Khi Fed hạ lãi suất, giá hai 2 mặt hàng này được dự báo ngay lập tức bật tăng mạnh nhất

Giá đồng và vàng dự kiến sẽ ngay lập tức bật tăng mạnh nhất trong số các loại hàng hóa khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất, các nhà phân tích tại Goldman Sachs dự báo vào hôm thứ Ba.

Theo đó, giá đồng có khả năng tăng 6%, vàng tăng 3%, và dầu tăng 3%, các chuyên gia Goldman Sachs nhận định.

Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn được giao dịch gần mức cao nhất trong ba tuần là 8.548 USD/tấn vào sáng hôm thứ Tư, trong khi vàng chạm mức cao nhất gần hai tuần, đạt 2.030,30 USD/ounce.

Tuy nhiên, Phố Wall nhận định sẽ không có tác động đáng kể nào về giá khí đốt tự nhiên hoặc hàng hóa nông nghiệp vì các yếu tố vi mô như chu kỳ tồn kho theo mùa và thời tiết có tác động lớn hơn so với tác động từ việc cắt giảm lãi suất.

Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6, theo phần lớn các nhà kinh tế được Reuters thăm dò.

Yến Nguyễn

Nhịp Sống Thị Trường

Việt Nam tiếp tục mang đến nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh

Niềm tin vào cơ hội tăng trưởng sản xuất vượt bậc.             

– Ông Lance Li, Tổng giám đốc BW Industrial

BW Industrial (BW) theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập trung vào việc đảm bảo quỹ đất tại các vị trí chiến lược trên khắp các vùng kinh tế trọng điểm thông qua các dự án sạch, mua lại dự án và xây dựng các liên doanh phát triển dự án tại Việt Nam.

Trong danh sách các khách thuê lớn của chúng tôi có Shopee, nền tảng mua sắm trực tuyến thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á và BEST Inc., nhà cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng thông minh tích hợp và dịch vụ hậu cần hàng đầu ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Một số doanh nghiệp khác là các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như 7-Eleven, ACFC, Jusda, HKC, Chervon, RPAC và TTI.

Chiến lược tăng trưởng của BW được xây dựng một cách hiệu quả dựa trên niềm tin vào các cơ hội tăng trưởng sản xuất vượt bậc của Việt Nam, như mức tiêu thụ nội địa và sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử kết hợp với các hoạt động thương mại khác, vượt xa các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.

BW tiến hành mua có chọn lọc các tài sản có điều kiện thương mại tốt để bổ sung cho danh mục đầu tư phát triển và mở rộng phạm vi kinh doanh. Những tài sản này sau đó được phát triển thành nhà máy xây sẵn (RBF), nhà kho xây sẵn (RBW) và cơ sở tùy chỉnh (BTS), phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách thuê, cũng như các tòa nhà văn phòng làm việc nhiều tầng quy mô lớn phục vụ khách thuê tại các dự án.

Ông Ronald Tay

Đánh dấu cột mốc quan trọng tại Việt Nam.              

– Ông Ronald Tay, Tổng giám đốc CapitaLand Development (Vietnam)

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 30 năm CapitaLand hiện diện tại Việt Nam – một cột mốc quan trọng cho những thành tựu và cam kết của chúng tôi đối với thị trường này. Khởi đầu tại Việt Nam với dự án căn hộ dịch vụ, CapitaLand từng bước đa dạng hóa danh mục đầu tư bao gồm các dự án căn hộ, căn hộ lưu trú, khu bán lẻ, dự án mô hình SOHO và các dự án phức hợp.

Chúng tôi kỳ vọng, năm 2024 sẽ có các sự kiện và cơ hội mới, như bàn giao căn hộ Dự án DEFINE tại TP.HCM trong quý I, mở bán giai đoạn I của Dự án SYCAMORE tại Thành phố mới Bình Dương, mở bán Dự án Lumi Hanoi và bàn giao căn hộ Heritage West Lake trong quý II. Chúng tôi cũng tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới ở cả hai miền Nam và Bắc.

Là nhà phát triển bất động sản hàng đầu ở châu Á với chuyên môn trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi mong muốn đầu tư vào các loại hình tài sản đa dạng, đặc biệt là lĩnh vực khu căn hộ và thương mại trong thời gian tới. Tầm nhìn dài hạn của chúng tôi là trở thành nhà phát triển bất động sản được tin chọn trong hành trình đô thị hóa bền vững của Việt Nam, góp phần vào nền kinh tế vững mạnh thông qua các sản phẩm và dịch vụ bất động sản chất lượng. Chúng tôi cũng đang tìm cơ hội mở rộng sang khu vực liền kề Hà Nội và TP.HCM, như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Ông Joseph Low

Cơ hội phát triển các giải pháp bền vững.                   

– Ông Joseph Low, Chủ tịch Khối Bất động sản, Tập đoàn Keppel tại Việt Nam

Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam đang mang đến nhiều cơ hội ứng dụng và phát triển các giải pháp bền vững mà các doanh nghiệp như Keppel đang triển khai. Keppel đã xác định một loạt dự án tiềm năng cho Quỹ Bất động sản Keppel – quỹ kết hợp vốn từ Keppel và các nhà đầu tư cùng tổ chức toàn cầu để đầu tư vào các dự án nhà ở, thương mại tại TP.HCM và Hà Nội.

Keppel đang triển khai mô hình Kinh doanh Tái tạo đô thị bền vững (SUR), kết hợp các yếu tố con người, công nghệ, quy trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả, hiệu suất bền vững và giá trị của các tòa nhà thương mại mới và hiện hữu. Chúng tôi tin rằng, SUR là giải pháp phù hợp để đóng góp vào mục tiêu Net Zero năm 2050 của Việt Nam.

Chúng tôi cũng nhận thấy nhiều cơ hội trong các giải pháp phát triển hạ tầng. Năm 2023, Keppel đã ký kết các hợp đồng trị giá hơn 70 triệu USD để cung cấp giải pháp Năng lượng là một Dịch vụ (EaaS), minh chứng cho sự đón nhận của thị trường Việt Nam dành cho chiến lược kinh doanh của chúng tôi.

