Diễn biến và dự báo thị trường nguyên liệu bột giấy, giấy thu hồi tại Đông Nam Á

Bột giấy

Từ thời điểm tháng 12/2020, giá bột giấy đã biến động tăng liên tục, tùy theo từng loại bột giấy. So với cùng kỳ tháng 3/2020, đến tháng 3/2021 giá bột giấy các loại đã tăng từ 34,7% đến 65%, cụ thể từng loại bột giấy chính giao dịch tại Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, như sau:

Bột giấy hóa nhiệt cơ (BCTMP), tháng 3/2021 đang giao dịch ở mức 630 – 650 USD/tấn, mức trung bình là 640 USD/tấn, giá đã tăng 42,2% (190 USD/tấn) so với tháng 12/2020 và tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước;

Bột giấy hóa học tẩy trắng bạch đàn (BEKP), tháng 3/2021 đang giao dịch ở mức 710 – 730 USD/tấn, mức trung bình là 720 USD/tấn, giá đã tăng 56,5% (260 USD/tấn) so với tháng 12/2020 và tăng 56,5% so với cùng kỳ năm trước;

Bột giấy hóa học tẩy trắng gỗ mềm (BSKP): đối với bột giấy phương bắc (NBSKP), tháng 3/2021 giao dịch ở mức 906 USD/tấn đã tăng 30,2% (285 USD/tấn) so với tháng 12/2020 và tăng 57,6% so với cùng kỳ năm trước. Bột giấy gỗ mềm phương nam (SBSKP), tháng 3/2021 giao dịch ở mức 880 – 900 USD/tấn, mức giá trung bình 890 USD/tấn đã tăng 48,3% (290 USD/tấn) so với tháng 12/2020 và tăng 55,5% so với cùng kỳ năm trước (xem hình 1).

Hình 1: Giá bột giấy nhập khẩu tại Trung Quốc và Đông Nam Á đến tháng 3/2021 (đvt: USD/tấn, CIF)

Một số các yếu tố quan trọng thúc đẩy giá bột giấy biến động tăng mạnh và liên tục trong thời gian gần đây: (1) Trong quý 4/2020, khi tỷ lệ hoạt động sản xuất giấy in, giấy viết có tráng và không tráng đã tăng trở lại trên toàn cầu, đã kích thích tiêu thụ bột giấy gia tăng trên thị trường bột giấy toàn cầu, (2) Gia tăng nhu cầu sử dụng bột giấy nguyên thủy thay thế cho giấy loại văn phòng lựa chọn (SOP) để sản xuất giấy tissue, (3) nhu cầu về bột giấy tại Trung Quốc tăng đột biến cho sản xuất giấy in, viết, giấy tissue và giấy bao bì tráng, (4) nguồn cung bột giấy toàn cầu giảm mạnh trong quý 4/2020 và quý 1/2021 do có khoảng 2,5 triệu tấn bột giấy từ các nhà máy hoạt động lâu năm và do chi phí sản xuất cao phải đóng cửa và hàng loạt các nhà máy lớn dừng bảo dưỡng dài ngày, cũng như dừng không mong muốn khị bị lỗi thiết bị tại Bắc Mỹ, (5) thiếu container rỗng xếp hàng và cước phí vận chuyển đường biển tăng cao trên toàn cầu.

Giấy thu hồi (phế liệu giấy)

Từ thời điểm tháng 10/2020 đến tháng 3/2021, giá giấy thu hồi cũng tăng rất mạnh và liên tục, từ 41,1 – 63,8% tùy theo loại và xuất xứ, cụ thể như sau:

Giấy loại OCC(11) từ Mỹ, tháng 3/2021 đang giao dịch ở mức 215 – 280 USD/tấn, mức trung bình là 248 USD/tấn, tăng giá 49,4% (89 USD/tấn) so với tháng 10/2020 và tăng 73,7% so với cùng kỳ năm trước (xem hình 2).

