Châu Á cần chuyển đổi xanh để tăng lợi thế cạnh tranh

Khi thế giới đang dịch chuyển sang kinh tế xanh, các hoạt động phát triển bền vững ngày càng được chú ý. Một số quốc gia phát triển đã nhanh chóng chuyển hướng và kết hợp những giá trị quan trọng vào khuôn khổ kinh tế và xã hội của họ.

Nhiều quốc gia châu Á có các quy định về phát thải carbon tương đối nhẹ nhàng so với các tiêu chuẩn khắt khe ở các quốc gia phương Tây, khiến châu Á trở nên hấp dẫn hơn đối với các ngành sản xuất đang tìm kiếm chi phí vận hành thấp hơn, bao gồm cả những ngành liên quan đến việc tuân thủ các quy định về môi trường.

Trong khi đó, thế giới phát triển đang ưu tiên các hiệp định khí hậu quốc tế và các chính sách môi trường nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu, để ngăn chặn hoạt động sản xuất sử dụng nhiều carbon.

Các nước châu Á không thể tuân thủ các quy định đó có thể gặp khó khăn khi tham gia thương mại quốc tế. Về lâu dài, điều này có thể cản trở tăng trưởng GDP và quỹ đạo kinh tế của họ.

Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Bangladesh đã tăng cường đáng kể hoạt động sản xuất xanh trong những năm qua, đặc biệt  trong các lĩnh vực như dệt may, điện tử, ô tô và các ngành công nghiệp nặng như thép và xi măng- những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và năng lượng.

Bangladesh là ví dụ điển hình về một quốc gia châu Á phải giải quyết những khoảng trống về tính bền vững để duy trì vị thế là đối tác thương mại hấp dẫn, đặc biệt là với EU. Năm ngoái, khối lượng nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Bangladesh đã vượt quá khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bangladesh lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu hàng dệt kim hàng đầu sang EU.

Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu của Bangladesh có thể chịu áp lực do CBAM, bao gồm thuế đánh vào hàng nhập khẩu tạo ra khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Biện pháp này sẽ làm tăng chi phí bán hàng dệt may tại thị trường EU đối với các nhà xuất khẩu như Bangladesh.

Bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, Liên minh châu Âu áp dụng giai đoạn chuyển tiếp cho một số lĩnh vực nhất định bao gồm sắt, thép, xi măng, nhôm và điện. Tuy nhiên, phạm vi có thể sẽ mở rộng và bao gồm nhiều sản phẩm hơn trong tương lai.

Mục tiêu cuối cùng của CBAM là bảo vệ các ngành công nghiệp EU khỏi sự cạnh tranh của các thực thể nước ngoài có mức độ ô nhiễm cao hơn và đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp châu Âu. Các nhà xuất khẩu châu Á, giống như những nhà xuất khẩu từ Bangladesh, sẽ phải đối mặt với một thị trường khó khăn hơn trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa ở EU có thể sụt giảm.

Để tránh chi phí đáng kể liên quan đến CBAM, theo bà Sonja Cheung, Giám đốc của Hội đồng Doanh nghiệp Châu Á, các nước châu Á phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch vì việc sử dụng năng lượng xanh góp phần giảm đáng kể lượng khí thải trong sản xuất.

Do những hạn chế về đất đai và lưới điện, Bangladesh đang tập trung vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên mái nhà, bên cạnh năng lượng tái tạo phi tập trung. Với sự nguồn nước dồi dào, năng lượng mặt trời nổi là một lựa chọn tiềm năng của Bangladesh, mặc dù nước này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Bangladesh đang đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 40% điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2040.

Ngoài ra, bà Cheung nhận định, việc giảm lượng khí thải từ hoạt động vận tải sẽ hỗ trợ sản xuất có trách nhiệm. Ví dụ, Bangladesh đang rút ngắn chuỗi cung ứng bằng cách sản xuất sợi trong nước để hợp lý hóa quy trình sản xuất.

Đẩy mạnh hợp tác cũng là việc cần thiết để tăng cường sử dụng công nghệ, và hỗ trợ quản lý chất thải. Các sáng kiến như Liên minh đối tác quốc tế thúc đẩy thời trang tuần hoàn của Bangladesh hỗ trợ các nhà sản xuất hàng may mặc tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải vào các sản phẩm thời trang.

Các nhà sản xuất châu Á muốn trở nên bền vững hơn cũng nên áp dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Ví dụ, sử dụng AI và các thuật toán nâng cao để phân tích dữ liệu khách hàng nhằm giảm tỷ lệ hoàn trả và giảm thiểu lượng khí thải vận chuyển.

Bằng cách áp dụng các hoạt động bền vững, tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ thuật số cũng như thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực, các nước châu Á không chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu quốc tế mà còn đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

 

Nguồn: Báo diễn đàn doanh nghiệp

Tổ Biên tập của Tiểu ban kinh tế – xã hội họp phiên đầu tiên

Ngày 20/3, Tổ Biên tập của Tiểu ban kinh tế – xã hội họp phiên đầu tiên, với mục tiêu góp ý cho dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030 (gọi tắt là Báo cáo kinh tế – xã hội), trình Tiểu ban thông qua để trình Đại hội Đảng.

Khai mạc phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ Biên tập nhấn mạnh yêu cầu phải đánh giá, nhận định thật đúng, thật sát thực trạng phát triển, dự báo chính xác tình hình và đề xuất được các giải pháp đột phá để phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 trong bối cảnh giai đoạn tới còn nhiều khó khăn, thách thức.

Trình bày Dự thảo Đề cương Báo cáo, ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo được xin ý kiến gồm 3 phần: đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030; tổ chức thực hiện.

Ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Dự thảo Đề cương Báo cáo. (Ảnh: Minh Trang)

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 xác định 3 đột phá chiến lược gồm: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng. Theo đó, phải tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Do vậy, việc xây dựng dự thảo đề cương đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược này cần bám sát các đột phá đã được xác định; các nội dung đánh giá cần phải có dẫn chứng, số liệu, kết quả cụ thể.

Cùng với đó, bám sát tình hình, bối cảnh thực tiễn của quốc tế và trong nước; các xu hướng mới; tập trung phân tích, đánh giá kết quả về tình hình kinh tế vĩ mô; hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế; phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực; giáo dục và đào tạo; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển văn hóa, xã hội; quản lý và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế…

Đối với dự thảo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, bên cạnh chỉ ra các kết quả nổi bật, cần tập trung đánh giá được các tồn tại, hạn chế; đưa ra bài học kinh nghiệm. Từ đó, xác định phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn tới thông qua các chỉ tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội, môi trường. Đặc biệt, bên cạnh các lĩnh vực đã được xác định cần nghiên cứu các ngành, lĩnh vực theo xu thế như tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng; chuyển đổi số; công nghệ cao.

Các ý kiến thảo luận của các đồng chí Thành viên Tổ Biên tập tại phiên họp đánh giá dự thảo Đề cương Báo cáo kinh tế – xã hội về cơ bản đã bao quát khá toàn diện, đầy đủ các vấn đề. Các đại biểu đã góp ý bổ sung thêm các nhận định, đánh giá tình hình và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu cho các ngành, lĩnh vực cũng như đối với các vấn đề tổng thể chung của đất nước, thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 đã đề ra.

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Minh Trang)

Kết luận Phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ Biên tập đánh giá, các ý kiến tại phiên họp rất phong phú, sâu sắc, có giá trị để Thường trực Tổ Biên tập tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện.

Bộ trưởng giao bộ phận Thường trực Tổ Biên tập tiếp thu tối đa các ý kiến của các thành viên Tổ Biên tập để hoàn thiện dự thảo Đề cương Báo cáo kinh tế – xã hội và chuẩn bị trình Tiểu ban kinh tế – xã hội, trình Bộ Chính trị.

Bộ trưởng yêu cầu bộ phận Thường trực Tổ Biên tập phải bám sát, rà soát các chiến lược, các nghị quyết mới của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia, các vùng, các địa phương, các chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đánh giá xu hướng hiện nay, xác định đâu là thách thức, đâu là cớ hội. Bộ trưởng cũng lưu ý, việc đánh giá phải khách quan, chính xác, “không tô hông, không bôi đen”.