Ông Trương An Dương

Kỳ vọng ở thị trường công nghiệp và logistics.                      

– Ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành miền Bắc và Khối Bất động sản nhà ở, Frasers Property Vietnam

Đơn hàng giảm, chi phí đầu vào tăng, thiếu thị trường xuất khẩu và hệ lụy của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đã khiến các tập đoàn lớn thận trọng hơn trong quyết định đầu tư. Do đó, bộ phận cho thuê bất động sản công nghiệp của Frasers Property Vietnam (FPV) cũng phải chịu áp lực ngày càng tăng trong việc thu hút và đảm bảo dòng khách thuê ổn định.

Chúng tôi đang gặp khó khăn về các vấn đề pháp lý và thủ tục hành chính vốn chồng chéo làm chậm quá trình triển khai các dự án. Trong nội bộ, một trong những mối quan tâm chính mà chúng tôi đang giải quyết là quản lý dòng vốn và nguồn lực, tình hình lãi suất biến động cao đối với các dự án bất động sản công nghiệp đang triển khai với diện tích lên tới 1 triệu m2 trên toàn quốc.

Tuy vậy, FPV đã đạt được hiệu quả kinh doanh ổn định. Chúng tôi đang thực hiện chiến lược dài hạn nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi và phát triển kinh doanh để trở thành một nhà phát triển bất động sản đáng tin cậy tại Việt Nam.

Chúng tôi duy trì nghiêm ngặt các hoạt động đầu tư, quản lý tốt và khai thác giá trị hiệu quả. Song song đó, chúng tôi xây dựng nền tảng kinh doanh dựa trên kiến thức chuyên môn địa phương chuyên sâu về lĩnh vực bất động sản. Đây là điều cần thiết để thiết lập nền tảng kinh doanh vững chắc cho chặng đường phía trước của FPV.

Chúng tôi đã thành lập các trung tâm tài sản chất lượng cao để tận dụng các thế mạnh chung, như mạng lưới khách hàng sâu rộng và kiến thức chuyên môn cao. Các trung tâm này sẽ nâng cao năng lực cốt lõi của FPV, từ đầu tư, thiết kế, nguồn vốn đến lập kế hoạch, phát triển và quản lý tài sản.

Năm 2024, chúng tôi kỳ vọng thị trường công nghiệp và logistics tiếp tục quỹ đạo đi lên. Sự tăng trưởng và mở rộng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là máy tính và điện tử, máy móc và thiết bị, sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu thuê những cơ sở kho vận, dịch vụ hậu cần tại Việt Nam.

Nguồn: Báo đầu tư

Tín dụng tháng 1/2024 giảm 0,6%, Ngân hàng Nhà nước tìm cách đẩy mạnh giải ngân vốn

Năm 2024, NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tuy vậy, tín dụng tháng đầu năm vẫn giảm 0,6% so với cuối năm ngoái. Thông thường, tín dụng tăng chậm nửa đầu năm và tăng mạnh nửa cuối năm.

Ngay từ đầu năm 2024, NHNN đã triển khai một loạt giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. điều hành hoạt động tín dụng, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng (TCTD), thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng nhằm cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Ngày 07/2/2024, NHNN tiếp tục ban hành công văn số 1088/NHNN-CSTT chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai, thực hiện các giải pháp đã được đề ra tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; trong đó, quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm, tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, tối ưu hóa áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng,…

Song song với đó, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đầu năm 2024, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Đến 31/1/2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm; lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân các giao dịch phát sinh mới của các NHTM giảm lần lượt khoảng 0,15%/năm và 0,25%/năm so với cuối năm 2023. NHNN cũng đã có công văn số 117/NHNN-CSTT ngày 7/2/2024 yêu cầu TCTD tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của NHNN về vấn đề lãi suất và báo cáo tình hình công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân.

Đặc biệt, NHNN đã khẩn trương hoàn thiện quy định pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cấp tín dụng của các TCTD: trình Quốc hội thông qua Luật các TCTD (sửa đổi) tại kỳ họp bất thường tháng 01/2024; rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định về việc TCTD mua, bán trái phiếu doanh nghiệp; đánh giá để xem xét sửa đổi Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo hướng kéo dài thời gian thực hiện chính sách; rà soát để sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý, kiện toàn và nâng cao hoạt động của các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô…

Năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo tiếp tục khó khăn, tăng trưởng kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với các thách thức khi cầu thế giới dự kiến vẫn tăng thấp,

NHNN tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng;  tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Đồng thời, triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện…

Nguồn: Báo đầu tư

Tối ưu hóa việc sử dụng polyme trong xử lý nước thải và giấy & bìa Thiết bị đo nồng độ Polyme của Valmet – Valmet PCM

Chất lượng polyme ổn định và nồng độ polyme tối ưu

Cải thiện tính bền vững thông qua việc sử dụng polyme hiệu quả hơn và tiêu thụ năng lượng thấp hơn

Giảm chi phí vận chuyển và thiêu hủy bùn nước thải

Khả năng lưu giữ trong công đoạn wet end tốt hơn để tăng hiệu quả quy trình

Liều lượng polyme được tối ưu hóa để xử lý nước thải

Phép đo hòa trộn polyme của Valmet (Valmet PCM) cung cấp phép đo nồng độ polyme đáng tin cậy và chính xác nhất để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.

Biết được nồng độ polyme thực tế trong một quy trình cho phép các cơ sở giảm đáng kể mức tiêu thụ polyme thông qua việc chuẩn bị và định lượng chính xác. Nồng độ polyme ổn định lần lượt cải thiện quá trình keo tụ, làm trong, khử nước và các quá trình quan trọng khác để kiểm soát nước thải.

Hiệu suất tốt hơn giúp tiết kiệm năng lượng và giảm nhu cầu vận chuyển và đốt bùn, nâng cao hơn nữa các tác động tích cực đến môi trường và xã hội của việc xử lý nước thải hiệu quả.

Các phép đo polyme đáng tin cậy cho giấy & bìa

Trong quy trình sản xuất giấy và bìa, các hóa chất, điển hình là polyme, được thêm vào để cải thiện khả năng giữ lại các hạt mịn và chất đệm trong quá trình hình thành mạng lưới. Điều này có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, vì vậy việc có được nồng độ phù hợp là điều cần thiết.

