Tồn kho bột giấy toàn cầu tiếp tục gia tăng, dự báo giá sẽ giảm tại Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Bột giấy và Sản phẩm Giấy (PPPC), tồn kho của nhà sản xuất bột giấy trên toàn cầu đã tăng ba ngày cung cấp lên tổng cộng 44 ngày, trong đó bột BSK tăng bốn ngày lên 38 ngày, bột BHK tăng ba ngày lên 49 ngày cung cấp. Mức tăng tồn kho ba ngày cung trong tháng 5 tương ứng với mức tăng 327.000 tấn so với mức tăng 173.000 tấn của tháng 4.

Tồn kho bột giấy của người tiêu dùng châu Âu đã tăng lên 780.163 tấn trong tháng 4, tăng 8,6% so với tháng trước. Tồn kho bột giấy BHK tăng lên 513.510 tấn, tăng 8,5% so với 473.448 tấn trong tháng 3, trong khi tồn kho bột giấy BSK tăng lên 232.873 tấn, tăng 8,7% so với 214.193 tấn.

Giá bột giấy hợp đồng kỳ hạn tại Bắc Mỹ dự báo ​​sẽ giảm trong thời gian tới, do bước vào mùa thấp điểm, riêng nhu cầu bột cho sản xuất giấy tissue lại tăng vọt. Ngoài ra, áp lực giảm giá cũng đang diễn ra tại các thị trường giao ngay của Mỹ đối với bột sản xuất giấy và bột giấy hòa tan (DP).

   >>> Sản xuất P&B tại Ý trong 4 tháng đầu năm 2020 sụt giảm

Trong khi đó tại Trung Quốc, tồn kho đang dịch chuyển từ nhà sản xuất sang khách hàng, điều đó đã dẫn đến khách hàng gây áp lực giảm giá lên các nhà cung cấp.

Giá NBSK tại Trung Quốc, CIF, ổn định trong tuần cuối tháng 6/2020, NBSK nhập khẩu từ Canada có giá 560-580 USD/tấn và NBSK Bắc Âu ở mức 530-540 USD/tấn. Trung bình giá tại thị trường Trung Quốc đối với bột NBSK là 555 USD/tấn. Bột BHKP giảm nhẹ từ 465,32 USD/tấn xuống 464.06 USD/tấn. Do áp lực giảm giá, các nhà cung cấp lớn của Brazil đang gặp khó khăn trong việc chốt giao dịch.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, tổng nhập khẩu bột giấy đạt 2,27 triệu tấn trong tháng 5, giảm 9,6% so với tháng trước. Nhập khẩu bột BSK đạt 663.824 tấn, giảm 11,1%, trong khi nhập khẩu bột BHK chỉ giảm 0,5%, xuống 954.959 tấn./.

Theo Fastmarkets RISI

Vì một tương lai không rác thải

Với mong muốn góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp, hạn chế rác thải, Nestlé Việt Nam và La Vie đã chung tay với các công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì sáng lập nên Liên minh Tái chế Bao bì (PRO Việt Nam) vào tháng 6/2019, nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn bằng cách giúp cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận và bền vững hơn.

Phát biểu nhân sự kiện Tổng kết một năm thành lập PRO Việt Nam, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Công Ty Nestlé Việt Nam cho biết: “Nestlé Việt Nam luôn gắn các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Thông qua sự hợp tác cởi mở với cộng đồng các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, cơ quan chính phủ, giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen và ứng xử với rác thải nhựa, Nestlé mong muốn góp phần vì một Việt Nam Xanh – Sạch – Đẹp hơn”.

vi mot tuong lai khong rac thai
Công ty La Vie thực hiện hàng loạt nỗ lực để biến rác thải nhựa thành tài nguyên, bên cạnh việc tăng cường dùng bao bì có thể tái sử dụng nhiểu lần

Nestlé Việt Nam và La Vie, các thành viên của Tập đoàn Nestlé, đang thực hiện chuỗi các hành động cụ thể để hiện thực hóa cam kết cho đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được, với tầm nhìn vì một tương lai không rác thải, tập trung vào 3 lĩnh vực: Phát triển bao bì bền vững, Định hình một tương lai không rác thải, Nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng mới.