Theo kế hoạch, dự thảo Đề cương sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương tổ chức vào tháng 5/2024. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương thông qua Đề cương, Tổ Biên tập sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm việc để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế – xã hội, trình Tiểu ban kinh tế – xã hội.

Tổ Biên tập của Tiểu ban kinh tế – xã hội được thành lập theo Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 12/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban. Tổ Biên tập có nhiệm vụ giúp việc cho Tiểu ban kinh tế – xã hội, một trong năm Tiểu ban được thành lập nhằm chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Nhiệm vụ trọng tâm của Tổ Biên tập là tham mưu Tiểu ban kinh tế – xã hội xây dựng Báo cáo kinh tế – xã hội, trình Tiểu ban thông qua để trình Đại hội Đảng.

Tổ Biên tập gồm 63 thành viên là đại diện Lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành Trung ương, Lãnh đạo UBND của 09 địa phương trên các vùng và các đồng chí là lãnh đạo cấp Tổng cục, Cục, Vụ, Viện của các cơ quan trung ương. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phân công làm Tổ trưởng Tổ Biên tập.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Chủ tịch Agribank: Có những doanh nghiệp đang được vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động

Nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm

Phát biểu tại Hội nghị Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hôm nay (14/3), Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn cho biết, tín dụng 2 tháng đầu năm của Agribank đang giảm mạnh hơn mức giảm bình quân của toàn hệ thống ngân hàng, bất chấp lãi suất giảm sâu và ngân hàng đã đưa ra hàng loạt giải pháp để “kích” tín dụng.

Theo Chủ tịch Agribank, thực tế đang diễn ra hiện nay là giữa các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh rất quyết liệt, giảm lãi suất cho vay rất thấp đối với các khoản vay mới để thu hút khách hàng tốt, thậm chí cho vay để trả nợ ngân hàng khác. Vì vậy, khả năng doanh nghiệp đang chuyển dịch từ vay ngân hàng này sang ngân hàng khác, hoặc đảo nợ cũ thành nợ mới có lãi suất thấp hơn. Điều này cũng lý giải cho việc, mặc dầu doanh số cho vay tăng nhưng dư nợ vẫn giảm.

“Hiện nay, đã có những doanh nghiệp đang được vay với lãi suất thấp hơn cả lãi suất huy động và không loại trừ có doanh nghiệp đang vay ngân hàng này để gửi vào ngân hàng khác”, ông Phạm Đức Ấn nêu lên thực tế.

Theo lãnh đạo Agribank, ngay từ đầu năm, ngân hàng này đã liên tiếp giảm lãi suất cho vay,  trieenrkhai nhiều giải pháp khuyến khích tăng tín dụng song chênh lệch thu chi của Agribank sau gần 3 tháng đầu năm 2024 vẫn giảm tới 2.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Lý giải tín dụng giảm dù ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất và thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tín dụng, ông Phạm Đức Ấn chỉ ra một số nguyên nhân.

Thứ nhất là do yếu tố mùa vụ đặc thù. Đơn cử, với Agribank, khách hàng đến vụ thu hoạch bán sản phẩm trả nợ ngân hàng, vay bán hàng phục vụ cho dịp Tết nguyên đán có tiền bán hàng trả nợ, thậm chí gửi tiền vào ngân hàng và chưa vào vụ gieo trồng nên chưa có nhu cầu về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên chưa có nhu cầu vay vốn.

Thứ hai, với sức cầu yếu cả trong và ngoài nước, người dân thận trọng, thắt chặt chi tiêu, ảnh hướng đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, từ đó tín dụng cũng không tăng trưởng được.

Thứ ba, đâu đó còn có yếu tố nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nhà nước đã đề cập, liên quan đến thủ tục cho vay thiếu cởi mở, mạnh dạn trong cho vay, hoặc yêu cầu về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân trọng yếu.

Đòi nợ khó, ngân hàng e ngại cho vay doanh nghiệp thua lỗ, không tài sản thế chấp

Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng chưa dám cởi mở thủ tục, mạnh dạn cho vay, dẫn tới tín dụng tăng chậm, theo lãnh đạo Agribank là việc đòi nợ khó khăn. Quyền chủ nợ chưa được bảo vệ đầy đủ là một trong các nguyên nhân khiến các ngân hàng thận trọng khi cho vay, đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo, không dám cho vay doanh nghiệp lỗ.

“Các ngân hàng thương mại vẫn e sợ khi không có được sự bảo đảm nào từ cơ quan bảo vệ pháp luật nếu không thu được nợ mà lại thiếu tài sản bảo đảm hay giải ngân cho doanh nghiệp đang lỗ. Vấn đề này các ngân hàng thương mại cũng đã trải nghiệm trên thực tế, dẫn tới tâm lý “cho vay có thiếu sót nhưng thu hồi được nợ còn hơn cho vay đúng mà không thu hồi đủ nợ”, Chủ tịch Agribank cho biết.

Lãnh đạo Agribank cho hay, theo tính chất hoạt động của ngành ngân hàng, khó khăn của ngành ngân hàng sẽ có độ trễ so với khó khăn của khách hàng vay. Điều này đang thể hiện trong số liệu nợ xấu của các ngân hàng.

Thực tế, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đã tăng từ mức 2,03% cuối năm 2022 lên 4,55% cuối năm 2023. Với tình hình sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế hiện nay, nếu Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nwoj không được kéo dài, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Nợ xấu tăng, áp lực trích lập dự phòng tăng kéo theo lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Trong khi đó, việc cơ cấu nwoj cũng phải dựa trên khả năng cho phép của mỗi ngân hàng thương mại.

Tăng tín dụng, không chỉ dựa vào ngân hàng 

Chủ tịch Agribank cho rằng, mặc dầu kết quả kinh tế vĩ mô 2 tháng vừa qua có nhiều điểm sáng, tuy nhiên với tình hình thế giới diễn biến phức tạp nhiều mặt và khó đoán định như hiện nay, trong những tháng tới khó khăn trong xuất khẩu vẫn chưa thể cải thiện nhiều.

Do đó, động lực cho tăng trưởng căn bản vẫn là giải quyết những vấn đề từ bên trong, đó là vấn đề đầu tư công và chính sách tài khoá, từ đó tạo động lực cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, qua đó kỳ vọng về thu nhập của người dân tăng lên cũng sẽ làm giảm tâm lý phòng thủ, kích thích tiêu dùng, từ đó nhu cầu tín dụng mới tăng lên.

Ngoài ra, để thuc đẩy tín dụng cần phải giải quyết các vướng mắc về pháp lý liên quan đến bất động sản và thủ tục đầu tư xây dựng cũng như giải quyết vấn đề trách nhiệm và đạo đức công vụ.

“Để xử lý triệt để thì cần có những cuộc khảo sát trực tiếp những vướng mắc điển hình để xử lý, từ đó đưa ra được những giải pháp chung nhằm giải quyết nhanh các bất cập, làm tăng cơ hội giải ngân của hệ thống ngân hàng”, ông Phạm Đức Ấn đề nghị.

Cũng theo lãnh đạo ngân hàng này, Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hàng hoá. Agribank sẽ đồng hành, có chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp để chuyển đổi xanh thành công.

 

Nguồn: Báo Đầu tư

Sự dứt khoát xuyên suốt của tỷ phú Vượng khi cần tập trung: Từ đóng cửa Tập đoàn Tài chính Vincom, bán VinMart, Vincom Retail, One Mount đến dừng Vinsmart, Vinpearl Air

Ngày 17/3, HĐQT Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã ký thỏa thuận bán phần vốn góp lên tới 100% vốn điều lệ trong công ty SDI – đơn vị đang sở hữu trên 99% vốn điều lệ của CTCP Kinh doanh Thương mại Sado, cổ đông lớn của Vincom Retail. Sau khi giao dịch này hoàn tất, Công ty SDI, Công ty Sado và Công ty Vincom Retail không còn là công ty con của Tập đoàn Vingroup.