Giấy loại OCC 95/10 từ châu Âu, đến tháng 03/2021 đang giao dịch ở mức 230 –275 USD/tấn, mức trung bình là 263 USD/tấn, tăng 63,8% so với tháng 10/2020 và tăng 129,5% (111 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước;

Giấy loại OCC từ Nhật Bản, đến tháng 03/2021 đang giao dịch ở mức 240 – 245 USD/tấn, mức trung bình 243 USD/tấn, tăng 41,1% (72 USD/tấn) so với tháng 10/2021 và tăng 115,6% so với cùng kỳ;

Hình 2: Giá giấy thu hồi nhập khẩu tại Đông Nam Á đến năm 2021 (đvt: USD/tấn, CIF)
Hình 2: Giá OCC nhập khẩu tại Đông Nam Á đến tháng 3/2021 (đvt: USD/tấn, CIF)

Một số yếu tố thúc đẩy về việc giá giấy thu hồi tăng cao và liên tục: (1) trong 06 tháng cuối năm 2020 nhu cầu tiêu dùng giấy bao bì lớp mặt và lớp sóng giảm tại Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng sản xuất giấy bao bì lại tăng và kéo theo nhu cầu tiêu thụ giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất tăng theo, (2) Do ảnh hưởng của dịch COvid-19 nên tỷ lệ thu gom giấy thu hồi trên thế giới giảm mạnh đặc biệt là tại Bắc Mỹ và châu Âu do giãn cách xã hội kéo dài, (3) Sản xuất giấy bao bì lớp mặt và lớp sóng từ nguyên liệu giấy thu hồi tăng mạnh, (4) thiếu container rỗng và cước vận chuyển đường biển tăng liên tục từ cuối quý IV/2020 đến nay;

     >>> Giá OCC tăng tại châu Á

Nhận định xu hướng giá bột giấy và giấy thu hồi trong quý II/2021 tại châu Á

Giá bột giấy vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh và liên tục trong cuối quý I và sang quý II/2021, bột giấy hóa học tẩy trắng gỗ mềm (BSKP) có thể thiết lập ở mức giá >1.000 USD/tấn, bột giấy hóa học tẩy trắng gỗ cứng (BHKP) có thể thiết lập ở mức giá >900 USD/tấn và giá này có thể duy trì hết năm 2021, một số yếu tố thúc đẩy sự tăng giá này:

– Một là, trong năm 2020 nhiều nhà máy bị đóng cửa, nên sản lượng bột giấy hóa học tẩy trắng trên toàn cầu bị cắt giảm khoảng trên 2,5 triệu tấn, bởi vậy nguồn cung bị thiếu hụt cho năm 2021;

– Hai là, sẽ có khoảng một nửa số máy trên tổng số nhà máy bột giấy có công suất lớn tại Nam Mỹ có kế hoạch bảo dưỡng dài ngày 10 – 15 ngày trong cuối quý I và đầu quý II/2021, sau thời gian hơn năm chạy liên tục (2020). Ngoài ra các nhà máy bột giấy tại Bắc Mỹ và châu Âu dừng máy bảo dưỡng vào thời điểm mùa đông;

– Ba là, dự kiến sản xuất giấy và nhu cầu tiêu dùng dự báo tăng trưởng hơn 2% trong năm 2021 (năm 2020 giảm khoảng 5,8% so với 2019) sẽ kéo theo nhu cầu bột giấy tăng mạnh;

– Bốn là, nhu cầu tiêu dùng bột giấy năm 2021 dự kiến tăng khoảng 1,2 triệu tấn, nhưng nguồn cung mới lại không có;

– Năm là, thiếu container rỗng và cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao, thậm chí còn đang trở nên trầm trọng hơn trong quý II/2021, khi kinh tế trên toàn cầu đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trở lại.

Giá giấy thu hồi (phế liệu giấy) vẫn sẽ duy trì mức cao như hiện nay và vẫn có thể tăng nhẹ, một số yếu tố thúc đẩy việc này như sau:

– Một là, nhu cầu sử dụng giấy thu hồi cho sản xuất bột giấy tái chế và cho sản xuất giấy bao bì công nghiệp có xu hướng tăng khi giá bột giấy đang thiết lập mức cao kỷ lục từ trước đến nay đối với bột giấy gỗ mềm tẩy trắng;

– Hai là, trong năm 2021 năng lực sản xuất giấy bao bì công nghiệp từ nguyên liệu giấy thu hồi dự kiến tăng hơn 3,5 triệu tấn tại châu Á (không tính Trung Quốc), 2,6 triệu tấn tại Tây Âu, khoảng 1,6 triệu tấn tại Bắc Mỹ và khoảng 1,0 triệu tấn tại Nam Mỹ, trong khi đó năm 2020 sản lượng toàn cầu giảm khoảng 5,0 triệu tấn;

– Ba là, Trung Quốc đã chính thức không còn nhập khẩu giấy thu hồi, tuy nhiên năng lực sản xuất mới giấy bao bì công nghiệp (giấy lớp mặt và lớp sóng) từ giấy thu hồi và bột tái chế trong năm 2021 dự kiến tăng khoảng 3,0 triệu tấn, trong khi tỷ lệ thu gom trong nước không đáp ứng nên bắt buộc Trung Quốc phải gia tăng nhập khẩu bột giấy tái chế từ Ấn Độ, các quốc gia châu Á khác;

– Bốn là, trong năm 2021 tỷ lệ thu gom giấy thu hồi toàn cầu tăng trưởng hơn năm 2020 nhưng vẫn chưa thiết lập lại được tỷ lệ thu gom như năm 2019.

