Tham vọng sản xuất bột tái chế của Lee&Man tại Đông Nam Á

Ngày 16-03-2020
VPPA-Tháng 3/2020, Lee&Man đã khởi chạy dây chuyền sản xuất bột giấy tái chế mới, mở rộng công suất tại thị trường Đông Nam Á lên 1,7 triệu tấn/năm. Sau khi đã chạy thử nghiệm vào hồi tháng 1/2020, Công ty Lee&Man, Trung Quốc đã cho vận hành dây chuyền sản xuất bột giấy tái […]

Tháng 3/2020, Lee&Man đã khởi chạy dây chuyền sản xuất bột giấy tái chế mới, mở rộng công suất tại thị trường Đông Nam Á lên 1,7 triệu tấn/năm.

Sau khi đã chạy thử nghiệm vào hồi tháng 1/2020, Công ty Lee&Man, Trung Quốc đã cho vận hành dây chuyền sản xuất bột giấy tái chế công suất 400.000 tấn/ năm, tại nhà máy Sepang, Selangor, Malaysia.

Nguyên liệu chính của dây chuyền là bao bì hòm hộp (OCC) nhập khẩu từ Mỹ và Châu Âu, nhằm sản xuất ra loại bột tái chế màu nâu, xuất khẩu phục vụ các nhà máy của công ty tại Trung Quốc.

Ngoài nhà máy Sepang, Lee&Man nhập khẩu bột nâu tái chế từ nhà máy Yeni ở Bago, Myanmar của công ty Best Eternity Recycle Pulp and Paper, có công suất 340.000 tấn/ năm.

Dự báo Trung Quốc sẽ cấm hoàn toàn nhập khẩu giấy thu hồi, Lee&Man đã tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư tại nước ngoài, dự tính nâng công suất tại thị trường Đông Nam Á lên 1,7 triệu tấn/năm trong năm 2020.

Cụ thể, tại nhà máy Sepang, Lee&Man đang xây dựng bốn máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế mới với tổng công suất gần 1,2 triệu tấn/năm, dự kiến hoàn thành trong nửa cuối năm nay.

Mỗi máy đều có chiều rộng khổ giấy sau cắt biên là 5,6 m và tốc độ thiết kế 1.000 m/phút.

Do đó, quy mô mở rộng công suất giấy bìa tại nhà máy Sepang lớn hơn nhiều so với con số 700.000 tấn/năm đã được thông báo lần đầu vào tháng 10 năm 2018.

Tại Việt Nam, Lee&Man cũng đang xây dựng dây chuyền BM thứ hai có công suất 500.000 tấn/năm tại nhà máy ở Hậu Giang, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Dây chuyền BM đầu tiên được khởi chạy vào đầu năm 2017 và đã nâng công suất từ 400.000 tấn/năm ban đầu lên 550.000 tấn/năm vào năm 2019./.

RISI – VPPA

Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng