Ngành giấy tiến đến tiêu chuẩn LEED

LEED (Leadership in Energy & Environmental Design – tạm dịch là “Định hướng Thiết kế về Năng lượng và Môi trường”) là một giấy chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ ra đời năm 1995 tại Mỹ. Đây là tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người.

Chứng nhận LEED nhằm đề cao những thiết kế xây dựng thân thiện với môi trường, một phần trong quá trình xây dựng. Để được chứng nhận, dự án xây dựng cần đạt được một số điểm nhất định và đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng xanh. 

Theo đó, quá trình chứng nhận LEED cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu như: Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường; Phải đáp ứng yêu cầu về diện tích sàn; Đáp ứng tối thiểu công suất xây dựng về số lượng người dùng; Duy trì ranh giới xây dựng hợp lý; Là một tòa nhà vĩnh cửu; Chia sẻ dữ liệu sử dụng năng lượng và nước; Phải có tỷ lệ xây dựng tối thiểu giữa tòa nhà và khu đất… 

Ngoài ra, trong các tiêu chí LEED đưa ra, đòi hỏi công trình phải cân đối các yếu tố như sử dụng các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời giảm chất thải nhằm nâng cao chất lượng không khí trong nhà; Thiết kế công trình hướng đến tiết kiệm lượng nước sử dụng hoặc có thể tái sử dụng; Tăng cường sử dụng ánh sáng ban ngày và thúc đẩy sự thông gió tự nhiên… 

Chứng nhận LEED cũng mang lại những giá trị nhất định. Ngoài giảm sử dụng năng lượng và nước, giảm chi phí bảo trì và vận hành, giảm trách nhiệm pháp lý còn giúp tăng chất lượng không khí, giảm hội chứng “xây dựng rủi ro” cho công ty, Tăng hiệu suất của nhân viên, tăng sự đổi mới và quy trình để tối ưu hóa hiệu suất tòa nhà… 

Để đạt được chứng chỉ LEED, các công ty phải đạt được những yêu cầu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người.

Tùy vào các lĩnh vực khác nhau của công trình để đánh giá và tính điểm LEED. Có 4 cấp điểm đánh giá LEED gồm: 

  • Được cấp phép 40-49 điểm
  • Bạc  50-59 điểm
  • Vàng 60-79 điểm
  • Bạch kim 80+ điểm

Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành giấy Việt Nam cũng đã bắt đầu chuyển mình “nhập cuộc” để thích ứng với làn sóng tiêu chuẩn xanh. 

Công ty đầu tiên đạt chuẩn LEED trong ngành giấy và bao bì tại Việt Nam là CP Paper của công ty Cổ phần Giấy Phùng Vĩnh Hưng. 

Việc áp dụng và đạt tiêu chuẩn LEED giúp CP Paper tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng gió tự nhiên, ánh sáng tự nhiên, hệ thống điện năng lượng mặt trời, vòi phun tiết kiệm nước… theo tiêu chuẩn khắt khe của LEED toàn cầu đồng thời nâng cao điều kiện làm việc cho công nhân viên, nâng cao năng suất lao động, tăng cường gắn kết đội ngũ và văn hóa doanh nghiệp.

VPPA