Như vậy, căn cứ vào các yếu tố trên có ảnh hưởng đến thị trường, sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu bột giấy và giấy thu hồi. Ban Biên tập Công nghiệp Giấy có nhận định rằng, giá nguyên liệu bột giấy và giấy thu hồi nhập khẩu về châu Á, Đông Nam Á biến động tăng hoặc giảm nhẹ trong thời gian tới sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng container rỗng và cước phí vận tải đường biển và tỷ lệ thu gom tại Bắc Mỹ và Tây Âu.

VPPA

Giá OCC tăng tại châu Á

Do ảnh hưởng của vận tải đường biển vẫn đang gặp nhiều khó khăn, việc đặt tàu chở hàng RCP từ Mỹ về châu Á trong tuần đầu tháng 3/2021 vẫn bị tắc nghẽn tại cả hai cảng bờ Đông và Bờ Tây của Mỹ, cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ RCP tại thị trường Châu Á gia tang nên giá RCP nhập khẩu tại khu vực này đã tăng vọt trong tuần đầu tháng 3/2021. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ RCP ở châu Âu đã tăng lên, kéo theo giá bán nội địa tăng cao, nên khiến lượng hàng xuất khẩu sang châu Á giảm đi.

Hầu như mọi thị trường trong khu vực châu Á đều đang rất “khát” nguyên liệu OCC nhập khẩu, đặc biệt là các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, và thậm chí ngay cả Hàn Quốc và Ấn Độ cũng rất nóng mặt hàng này.

Tại Hàn Quốc, OCC 11 của Mỹ đã tăng 15 USD/tấn trong hai tuần cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đạt mức  205-210 USD/tấn. DS OCC 12 của Mỹ có giá cao hơn 10 USD/tấn.

Tại Đài Loan, OCC 11 của Mỹ cũng tăng 15 USD/tấn, ở mức 215-225 USD/tấn, DS OCC 12 ở mức 220-230 USD/tấn, cao hơn 5 USD/tấn. OCC của Nhật Bản được chào bán ở mức 240 USD/tấn.

Tại thị trường Đông Nam Á, giá OCC 11 của Mỹ cao hơn 40 USD/tấn so với giá chào ở Hàn Quốc và Đài Loan. Các nhà nhập khẩu OCC tại Philippines, Việt Nam và Thái Lan đều muốn ép giá OCC Mỹ nhập khẩu xuống dưới mức 250 USD/tấn, nhưng xem ra khả năng là khó thực thi.

Cụ thể, OCC 11 của Mỹ đã đạt mức 240-265 USD/tấn tại Đông Nam Á, tăng 15-20 USD/tấn so với tuần cuối tháng 2/2021. Trong khi giá OCC 11 tại Indonesia lại có giá cao hơn từ 25-30 USD/tấn ở Indonesia, do nước này thực hiện quy định chất lượng RCP nhập khẩu khắt khe hơn.

OCC (95/5) châu Âu đạt 240-260 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn tại Đông Nam Á, riêng tại Indonesia có giá 260-280 USD/tấn. OCC Nhật Bản nhập khẩu vào Đông Nam Á cũng tăng 15-20 USD/tấn, đạt mức 240-245 USD/tấn.

Đặc biệt giá OCC nhập khẩu tại thị trường Ấn Độ đã tăng vọt, giá OCC 11 của Mỹ lên tới mức 280 USD/tấn, giá DS OCC 12 của Mỹ ở mức 310 USD/tấn. OCC Châu Âu (95/5) có giá 285 USD/tấn.

Tận dụng lợi thế không bị ảnh hưởng bởi logistics và vận tải khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ đang xuất khẩu lượng lớn testliner, giấy lớp sóng, bìa duplex và bột giấy nâu tái chế sang Trung Quốc, nên nhu cầu nguyên liệu OCC đối với nước này đang tăng rất cao./.

     >>> Thị trường bột giấy Trung Quốc tiếp tục diễn biến tăng

VPPA tổng hợp

Giá bột giấy tại thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng

Giá bột giấy tại thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng trong tuần đầu tháng 3/2021, do nhu cầu tiêu thụ tiếp tục mạnh lên và mức chênh lệch giá so với thị trường giao dịch kỳ hạn.

Một số nhà cung cấp Canada đã thông báo tăng giá NBSK lên đến 950-980 USD/tấn, nhưng chủ yếu bán cho các nhà buôn và đầu cơ cho thị trường bán lại. Phần còn lại bán cho các nhà sản xuất – người dùng cuối cùng do đó NBSK của Canada được định mức thực ở 900-970 USD/tấn.

Thông tin thị trường cho biết, các nhà cung cấp lớn ở Bắc Âu vẫn giữ mức giá ổn định ở mức 855-900 USD/tấn đối với các đơn hàng từ tháng 2/2021. Do đó, bột NBSK Bắc Âu thực tế tại Trung Quốc (CIF) ở mức 906 USD/tấn, tăng 28 USD/tấn so với tuần cuối tháng 2/2021.

Giá hợp đồng kỳ hạn bột NBSK tại sở giao dịch Shanghai, giao hàng tháng 5/2021 được định giá ở mức 973 USD/tấn chốt giá ngày 5/3, giảm 25 USD/tấn so với mức 998 USD/tấn, sau khi loại bỏ thuế VAT và chi phí logistics. Trong khi đó, hợp đồng giao tháng 6 được chốt ở mức 972 USD/tấn.

Đối với thị trường gỗ cứng (BHK), giá bột BHK Nam Mỹ tăng 120-130 USD/tấn cho hợp đồng giao tháng 3/2021. Điều này cho thấy mức tăng mạnh mẽ của bột BHKP tại thị trường Trung Quốc, tăng kỷ lục 97,26 USD/tấn, tương đương 15,76%, đạt 714,48 USD/tấn, so với tuần cuối tháng 2/2021./.\

    >>> Thị trường giấy-bìa Trung Quốc tăng giá trở lại ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Nguồn PulpandPaperNews

Oji Holdings xây dựng nhà máy thứ 10 tại Malaysia

Nhà máy Selangor trị giá 5 tỷ Yên (47 triệu USD) sẽ là nhà máy thứ tư của Oji tại miền trung Malaysia. Oji Holdings hiện đang vận hành ba cơ sở ở phía bắc và miền trung Malaysia và hai cơ sở ở phía nam. Một cơ sở khác ở phía nam dự kiến ​​sẽ bắt đầu hoạt động tại Johor vào tháng 01/2022. Nhà máy tại Selangor dự kiến ​​có công suất 10 triệu m2 thùng carton sóng/tháng khi bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 2022./.

    >>> Yếu tố nào sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì tăng trưởng?

Theo Fastmarket RISI

 

Yếu tố nào sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì tăng trưởng?

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), mức tiêu thụ bao bì giấy ở Việt Nam dự kiến tăng 12% trong giai đoạn 2021-2025 nhờ tốc độ đô thị hóa vẫn còn tiếp diễn. SSI dự báo tốc độ đô thị hóa trong nước ước đạt 40% trong năm 2024 so với mức 37% năm 2019. Mảng bao bì giấy cũng được hưởng lợi từ tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử Việt Nam.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho hay, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Việt Nam cũng là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử ở mức 2 chữ số. Ngoài ra, tổng kim ngạnh xuất khẩu của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu về bao bì giấy trong tương lai.

Về năng lực sản xuất, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), giai đoạn cuối năm 2020 đầu 2021 có 8 nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế khoảng 1,4 triệu tấn/năm.
Theo đó, cuối năm 2020 với công suất khoảng 800.000 tấn bởi các doanh nghiệp: Tập đoàn Marubeni 450.000 tấn/năm, Công ty TNHH MTV Giấy Khôi Nguyên 120.000 tấn/năm, Công ty TNHH sản xuất thương mại Giấy Phát Đạt 100.000 tấn/năm, Công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Toàn Cầu 80.000 tấn/năm và Công Ty TNHH Thương Mại Tân Huy Kiệt 50.000 tấn/năm.

Các dây chuyền sản xuất giấy này sẽ vận hành đạt gần tối đa công suất thiết kế trong năm 2021 và sẽ bổ sung cho thị trường khoảng trên 700.000 tấn giấy.