Cụ thể, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bao bì bền vững, từ đầu năm 2020, các sản phẩm sữa uống liền của Nestlé Việt Nam, bao gồm sữa lúa mạch Nestlé MILO Bữa sáng và sữa Nestlé Nesvita 5 loại đậu đã tiên phong sử dụng ống hút giấy bảo vệ môi trường, giảm thiểu hàng triệu ống hút nhựa đưa ra môi trường.

Đối với Công ty La Vie, hàng loạt các cải tiến về bao bì đã được thực hiện nhằm từng bước đạt được mục tiêu có thể tái chế 100% hoặc tái sử dụng vào năm 2025. Các cải tiến gồm: ngưng sử dụng màn co nắp chai để giảm rác thải, chuyển màu chai sang trắng trong để đơn giản hóa quá trình tái chế, dùng công nghệ in lazer để không ảnh hưởng đến chất lượng nhựa sau tái chế, lần đầu ra mắt chai thủy tinh với quy trình thu gom và tái chế, đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm dùng bao bì có thể tái sử dụng nhiều lần.

Với mục tiêu định hình một tương lai không rác thải, ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn qua các nỗ lực cùng với các thành viên khác của PRO Việt Nam, hàng năm, Công ty Nestlé Việt Nam và Công ty La Vie tổ chức các hoạt động tình nguyện làm sạch các bãi biển, các kênh rạch, khu chợ… Các chương trình này thu hút sự tham gia của hàng trăm nhân viên công ty và các tình nguyện viên tại địa phương.

   >>> Bảo vệ môi trường, yếu tố sống còn của ngành giấy

Trong các nhà máy, Nestlé Việt Nam và La Vie đã thực hiện thành công không phát thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, đồng thời tạo ra giá trị từ rác thải. Trong đó, toàn bộ chất thải rắn được xử lý theo công nghệ đốt thu hồi nhiệt hiện đại. Nhiệt lượng tỏa ra được thu hồi và tái sử dụng cho các mục đích khác nhau; tro được hóa rắn làm xi măng hay làm gạch không nung sử dụng cho các công trình dân dụng và thương mại.

Nhằm nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng mới vì một tương lai không rác thải, Nestlé Việt Nam cùng đối tác Sài Gòn Co.op vừa khởi động chuỗi hoạt động trong tháng tiêu dùng xanh 2020 mang tên “Hành trình xanh tái sinh vỏ hộp sữa” tại các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra trên cả nước nhằm tiến hành thu vỏ hộp và tặng sữa, tặng quà để tuyên truyền kiến thức phân loại rác ngay tại nguồn, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Vỏ hộp thu gom sẽ được chuyển cho đơn vị kỹ thuật xử lý. Điểm thu gom thử nghiệm đầu tiên đã được đưa vào hoạt động tại Co.opmart Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

vi mot tuong lai khong rac thai
“Hành trình xanh tái sinh vỏ hộp sữa” tại hệ thống các siêu thị Sài Gòn Co.op

Công ty Nestlé Việt Nam cũng ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc xây dựng 30 sân chơi Năng Động Việt Nam trên toàn quốc bằng vật liệu được tái chế từ vỏ hộp sữa sau khi sử dụng trong hai năm 2020-2021. Các sân chơi được lắp đặt thêm bộ trụ bóng rổ và khung thành bóng đá và những vật dụng được tái chế với tổng chi phí tài trợ 3 tỷ đồng. Việc xây dựng sân chơi giúp thanh thiếu nhi có thêm điều kiện để vận động, tăng cường sức khỏe thể chất và chiều cao nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Trước những thách thức toàn cầu từ đại dịch Covid-19, Tập đoàn Nestlé cùng các thành viên tại nhiều thị trường đang chung tay hỗ trợ các đối tác nhanh chóng phục hồi kinh tế, đồng thời đảm bảo tiếp tục các nỗ lực để đạt được mục tiêu góp phần tạo nên một tương lai không rác thải. Trong đó, các giải pháp để giải quyết các thử thách liên quan đến giảm thiểu rác thải hay hợp tác nghiên cứu bao bì thân thiện môi trường đều được xem xét và sẵn sàng thực hiện nhằm tạo ra tác động ngay lập tức.

Theo Công Thương

 

 

Sản xuất P&B tại Ý trong 4 tháng đầu năm 2020 sụt giảm

Cụ thể về tình hình P&B ở Ý, sản xuất giấy in viết giảm 15,4%,  sản xuất giấy đặc biệt giảm 1,0% so với năm ngoái. Sản xuất giấy tissue và giấy bao bì tăng lần lượt 2,3% và 2,5% trong 4 tháng đầu năm 2020.

Riêng trong tháng 4, khi Italy thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc, sản xuất giấy in viết đã giảm mạnh 25,0%, sản xuất giấy đặc biệt cũng giảm 17,7% so với năm 2019. Trong khi đó, sản xuất giấy tissue lại tăng 5,2% và sản xuất giấy bao bì tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dữ liệu từ hiệp hội các nhà sản xuất bột giấy, giấy và bìa của Assocarta Ý, doanh thu ngành công nghiệp P&B ở Ý trong 4 tháng 2020 đã giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm hơn 20% ở một số phân khúc nhất định./.

   >>> Thống kê sản xuất, tiêu thụ giấy in-viết, bìa gấp hộp tại Mỹ tháng 5/2020

Theo Fastmarkets RISI

 

 

Nine Dragons gia tăng đầu tư sản xuất bột giấy tại Trung Quốc

Nine Dragons đã đầu tư 4,6 tỷ RMB (650 triệu USD) để xây dựng trong vòng 2 năm, nhằm xây dựng nhà máy bột nguyên sinh công suất bột gỗ 550.000 tấn/năm và nhà máy giấy bao bì công nghiệp công suất 750.000 tấn/năm.

Trong đó, công suất 750.000 tấn giấy bao bì công nghiệp sẽ gồm 2 dây chuyền, một dây chuyền sản xuất giấy lớp sóng giữa có độ bền cao, và dây chuyền còn lại sẽ sản xuất giấy kraft lớp mặt.

Công ty cũng cho xây dựng một dây chuyền sản xuất bột bán hóa tại chỗ có công suất 300.000 tấn/năm để cung cấp nguyên liệu cho dây chuyền giấy lớp sóng giữa. Bên cạnh đó, Nine Dragons cũng sẽ lắp đặt thêm một dây chuyền bột giấy hóa-nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP) công suất 250.000 tấn/năm.

   >>> Dự báo giá OCC Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7

Hiện nay Nine Dragons sở hữu tổng cộng 6 máy sản xuất giấy bìa gấp hộp với công suất kết hợp khoảng 3 triệu tấn/năm tại 4 nhà máy. Tất cả các BM này đều chuyên sản xuất bìa duplex có tráng gáy xám từ nguyên liệu bột tái chế, riêng BM 550.000 tấn/năm tại nhà máy Trùng Khánh, sản xuất 60.000 tấn/năm bìa duplex có tráng gáy trắng. Theo giám đốc điều hành của Nine Dragons, BM ở Trùng Khánh có thể là máy đầu tiên tiếp nhận BCTMP từ nhà máy Jingzhou.

Theo Fastmarkets RISI

 

 

 

 

 

 

Dự báo giá OCC Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7

Trong năm 2020, giá OCC tại Mỹ biến động liên tục, bắt đầu từ mức giá thấp kỷ lục trong tháng 11/12 năm 2019, sau đó trong vòng 5 tháng từ tháng 1 đến tháng 5/2020, giá đã tăng 80 USD/tấn và có thể sẽ sớm giảm trở lại mức ban đầu chỉ trong vòng 2 tháng.

Nguyên nhân là vì sự thiếu hụt nguồn phát sinh và việc thu gom bị gián đoạn do dịch COVID-19. Thêm vào đó là các nhà máy giấy ở Mỹ đã dự trữ quá nhiều OCC trong hai tháng 4 và 5/2020, khi nguồn phát sinh thấp và nhu cầu thị trường vẫn còn cao.

