăng 3,33% về lượng và 12,74% trị giá, giá nhập bình quân tăng 9,11% đạt 1.062,86 USD/tấn.
Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, nhập khẩu giấy từ thị trường Trung Quốc cũng chiếm tới 18,74%, đạt 388,1 nghìn tấn, trị giá 329,26 triệu USD, giảm 4,47% về lượng nhưng tăng 3,49% trị giá so với năm trước. Giá nhập bình quân 848,23 USD/tấn, tăng 8,33%. Riêng tháng 12/2018 đã nhập từ thị trường này 57,8 nghìn tấn, trị giá 29,21 triệu USD, tăng 78,65% về lượng nhưng giảm 0,16% trị giá, giá nhập bình quân 504,7 USD/tấn, giảm 44,12% so với tháng 11/2018.
Thị trường nhập nhiều sau Trung Quốc là Nhật Bản đạt 330,6 nghìn tấn, trị giá 250,7 triệu USD, tăng 24,45% về lượng và 35,18% trị giá, giá nhập bình quân 758,26 USD/tấn, tăng 8,63%.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trường khác như: Hàn Quốc, Ấn Độ, Phần Lan,Mỹ…
Nhìn chung, năm 2018 lượng giấy nhập từ các thị trường đều sụt giảm, số này chiếm trên 61%, trong đó nhập từ thị trường Pháp giảm nhiều nhất 90,22% tương ứng với 84 tấn, trị giá 137,2 nghìn USD giảm 95,64%, mặc dù giá nhập bình quân giảm 55,39% chỉ với 1.634,26 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, số thị trường với lượng nhập tăng trưởng chỉ chiếm 38,88%, trong đó đặc biệt tăng mạnh nhập từ Ấn Độ, tuy chỉ có 41,9 nghìn tấn nhưng tăng gấp 3,1 lần (tức tăng 214,59%) so với năm 2017. Giá nhập bình quân từ thị trường Ấn Độ 1.082,6 USD/tấn, giảm 51,85%.
Thị trường nhập khẩu giấy năm 2018
Thị trường | Năm 2018 | +/- so với năm 2017 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 388.176 | 329.263.293 | -4,47 | 3,49 |
Nhật Bản | 330.636 | 250.707.035 | 24,45 | 35,18 |
Hàn Quốc | 318.366 | 288.035.810 | 28,27 | 28,06 |
Indonesia | 312.439 | 261.628.690 | 16,64 | 31,79 |
Đài Loan | 220.721 | 141.492.131 | -17,53 | -10,65 |
Thái Lan | 217.611 | 194.817.771 | -4,45 | 9,61 |
Malaysia | 69.404 | 63.194.077 | -1,03 | 14,3 |
Ấn Độ | 41.985 | 45.452.988 | 214,59 | 51,46 |
Singapore | 38.040 | 160.737.896 | -26,16 | -6,89 |
Phần Lan | 23.013 | 24.926.771 | 1,78 | 8,71 |
Mỹ | 21.531 | 22.296.438 | -18,53 | -1,21 |
Nga | 18.636 | 19.309.913 | -15,26 | -3,2 |
Đức | 8.203 | 13.238.889 | 25,74 | 40,61 |
Philippines | 7.099 | 4.735.855 | 8,65 | 35,3 |
Italy | 6.680 | 10.636.319 | -27,81 | 8,05 |
Thụy Điển | 4.585 | 5.170.416 | -12,77 | 4,4 |
Áo | 724 | 568.727 | -40,85 | -53,73 |
Pháp | 84 | 137.277 | -90,22 | -95,64 |
(* tính toán số liệu từ TCHQ)
Bột giấy tại Trung Quốc và giấy bao bì hòm hộp xuất khẩu của Mỹ đang chịu áp lực giảm giá
RISI Pulp&Paper Week đã cung cấp thông tin cập nhật về thị trường bột giấy và giấy bao bì hòm hộp: Liên quan đến thị trường bột giấy, giá bột giấy tại Trung Quốc đã giảm mạnh từ đầu tháng 11 và động thái này sẽ kéo dài ít nhất hết năm 2018. Các nhà phân tích thị trường dự báo rằng sự phục hồi giá bột giấy trong ngắn hạn sẽ không xảy ra và cảnh báo ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc tới các khu vực khác như Mỹ và châu Âu. Về thị trường giấy bao bì hòm hộp (containerboard), giá xuất khẩu của Mỹ đang phải chịu áp lực giảm trên toàn cầu và Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Mỹ theo quốc gia dự kiến sẽ tăng đáng kể mức thuế đối với giấy bao bì lớp mặt nhập khẩu từ Mỹ, từ 1.2019.