Trong năm 2021, dự kiến một số dây chuyền khác sẽ được đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế của các nhà máy là khoảng 600.000 tấn/năm; trong đó, Công ty cổ phần Miza sẽ vận hành dây chuyền 120.000 tấn/năm, Công Ty TNHH Giấy Hưng Hà 100.000 tấn/năm, Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ 100.000 tấn/năm, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì 150.000 tấn/năm, các đơn vị khác khoảng 100.000 tấn/năm.

VPPA cũng chỉ ra các yếu tố tích cực tác động đến sự tăng trưởng của giấy bao bì tại Việt Nam. Đó là, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu  cả nước tăng 5%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8% và sẽ duy trì đà xuất siêu như năm 2020. Các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì giấy đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt cao trên 10% trong năm 2021 như: nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và nhóm hàng công nghiệp chế biến gồm dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng….

Xu hướng dịch chuyển các nhà máy công nghiệp của các doanh nghiệp FDI từ các trung tâm sản xuất lớn sang các quốc gia Đông Nam Á hoặc chuyển trở về sản xuất trong nước (các công ty đa quốc gia của Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU) đã làm thay đổi cấu trúc và cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Kết hợp với đó là sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản về gia công bao bì giấy xuất khẩu do thách thức mức thuế suất 25% của Mỹ đối với Trung Quốc từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2021 bắt đầu có tác dụng cao.

Trung Quốc miễn thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp tái chế của Lào

     >>> Thị trường bột giấy thế giới: Các nhà sản xuất và cung ứng thông báo tăng giá từ tháng 3/2021

Năm 2021 cũng là năm có thể tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đặc biệt các hiệp định mới Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… giúp gia tăng các ngành hàng có nhu cầu sử dụng bao bì giấy nhiều như nông nghiệp, thuỷ sản, may mặc và dày da, điện thoại và điện tử… Tiêu dùng bán lẻ trong nước cũng được dự báo tăng trở lại mạnh mẽ trên 10%.
Theo VPPA, việc hạn chế rác thải nhựa, túi nilon và gia tăng khuyến khích sử dụng bao bì giấy thay thế đang có dấu hiệu phát triển sâu rộng và mạnh tại Việt Nam vào năm 2021.
Ngoài ra, tiêu dùng giấy bao bì trên thế giới và khu vực châu Á dự báo có thể tăng trưởng trở lại trên 3,5%. Nhiều quốc gia, khu vực sẽ ban hành lệnh hạn chế thậm chí cấm sử dụng túi nilon, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn thực hiện điều này mạnh mẽ trong giai đoạn 2021 – 2022.
Xuất khẩu giấy bao bì và bao bì giấy vào thị trường Trung Quốc năm 2021 triển vọng cao hơn năm 2020, do Trung Quốc được dự báo sẽ thiếu cung hơn 5 triệu tấn và có thể cao hơn khi lệnh cấm nhập khẩu giấy thu hồi chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021. Giá giấy cao hơn do áp lực về giá nội địa tăng cao và đặc biệt là chi phí về môi trường, năng lượng (chính sách siết chặt về môi trường được thực hiện từ tháng 10/2020).

Xuất khẩu giấy bao bì và bao bì giấy vào thị trường các nước tham gia các hiệp định thương mại mới như CPTPP, EVFTA sẽ gia tăng mạnh mẽ do được ưu đãi về thuế và tăng trưởng giao dịch thương mại.
Dù vậy, về mặt thách thức, xuất khẩu vào Trung Quốc cũng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều quốc gia khác do Trung quốc đã giảm thuế nhập khẩu giấy lớp sóng xuống 5% vào năm 2020 cho nhiều quốc gia, trước đó là trên 7% tuỳ theo quốc gia, trong khi đó mức thuế 5% này trước đó chỉ ưu đãi cho một số quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thách thức như cạnh tranh tiêu thụ giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước do thêm nhiều dây chuyền mới đưa vào sản xuất; cạnh tranh với giấy nhập khẩu: giấy nhập khẩu dự kiến đến mạnh hơn từ các quốc gia trong khu vực như Lào (480.000 tấn mới), Malaysia (500.000 tấn mới) và từ Indonesia, Thái Lan do nhu cầu tiêu dùng nội địa của họ thấp nên sẽ gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam.

yeu-to-nao-se-giup-doanh-nghiep-san-xuat-giay-bao-bi-tang-truong

Doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì cũng đối mặt với thách thức về thiếu nguyên liệu sản xuất và giá duy trì mức cao trong 6 tháng đầu năm 2021 do nguồn cung chính giấy thu hồi là Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn đang bị ảnh hưởng mạnh do dịch COVID -19.