Bắt đầu từ cuối tháng 5/2020, giá OCC đã có hiện tượng giảm mạnh vì thị trường ở trong tình trạng dư cung.

    >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 5/2020

Bằng chứng là mức tồn kho OCC tại Mỹ trong tháng 5/2020 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2019 và cao hơn gần 20% so với mức bình quân của 10 năm trở lại đây.

Nhiều nhà sản xuất giấy bao bì hòm hộp của Mỹ đang phải tạm dừng máy và cố gắng điều tiết thị trường để giảm áp lực hàng tồn kho. Tỷ lệ hoạt động của các máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp Mỹ đã giảm từ 95,9% trong tháng 4 đã xuống chỉ còn 90,3% trong tháng 5.

Nếu giá OCC tiếp tục giảm nhanh trong tháng 7, điều đó có thể sẽ có lợi cho những nhà sản xuất giấy bao bì hòm hộp.

Trong tháng 5/2020, các nhà sản xuất bìa gấp hộp tái chế đã cố gắng tăng giá nhưng không thành công thì sắp tới họ sẽ giảm được đáng kể chi phí đầu vào khi giá OCC tiếp tục lao dốc trong những tháng tiếp theo.

Theo Fastmarkets RISI

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 5/2020

Theo số liệu báo cáo của Hội đồng sản phẩm Giấy và Bột giấy toàn cầu, tiêu thụ bột giấy toàn cầu vẫn ổn định trong tháng 5/2020, ở mức 4,230 triệu tấn, so với 4,229 triệu tấn trong tháng 4/2020 và cao hơn 2,1% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 4,142 triệu tấn.

Tỷ lệ tiêu thụ so với công suất tháng 5/2020 đạt 86%, giảm 3% so với 89% tháng 4/2020.

Tiêu thụ bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) giảm từ 2,079 tấn trong tháng 4 xuống 1,949 triệu tấn trong tháng 5. Trong khi đó, tiêu thụ bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) tăng từ 2,007 tấn trong tháng 4 lên 2,139 tấn trong tháng 5. 

Tồn kho nhà sản xuất toàn cầu tăng 3 ngày, lên 44 ngày cung cấp trong tháng 5 (38 ngày bột BSK và 49 ngày bột BHK), và thấp hơn mức tồn kho tháng 5/2019 là 11 ngày./.

   >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 4/2020

Theo Fastmarkets RISI

Bảo vệ môi trường, yếu tố sống còn của ngành giấy

Nhiều mối nguy hại với môi trường

Theo các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trên thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xã hội toàn cầu. Sản lượng tiêu thụ giấy trực tiếp và gián tiếp được coi là một trong những thước đo kinh tế xã hội.
Không nằm ngoài quỹ đạo đó, ngành công nghiệp này tại Việt Nam cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, đây cũng là ngành có thị trường rất rộng và hợp tác với nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và chế tạo thiết bị…
Những đóng góp của ngành công nghiệp giấy và bột giấy là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những ngành phát sinh nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với nguồn nước.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, không ít nhà máy giấy từng đứng trước thách thức lớn về môi trường vì không đầu tư trang thiết bị hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn hoặc không xử lý nước thải, xả thải trực tiếp ra sông, hồ, biển, dẫn đến gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, khi quy trình sản xuất không được tối ưu hóa thì việc lãng phí nguyên, nhiên liệu cùng việc tạo ra khí thải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Những bài học “xương máu” từ Formosa, Vedan… vẫn còn đó như lời cảnh báo dành cho các doanh nghiệp khi xem nhẹ yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp xem xét và cẩn trọng trong khâu sản xuất và xử lý chất thải. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, cách mà một số doanh nghiệp như CTCP Giấy An Hòa (thuộc Tập đoàn Geleximco) cải thiện sản xuất, đồng thời đầu tư công nghệ hiện đại để đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường là điều các doanh nghiệp giấy cần tham khảo.