Thông tin chính xác về nồng độ polyme cùng với các phép đo lưu giữ cũng giúp nâng cao khả năng lưu giữ trong công đoạn wet end nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất. Các phép đo nồng độ theo thời gian thực cho phép phản ứng nhanh hơn trước những thay đổi trong quy trình để tăng hiệu quả.

Chất lượng và độ chính xác đáng tin cậy, cấp công nghiệp

Valmet PCM tận dụng kinh nghiệm hàng thập kỷ về bí quyết đo quang học của Valmet trong quy trình in bìa và giấy. Công nghệ đo quang học của Valmet PCM mang lại chất lượng và độ tin cậy cấp công nghiệp cho các ứng dụng polyme trong xử lý nước thải và quy trình giấy & bìa.

Với thiết kế đầu dò nhỏ gọn, Valmet PCM tối đa hóa khối lượng đo. Đầu dò sử dụng một loạt các kênh quang để thu thập ánh sáng tán xạ và phản xạ. Điểm dữ liệu đo được ghi lại 1.500 lần mỗi giây để có độ chính xác vượt trội.

Tự động làm sạch để bảo trì dễ dàng

Valmet đã phát triển một hệ thống xả tự động để giữ cho đầu dò Valmet PCM sạch sẽ và các phép đo ổn định. Bộ xả đầu dò cảm biến tích hợp được lắp đặt vào đường ống xử lý với đường cấp nước từ hệ thống phụ trợ.

Bộ xả đầu dò cảm biến tích hợp được lắp đặt vào đường ống xử lý với đường cấp nước từ hệ thống phụ trợ. Khoảng thời gian và thời gian xả có thể được cấu hình để tối ưu hóa hiệu suất đo. Bộ phận xả cũng bao gồm một điểm lắp đặt van lấy mẫu thủ công trong phòng thí nghiệm. Bản thân đầu dò Valmet PCM không có bộ phận chuyển động và có thể thu vào.

 Xem video tại: https://www.youtube.com/watch?v=GPLHSQqPC70

Thông số kỹ thuật:

Thông số kỹ thuật Dải đo
Dải đo nồng độ: 0 – 12%
Tính lặp lại: ±0.01%
Độ nhạy: 0.002%
Độ pH cho phép: 3 – 10
Áp suất làm việc: PN16
Vận tốc dòng chảy N/A
Áp suất đơn vị xả Áp suất quá trình + 2bar
Mức tiêu thụ nước Với áp lực nước 5bar 1,3L/h (xả 10 giây mỗi giờ)

 

Nguồn: Công ty ATZ Solutions

Nền kinh tế sẽ đạt được các mục tiêu đề ra

Thưa Thứ trưởng, chúng ta đang trong những ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024. “Ôn cố” chính là cách để “tri tân”. Để “ôn lại chuyện cũ”, ông có thể đánh giá như thế nào về những kết quả mà nền kinh tế đạt được trong năm 2023?

Có thể nói, chúng ta đã vừa trải qua năm 2023 với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhưng bằng nỗ lực của mình, chúng ta đã chiến thắng được những “cơn gió ngược” và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Đầu tiên, là đã duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô – điều hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Tiếp đến là đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá tích cực – 5,05%, thuộc diện cao khi so với các nền kinh tế khác trong khu vực và trên toàn cầu. Đồng thời, đảm bảo được các cân đối lớn, đặc biệt là cân đối về ngân sách, xuất nhập khẩu, đầu tư, lao động, năng lượng…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thực hiện được các nhiệm vụ mang tính trung và dài hạn, trong đó có 3 đột phá chiến lược, mà nổi bật nhất là đột phá về hạ tầng. Năm 2023, đã khởi công và hoàn thành nhiều dự án quan trọng của nền kinh tế, với một trong số đó là tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, giúp cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng. Các nhiệm vụ về an sinh, xã hội… cũng tiếp tục được quan tâm và chúng ta có đủ điều kiện về mặt tài chính để thực hiện các nhiệm vụ này một cách toàn diện và hiệu quả.

Một thành tựu nổi bật khác, gây được tiếng vang lớn trên trường quốc tế, là công tác đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại kinh tế. Nhiều lãnh đạo thế giới đã thực hiện các chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam. Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản… và đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghiệp mới…

Có thể nói, đúng như nhận định của một số chuyên gia quốc tế, kinh tế Việt Nam là một điểm sáng trong bức tranh tối màu của kinh tế toàn cầu năm 2023.

Thực tế, sau năm 2023 đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội, nước ta bước vào năm 2024 với tâm thế tự tin hơn, nhưng đồng thời cũng vẫn có những âu lo. Theo Thứ trưởng, đâu là điểm có thể tiếp tục phát huy và đâu là điểm cần phải cẩn trọng trong năm 2024?

Trong thành công chung của nền kinh tế năm 2023, phải nói rằng, công tác chỉ đạo, điều hành đóng một vai trò rất quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát, đánh giá và rút ra được các bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, trong đó đặc biệt nhấn mạnh 3 bài học quan trọng cần tiếp tục phát huy trong năm 2024.

Đầu tiên, cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc và quyết liệt, có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, các chỉ đạo điều hành, đặc biệt là về phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước.

Thứ hai, cần nắm chắc tình hình, phản ứng kịp thời, linh hoạt và hiệu quả. Đây là bài học rất quan trọng, quý giá, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn còn diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay.

Thứ ba, coi trọng sự đoàn kết, thống nhất không chỉ trong từng cơ quan, đơn vị, mà cả trong tổng thể nền kinh tế, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp để chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, năm 2024 cũng có một số thách thức cần lưu ý hơn trong quá trình điều hành nền kinh tế.

Một là, kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình hiện nay rất khó khăn, nên cần nắm chắc tình hình, ứng phó linh hoạt, hiệu quả.