Việc giãn cách xã hội làm sụt giảm tỷ lệ thu gom nguyên liệu giấy, ngoài ra thiếu container và cước vận chuyển cũng là vấn đề lớn nên việc thiếu nguyên liệu và giá vẫn ở mức cao đang được thể hiện rất rõ rệt.
Trong khi đó, nguồn thu gom trong nước thấp, chất lượng nguyên liệu không cao, không đủ đáp ứng nhu cầu khi các công suất mới dự kiến tăng 1 triệu tấn.

Dù đối mặt với nhiều thách thức lớn, các doanh nghiệp ngành giấy đã nắm bắt khá tốt những cơ hội để vươn lên. VPPA cho biết năm 2020, tổng tiêu dùng giấy bao bì đạt 4,286 triệu tấn, tăng trưởng 0,9% so với năm 2019. Dù tốc độ tăng trưởng tiêu thụ ở mức thấp nhưng so với mức tăng trưởng chung của thế giới giảm 5,0%, thì đây vẫn là con số rất ấn tượng.

Riêng xuất khẩu giấy bao bì trong năm 2020 đạt 1,526 triệu tấn, tăng trưởng tới 95,3% so với năm 2019, đây là mức tăng xuất khẩu lớn nhất trong lịch sử của ngành.

Năm 2020, cũng là năm các doanh nghiệp ngành giấy có kết quả kinh doanh rất tích cực, đặc biệt là mức tăng trưởng mạnh của mảng giấy bao bì.

Đơn cử như Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán: DHC), năm 2020, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt 2.888 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2019, trong khi nhận lợi nhuận sau thuế gấp 2,15 lần năm trước, đạt gần 392 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong 13 năm qua.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC, kết quả kinh doanh của Đông Hải Bến Tre vượt kỳ vọng là nhờ chủ yếu vào mảng giấy. Công ty chứng khoán này ước tính doanh thu mảng giấy năm 2020 của doanh nghiệp chiếm tới 88% tổng doanh thu; trong đó, doanh thu mảng bao bì chiếm 12% tổng doanh thu tăng 2% so với năm 2019. Riêng quý IV, doanh thu mảng bao bì tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019 và 5% so với quý III/2020.

Đánh giá về triển vọng ngành giấy năm 2021, VPPA cho rằng, doanh nghiệp sản xuất giấy đang có cả cơ hội xen lẫn thách thức, nhưng ngành giấy Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì đã và sẽ vượt qua được khó khăn, tận dụng cơ hội để phát triển./.

Theo Bnews

Thị trường giấy-bìa Trung Quốc tăng giá trở lại ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Cuối tháng 1/2021, các nhà sản xuất giấy in, viết đều công bố mức tăng bình quân 46-77 USD/tấn), có hiệu lực từ tháng 2 và sau đó sẽ tăng tiếp khoảng 75 USD/tấn trong tháng 3/2021.

Giấy in, viết có tráng cao cấp (CFP) khu vực phía đông (Chiết Giang, Thương Hải) đã tăng từ 955 USD/tấn cuối tháng 1/2021 lên 1022 USD/tấn cuối tháng 2/2021.

Loại CFP thương phẩm cũng tăng từ 910 USD/tấn lên 975 USD/tấn.

Giấy in, viết không tráng (UFP) từ 100% bột giấy hóa học đạt mức 1018 USD/tấn, tăng 60 USD/tấn so với giá cuối tháng 01/2021. Loại UFP từ bột gỗ hóa cơ thì tăng từ 895 USD/tấn lên 985 USD/tấn. Loại UFP từ hỗn hợp bột gỗ và phi gỗ cũng tăng 90 USD/tấn, đạt 940 USD/tấn.

Giá bìa ngà có tráng phủ tiếp tục leo thang. Cả hai loại thương mại và cao cấp đều tăng  105 USD/tấn, đạt mức cao nhất mọi thời điểm là 1350 USD/tấn và 1317 USD/tấn, tương ứng.

Dự báo là giá giấy bìa ngà sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, do thiếu hụt nguồn cung từ APP, dự báo sẽ có 600.000 tấn công suất dứng hoạt động trong Quý II.

Riêng lĩnh vực giấy bao bì công nghiệp sản xuất từ nguyên liệu giấy thu hồi, do cầu vượt cung nên giá luôn ở mức cao, tăng tới 30 USd/tấn trong tháng 2/2021.