CTCP Kinh doanh thương mại Sado đang là cổ đông lớn nhất của công ty này khi sở hữu 943,2 triệu cổ phiếu VRE, tương đương 40,5% vốn điều lệ và 41,51% quyền biểu quyết của công ty này.

Chia sẻ về thương vụ trên, ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Vingroup cho biết đây là thời điểm cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển mạnh mẽ tập đoàn này và các thương hiệu trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao. Và để thực hiện bằng được sứ mệnh này, công ty sẽ dồn toàn lực, nhất là nguồn lực tài chính để tạo đà phát triển đột phá trong giai đoạn bước ngoặt tiếp theo.

Đây không phải thương vụ thoái vốn “đình đám” đầu tiên của Vingroup trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, trong bối cảnh VinFast vẫn đang là một mảng kinh doanh “đốt tiền”, cần nhiều vốn chưa mang về lợi nhuận còn “con gà để trứng vàng” mang tên bất động sản thì vẫn đang gặp nhiều khó khăn do thị trường chung.

Vào cuối năm 2018,  Vingroup tuyên bố muốn trở thành một tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính. Vì vậy, việc thoái vốn các công ty con không thuộc định hướng trên hay đóng các mảng kinh doanh kém hiệu quả gần như là một điều bắt buộc mà tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phải làm để có thể huy động vốn.

Những thương vụ thoái vốn đình đám của Vingroup

Thương vụ thoái vốn “đình đám” đầu tiên của Vingroup là việc tập đoàn bán toàn bộ cổ phần của Chứng khoán Vincom (VincomSC). Cụ thể, giai đoạn 2007-2008, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở thời điểm rực rỡ nhất, VN-Index tăng liên tục vượt ngưỡng 1.000 điểm, Vingroup đã đặt tham vọng gia nhập thị trường với Tập đoàn Tài chính Vincom (VFG) với khởi đầu là công ty chứng khoán VincomSC được thành lập vào năm 2007.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra năm 2008 đã khiến Vingroup đã phải tuyên bố hủy kế hoạch tham gia vào mảng tài chính. Kết quả, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã phải dừng kế hoạch thành lập tập đoàn tài chính. Đến năm 2011, Vingroup bán toàn bộ vốn VincomSC.

Hiện nay công ty này vẫn hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với cái tên Chứng khoán VIX.

Kể từ thời điểm 2009 đến nay, Vingroup đã mở ra và đóng lại không biết bao nhiêu dự án: VinDS (hệ thống cửa hàng quần áo, giày dép trong trung tâm thương mại Vincom), Vinlink, VinExpress (lĩnh vực logistics), Emigo (công ty thời trang VinFashion), Vinpearl Air (hàng không)…

Thương vụ đáng chú ý tiếp theo mà Vingroup thực hiện thoái vốn khỏi mảng bán lẻ – thương mại điện tử. Cuối năm 2019, thị trường “chấn động” với thông tin tập đoàn Vingroup rút chân khỏi ngành bán lẻ sau một thời gian đầu tư phát triển.

Cụ thể, Vingroup thông báo quyết định hoán đổi cổ phần công ty VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+ cho tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN), chính thức chia tay mảng bán lẻ. Ngoài ra, Vingroup cũng bán luôn VinEco cho Masan Group trong thương vụ này. Tại thời điểm chia tay, VinCommerce đã có nhiều năm lỗ liên tiếp và đang chật vật trong việc giành thị phần.

Ngoài việc bán VinCommerce hay VinEco cho Masan Group, công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã quyết định đóng cửa chuỗi cửa hàng điện máy, công nghệ VinPro và sàn thương mại điện tử Adayroi.

Tuy nhiên, không phải thương vụ nào của Vingroup cũng được nhiều người ủng hộ. Trong đó, việc Vingroup dừng sản xuất điện thoại và Tivi Vsmart cũng đã khiến nhiều người tiêu dùng có những phán ứng trái chiều. 

Tại thời điểm mới ra mắt, Vsmart được nhiều người tiêu dùng lợi chọn. Từ con số 0 và chỉ tới hết năm 2020, điện thoại Vsmart đã đứng thứ 3 thị phần trong nước với 12,7%. Tới đầu năm 2021, ba mẫu điện thoại do VinSmart sản xuất mang thương hiệu AT&T đã chính thức mở bán tại Mỹ.

Thế nhưng đến tháng 5/2021, Vingroup thông báo dừng sản xuất điện thoại, tivi thương hiệu Vsmart. Ông Nguyễn Việt Quang, CEO Vingroup chia sẻ: “Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng”. Cộng với việc mua lại nhà máy của LG bất thành cũng là tác nhân khiến Vingroup rút khỏi mảng này.

Tuy nhiên hiện công ty VinSmart vẫn chưa đóng cửa. Công ty này được chuyển hướng sang phát triển các tính năng thông minh trên phương tiện giao thông và nhà ở. Mục tiêu của tập đoàn là phát triển các tính năng thông minh – giải trí – dịch vụ cho ô tô VinFast.

Một thương vụ “đáng chú ý” gần đây nhất là việc Vingroup thoái vốn khỏi One Mount Group. Hồi giữa năm 2022, công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong CTCP One Mount Group – công ty được hành lập bởi các tập đoàn lớn nhất Việt Nam bao gồm “Masan Group, Techcombank và Vingroup”.

Công ty này có ngành nghề kinh doanh chính là Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa. Bên cạnh đó, One Mount Group còn kinh doanh vận tải, hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh bất động sản, tư vấn quản lý, quảng cáo… Những thương hiệu nổi tiếng dưới trướng One Mount gồm có Vin ID, VinShop và One Housing.

Trong đó, Vin ID có tham vọng trở thành siêu ứng dụng trợ lý cá nhân, tích hợp nhiều như thanh toán, quản lý nhà ở, mua sắm. One Housing là nền tảng phục vụ nhu cầu mua bán, cho thuê và các dịch vụ khác liên quan tới bất động sản.

Còn VinShop là nền tảng phục vụ các cửa hàng tạp hóa trên tất cả các khâu, từ mua hàng, vận chuyển, quản lý cửa hàng, thanh toán, cho tới hỗ trợ tài chính, nhà cung cấp, với khả năng trở thành kênh phân phối cho các sản phẩm tài chính và dịch vụ khác.

Tuy đã thoái vốn khỏi rất nhiều mảng kinh doanh, Vingroup tại thời điểm 31/12/2023 vẫn đang sở hữu lượng công ty con khổng lồ với tổng cộng 110 doanh nghiệp. Trong đó, tập đoàn này vẫn sở hữu những thương hiệu nổi tiếng như Vinhomes (bất động sản), VinPearl (du lịch nghỉ dưỡng), VinFast (công nghiệp), Vinmec (bệnh viện), Vinschool (giáo dục), VinBrain (trí tuệ nhân tạo)…

Việc “mạnh tay” đầu tư vào công nghiệp dù tốn nhiều tiền nhưng cũng đã bắt đầu mang về thành quả cho Vingroup. Cụ thể, tập đoàn này ghi nhận doanh thu thuần quý 4 đạt 27.428 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ.

Trong cơ cấu doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động sản xuất mang về chủ yếu với 41% doanh thu cho Vingroup trong quý ngày với 11.266 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản lại giảm mạnh 84% so với cùng kỳ còn 4.808 tỷ đồng. Doanh thu cho thuê bất động sản mang về doanh thu lớn thứ 3 với 2.396 tỷ đồng.

Sự dứt khoát xuyên suốt của tỷ phú Vượng khi cần tập trung: Từ đóng cửa Tập đoàn Tài chính Vincom, bán VinMart, Vincom Retail, One Mount đến dừng Vinsmart, Vinpearl Air- Ảnh 6.

Đây là quý đầu tiên kể từ khi VinFast đi vào vận hành thương mại, doanh thu hoạt động sản xuất của Vingroup mới vượt qua doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản và trở thành nguồn thu chủ lực của Vingroup.

