--Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam--

Mỹ ‘cứu’ đồng minh trên đường đua bán dẫn

Động thái “bật đèn xanh” của Mỹ được cho sẽ giúp đồng minh Hàn Quốc giành lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc. Theo thông báo của phía Hàn Quốc vào hôm 9-10, các công ty nằm trong danh sách được nới lỏng hạn chế nêu trên có Samsung Electronics và SK Hynix.

“Gỡ khó” cho đồng minh

Với mục đích ngăn các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip của Mỹ, Washington đã đặt ra một loạt biện pháp giới hạn xuất khẩu chip từ tháng 10-2022.

Tuy nhiên, Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chip điện tử với Trung Quốc, phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp bán dẫn cả về nguồn việc làm lẫn doanh thu. Samsung và SK Hynix đang chiếm lĩnh thị trường chip nhớ cho điện thoại thông minh và máy tính xách tay của thế giới. Cả hai doanh nghiệp này đều sản xuất chip tại Trung Quốc.

Năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố việc miễn trừ thời hạn một năm cho Samsung và SK Hynix để hai nhà sản xuất chip hàng đầu của Hàn Quốc tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thời hạn miễn trừ sắp hết cũng là lúc nhiều lo ngại dành cho ngành bán dẫn của Hàn Quốc lớn dần.

Thông báo hôm 9-10 vì vậy thực chất là quyết định tiếp nối của các miễn trừ trước đó dành cho Samsung và SK Hynix. Khác biệt ở chỗ, lần này Mỹ không đưa ra thời hạn miễn trừ.

“Quyết định của Chính phủ Mỹ đồng nghĩa với việc vấn đề thương mại lớn nhất đối với các doanh nghiệp bán dẫn của chúng ta đã được giải quyết” – ông Choi Sang Mok, thư ký cấp cao của tổng thống Hàn Quốc về vấn đề kinh tế, cho biết.

Samsung khẳng định động thái của Mỹ đã “xóa bỏ đáng kể” sự bấp bênh bao trùm hoạt động sản xuất bán dẫn của công ty này tại Trung Quốc. SK Hynix cũng chào đón quyết định của Mỹ, khẳng định họ sẽ “đóng góp cho sự ổn định của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”.

Giới chuyên gia cho rằng miễn trừ ngắn hạn tạo ra sự bất an đối với doanh nghiệp trong quyết định đầu tư, qua đó khiến họ mất đi khả năng cạnh tranh.

“Miễn trừ không hạn định là điều kiện ổn định nhất dành cho doanh nghiệp, và chỉ có cách này mới giúp họ cân nhắc khởi động lại hoạt động đầu tư tại Trung Quốc. Nhưng thực tế chúng ta không thể tránh khỏi các rủi ro chính trị và bất ổn địa chính trị” – ông Eric Chen, chuyên gia phân tích của Hãng nghiên cứu Digitimes Research, giải thích.

Nguồn: TradeForce - Dữ liệu: Nguyên Hạnh - Đồ họa: N.KH.

Nguồn: TradeForce – Dữ liệu: Nguyên Hạnh – Đồ họa: N.KH.

Trung Quốc chưa chắc hưởng lợi

SK Hynix đang vận hành một công xưởng DRAM tại thành phố Vô Tích (tỉnh Giang Tô), một cơ sở NAND Flash ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc). Công ty này còn có nhiều cơ sở đóng gói chip ở Trùng Khánh. Samsung cũng có ba nhà máy chip ở các thành phố Tây An (Thiểm Tây), Tô Châu (Giang Tô) và Thiên Tân.

Mặt khác, một số nhà đầu tư ở Trung Quốc lại không mấy hào hứng với thông tin này. “Quyết định mới nhất của Mỹ không nên được xem là sự nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của nước này đối với Trung Quốc. Còn quá sớm để nói rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế sử dụng chip đối với các nhà sản xuất chip Trung Quốc”, một nhà đầu tư không nêu tên trong ngành nói với tờ Economic Observer ở Trung Quốc vào hôm 10-10.

Nhà đầu tư này lưu ý rằng tin tốt duy nhất đối với Trung Quốc là quyết định của Mỹ sẽ giúp tăng cường hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, giảm bớt căng thẳng địa chính trị trong khu vực.

Các miễn trừ mà Samsung và SK Hynix nhận được từ Mỹ diễn ra trong bối cảnh nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu Trung Quốc Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) đang chờ đợi bước tiến mới.