Bìa duplex gáy xám có tráng phủ loại thương phẩm đã tăng 38 USD/tấn, đạt mức trung bình 872 USD/tấn. Loại cao cấp đang được bán với giá 932 USD/tấn, tăng trên 60 USD/tấn so với tháng 01/2021.

Do thiếu hụt nguyên liệu OCC, các nhà sản xuất phải bù đắp một phần bằng bột tái chế nhập khẩu, nhưng chính giá bột tái chế cũng cao do khan hiếm OCC tại các quốc gia xuất khẩu bột tái chế, chính điều này đã khiến giá OCC tang 25-30 USD/tấn ngay sau dịp Tết Nguyên đán, so với cuối tháng 01/2021.

Cuối tháng 2, giấy medium tại khu vực Đông Trung Quốc đang chào khoảng giá 625-675 USD/tấn, trung bình đạt 655USD/tấn, tăng 25 USD/tấn so với tháng 1/2021. Giấy testliner có giá 700-725 USD/tấn, mức giá trung bình đã tăng từ 675 USD/tấn lên 705 USD/tấn./.

VPPA tổng hợp

Giấy chống thấm dầu mỡ – sản phẩm mới của Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo

Giới thiệu về giấy chống thấm dầu mỡ

          Các sản phẩm giấy bao gói trực tiếp thực phẩm khô chủ yếu gồm các loại: giấy chống thấm dầu mỡ, giấy giả da gốc thực vật, giấy nhôm, trong đó giấy chống thấm dầu mỡ là loại được sử dụng nhiều nhất.

          Ở Việt Nam, đời sống ngày càng được cải thiện, xu hướng sử dụng các sản phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn ngày càng tăng nên nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy chống thấm dầu mỡ ngày càng cao. Sản phẩm giấy này trong nước chưa sản xuất được nên hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng ngàn tấn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, chủ yếu từ Indonesia, Nhật Bản, Italia, Mỹ, Trung Quốc.

          Tính chất cơ bản của giấy chống thấm dầu mỡ dùng cho bao gói thực phẩm dạng khô gồm: độ bền cơ lý cao; có khả năng chống thấm dầu mỡ; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chỉ số về tính chất cơ lý cần quan tâm là chỉ số độ chịu bục, chiều dài đứt, độ hút nước và chỉ số độ bền xé, giúp cho tờ giấy không bị đứt, rách, thấm ướt trong quá trình sử dụng. Các tính chất này phụ thuộc nhiều vào thành phần xơ sợi, chủng loại xơ sợi, quy trình nghiền bột giấy và quá trình xeo giấy (quá trình hình thành, ép ướt, nhiệt độ các tổ sấy, ép quang…).

          Đối với tính chất chống thấm dầu mỡ, là khả năng ngăn cản sự đi qua của dầu, mỡ và các chất béo. Tính chất này có thể được tạo ra bởi xeo giấy ở độ nghiền rất cao (trên 90SR0), ép và cán ở áp lực cao, hoặc sử dụng các hợp chất có khả năng chống thấm dầu mỡ trong gia keo bề mặt, gia keo nội bộ hoặc cả hai.

          Do tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên giấy phải đảm bảo được các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm như: không chứa các vi khuẩn gây nấm mốc, gây bệnh về tiêu hoá, không chứa các kim loại nặng (chì, cadimi, thuỷ ngân…) và các chất huỳnh quang, formaldehyt. Với các yêu cầu như vậy sản phẩm thường được sản xuất từ bột giấy nguyên thuỷ, nước đảm bảo độ sạch, dây chuyền thiết bị và quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn công nghiệp ở mức tối đa.

Bài viết được trích từ Ấn phẩm Công nghiệp Giấy số 1 – 2021.

   >>> Đọc thêm bài viết TẠI ĐÂY

VPPA

Thị trường bột giấy thế giới: Các nhà sản xuất và cung ứng thông báo tăng giá từ tháng 3/2021

Cụ thể, West Fraser sẽ tăng giá thêm 100 USD/tấn bột BCTMP tại thị trường Trung Quốc, có hiệu lực với các đơn đặt hàng trong tháng 3. Giá bột BCTMP gỗ mềm của West Fraser ở mức 650 USD/tấn, CIF.

Bên cạnh đó, theo chân Domtar and Resolute Forest Products, giá niêm yết bột NBSK của West Fraser tại thị trường Bắc Mỹ cũng sẽ tăng lên 1.420 USD/tấn, có hiệu lực từ ngày 01/3/2021, tăng 120 USD/tấn so với giá công bố tháng 02/2021 là 1.300 USD/tấn.