     >>> Jakarta Indonesia cấm túi nilon sử dụng một lần từ ngày 1 tháng 7

Bảo vệ môi trường, yếu tố sống còn của ngành giấy

“Không đánh đổi phát triển kinh tế lấy môi trường!”

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Anh, Tổng giám đốc CTCP Giấy An Hòa, đơn vị sở hữu và vận hành Nhà máy Bột giấy và giấy An Hòa. Theo ông, nhận thức sâu sắc việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh tức là đang xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của đơn vị mình, cho nên ngay từ khi thành lập, Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra định hướng chiến lược phát triển bền vững.
Năm 2016, Nhà máy đã tiến hành cải tạo tất cả các công đoạn của hệ thống xử lý nước thải, từ đầu vào tới xử lý cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Cụ thể, nước sau khi xử lý luôn đạt tiêu chuẩn loại A – Quy chuẩn Việt Nam QCVN12-2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nước thải của ngành công nghiệp bột giấy và giấy. Năm 2017, Giấy An Hòa đã trở thành đơn vị tiên phong trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát nước thải trước khi xả ra môi trường…

Ngoài ra, nhiều năm qua, CTCP Nguyên liệu giấy An Hòa Tuyên Quang, đơn vị trực thuộc CTCP Giấy An Hòa, ngày càng phát huy tốt vai trò quản lý và vận hành các trung tâm nghiên cứu, ươm giống theo công nghệ hiện đại, cung cấp giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc phát triển cây rừng cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ…
Ngoài việc đầu tư vào công nghệ, các phong trào bảo vệ môi trường cũng đều được cán bộ, nhân viên và người lao động Giấy An Hòa tuân thủ một cách tự giác và nghiêm ngặt.
Từ những đầu tư đó, nhiều năm qua, Giấy An Hòa không chỉ là đơn vị có công suất sản xuất bột giấy và giấy cao cấp lớn nhất Việt Nam, mà còn là doanh nghiệp điển hình trong việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam, được các cấp, ban ngành, lãnh đạo từ địa phương đến Trung ương đánh giá cao. Đồng thời, đó cũng là cách để đơn vị này từng bước chinh phục thị trường và trở thành cái tên mang nhiều dấu ấn trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung, của ngành giấy nói riêng.

Theo Đầu tư Chứng khoán

 

Quy định mức tạp chất ảnh hưởng tới thị trường RCP Hàn Quốc

Vào năm 2019, khi Trung Quốc đẩy mạnh việc thu gom RCP nội địa, cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu và đặt ra các yêu cầu khắt khe đối với RCP. Điều này đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu RCP của Hàn Quốc xuất khẩu đi Trung Quốc, lượng xuất khẩu giảm đã khiến giá RCP tại Hàn Quốc giảm sâu, gây nên sự cạnh tranh giá với RCP nội địa. Đầu năm 2020, các nhà quản lý Hàn Quốc áp dụng giới hạn mức tạp chất ở 0,5%, nhưng sau đó lại tăng lên 3%. Tuy nhiên, mức tạp chất 0,5% hay 3% vẫn không được áp dụng thống nhất gây nhiều khó khăn cho các nhà cung cấp RCP trong nước.

   >>> Thị trường giấy và bột giấy Trung Quốc tháng 6/2020: Tồn kho tăng, giá giảm

Từ đầu Quý II/2020, khi thị trường OCC Châu Âu và Bắc Mỹ bị gián đoạn vì COVID-19, một số nhà cung cấp OCC của Hàn Quốc đã chuyển hướng sang thị trường Đài Loan và Đông Nam Á. Tuy nhiên, khi lệnh phong tỏa được nới lỏng, nguồn cung RCP của Châu Âu và Bắc Mỹ vào Đài Loan và Đông Nam Á gia tăng, khiến cho giá OCC Hàn Quốc giảm xuống.

Trong quý II/2020, mặc dù giá RCP trong nước giảm nhưng một số nhà sản xuất giấy bao bì công nghiệp Hàn Quốc đã phải ngừng hoạt động, do không có các đơn hàng xuất khẩu giấy bao bì thành phẩm./.

