Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu giấy từ thị trường Việt Nam

Ngày 30-08-2018
VPPA-Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018 xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017. Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% […]

Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018 xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017.

Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018  xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017.

Trung Quốc lục địa là thị trường chủ lực nhập khẩu giấy của Việt Nam kể từ đầu năm đến nay, chiếm 27,2% tỷ trọng, đạt 160,9 triệu USD, tăng gấp hơn 11 lần (tức tăng 1028,97%) so với cùng kỳ 2017.
Nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á chiếm 25,4% tỷ trọng chỉ đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc, đạt 150,2 triệu USD, tăng 41,19%.
Mỹ là thị trường đạt kim ngạch đứng thứ ba 70,6 triệu USD, tăng 15,92%, kế đến là Đài Loan (TQ), tăng 9% so với cùng kỳ 2017 đạt 52,6 triệu USD.
Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2017, ngoài thị trường Trung Quốc lục địa có tốc độ tăng đột biến thì xuất sang Philippine và Hàn Quốc cũng tăng mạnh. Cụ thể, xuất sang Philippien tăng gấp 2,47 lần (tức tăng 147,65%) tuy chỉ đạt 17 triệu USD; sang Hàn Quốc tăng gấp 2,25 lần (tức tăng 125,67%) đạt 12,8 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang các nước EU lại sụt giảm mạnh 24% xuống còn 2,1 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy 7 tháng năm 2018
Thị trường T7/2018 (USD) +/- so với tháng 6/2018 (%)* 7T/2018 (USD) +/- so với cùng kỳ năm 2017 (%)*
Trung Quốc 28.787.036 -30,76 160.929.485 1,028,97
Hoa Kỳ 6.228.739 -26,53 70.634.235 15,92
Đài Loan 7.446.656 -0,11 52.602.285 9
Nhật Bản 8.004.203 10,44 49.938.443 6,6
Campuchia 5.825.075 4,45 36.674.482 27,95
Malaysia 4.806.215 4,3 29.121.573 55
Indonesia 3.890.486 32,19 24.446.040 53,46
Singapore 2.953.929 7,57 22.219.320 3,95
Thái Lan 2.631.616 16,79 18.210.202 51,02
Philippines 1.902.279 17,45 17.065.991 147,65
Australia 3.008.926 33,04 17.048.352 -10,39
Hàn Quốc 2.256.738 -4,95 12.833.474 125,67
Hồng Kông (TQ) 613.024 -6,32 4.390.286 10,48
Lào 435.141 10,72 2.538.702 -7,02
UAE 256.825 -33,38 2.338.187 -0,34
Đức 245.167 58,54 1.054.883 -40
Anh 156.507 -23,26 1.048.118 2,94

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Dẫn nguồn tin từ Cafef, Tri thức trẻ, thời gian qua Trung Quốc tăng nhập khẩu giấy và sản phẩm từ thị trường Việt Nam do nguồn cung trong nước thiếu hụt và Chính phủ Trung Quốc siết chặt chính sách môi trường đối với các doanh nghiệp bản địa và nhập khẩu nguyên liệu tái chế, khiến hàng loạt nhà máy giấy và bột ô nhiễm tại đây đóng cửa. Bên cạnh đó, từ giữa tháng 7/2018 do thiếu hụt nguồn cung giấy thu hồi (RCP), các nhà sản xuất hàng đầu đã công bố kế hoạch ngừng hoạt động trong thời gian còn lại của tháng 7 và tháng 8. Một lượng lớn RCP giá rẻ đã được chuyển hướng sang các nước Châu Á khác như Việt Nam và Đài Loan (TQ).
Dự báo, những tháng còn lại của năm 2018, kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm vẫn giữ được đà tăng trưởng, trong đó đặc biệt là thị trường Trung Quốc, khi mà Chính phủ nước này tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu RCP, mặc dù trên thực tế số lượng nhập khẩu đã bị suy giảm xuống mức rất thấp do bị kiểm tra nghiêm ngặt.
Ngoài thị trường Trung Quốc, thị trường xuất khẩu giấy của Việt Nam thời gian tới được mở rộng hơn nữa, bởi hiện nay làn sóng tẩy chay đồ nhựa dùng một lần, đặc biệt là ống hút nhựa đang lan tỏa khắp toàn cầu, mở ra cơ hội và triển vọng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thay thế bao gồm ống hút thủy tinh và ống giấy hút.
Nguồn: http://vinanet.vn
Bình luận của bạn

Tin liên quan

Tin đã đăng