West Fraser là nhà sản xuất và cung ứng bột lớn của Canada có trụ sở chính ở Vancouver, công suất bột giấy thương phẩm đạt 1,22 triệu tấn/năm, bao gồm 570.000 tấn/năm bột NBSK và 650.000 tấn/năm bột BCTMP gỗ mềm và gỗ cứng.

Công ty Suzano, nhà sản xuất bột giấy kraft bạch đàn tẩy trắng (BEK) lớn nhất thế giới của Brazil, công bố tăng giá 100-120 USD/tấn. Giá BEK đạt mức 720 USD/tấn tại thị trường Trung Quốc.

Ở thị trường Châu Âu, giá BEK của Suzano tăng 90 USD/tấn, ở mức 910 USD/tấn, áp dụng từ tháng 3/2021.

Ở thị trường Bắc Mỹ, Suzano công bố mức tăng 100 USD/tấn. Mức giá mới đạt 1.140 USD/tấn.

Chi phí sản xuất tăng cao, chi phí thuê container rỗng và chi phí vận tải cũng tăng được cho là các nguyên nhân buộc các nhà sản xuất và cung ứng đưa ra quyết định tăng giá đối với sản phẩm bột giấy./.

    >>> Công nghiệp giấy Trung Quốc và LB Nga trong đại dịch COVID-19

VPPA tổng hợp

Giấy Hoàng Hà Hải Phòng lên HoSE giá 12.900 đồng/cp

Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (Mã: HHP) sẽ có phiên giao dịch chính thức trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) kể từ ngày 3/3. Khối lượng niêm yết là 18 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ 180 tỷ đồng.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.900 đồng/cp, tương đương mức định giá 232 tỷ đồng. Với biên độ trong phiên chào sàn 20%, giá cổ phiếu sẽ biến động trong khoảng 10.320 – 15.480 đồng/cp.

Giấy Hoàng Hà Hải Phòng nhận được quyết định chấp thuận niêm yết trên HoSE từ 24/12/2020. Cổ phiếu hiện đã dừng giao dịch trên sàn HNX kể từ 18/2, với giá đóng cửa phiên cuối cùng là 14.200 đồng/cp.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy kraft, một loại giấy làm nguyên liệu cho các lĩnh vực sản xuất bao bì carton, được làm từ giấy phế liệu – thùng bìa carton cũ. Năm 2020, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 480 tỷ đồng và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 20 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 41% so với năm trước.

Giấy Hoàng Hà Hải Phòng đang triển khai phương án tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành 900.000 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp và phát hành 1,17 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019. Thời gian thực hiện trong năm 2021./.

    >>> Kỳ vọng vào thị trường giấy bao bì Trung Quốc, giá OCC nhập khẩu tại Đông Nam Á vẫn duy trì ở mức cao

Theo Người Đồng Hành

Valmet cung cấp quy trình vận hành và tự động hóa cho Metsä Fibre tại Phần Lan

Nhà máy chế phẩm sinh học mới sẽ có công suất bột giấy hàng năm đạt 1,5 triệu tấn và sản xuất nhiều chế phẩm sinh học khác. Tổng giá trị đơn đặt hàng gồm cả hệ thống thiết bị chủ chốt khoảng 350-400 triệu EUR.

Nhà máy này sẽ hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và dự kiến ​​khởi động trong quý 3 năm 2023.

Dự án nhà máy chế phẩm sinh học Kemi là một phần trong kế hoạch đầu tư cho giải pháp bền vững và hiệu quả nhất về mặt môi trường của Tập đoàn Metsä.

Quy trình vận hành sản xuất chính của Valmet cung cấp cho Metsä Fiber bao gồm từ xử lý gỗ, dăm mảnh gỗ, đến đóng kiện bột thành phẩm, thiết kế cho cả bột gỗ mềm và bột gỗ cứng.

Hệ thống tự động hóa tiên tiến sẽ được trang bị công nghệ mới nhất từ Valmet. Valmet DNA User Interface của Valmet sẽ kiến tạo một quá trình quản lý thông minh các hoạt động và việc bảo trì của nhà máy. Công nghệ cho phép các chuyên gia vận hành nhà máy truy cập thông tin liên quan một cách an toàn bất cứ khi nào.

Ngoài hệ thống tự động hóa cho nhà máy Kemi, Valmet còn tiến hành khôi phục lại toàn bộ tuyến cáp quang cho nhà máy này./.

    >>> Tiêu thụ giấy bao bì và giấy tissue tại châu Âu tăng mạnh trong năm 2020

Theo Paperage