Hai là, căng thẳng địa chính trị vẫn đang rất phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là căng thẳng ở Biển Đỏ – khu vực huyết mạch giao thương của thế giới – có thể gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ba là, biến đổi khí hậu, thiên tai khó lường. Vừa bước sang năm 2024, đã có thiên tai xảy ra ở Nhật Bản. Đó là tiếng chuông cảnh báo để chúng ta lưu ý rằng, các vấn đề về thiên tai, biến đổi khí hậu luôn rình rập và dễ xảy ra rủi ro. Đặc biệt, năm 2024, hiện tượng El-Nino có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Trong bối cảnh khó khăn đó, Việt Nam vẫn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội khá cao trong năm 2024, trong đó tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5%. Chúng ta sẽ trông vào đâu để đạt được mức tăng trưởng này, thưa Thứ trưởng?

Khi xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp tháng 10/2023, chúng tôi đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể dựa trên các tính toán cả về các yếu tố thuận lợi, thách thức, rủi ro, cũng như dựa trên mục tiêu phát triển của Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Đây là các mục tiêu rất thách thức, nhưng chúng ta có thể đạt được, nhất là về tăng trưởng GDP.

Khi bàn về việc làm sao đạt mục tiêu tăng trưởng, phải rà soát các động lực tăng trưởng. Thực tế, từ phía cung và phía cầu, các thông tin đều tích cực. Hơn nữa, Chính phủ rất quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024, khi đặt mục tiêu tăng trưởng lên ưu tiên hàng đầu, dù không lơ là chuyện ổn định kinh tế vĩ mô.

Không chỉ nhìn lại năm 2023, mà bước sang năm 2024, đã thấy những tín hiệu tích cực từ phía cung. Cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, và dịch vụ đều tăng trưởng khá tốt.

Về phía cầu cũng có nhiều tín hiệu tốt. Đã có được con số ấn tượng về thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2023. Đặc biệt, tháng 1/2024, vốn đăng ký tăng hơn 40%, vốn giải ngân tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư công giải ngân đạt hơn 93%. Xuất khẩu, tiêu dùng trong nước cũng tích cực hơn…

Nhìn vào các động lực như vậy, có thể tin tưởng, năm 2024, nền kinh tế sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Thưa Thứ trưởng, vấn đề của năm 2024, năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, không những là làm sao đạt được các mục tiêu đã đề ra, mà còn tạo nền tảng để có thể về đích vào năm 2025, đạt mức cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm. Không chỉ trông vào những động lực cũ, mà còn cần kiến tạo và phát huy các động lực tăng trưởng mới nữa. Đó là những động lực mới nào?

Ngay trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc phải rà soát các động lực tăng trưởng, bao gồm cả động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới. Vừa rồi, chúng ta đã nói về triển vọng của động lực truyền thống. Còn về các động lực tăng trưởng mới, tôi cho rằng, cũng có nhiều điểm sáng.

Ví dụ về kinh tế số, điều đáng mừng là phương pháp thống kê tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã hoàn thành. Năm ngoái, lần đầu tiên, Việt Nam đã tính được con số này. Theo đó, tỷ trọng kinh tế số trong GDP cỡ khoảng 16,5%. Con số này cho thấy, vẫn còn dư địa lớn để tiếp tục thúc đẩy kinh tế số trong năm 2024. Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện một loạt đề án để thúc đẩy kinh tế số. Điều đó có nghĩa, kinh tế số đang được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, qua đó gia tăng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Đây là động lực hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, còn có các động lực khác như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… Năm 2023, Việt Nam đã lần đầu tiên bán được chứng chỉ carbon. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy, chúng ta có cơ hội đi sâu vào lĩnh vực này, để một mặt thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, mặt khác cũng là cơ hội để thúc đẩy động lực tăng trưởng mới.

Các động lực mới khác nữa có thể nhắc tới, như công nghiệp bán dẫn, hay năng lượng mới hydrogen… Nước ta đang có những bước đi đầu tiên để kiến tạo những ngành công nghiệp mới. Dù là mới bắt đầu, nhưng cơ hội lại rất lớn và điều này có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam…

Những động lực mới tuy chưa thể ngay lập tức phát huy hiệu quả, nhưng tôi cho rằng, nếu tích cực thúc đẩy, sẽ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế tăng tốc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2024, tạo nền tảng để có thể đạt được cao nhất mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

 

Nguồn: Báo đầu tư

Hamburger Containerboard tăng giá giấy sóng tái chế thêm 80 Euro/tấn, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2024

Chi phí tiếp tục cao trong môi trường lạm phát đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận không đủ. Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung bền vững cho ngành bao bì”.

Hamburger Containerboard là thành viên của Tập đoàn Prinzhorn của Áo và cung cấp cho các đối tác của mình trên khắp châu Âu các sản phẩm vật liệu chất lượng cao. Thành công của công ty được đảm bảo bởi trình độ hiểu biết cao về sản phẩm, công nghệ mới nhất và sự phát triển không ngừng của nhân viên.

Với khoảng 2800 nhân viên tại 5 quốc gia, Hamburger Containerboard sản xuất bìa cứng tái chế tiên tiến với phương châm chất lượng vượt quá sự mong đợi của khách hàng và là công ty dẫn đầu thị trường khu vực ở Trung và Đông Âu.

Nguồn: Risi

Biên dịch và tổng hợp VPPA

Xuất khẩu tuần từ 12-19/2: Việt Nam đứng top 5 thế giới tháng 1 thu về 1,5 tỷ USD

Tháng 1 đầu năm nay, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, thị trường phục hồi tốt, mặt hàng nào xuất khẩu cũng tăng đột biến. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về 1,49 tỷ USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ cũng là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD chỉ trong 1 tháng và chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp.

Hiện, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu chính của ngành hàng gỗ Việt. Trong năm 2023, các thị trường này chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng này của nước ta.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ cho thấy, tín hiệu phục hồi từ những tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên, trước những khó khăn của thị trường khi xung đột giữa các quốc gia diễn biến phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xuất khẩu nông sản khởi sắc đầu năm

Năm 2024, khách hàng từ các thị trường truyền thống vẫn duy trì và thậm chí tăng đơn hàng so với năm cũ. Tính đến nay, doanh nghiệp đã lấp đầy đơn hàng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Điểm sáng tích cực nhất là mới đây, doanh nghiệp trúng gói thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với hơn 60.000 tấn gạo trong tổng số 500.000 tấn.