Theo Fastermarkets RISI

 

 

 

 

 

Thị trường giấy và bột giấy Trung Quốc tháng 6/2020: Tồn kho tăng, giá giảm

Giá  giấy in viết cao cấp không tráng (UFP) tại thị trường Trung Quốc giảm mạnh tới 1.000 RMB/tấn (141 USD/tấn) trong tháng 4, giá bìa ngà có tráng cũng giảm tương tự trong tháng 5. Giá giấy tissue cuộn lớn giảm 500-600 RMB/tấn. Nhu cầu giấy UFP có phần cải thiện sau khi các trường học và văn phòng mở lại sau COVID-19 và tăng 200 RMB/tấn.

Tuy nhiên, từ khi giá tăng, các nhà máy lớn nhỏ đẩy mạnh sản xuất hoặc khởi động lại dây chuyền. Trong một thời gian rất ngắn, thị trường bị dư cung, hàng tồn chất đống trong kho của nhà sản xuất và nhà phân phối. Trong khi đó, ngày càng nhiều nguồn cung cấp bột giấy giá rẻ, đặc biệt là bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) từ khắp nơi trên thế giới.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu bột giấy gỗ mềm tẩy trắng (BSK) tăng 12,4% so với năm trước, đạt gần 3 triệu tấn và khối lượng BHK trong nước tăng 33,9%, đạt 4,2 triệu tấn.

Mức tồn kho bột giấy tại cảng cũng tăng mạnh. Nhiều nhà cung cấp cho thị trường Trung Quốc đang tìm cách cắt giảm các chuyến hàng đến Trung Quốc nhằm giảm áp lực dư cung.

Tuy nhiên, một khối lượng NBSK giao ngay, chủ yếu là từ châu Âu, vẫn đang được vận chuyển đến Trung Quốc với giá thấp hơn mức thị trường.

     >>> Indonesia quyết định áp dụng mức tạp chất 2% đối với RCP nhập khẩu

Thị trường giấy và bột giấy Trung Quốc tháng 6/2020: Tồn kho tăng, giá giảm paper china

Trung tuần tháng 6/2020, giá NBSK Canada tiếp tục ổn định ở mức 560-580 USD/tấn, giá NBSK Bắc Âu đã giảm từ 540-560 USD/tấn xuống còn 530-540 USD/tấn, giá NBSK trung bình đã giảm 5 USD/tấn, xuống còn 555 USD/tấn, giá BSK ở mức 540 USD/tấn, giảm 50 USD/ tấn so với tháng trước.

Giá bột gỗ thông và BSK Nga đang dần ổn định nhờ đã giảm áp lực vượt cung, lần lượt ở mức 540-560 USD/tấn và 540-550 USD/tấn. Giá BSK bán lại phổ biến nhất được ghi nhận vào ngày 19/6 ở mức 4.396 RMB/tấn, giảm 58 RMB/tấn so với hai tuần trước. Mức giá này tương đương với 531 USD/ tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí logistics, thấp hơn 24 USD/tấn so với giá NBSK nhập khẩu.

Giá bột NBSK bán lại đã giảm 20-50 RMB/tấn, xuống còn 4.450-4.900 RMB/tấn, tương đương 537-594 USD/tấn trừ đi VAT và chi phí logistics.

Giá bột BHK Nam Mỹ bán lại đã giảm 60-80 RMB/tấn, ở mức 3.470-3.550 RMB/tấn, tương đương 415-425 USD/tấn. Giá BHK Nam Mỹ được chào bán ở mức 440 USD/tấn. Giá BHK từ các khu vực khác thậm chí còn thấp hơn,chỉ ở mức 410-430 USD/tấn. Giá BHK Mỹ ở mức 440-460 USD/tấn.

Các nhà cung cấp BHK đang phải chịu áp lực giảm giá do tình hình thị trường bị vượt cung. Nếu sự điều tiết thị trường không hiệu quả trong ngắn hạn, giá BHK dự báo sẽ giảm xuống chỉ còn 400 USD/tấn trong thời gian tới./.

Theo Fastmarkets RISI