Nguồn: cafef

Bản tin tổng hợp PPIA từ 11/3- 16/3/2024

Giá bột ở Trung Quốc tăng do cuộc đình công ở Phần Lan, giá bột kỳ hạn ở SHFE tăng trước Tuần lễ bột giấy Thượng Hải

Mối lo ngại ngày càng tăng của khách hàng Trung Quốc về khả năng gián đoạn nguồn cung bột giấy từ Phần Lan do các cuộc đình công đang diễn ra, thúc đẩy kế hoạch tăng giá bột giấy nhập khẩu vào Trung Quốc của các nhà cung cấp trước Tuần lễ bột giấy Thượng Hải hàng năm vào ngày 18-22 tháng 3.

Việc sản xuất bột giấy tại nhiều nhà máy ở Phần Lan thuộc UPM, Stora Enso và Tập đoàn Metsa đã bị ảnh hưởng kể từ khi Liên minh Vận tải Phần Lan (AKT) phát động cuộc đình công kéo dài hai tuần tại các cảng của Phần Lan vào ngày 11 tháng 3 để phản đối đề xuất cải cách thị trường lao động của chính phủ.

Hai nhà sản xuất Phần Lan đã thông báo cho khách hàng Trung Quốc về khả năng tuyên bố bất khả kháng, với chuỗi sản xuất và cung ứng của công ty dự kiến sẽ bị gián đoạn khi cuộc đình công ảnh hưởng đến hoạt động hậu cần tại các cảng Phần Lan.

Nếu trường hợp bất khả kháng được tuyên bố, công ty cho biết sẽ tạm dừng hợp đồng giao bột giấy, trừ khi cuộc đình công kết thúc trước ngày 25 tháng 3.

Trước cuộc đình công, các nhà sản xuất Phần Lan đã thông báo cho người mua Trung Quốc rằng họ dự định tăng giá thêm 30 USD/tấn đối với bột kraft gỗ mềm phương Bắc tẩy trắng (NBSK).

Giá bột giấy kỳ hạn tháng 5 được giao dịch tích cực nhất được chốt ở mức 6.050 RMB/tấn vào thứ Năm ngày 14 tháng 3, tăng 234 RMB/tấn so với tuần trước. Mức đó tương đương 730 USD/tấn, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) 13% và 120 RMB/tấn chi phí hậu cần.

Do đó, giá NBSK bán lại, được chốt theo giá bột giấy kỳ hạn, đã tăng lên 6.187 RMB/tấn trong tuần này, tăng 192 RMB/tấn so với tuần trước. Mức giá đó tương đương 743 USD/tấn, trừ VAT và 150 RMB/tấn chi phí hậu cần cho việc bán lại bột giấy.

Sự gia tăng giá của bột NBSK bán lại và giá của bột kỳ hạn đã tạo động lực cho các nhà cung cấp, những người đang thúc đẩy mức tăng 20-50 USD/tấn đối với NBSK nhập khẩu từ Canada.

Giá NBSK của Canada có nhiều khả năng có chi phí sản xuất cao liên quan đến nguồn cung dăm gỗ và chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ giá bột giấy kỳ hạn tại Thượng Hải so với NBSK của Bắc Âu.

Các nguồn tin cho biết, bất chấp khả năng gián đoạn nguồn cung, người mua Trung Quốc vẫn áp dụng cách tiếp cận chờ xem đối với việc tăng giá NBSK được đề xuất, nhằm mục đích mặc cả với các nhà cung cấp tại các cuộc họp bên lề trong hội nghị Tuần lễ bột giấy Thượng Hải.

Mặt khác, các thương nhân đang bán bột kraft gỗ mềm đã tẩy trắng (BSK) dự trữ không thuộc bột của sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE), trong khi không chào bán bột thuộc SHFE, ngoại trừ BSK của Nga, với niềm tin rằng BSK dự trữ đó sẽ bán được giá hơn trong ngắn hạn.

BSK của Nga do Tập đoàn Ilim cung cấp được chỉ định để giao dịch trên SHFE. Phần lớn BSK được lưu trữ tại các kho do SHFE chỉ định, lên tới hơn 400.000 tấn, là BSK của Nga.

Một đại lý bột giấy cho biết bất chấp những cảnh báo tới người mua về tác động tiềm tàng của cuộc đình công ở Phần Lan, trong tuần này khách hàng vẫn ngần ngại vì cho rằng giá quá cao.

Một thương nhân cho biết: “Hầu hết người mua muốn mua BSK nhập khẩu là các nhà đầu tư đang xem xét việc kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường kỳ hạn, chứ không phải các nhà máy giấy sẽ sử dụng nguyên liệu để sản xuất giấy”.

“Khách hàng sẽ đưa ra quyết định sau khi Arauco công bố giá bột gỗ thông radiata cho lô hàng tháng 4 vào tuần tới,” thương nhân này cho biết.

Theo các nguồn tin, NBSK Canada đã được bán với giá 740-760 USD/tấn, tăng 10-20 USD/tấn trong hai tuần trước đó. Tuy nhiên, giá NBSK Bắc Âu ổn định ở mức 700-750 USD/tấn. Do đó, mức giá trung bình của NBSK đã tăng 8 USD/tấn lên 738 USD/tấn.

Giá BHK tăng: Các nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán về đề xuất tăng giá 30 USD/tấn đối với bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) Nam Mỹ vẫn đang được tiến hành nhưng dự kiến sẽ kết thúc vào tuần tới khi người bán và người mua gặp nhau trực tiếp tại Thượng Hải. Việc tăng giá này sẽ làm cho giá loại này lên 680-690 USD/tấn.

Người mua được cho là phản đối việc tăng giá, do giá giấy và bìa cứng ở thị trường nội địa yếu, đồng thời lưu ý rằng công suất BHK 6 triệu tấn mỗi năm sẽ được đưa vào vận hành tại Trung Quốc và Brazil vào cuối năm nay, điều này đang phủ bóng đen lên thị trường.

Một thương nhân chỉ ra rằng người mua đã giảm khối lượng khi giá BHK tăng lên 650 USD/tấn và các nhà máy sản xuất giấy tissue ở miền bắc Trung Quốc đã ngừng mua loại bột này hoàn toàn vì họ cho rằng giá quá cao.

Quốc Tế Sơn Ưng, Trung Quốc bán công ty con Nordic Paper

Công ty Quốc Tế Sơn Ưng có kế hoạch thoái vốn một phần hoặc toàn bộ vốn sở hữu tại công ty con gián tiếp, Nordic Paper, nhằm tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực và tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, công ty cho biết trong một thông báo đưa ra vào thứ Ba ngày 12 tháng 3.

Công ty cho biết việc này không có nghĩa là ngừng mở rộng thị trường ở nước ngoài.  Công ty sẽ tiếp tục với chiến lược quốc tế hóa của mình, tăng cường mở rộng ra nước ngoài một cách đều đặn và khám phá thêm các thị trường tiềm năng.

Vào tháng 10 năm 2017, Quốc Tế Sơn Ưng  đã mua lại 100% cổ phần của Nordic Paper thông qua công ty con do Thụy Điển sở hữu hoàn toàn, SUTRIV Holding AB. Năm 2020, Nordic Paper được niêm yết trên NASDAQ Stockholm ở Thụy Điển.

Hiện tại, Quốc Tế Sơn Ưng nắm giữ 48,16% cổ phần của Nordic Paper thông qua SUTRIV Holding.

Là nhà sản xuất giấy chịu dầu mỡ và giấy kraft hàng đầu, Nordic Paper vận hành ba nhà máy ở Thụy Điển, một ở Na Uy và một ở Canada, với tổng công suất giấy và bột giấy khoảng 500.000 tấn/năm.

Quốc Tế Sơn Ưng hiện có tổng công suất giấy và bìa khoảng 8,63 triệu tấn/năm, bao gồm 8,35 triệu tấn giấy làm thùng sóng tái chế, tại sáu nhà máy ở Trung Quốc.

Công ty cũng điều hành công ty con Phoenix Paper Wickliffe ở Mỹ. Công ty đã mua lại nhà máy này từ Verso vào năm 2018 và hiện có công suất giấy và bột giấy tổng hợp khoảng 320.000 tấn/năm.