Theo tính toán từ hiệp hội gạo, năm nay, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực.

Xuất khẩu tuần từ 12-19/2: Mặt hàng lần đầu tiên Việt Nam đứng top 5 thế giới, XK nông sản khởi sắc

Bên cạnh mặt hàng gạo là mặt hàng sầu riêng. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh năm 2024 sẽ tăng thêm 30%.

Các loại trái cây đặc sản khác như xoài, chuối, thanh long, dừa tươi… cũng đón nhận tin vui khi có nhiều đơn hàng ngay trong tháng đầu năm mới để lên đường đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia…

Xuất khẩu cao su tháng 1 giảm về lượng và trị giá

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt khoảng 260 nghìn tấn, trị giá 365 triệu USD, giảm 3,3% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 tăng 92,6% về lượng và tăng 99,8% về trị giá.

Giá xuất khẩu cao su bình quân ở mức 1.404 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng 12/2023 và tăng 3,7% so với tháng 1/2023.

Xuất khẩu tuần từ 12-19/2: Mặt hàng lần đầu tiên Việt Nam đứng top 5 thế giới, XK nông sản khởi sắc
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt khoảng 260 nghìn tấn, trị giá 365 triệu USD, giảm 3,3% về lượng và giảm 2,4% về trị giá

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 2,14 triệu tấn cao su, với trị giá 2,89 tỷ USD, giảm 0,1% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với năm 2022. Trong đó, các chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, RSS3, SVR 20…

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 67,57% về lượng và chiếm 68,98% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước, đạt trên 1,44 triệu tấn, trị giá 1,99 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với năm 2022.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,81% về lượng và chiếm 99,67% về trị giá trong tổng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của cả nước.

Xuất khẩu thủy sản thu về 730 triệu USD tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023 do tháng 1/2023 trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ cuối năm 2023 đã có tín hiệu phục hồi và nhiều khả năng sẽ tăng trở lại trong năm 2024, đặc biệt trong nửa cuối năm. Trong đó, xuất khẩu 2 mặt hàng thủy sản chủ lực là tôm và cá tra, basa sẽ phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2023.

Xuất khẩu tuần từ 12-19/2: Mặt hàng lần đầu tiên Việt Nam đứng top 5 thế giới, XK nông sản khởi sắc
Tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng 10 – 15% so với năm 2023, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm, giá tôm tăng trở lại.

Trong khi ngành cá tra đặt mục tiêu phấn đấu có diện tích thả nuôi đạt 5.700 ha, sản lượng cá tra thương phẩm đạt khoảng 1,7 triệu tấn, trị giá xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2 tỷ USD.

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng 1 tăng mạnh

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 20 nghìn tấn, trị giá 79 triệu USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 1,9% về trị giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng 60,2% về lượng và tăng 83,9% về trị giá.

Xuất khẩu tuần từ 12-19/2: Mặt hàng lần đầu tiên Việt Nam đứng top 5 thế giới, XK nông sản khởi sắc
Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 20 nghìn tấn, trị giá 79 triệu USD

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 1/2024 ước đạt mức 3.953 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2023 và tăng 14,8% so với tháng 1/2023.

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, năm 2023, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hạt tiêu đen, tỷ trọng chiếm 69,51% tổng lượng và chiếm 70,67% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước trong năm 2023. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt tiêu đen đã tác động tích cực lên toàn ngành.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt 184,81 nghìn tấn, trị giá 643,46 triệu USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 1,0% về trị giá so với năm 2022.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đen sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các thị trường xuất khẩu truyền thống hạt tiêu đen của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Philippines…

Trong khi đó, xuất khẩu hạt tiêu đen xay trong năm 2023 giảm 17,2% về lượng và giảm 19,7% về trị giá so với năm 2022, đạt 25,45 nghìn tấn, trị giá 125,25 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu truyền thống hạt tiêu đen xay của nước ta gồm: Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Úc…

Ngọc Ngân 
Báo Công Thương

Chính thức công bố hai đạo luật đặc biệt quan trọng

Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản

Tầm quan trọng của Luật Đất đai có lẽ chỉ đứng sau Hiến pháp, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hơn một lần nhấn mạnh như vậy trong suốt 4 kỳ họp Quốc hội khóa XV tiến hành sửa đổi Luật Đất đai.

Với tầm quan trọng như vậy, thời kỳ cao điểm (trước và sau khi Quốc hội bấm nút biểu quyết) ròng rã hơn một tháng, Thường trực Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan làm việc liên tục từ 8h sáng đến khuya để rà soát, hoàn chỉnh kỹ thuật 260 điều của đạo luật này.

“Việc hoàn thiện Dự thảo luật được làm kỹ lưỡng đến nỗi, có khi cả buổi tối chỉ rà soát được một trong 260 điều”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ với báo chí.

Sát Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký chứng thực Luật Đất đai mới, gồm 16 chương, 260 điều.

Theo sát quá trình xây dựng chính sách cũng như hoàn chỉnh kỹ thuật Luật Đất đai, TS. Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, với việc ban hành đồng bộ Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai, trong đó có những quy định đột phá, gỡ bỏ những vướng mắc của thị trường bất động sản, người dân và doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo môi trường pháp lý minh bạch, đồng bộ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

“Các nội dung của Luật được người dân và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, Luật Đất đai mới cùng với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, là những đạo luật tốt nhất trong lĩnh vực này trong nhiều nhiệm kỳ gần đây”, đại biểu Hiếu chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ông Hiếu, do các luật mới có hiệu lực từ năm 2025, nên thị trường bất động sản năm 2024 có thể chịu ảnh hưởng bởi tâm lý chờ đợi của nhà đầu tư và người mua nhà. Mặt khác, để đưa các quy định của các luật vào thực thi còn cần ban hành hàng loạt nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Vì vậy, tác động tích cực của các đạo luật này đến thị trường bất động sản có thể chỉ đến vào những tháng cuối năm 2024.