Bột giấy
RISI nhận xét rằng bột gỗ mềm tẩy trắng (BSK) xuất khẩu sang Trung Quốc ban đầu chỉ giảm giá 30-40 USD/tấn nhưng sang tuần thứ 2 của tháng 11.2018 mức giảm đã là 50-60 USD/tấn. Hơn nữa, các nhà giao dịch mua bán trên thị trường cho rằng sự phục hồi về giá trong ngắn hạn sẽ không xảy ra do một số yếu tố như: hiện nay lượng tồn kho bột giấy ở Trung Quốc đang ở mức cao; giá và nhu cầu đối với các sản phẩm giấy thành phẩm đang ở mức thấp; và các yếu tố ảnh hưởng khác như tỷ giá đồng nhân dân tệ, mức thuế nhập khẩu tăng do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Một nhà phân tích cho biết trên thị trường đang có tâm lý rằng những sự sụt giảm này sẽ lan sang Mỹ, và dự báo trước hết nó sẽ tấn công bột SBSK và sau đó sẽ lan sang bột NBSK vào tháng 12.2018.
Một nhà sản xuất lớn bột NBSK thông báo, họ đang vận chuyển khối lượng lớn bột sang Bắc Mỹ thay vì chuyển sang Trung Quốc, khi đó nhiều khả năng giá giao ngay ở Bắc Mỹ sẽ giảm. Hiện nay giá giao ngay tại Mỹ vẫn chưa giảm, nhưng có một kỳ vọng rằng mức giá này sẽ không còn được giữ nguyên.
Giấy bao bì hòm hộp
RISI cho biết các nhà xuất khẩu giấy bao bì lớp mặt (kraft linerboard) của Mỹ đã phải chịu áp lực giảm giá liên tục trong thời gian qua và đang chờ tác động tiếp theo từ mức thuế của Trung Quốc trong tháng 1.2019; áp lực giảm rõ nhất đối với các nhà xuất khẩu Mỹ là ở Trung và Nam Mỹ, Trung Quốc và Nam châu Âu. Một nhà xuất khẩu Mỹ cho biết nhu cầu tiêu thụ đã chậm lại trên toàn cầu và không có cơ hội để tăng thêm được lượng cung. Mức thuế nhập khẩu của Trung Quốc đối với giấy lớp mặt của Mỹ sẽ tăng từ 10% hiện nay lên 20-25% vào tháng 1.2019, trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Mỹ theo quốc gia, điều này sẽ ảnh hướng lớn đến lượng xuất khẩu và sẽ tác động đến giá.
Trung Quốc không phải là thị trường xuất khẩu lớn duy nhất của Mỹ bị áp đặt thuế quan, như Thổ Nhĩ Kỳ, một nước lớn khác (đứng thứ 7 về quốc gia xuất khẩu giấy lớp mặt của Mỹ) hiện có mức thuế 20% trên tất cả các mặt hàng giấy lớp mặt kraft nhập khẩu từ Mỹ, tăng từ 10% lên 20% từ tháng 8.2018.
Trong khi đó, không chỉ có giá xuất khẩu giấy bao bì hòm hộp của Mỹ giảm, mà giá của Trung Quốc sản xuất nội địa đã giảm trong nhiều tuần, và giá của châu Âu cũng đã bắt đầu giảm.
Nguồn: VPPA/VITIC
Đăng nhập để bình luận.