Tại Thái Lan, Quốc Tế Sơn Ưng có công suất bột giấy tái chế khoảng 1,1 triệu tấn/năm.

 Giá giấy ở Nhật Bản ổn định trong Quý 1; các nhà sản xuất bao bì dạng sóng và hộp gấp đang thúc đẩy tăng giá từ tháng 4

Phần lớn giá các loại giấy ổn định tại thị trường Nhật Bản trong quý đầu tiên của năm dương lịch 2024.

Hầu hết các nhà sản xuất giấy ở Nhật Bản đã thúc đẩy ba vòng tăng giá đối với các loại giấy in và viết (P&W) từ đầu năm dương lịch 2022 đến quý đầu tiên của năm 2023, với lý do chi phí nguyên liệu thô, nhiên liệu và hậu cần tăng vọt, tác động của nó càng trở nên trầm trọng hơn do sự mất giá của đồng yên Nhật so với đồng đô la Mỹ.

Vì lý do tương tự, các nhà máy sản xuất bìa cứng của Nhật Bản đã thực hiện hai đợt tăng giá đối với giấy làm thùng sóng, bìa hộp và giấy kraft trong cùng thời điểm trên.

Sau những đợt tăng giá này, giá giấy ở Nhật Bản ổn định vào khoảng giữa năm 2023 và duy trì sự ổn định kể từ đó.

Giá tăng cao làm giảm nhu cầu giấy, dẫn đến khối lượng sản xuất và bán hàng của các nhà sản xuất giảm trên diện rộng, nhưng giúp họ tăng doanh thu thuần và cải thiện lợi nhuận, theo kết quả tài chính của các công ty niêm yết trong 9 tháng. kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Giá bột giấy nhập khẩu, bao gồm cả bột kraft gỗ cứng tẩy trắng và bột kraft gỗ mềm tẩy trắng, đã phục hồi trong quý cuối cùng của năm 2023 từ mức sụt giảm trong quý 3 và duy trì ở mức cao trong suốt quý đầu tiên của năm 2024.

Sản lượng giấy giảm cùng với giá bột giấy biến động đã khiến các nhà máy Nhật Bản không muốn mua bột giấy nhập khẩu. Dữ liệu từ Hiệp hội Giấy Nhật Bản (JPA) cho thấy lượng tiêu thụ bột giấy của nước này đạt tổng cộng 1,078 triệu tấn vào năm 2023, giảm 26,3% so với năm trước.

Nhu cầu về giấy đồ họa giảm: Nhu cầu đối với tất cả các loại giấy đồ họa chính, bao gồm giấy in báo cũng như giấy in và giấy truyền thông, đang suy giảm về cơ cấu ở Nhật Bản do sự tăng tốc của quá trình số hóa và dân số ngày càng già đi của đất nước.

Theo JPA, mức tiêu thụ giấy in báo trong nước được ghi nhận là 1,681 triệu tấn vào năm 2023, giảm 9,8% so với năm 2022. Tiêu thụ giấy in và truyền thông giảm 8,6% xuống 5,598 triệu tấn vào năm 2023. Mức giảm này là đáng kể nhất kể từ năm 2021, do giá giấy cao hơn và việc áp dụng hình thức làm việc từ xa đã khiến mức tiêu thụ giấy đồ họa trong nước càng bị hạn chế.

Sự sụt giảm dường như vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2024, với các lô hàng giấy in báo cũng như giấy in và giấy truyền thông đều có mức giảm hai con số so với cùng kỳ năm trước trong tháng 1.

Một trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã làm rung chuyển Bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa, miền trung Nhật Bản vào ngày 1 tháng 1 và gây ra cảnh báo sóng thần, dẫn đến việc một số nhà máy giấy phải đóng cửa trong thời gian ngắn, bao gồm một số nhà máy giấy đồ họa ở khu vực xung quanh, nhưng ảnh hưởng của nó đến nguồn cung cấp giấy đồ họa ở thị trường Nhật Bản không đáng kể vì không có thiệt hại nghiêm trọng nào được báo cáo tại các cơ sở này và hoạt động sản xuất có thể tiếp tục trong thời gian ngắn.

Lĩnh vực giấy làm bao bì ở Nhật Bản đã suy thoái vào năm 2023 sau khi tăng trưởng tích cực hai năm liên tiếp trước đó. Theo JPA, mức tiêu thụ nội địa của giấy làm thùng sóng và bìa cứng lần lượt là 8,802 triệu tấn và 1,658 triệu tấn năm 2023, giảm lần lượt 4,0% và 5,8% so với năm trước.

Với Rengo dẫn đầu, nhiều nhà sản xuất bao bì lớn của Nhật Bản trong tháng này đã công bố kế hoạch tăng giá các loại tấm sóng, hộp gấp, thông thường khoảng 10%, từ ngày 1/4.

Các nhà sản xuất bao bì cho rằng động thái này là do chi phí đầu vào cao và quan trọng hơn là do chi phí lao động và hậu cần tăng cao. Ngoài việc tăng lương nói chung trong năm nay, luật mới ở Nhật Bản sẽ giới hạn số giờ làm thêm của mỗi tài xế xe tải ở mức 960 giờ một năm kể từ đầu tháng 4, sẽ hạn chế năng lực vận tải đường bộ và tăng chi phí hậu cần.

Vận chuyển ở Biển Đỏ, các lệnh trừng phạt đẩy người mua Ấn Độ đến các nhà máy ở châu Á

Các nguồn tin cho biết, các nhà sản xuất ở châu Á nhận được nhiều yêu cầu hơn từ người mua Ấn Độ trong những tháng gần đây do nhiều yếu tố bao gồm giá tăng và giao hàng chậm trễ.

Phần lớn giấy in báo sử dụng ở Ấn Độ được nhập khẩu từ Canada, Nga và châu Âu, do giá giấy in báo nhập khẩu rẻ hơn khiến người mua tránh xa giấy in báo sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những khó khăn gần đây trong việc tìm nguồn cung ứng giấy in báo từ các khu vực này đang làm thay đổi hiện trạng đối với các nhà nhập khẩu Ấn Độ.

Các nguồn tin cho biết, các cuộc tấn công ở Biển Đỏ đã khiến các công ty vận tải phải tránh xa Kênh đào Suez để đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng của Châu Phi, khiến thời gian vận chuyển tăng thêm 10 ngày.

Hạn hán bắt đầu ở Panama một năm trước vẫn đang gây ảnh hưởng, cản trở các chuyến hàng từ bờ biển phía tây của Canada đi qua Kênh đào Panama.

Ngoài ra, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt tiếp theo đối với Nga từ nhiều quốc gia có nghĩa là các nhà sản xuất Nga phải sử dụng các tàu thuê riêng, gửi giấy báo từ St Petersburg đến Nhava Sheva để dỡ hàng trước khi chất lên các tàu nhỏ hơn đi đến các cảng khác nhau.

Như vậy các tuyến vận chuyển từ Châu Âu, Châu Mỹ đến Ấn Độ – nơi tiêu thụ nhiều giấy báo nhất ở châu Á – đã trở nên rắc rối hơn, tốn kém hơn và dễ bị chậm trễ hơn.

Các tuyến vận chuyển ở châu Á phần lớn đã thoát khỏi những vấn đề này và do đó nhu cầu của Ấn Độ đối với các nhà máy ở Châu Á tăng. Một người mua Ấn Độ cho biết, các nhà máy ở Đông và Đông Nam Á gần đây đang bán giấy in báo cho người mua ở Ấn Độ nhưng không tiết lộ giá cả. Một nguồn tin của nhà sản xuất Đông Á cho biết gần đây họ đã nhận được yêu cầu, với các giao dịch được thực hiện gần đây với giá trên 600 USD/tấn.

Tỷ lệ hoạt động mới nhất được biết ở các nhà máy sản xuất giấy in báo ở châu Á là ở mức 85-100%.