Dẫu vậy, theo ông Hiếu, có cơ sở để hy vọng, khi các đạo luật này có hiệu lực thi hành sẽ thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản, góp phần đưa nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng sự mong chờ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Góp phần giảm hệ lụy của sở hữu chéo ngân hàng

Trong khi quá trình cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém đang còn quá ì ạch, thì “quả bom” Ngân hàng SCB phát nổ hồi cuối năm 2022 khiến quá trình sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng gian nan hơn. Một trong những lý do khiến việc bấm nút thông qua phải lùi từ Kỳ họp thứ sáu (tháng 11/2023) sang Kỳ họp bất thường (tháng 1/2024) là những quy định về can thiệp sớm, hỗ trợ tiếp cận tín dụng với ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt và các biện pháp kiểm soát đặc biệt chưa đủ thuyết phục các đại biểu Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng lần này, mục tiêu là xây dựng một hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống, tăng khả năng chống chịu, chống được cú sốc bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

TS. Trịnh Quang Anh, Chủ tịch Hội Nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến hệ thống các văn bản nội bộ. Đó là tổ chức và hoạt động cụ thể của các tổ chức tín dụng, đặc biệt liên quan đến 3 nhóm: quản trị – điều hành – kiểm soát; quản lý rủi ro tín dụng (các trường hợp hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, nhóm người có liên quan…); các hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, việc triển khai Luật Các tổ chức tín dụng mới cũng có tác động tới một số nội dung như giấy phép hoạt động, thủ tục cấp phép; gia tăng thời gian nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ. Việc bổ sung quy định về quản lý tài chính, kế toán (Chương VIII), các quy định về can thiệp sớm (Điều 143, Chương IX), hay nâng cao quy định về kiểm soát đặc biệt (Chương X), quy định về sự cố rút tiền hàng loạt, khoản vay đặc biệt (Chương XI)… cũng là những quy định được kỳ vọng sẽ lấp dần các khoảng trống pháp lý để các nhà băng hoạt động lành mạnh hơn.

Tác động nhạy cảm nhất của Luật tới hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng, theo Chủ tịch VIRA, có thể kể đến nhóm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần. Cụ thể, một cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 5% (như quy định tại luật hiện hành), một tổ chức không sở hữu vượt quá 10% (hiện nay là 15%) và một nhóm cổ đông liên quan không sở hữu vượt quá 15% (hiện nay là 20%) vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Thay đổi này không áp dụng hồi tố, trong đó các cổ đông vượt quá giới hạn có thể duy trì quyền sở hữu hiện tại và giảm dần về giới hạn theo lộ trình đến năm 2029.

Luật cũng mở rộng khái niệm người có liên quan của công ty, tổ chức tín dụng đến công ty con của công ty con, công ty mẹ của công ty mẹ và người có liên quan của cá nhân đến tất cả thành viên gia đình thuộc 3 thế hệ, cả bên nội và bên ngoại.

Khi các quy định trên được tuân thủ nghiêm, kỳ vọng sẽ hạn chế đáng kể khả năng một nhóm cổ đông tìm cách sở hữu đa số cổ phần, từ đó góp phần giảm thiểu hệ lụy của vấn đề sở hữu chéo, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng (như trường hợp tại Ngân hàng SCB).

Cũng sẽ có tác động rất lớn đến hệ thống các tổ chức tín dụng là nhóm quy định mới về hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, nhóm người có liên quan. Cụ thể, giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và một nhóm khách hàng được điều chỉnh giảm dần từ mức 15% (với một khách hàng) và 25% (với một nhóm khách hàng liên quan) vốn tự có của tổ chức tín dụng hiện nay xuống còn 10% và 15% theo lộ trình đến đầu năm 2029. Với tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tỷ lệ này giảm từ 25% và 50% vốn tự có xuống còn 15% và 25% đến năm 2029.

Thay đổi này nhằm giúp giảm rủi ro tập trung tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tác động không mong muốn có thể là gây khó khăn về tiếp cận vốn đối với một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nhiều (dù đã có lộ trình giảm).

Theo đó, để giảm thiểu khó khăn trên, đòi hỏi phải phát triển cân bằng hơn thị trường tài chính, nhất là thị trường cổ phiếu và trái phiếu để doanh nghiệp có thể huy động vốn trung và dài hạn nhiều hơn từ kênh này, giảm phụ thuộc thái quá vào hệ thống ngân hàng như hiện nay.

Nhóm quy định có tác động khá nhạy cảm khác, theo TS. Trịnh Quang Anh, liên quan đến việc Luật kiến tạo khung cho một số hoạt động mới phù hợp xu thế chuyển đổi số, như cho vay trực tuyến, giao dịch điện tử, cơ chế thử nghiệm (sandbox) đối với fintech trong lĩnh vực ngân hàng…

“Dù các quy định được đề cập vẫn còn khá chung chung và mới ở giai đoạn đầu, chưa có quy định đối với ngân hàng số thuần túy (100%, dạng không trụ sở, không giấy tờ…) như một số quốc gia Đông Nam Á đã cho làm, nhưng cần phải thừa nhận một xu hướng thực tế là, cách mạng công nghệ tài chính đang và sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các hoạt động ngân hàng truyền thống. Diễn tiến này đòi hỏi phải từng bước được pháp chế hóa để tạo môi trường thúc đẩy phát triển, đồng thời kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn”, ông Trịnh Quang Anh bình luận.

Lập pháp chủ động, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống

Chủ trì cuộc họp giao ban của lãnh đạo Quốc hội chiều 15/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ năm của Quốc hội tạo hiệu ứng và dư luận rất tích cực, bởi nếu đến nay chưa thông qua được Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng, thì tình hình sẽ vô cùng phức tạp.

Trước đó, trao đổi với báo chí, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, với Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng, nếu để lâu quá, để đến tận Kỳ họp thường kỳ của Quốc hội vào tháng 5/2024 mới thông qua, thì sẽ lỡ mất cơ hội phát triển của đất nước. Thời gian chính là lực lượng, một ngày bằng 20 năm, để thêm một năm mà làm đủng đỉnh thì chưa chắc xong. Ngược lại, chỉ cần một tháng mà quyết tâm, thì vẫn có thể làm tốt. Đó chính là lập pháp chủ động, kiến tạo phát triển, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu cuộc sống, ưu tiên về chất lượng.