Hán Cao Hà Bắc đưa máy xeo giấy làm lớp sóng 150.000 tấn/năm vào hoạt động tại Trung Quốc

Công ty Khoa học và Công nghệ Vật liệu Mới Hán Cao Hà Bắc đã khởi động máy xeo giấy làm lớp sóng (medium) mới công suất 150.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc. Được đặt tên là PM 2, chiếc máy này đã sản xuất tờ giấy đầu tiên vào ngày 2 tháng 3.

Máy do nhà cung cấp trong nước Công nghệ thông minh Trọng Nhã Hà Nam cung cấp có chiều rộng cắt 4,5 mét và tốc độ thiết kế 750 mét/phút.

Hán Cao Hà Bắc cũng vận hành một máy xeo bìa thô công suất 300.000 tấn/năm cũng tại nhà máy này.

 PT Sun Paper Source bổ sung thêm 4 TM với tổng công suất 108.000 tấn/năm Mojokerto, Indonesia

PT Sun Paper Source đang lắp đặt bốn máy xeo giấy tissue (TM) mới, mỗi máy có công suất 27.000 tấn/năm, tại nhà máy hiện có ở Mojokerto, tỉnh Đông Java của Indonesia. Các TM sẽ ​​bắt đầu hoạt động vào đầu tháng 4 năm 2025.

Người phát ngôn của PT Sun Paper Source cho biết bốn TM mới sẽ sẽ sử dụng bột gỗ nguyên chất từ các khu rừng được quản lý bền vững như một phần trong cam kết của công ty đối với các hoạt động tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm.

Sản phẩm trong tương lai của 4 TM sẽ được chuyển đổi một phần thành các thành phẩm tại chỗ, phần còn lại sẽ được bán dưới dạng cuộn lớn trên thị trường.

Ngoài bốn máy TM mới đang được xây dựng, PT Sun Paper Source đang có kế hoạch lắp đặt thêm bốn máy TM khác tại địa điểm này trong vòng 5 năm tới.

Công ty hiện đang vận hành sáu TM với tổng công suất 132.000 tấn/năm tại nhà máy ở Ngoro, Mojokerto. Công ty chị em của nó, PT Sopanusa, điều hành hai TM với tổng công suất 60.000 tấn/năm tại một nhà máy gần đó.

 Trấn Thành Hồ Bắc bổ sung 25.000 tấn/năm tại Trung Quốc

Giấy Trấn Thành Hồ Bắc đã công bố công suất giấy tissue mới 25.000 tấn/năm tại nhà máy của mình ở thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc. Máy có tên TM 55, hoạt động từ ngày 5 tháng 3.

Nhà cung cấp nội địa Công ty Công nghiệp Thanh Lương Thượng Hải đã cung cấp máy có chiều rộng cắt 2,85 mét và tốc độ thiết kế 1.600 mét/phút.

Trấn Thành Hồ Bắc còn có bốn máy xeo giấy tissue khác với tổng công suất khoảng 64.000 tấn/năm.

Trấn Thành Hồ Bắc là một phần của Tập đoàn Thái Sơn, một nhà sản xuất giấy giấy lớn ở Trung Quốc, hiện cũng đang điều hành 5 nhà máy giấy tisue khác với tổng công suất khoảng 1,27 triệu tấn/năm.

Quan điểm của RISI về thị trường: Tình trạng dư thừa năng lực trong lĩnh vực giấy tissue của Trung Quốc

Sản xuất giấy tissue của Trung Quốc đã rơi vào tình trạng dư thừa công suất kể từ năm 2018. Việc sử dụng công suất đã giảm dần kể từ năm 2012, chỉ tạm dừng hai lần, vào năm 2015 và 2017, giảm từ 79% vào thời kỳ đỉnh cao năm 2012 xuống còn 68% vào năm 2022 (Hình 1). Tỷ lệ sử dụng đã giảm đáng kể từ năm 2020 đến năm 2022, khi giảm từ 75% xuống gần 68%. Các yếu tố chính dẫn đến hoạt động giảm là do nhu cầu tissue giảm gần đây và công suất tissue tăng đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả mức tăng lớn hơn mức trung bình về nhu cầu giấy tissue là 11% vào năm 2021 cũng không thể cải thiện tỷ lệ hoạt động, bởi vì trong khi công suất giấy giấy tăng lên 752.000 tấn mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2019 thì công suất lại tăng hơn gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2022 bình quân đạt 1,57 triệu tấn.

Mặc dù sự tăng trưởng nhu cầu tissue trước đây và mức tăng dự đoán trong vài năm tới là đầy hứa hẹn, nhưng công suất đã tăng lên trong hai năm qua và các dự án hiện được công bố đã vượt quá mức tăng dự kiến về nhu cầu tissue. Thực tế này có thể đã bị các nhà sản xuất khăn giấy tại thị trường Trung Quốc bỏ qua, vì cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ đảo ngược trong vài năm tới. Vậy đằng sau chiến lược mở rộng năng lực hơn nữa là gì?

Có hai cách giải thích. Đầu tiên là có thể có kỳ vọng rằng nhiều máy giấy nhỏ hơn, cũ hơn sẽ sớm bị loại khỏi thị trường. Vẫn còn một số lượng lớn các máy nhỏ hơn và cũ hơn được vận hành bởi nhiều nhà sản xuất giấy giấy nhỏ hơn đáng kể ở Trung Quốc. Những máy này kém cạnh tranh hơn về chất lượng và chi phí sản xuất. Hơn nữa, các nhà máy sử dụng máy móc cũ cũng phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt hơn về môi trường, đặc biệt là khi nằm gần khu dân cư, khiến họ có nguy cơ buộc phải đóng cửa cao hơn.

Một lời giải thích khác có thể là do giảm thuế hoặc trợ cấp từ chính quyền địa phương. Kết hợp với tín dụng chiết khấu, những điều này có thể đã thúc đẩy các nhà sản xuất khăn giấy mở rộng công suất nhanh hơn nhu cầu tăng trưởng. Ngành công nghiệp giấy không phải là ngành đầu tiên ở Trung Quốc nhận được trợ cấp của chính phủ cuối cùng đã khuyến khích tình trạng dư thừa năng lực. Đây cũng là vấn đề đã tồn tại ở một số lĩnh vực khác, bao gồm sản xuất xi măng, thép và năng lượng mặt trời. Công suất dư thừa có thể trở thành một vấn đề lớn hơn trong những năm tới bởi vì, theo Hội đồng Atlantic của Mỹ,[1] các ngân hàng Trung Quốc cũng đã bắt đầu cho vay nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất thay vì lĩnh vực bất động sản. Các khoản vay ngân hàng từ các ngân hàng Trung Quốc cho lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc đã tăng từ 110 tỷ USD trong quý 1 năm 2020 lên 695 tỷ USD trong quý 3 năm 2023. Và những khoản vay này thường được đưa ra với lãi suất thấp hơn thị trường.

Vậy bây giờ điều gì sẽ xảy ra? mặc dù mức tiêu thụ trong nước sẽ tăng trong vài năm tới nhưng nó sẽ không mở rộng đủ để hấp thụ hết công suất dư thừa. Điều này khiến các nhà sản xuất Trung Quốc có hai lựa chọn: tìm cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm của họ hoặc đóng cửa thêm công suất.

 BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                                   

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
15/03/2024 08/03/2024 01/03/2024 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 738 730 730 1,10%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 727,5 727,5 727,5 0,00%
  BSK Nga* 665 665 665 0,00%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 655 655 655 0,00%
  BHK Nga* 620 620 620 0,00%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 645 645 645 0,00%
  Nga 590 605 605 -2,48%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 505 505 505 0,00%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 490 515 515 -4,85%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 900 900 900 0,00%
GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á                  

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan

8/3/2024 23/2/2024 9/2/2024 So với 1 năm trước
OCC (11) từ Mỹ 225-230 215-220 205-210 42.2%
OCC (90/10) từ Châu Âu 160-165 145-150 145-150 27.5%
OCC (95/5) từ Châu Âu 165-170 150-155 150-155 24.1%
OCC Nhật Bản 175-180 170-175 170-175 12.7%

 

Nguồn Risi

Biên dịch và tổng hợp VPPA

Quan điểm của RISI về thị trường: Tình trạng dư thừa năng lực trong lĩnh vực giấy tissue của Trung Quốc

Sản xuất giấy tissue của Trung Quốc đã rơi vào tình trạng dư thừa công suất kể từ năm 2018. Việc sử dụng công suất đã giảm dần kể từ năm 2012, chỉ tạm dừng hai lần, vào năm 2015 và 2017, giảm từ 79% vào thời kỳ đỉnh cao năm 2012 xuống còn 68% vào năm 2022 . Tỷ lệ sử dụng đã giảm đáng kể từ năm 2020 đến năm 2022, khi giảm từ 75% xuống gần 68%. Các yếu tố chính dẫn đến hoạt động giảm là do nhu cầu tissue giảm gần đây và công suất tissue tăng đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả mức tăng lớn hơn mức trung bình về nhu cầu giấy tissue là 11% vào năm 2021 cũng không thể cải thiện tỷ lệ hoạt động, bởi vì trong khi công suất giấy giấy tăng lên 752.000 tấn mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2019 thì công suất lại tăng hơn gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2022 bình quân đạt 1,57 triệu tấn.

Mặc dù sự tăng trưởng nhu cầu tissue trước đây và mức tăng dự đoán trong vài năm tới là đầy hứa hẹn, nhưng công suất đã tăng lên trong hai năm qua và các dự án hiện được công bố đã vượt quá mức tăng dự kiến về nhu cầu tissue. Thực tế này có thể đã bị các nhà sản xuất khăn giấy tại thị trường Trung Quốc bỏ qua, vì cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ đảo ngược trong vài năm tới. Vậy đằng sau chiến lược mở rộng năng lực hơn nữa là gì?

Có hai cách giải thích. Đầu tiên là có thể có kỳ vọng rằng nhiều máy giấy nhỏ hơn, cũ hơn sẽ sớm bị loại khỏi thị trường. Vẫn còn một số lượng lớn các máy nhỏ hơn và cũ hơn được vận hành bởi nhiều nhà sản xuất giấy giấy nhỏ hơn đáng kể ở Trung Quốc. Những máy này kém cạnh tranh hơn về chất lượng và chi phí sản xuất. Hơn nữa, các nhà máy sử dụng máy móc cũ cũng phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt hơn về môi trường, đặc biệt là khi nằm gần khu dân cư, khiến họ có nguy cơ buộc phải đóng cửa cao hơn.

Một lời giải thích khác có thể là do giảm thuế hoặc trợ cấp từ chính quyền địa phương. Kết hợp với tín dụng chiết khấu, những điều này có thể đã thúc đẩy các nhà sản xuất khăn giấy mở rộng công suất nhanh hơn nhu cầu tăng trưởng. Ngành công nghiệp giấy không phải là ngành đầu tiên ở Trung Quốc nhận được trợ cấp của chính phủ cuối cùng đã khuyến khích tình trạng dư thừa năng lực. Đây cũng là vấn đề đã tồn tại ở một số lĩnh vực khác, bao gồm sản xuất xi măng, thép và năng lượng mặt trời. Công suất dư thừa có thể trở thành một vấn đề lớn hơn trong những năm tới bởi vì, theo Hội đồng Atlantic của Mỹ,[1] các ngân hàng Trung Quốc cũng đã bắt đầu cho vay nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất thay vì lĩnh vực bất động sản. Các khoản vay ngân hàng từ các ngân hàng Trung Quốc cho lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc đã tăng từ 110 tỷ USD trong quý 1 năm 2020 lên 695 tỷ USD trong quý 3 năm 2023. Và những khoản vay này thường được đưa ra với lãi suất thấp hơn thị trường.

Vậy bây giờ điều gì sẽ xảy ra? mặc dù mức tiêu thụ trong nước sẽ tăng trong vài năm tới nhưng nó sẽ không mở rộng đủ để hấp thụ hết công suất dư thừa. Điều này khiến các nhà sản xuất Trung Quốc có hai lựa chọn: tìm cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm của họ hoặc đóng cửa thêm công suất.

 

Nguồn: Risi

Biên dịch và tổng hợp VPPA

TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì hội nghị về chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng

Nền kinh tế đang phục hồi trên tất cả các lĩnh vực

Phát biểu khai mạc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng sự có mặt đầy đủ của các đại biểu, gửi tới các đồng chí lãnh đạo NHNN, Chủ tịch, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại, lãnh đạo các hiệp hội ngành nghề và các đại biểu lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng nêu rõ: Năm 2023, đất nước ta đạt được những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; đồng tiền cơ bản ổn định, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách trong kiểm soát.

Ngân sách tiết kiệm được 560 nghìn tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1/7/2024 và dự kiến tăng mức lương tối thiểu khu vực ngoài nhà nước. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân được cải thiện; phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh; quốc phòng an ninh được tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt những thành tựu có tính lịch sử.

Đầu năm 2024, các tín hiệu tiếp tục cho thấy nền kinh tế đang phục hồi trên tất cả các lĩnh vực.

TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì hội nghị về chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu năm 2024, các tín hiệu tiếp tục cho thấy nền kinh tế đang phục hồi trên tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng nhấn mạnh, những thành quả này có được là nhờ nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng cảm ơn các doanh nghiệp, ngân hàng đã có những đóng góp rất quan trọng vào thành tựu, kết quả chung của cả nước.

Tuy nhiên, kinh tế thế giới năm 2024 được đánh giá còn rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, dù kinh tế Việt Nam có khởi sắc, tiến bộ, phục hồi, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức và khó khăn, thách thức có thể đến bất lúc nào.

Do đó, chúng ta không được chủ quan, cần tiếp tục phát huy các thành quả, phát hiện các khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ. Thủ tướng nêu rõ, một trong những bài học kinh nghiệm quý báu của đất nước ta là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân, trong đó có doanh nghiệp, là chủ thể làm nên lịch sử, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì hội nghị về chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng- Ảnh 3.

Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm giảm; lượng tiền gửi còn rất lớn; lãi suất cho vay còn cao

Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm giảm; lượng tiền gửi còn rất lớn; lãi suất cho vay còn cao

Về chính sách tiền tệ, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo điều hành quyết liệt, đồng bộ, cụ thể, sát thực tiễn. Cách đây hơn 3 tháng (ngày 07/12/2023), Thủ tướng đã chủ trì Hội nghị với các chủ tịch, tổng giám đốc ngân hàng thương mại bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày 05/3/2024, Thủ tướng tiếp tục có Công điện số 18/CĐ-TTg về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

NHNN đã cố gắng, điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, các doanh nghiệp nỗ lực cơ cấu lại hoạt động phù hợp tình hình, các tổ chức tín dụng cũng chia sẻ để có dòng vốn lưu thông tốt hơn.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận: Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023 trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn (14 triệu tỷ đồng); lãi suất cho vay vẫn còn cao; nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm; một số chương trình tín dụng chưa hiệu quả (như gói 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, trong khi gói 15 nghìn tỷ đồng cho lâm sản, thủy sản lại giải ngân rất nhanh)… (NHNN sẽ có báo cáo đầy đủ).

TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì hội nghị về chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng- Ảnh 4.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận làm rõ vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, nút thắt ở đâu, nguyên nhân gì để đề xuất, kiến nghị các giải pháp thiết thực, hiệu quả?. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, nút thắt ở đâu, nguyên nhân gì?

Thủ tướng đề nghị quý vị đại biểu và các đồng chí, nhất là Chủ tịch, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại tập trung thảo luận, đưa ra đáp án, giải pháp cụ thể đối với một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, việc điều hành chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất, tỷ giá như thế nào để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng (khoảng 6-6,5%) và giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế?

Hai là, vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm? Nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì, do quy định, do điều hành, do thận trọng hay do cục bộ? (Theo NHNN, đến nay lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức 3,3%/năm, giảm 0,2%/năm so với cuối năm 2023; lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới ở mức 6,4%/năm, giảm 0,7%/năm so với cuối năm 2023 – nhưng lãi suất đối với các khoản dư nợ hiện còn cao).