Nguồn: Báo đầu tư

Lợi thế nào cho doanh nghiệp hoà nhập nhanh vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng dịch chuyển nguồn cung về gần thị trường tiêu thụ để giảm các rủi ro đang ngày càng rõ nét; đặc biệt trong việc đa dạng hóa nguồn cung của các thị trường mà sản phẩm phụ trợ của Việt Nam hướng đến. Các tập đoàn đa quốc gia hiện cũng đang có chiến lược chuyển dịch chuỗi cung ứng, sản xuất đến gần với thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thay vì chỉ tập trung nhà máy sản xuất ở một số nước như trước đây. Và Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn đầu tư trên thế giới.

Ông Phùng Anh Tuấn, Phó Giám đốc công ty CP Manutronic Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ông Phùng Anh Tuấn, Phó Giám đốc công ty CP Manutronic Việt Nam cho biết: Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra cả cơ hội và thách thức. Không chỉ Manutronic, các doanh nghiệp khác trong ngành điện tử cũng có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cũng đặt doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước trước một số thách thức. Các tập đoàn dịch chuyển từ những nước có cơ sở hạ tầng bài bản, có bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm cũng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp tham gia chuỗi phải đáp ứng một số yêu cầu cao.

Cụ thể, doanh nghiệp trong nước sẽ phải đáp ứng những yêu cầu cao từ phía đối tác như sản phẩm tích hợp công nghệ cao, có chất lượng và tối ưu; yêu cầu chi phí hợp lý phù hợp với tính chất và cạnh tranh của thị trường; yêu cầu tốc độ tiếp nhận và tiến độ giao hàng nhanh. Đáp ứng với yêu cầu này, Việt Nam cần có nguồn nhân lực chất lượng, có năng lực để tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ các tập đoàn chuyển dịch sang Việt Nam.

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam bày tỏ, trong lĩnh vực chế tạo, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp linh kiện phụ tùng cho ngành ô tô, điện tử và xe máy. Doanh nghiệp nắm rất rõ quy định, yêu cầu của chuỗi cung ứng về chất lượng, thời gian giao hàng… Tuy nhiên, làm cho xe máy sẽ dễ hơn điện tử và điện tử dễ hơn ô tô.

Chẳng hạn, công nghiệp hàng không là lĩnh vực cao cấp và một số doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm được những linh kiện nhỏ đơn chiếc cho các nhà cung cấp lớp dưới của tập đoàn Boeing, song để tham gia được vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hàng không toàn cầu như không phải đơn giản. So sánh với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có một số điểm kém hơn trong vận hành, gia công linh kiện hoàn toàn bằng máy.

Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam nằm ở những công đoạn sản xuất sản phẩm cần sự kết hợp giữa máy móc và kỹ năng tay nghề của công nhân, kỹ sư. Minh chứng là Việt Nam xuất khẩu rất tốt cụm dây điện ra thị trường toàn cầu và sang Hoa Kỳ bởi sản phẩm này là sự kết hợp giữa máy móc và kỹ năng tay nghề của con người.

Dây chuyền sản xuất quần áo xuất khẩu của một doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai. Ảnh: TTXVN

Để trở thành một mắt xích cho lĩnh vực hàng không nói chung, Boeing nói riêng, theo kinh nghiệm của nhiều nước cần phải có sự chuẩn bị dài hơi. Đơn cử như Ấn Độ, Malaysia, từ 30 năm trước quốc gia này đã xác định và xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ, bắt đầu từ đào tạo kỹ sư đến nghiên cứu xu thế công nghệ trong lĩnh vực này.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc cung ứng Công ty cổ phần Công nghệ và Thương mại Systech cho hay, Việt Nam ngày càng thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thêm cơ hội cung ứng hàng hóa cho nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt ngành điện tử, lắp ráp. Nhưng, hiện tỷ lệ nội địa hoá đối với các ngành điện tử, gia dụng hay ô tô và xe máy chỉ đạt khoảng 30-40% cho thấy những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Hiện nay, Systech đang tận dụng các chính sách ưu đãi về hoàn thuế, các chính sách thúc đẩy sản xuất. Nắm bắt được xu thế tự động hóa và yêu cầu độ chính xác cao, công ty cũng đầu tư thêm nguồn lực để học hỏi, nghiên cứu và sản xuất các hệ thống tự động hóa hữu ích, có hàm lượng công nghệ cho các công ty sản xuất ngành dây. Sắp tới đây, Systech tiếp tục đầu tư và mở rộng nhà máy sản xuất bao bì chống tĩnh điện, chống ẩm cho ngành điện tử, dược phẩm yêu cầu công nghệ cao, kiểm soát khắt khe hơn về tĩnh điện và môi trường phòng sạch…

Ông Nguyễn Hoàn Vũ, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn KORI Beauty. Ảnh Ngọc Quỳnh/Bnews/TTXVN

Ông Nguyễn Hoàn Vũ, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn KORI Beauty cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, muốn tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ về tư duy để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực từ 10-20% cho việc nghiên cứu và phát triển thì mới có thể sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, cạnh tranh được với các quốc gia Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…; đặc biệt như trong ngành dệt may và phụ kiện thời trang.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên triển khai và áp dụng nhuần nhuyễn các công cụ quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO9001, ISO14001,… để nâng cao tính chuyên nghiệp và mức độ tin tưởng đối với các tập đoàn lớn từ nước ngoài, để họ tin tưởng và lựa chọn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng chính của họ.

Nguồn: Bnews.vn

Doanh nghiệp FDI “khai xuân” trở lại làm việc

Đặc biệt, ghi nhận tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), không khí lao động bắt đầu rộn ràng, sôi nổi thi đua sản xuất ngay từ đầu năm.

Tại Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam, các máy tính đều sáng đèn thông báo các thông số kỹ thuật. Ở các phân xưởng, các dây chuyền sản xuất công nhân rộn ràng sản xuất. Khí thế thi đua làm việc tích cực, khẩn trương thể hiện quyết tâm cao và tràn đầy hy vọng về một năm mới nhiều thành công, thắng lợi mới, hoàn thành xuất sắc mọi mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Có mặt động viên cán bộ, công nhân làm việc tại Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam, biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà công ty đạt được trong thời gian qua, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết: Trong năm 2023, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản được nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.