Ba là, tình hình cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế, từng ngành, lĩnh vực đã tốt chưa? Đâu là điểm nghẽn, nguyên nhân, biện pháp tháo gỡ khắc phục, đảm bảo việc cung ứng vốn không ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm? Làm thế nào để cung ứng vốn tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho sản xuất kinh doanh?

TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì hội nghị về chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng- Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân? Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chi tiết tại: https://baochinhphu.vn/tong-thuat-thu-tuong-chu-tri-hoi-nghi-ve-chinh-sach-tien-te-thao-go-kho-khan-cho-san-xuat-kinh-doanh-thuc-day-tang-truong-102240314082304457.htm?zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

Nguồn: Báo Chính Phủ

Thủ tướng hoả tốc triệu tập Chủ tịch, Tổng giám đốc Vingroup, Sungroup, Masan Group, FPT, Novaland… họp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh vào sáng ngày 14/3

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi lãnh đạo của các công ty gồm Vingroup, Sungroup, Geleximco, FPT, Masan Group, TH, Đèo Cả, Novaland, Hưng Thịnh, Savico, Taseco, Becamex IDC, Phát Đạt, Hoàng Quân, Vinaconex tham gia một Hội nghị.

Theo đó, Thủ tướng sẽ tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng dự hội nghị với Thủ tướng và lãnh đạo các tập đoàn lớn còn có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Cuộc họp sẽ diễn ra lúc 8h ngày 14/3/2024 tại Trụ sở Chính Phủ.

Mới đây, sáng ngày 11/3, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà cũng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản mới được ban hành.

Cùng tham dự là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) và lãnh đạo các ngân hàng BIDV, Viettinbank, Agribank, Vietcombank, Techcombank, MB Bank.

An ninh Tiền tệ

Bản Tin VPPA tháng 02/2024

Trong bản tin số 02 – tháng 02/2024 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư- kinh tế 

Quan điểm của Risi về thị trường: Tác động tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đối với thương mại bao bì giấy ở Châu Á

Nine Dragons bổ sung công suất P&P 4,12 triệu tấn/năm vào năm 2025

Doanh nghiệp tiếp tục đối mặt tăng cước vận chuyển container và phụ phí

>>>XEM BẢN TIN THÁNG 02-2024

Thúc đẩy tín dụng: Ai cần vay, ai được cho vay?

Nghịch lý cho vay

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tín dụng đến giữa tháng 2/2024 vẫn tăng trưởng âm. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (thuộc NHNN) cho rằng, tăng trưởng tín dụng đang có yếu tố bất thường.

Cụ thể, tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, trong khi riêng tín dụng tháng 12/2023 tăng trưởng tới 4,56%, cho thấy có “yếu tố kỹ thuật” trong câu chuyện tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân là NHNN đang điều hành tín dụng bằng công cụ hành chính (room tín dụng), nên có thể vào dịp cuối năm, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh dư nợ lên cao để được cấp room tín dụng cao hơn vào năm sau.

Tuy vậy, theo các ngân hàng thương mại, tín dụng tăng trưởng âm 2 tháng đầu năm không có gì bất thường. Nguyên nhân kỹ thuật chỉ là một phần nhỏ, mà nguyên nhân chủ yếu khiến tín dụng giảm 2 tháng đầu năm là yếu tố mùa vụ và do sức cầu của nền kinh tế yếu.

Tuy vậy, ngoài nguyên nhân này, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, tín dụng giảm còn do doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng không thể tiếp cận vốn vay sau 2 năm suy kiệt vì Covid-19.

Ông Nguyễn Hoàng, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, kiêm Chủ tịch Tập đoàn N&G cho biết, các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thời gian qua đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid -19, đứt gãy chuỗi sản xuất, thanh khoản nguồn vốn và chi phí sản xuất – kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong khi nhiều ngân hàng hạn chế cho vay.

“Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng TMCP tư nhân, cũng là doanh nghiệp, họ phải bảo toàn vốn và phải có lãi theo yêu cầu của cổ đông, nên phải chọn lĩnh vực nào hiệu quả nhanh nhất để đầu tư vốn. Trong khi đó, ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ cần đầu tư dài hạn 9-12 năm mới phát triển ổn định và thành công”, ông Hoàng nêu thực tế.

Liên quan khó khăn về vốn của doanh nghiệp cũng như tình trạng ế vốn tại các ngân hàng, dự kiến, tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ có hội nghị với chủ tịch, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại để bàn giải pháp mở rộng tín dụng và giảm lãi suất cho vay.

Trước đó, tuần qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gửi công điện tới NHNN về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024. Công điện nêu rõ, mặt bằng bằng lãi suất cho vay đã giảm, nhưng chưa tương xứng với mức giảm của mặt lãi suất huy động, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023.

Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, yêu cầu của Chính phủ về giảm lãi vay là đúng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn là đúng, song vấn đề đặt ra là phải xác định được doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn là những doanh nghiệp nào, vay vốn để làm gì, có đủ điều kiện vay vốn hay không.

Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng cho hay, hiện tại, với khách hàng tốt có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng đang tranh nhau để cho vay. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân đã suy kiệt sau 2 năm Covid-19. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, song sức khỏe tài chính yếu kém, tài sản đảm bảo và đầu ra chưa có, nên ngân hàng không dám cho vay.

Kích cầu vốn: Không thể chỉ ngân hàng vào cuộc

Trước chỉ đạo của Chính phủ về việc ngành ngân hàng hạ thêm lãi suất cho vay, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cho biết, ngay từ đầu năm, ngân hàng này đã chủ động hạ lãi vay, sau 8 lần hạ lãi vay vào năm ngoái. Dù vậy, Chủ tịch Agribank cũng cho biết, Ngân hàng đang đau đầu khi tiền gửi ùn ùn chảy vào ngân hàng, gánh nặng trả lãi tiền gửi rất lớn, trong khi cho vay ra lại tăng rất chậm.

“Hiện nay, doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng thừa vốn, lãi suất rất thấp, song ngân hàng không cho vay được, doanh nghiệp kêu không tiếp cận được vốn. Tại sao lại như vậy? Để trả lời câu hỏi này, phải xác định, doanh nghiệp đang cần vốn là doanh nghiệp nào. Phải khẳng định rằng, các ngân hàng đang đỏ mắt tìm khách vay, khách hàng tốt nếu có nhu cầu đều rất dễ tiếp cận vốn với lãi suất vô cùng thấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp có nhu cầu vốn, song ngân hàng không dám cho vay. Dù lãi suất có giảm nữa, thì những doanh nghiệp này cũng không thể vay, vì không thể đáp ứng đủ điều kiện vay vốn.”

– TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

“Nhu cầu sử dụng vốn sụt giảm do nhu cầu về sản xuất, tiêu thụ hàng hoá chưa được cải thiện, nên vốn đang dư thừa tại nhiều ngân hàng thương mại, làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng thương mại. Tại Agribank, hiện huy động 100 đồng tiền gửi, thì chỉ cho vay ra được hơn 80 đồng”, ông Ấn nói.

Theo lãnh đạo Agribank, để “kích” cầu sử dụng vốn, trước hết, Chính phủ phải tháo gỡ các khó khăn, bất cập về cơ chế chính sách và những rào cản liên quan đến trách nhiệm, đạo đức công vụ để các doanh nghiệp tự tin, mạnh dạn bứt phá phát triển. Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện nay, các chính sách tài khóa, đặc biệt là đầu tư công và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mới là chìa khóa để kích sản xuất tiêu dùng, kích cầu tín dụng.

Cùng chung ý kiến, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, kích cầu tín dụng không thể dựa vào mỗi ngành ngân hàng, mà cần tất cả bộ, ngành vào cuộc để tháo gỡ khó khăn pháp lý cho doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp… Đương nhiên, các ngân hàng cũng phải tích cực tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp, đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có khả năng phục hồi thì cần tiếp tục giãn nợ, hoãn nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Nguồn: Báo đầu tư