Đây là cơ hội để hai bên tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là hợp tác kinh tế và đầu tư thương mại; trong đó, Việt Nam đánh giá rất cao việc các doanh nghiệp chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư. Không chỉ đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Hà Nội còn tích cực chăm lo các chế độ, chính sách cho người lao động.
Ấn tượng với việc hầu hết người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam là người Việt Nam Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, trình độ lao động của công nhân Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu công việc, theo quy trình, kỷ luật nghiêm ngặt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Phong mong muốn người lao động tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, nỗ lực trong công việc, chấp hành quy định của công ty làm việc theo tác phong chuyên nghiệp. Điều này góp phần tạo nên niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tay nghề và ý thức chấp hành kỷ luật của lao động Việt Nam. Từ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, của thành phố Hà Nội với các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, nước ngoài nói chung.
Đặc biệt, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam tiếp tục có nhiều hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh tại Hà Nội, trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Nhật Bản. Về phía thành phố Hà Nội luôn tạo điều kiện để các nhà đầu tư Nhật Bản làm việc, đặc biệt là chào đón các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao.

Cùng với mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng được đoàn lãnh đạo thành phố Hà Nội và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm và động viên cán bộ, công nhân, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam Nguyễn Thế Huy cho biết, đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào đối với công ty nói riêng mà còn là nguồn động viên cổ vũ tinh thần không thể thiếu để những  doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nội Bài tự tin vững bước trên những chặng đường phía trước.
Theo ông Nguyễn Thế Huy, trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, sự suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng được sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền, cùng với sự đồng hàng của cộng đồng doanh nghiệp, công ty luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận dụng sáng tạo và phù hợp các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đẩy mạnh các phong trào thi đua nâng cao năng xuất, đổi mới tư duy quản lý hướng tới phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Thế Huy cho biết thêm, Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam đã được 11 năm hình thành và phát triển với quy mô 1.600 lao động. Bên cạnh sự nỗ lực, cùng với phương châm phát triển bền vững trên nền tảng người lao động làm trọng tâm, công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh theo như kế hoạch đề ra.

Công ty cũng luôn đặt quyền lợi người lao động song hành cũng với sự phát triển, đảm bảo  nguồn thu nhập tốt và duy trì cải thiển nâng cao hơn các chế độ phúc lợi dành cho người lao động như: Du lịch, nghỉ dưỡng, phần quà là xe máy, tủ lạnh, chương trình đào tạo kỹ năng chuyên môn (như lớp tiếng nhật/ tiếng trung/cử di đào tạo nước ngoài); Đẩy mạnh các chính sách trợ cấp như: nghỉ  lễ, điện thoại, đi lại, nơi ở và những hỗ trợ hiếu hỉ, ốm đau, thai sản.

Ngoài ra, công ty đã và đang kết hợp với công đoàn cơ sở lắng nghe những nguyện vọng và ý kiến người lao động thông qua hòm thư góp ý, những buổi tọa đàm định kỳ hằng tháng, qua đó kịp thời tháo gỡ những khúc mắc cũng như những nguyện vọng mong muốn của người lao động phù hợp với bỗi cảnh chung. Theo đó, năm 2023, công ty duy trì xây dựng chế độ đãi ngộ quà và thưởng tết từ 1,2 đến 2,5 tháng lương tùy vào vị trí chúc vụ cho các bộ công nhân viên, hướng tới một cái Tết cổ truyền vui vẻ, ấm no, hạnh phúc.
Bước sang năm 2024, để đạt được những chỉ tiêu về ản xuất kinh doanh đã đề ra, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam Nguyễn Thế Huy mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội, để các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nội Bài nói chung và  Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam yên tâm phát triển bền vững,  đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Ở góc độ người lao động tại công ty, anh Bùi Đức Huy (xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) chia sẻ: Hầu hết các công nhân trong công ty cùng mong muốn có việc làm đều, thậm chí cố gắng tăng ca để có thêm thu nhập. Hiện trung bình thu nhập mỗi tháng tại công ty vào khoảng 12 triệu đồng. Số tiền cũng vừa đủ cho sinh hoạt gia đình. Nhưng để lo cho mái ấm lâu dài rất mong thành phố tiếp tục xây dựng loại hình nhà ở xã hội, để công nhân được thuê, mua, qua đó giúp công nhân an cư lạc nghiệp.
Tương tự tại Công ty TNHH Canon Việt Nam, sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngày 16/2 tức ngày 7/1 âm lịch, các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Canon Việt Nam đã có ngày làm việc đầu tiên của năm mới Giáp Thìn trong không khí vui tươi, phấn khởi.

Mọi người vui vẻ chúc Tết đầu năm, chia sẻ câu chuyện vui xuân, đón Tết. Trước khi bắt tay vào làm việc, toàn thể cán bộ, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam đã được nghe lời chúc tết của Tổng Giám Đốc. Đáng chú ý, hơn 20.000 cán bộ, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam đều được nhận “lỳ xì” 200. 000 nghìn đồng trong ngày làm việc đầu năm mới.
Bà Đào Thị Thu Huyền, Phó giám đốc Bộ phận đối ngoại và trách nhiệm xã hội Công ty TNHH Canon Việt Nam bày tỏ: Với khí thế hăng say, sôi nổi của ngày làm việc đầu năm, hy vọng đây sẽ là động lực để Canon Việt Nam phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch sản xuất đề ra.

Theo bà Đào Thị Thu Huyền, Công ty TNHH Canon Việt Nam hiện là một trong những nhà máy sản xuất máy in lớn nhất thế giới của Tập đoàn Canon. Năm 2024, Công ty TNHH Canon Việt Nam liên tục tuyển dụng công nhân viên mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhằm nhiều hơn nữa sản phẩm máy in “Made in Vietnam” đến tay khách hàng trên khắp thế giới.

Nguồn: Bnews.vn