Theo báo South China Morning Post, YMTC kỳ vọng nhu cầu dành cho các sản phẩm bộ nhớ điện tĩnh flash (NAND Flash) sẽ tăng lên nhờ hợp đồng từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh, máy chủ (server) và máy tính cá nhân. YMTC đã xây dựng quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp nội địa để thay thế linh kiện từ Mỹ trong các thiết bị sản xuất, sau khi bị các nhà cung cấp Mỹ ngừng hợp tác do lệnh cấm của Washington.

Bà Arisa Liu, nhà phân tích chất bán dẫn của Viện Nghiên cứu kinh tế Đài Loan, đánh giá hai doanh nghiệp Hàn Quốc SK Hynix và Samsung Electronics nay “có thể thở phào nhẹ nhõm”, trong khi hoạt động của YMTC nhiều khả năng “dần chững lại”. Điều này xuất phát từ việc sự bất định do các hạn chế của Mỹ mang tới đã được xóa bỏ, theo nữ chuyên gia.

Mỹ cân nhắc siết xuất khẩu chip AI

Theo bốn nguồn thạo tin của Hãng tin Reuters, Washington đang xem xét việc lấp lỗ hổng cho phép các công ty Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ, thông qua các đơn vị đặt ở nước ngoài.

Năm 2022, Mỹ đã công bố nhiều hạn chế đối với việc vận chuyển chip AI và công cụ sản xuất chip sang Trung Quốc, nhằm tìm cách cản trở những tiến bộ quân sự của nước này. Những quy định đó sẽ tiếp tục được thắt chặt trong những ngày tới, theo Reuters.

Nguồn: Tuoitre.vn

Trước mắt chỉ nên kéo dài giải ngân vốn đầu tư Chương trình phục hồi đến hết năm 2024

Đồng ý kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trước mắt kéo dài đến hết năm 2024.

Chiều 12/10, trong phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khi báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (Chương trình) đã nêu một số đề xuất, kiến nghị.

Theo đó, Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đến hết năm 2025.

Vì hiện nay, ước giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 của Chương trình cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình đến ngày 31/8/2023 chỉ đạt 33.840 tỷ đồng, tương đương 19,3% kế hoạch vốn được Thủ tướng giao chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (175.217,783 tỷ đồng).

Trường hợp không cho phép tiếp tục thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của Chương trình sau ngày 31/12/2023 có thể dẫn đến việc các dự án thiếu vốn, không hoàn thành các mục tiêu đề ra tại chủ trương đầu tư dự án. Điều này có thể dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, tạo sức ép bố trí vốn trong các năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do phải bố trí thêm cho các dự án thuộc Chương trình chưa hoàn thành.

Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, về cơ bản phải cho phép kéo dài thời gian thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình. Nhưng để thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội, ông Huệ đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tính thêm với Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (cơ quan thẩm tra) Vũ Hồng Thanh trước mắt là cho kéo dài đến hết 2024, kỳ họp Quốc hội tháng 10 sang năm tính tiếp.

“Nếu còn khoản nào đó thì lúc đó Quốc hội cho kéo dài tiếp, gia hạn theo từng năm như thế. Bây giờ cho đến tận năm 2025 thì sẽ ỷ lại, có khi kéo đến tận năm 6, 2027 chưa xong”, Chủ tịch Quốc hội phân tích.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, “khoản liên quan đến đầu tư phát triển nếu cho đến năm 2024 thì sợ ngắn quá”.

Ông cho biết, hiện nay có một số dự án quan trọng quốc gia hay liên vùng, có dự án mới trong thủ tục, có dự án còn chưa xong, có dự án bây giờ mới bắt đầu giải ngân.

Ví dụ cao tốc Bắc – Nam cần 3.019 tỷ đồng, cầu Đại Ngãi 2-3 hôm nữa khởi công là 1.260 tỷ đồng, cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu 4.500 tỷ, quốc lộ 4B ở trên Lạng Sơn là 1.557 tỷ, “trong một năm sợ không giải ngân hết được nên Chính phủ cũng xin là đến 2025”, ông Dũng nói.

Riêng khoản đầu tư phát triển cho kéo dài giải ngân hết năm 2025 thì phù hợp, khả thi và thực tế nhất, đảm bảo hiệu quả và vừa giải ngân hết được nguồn vốn theo nghị quyết của Quốc hội, Bộ trưởng nói tiếp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hơn ai hết hiểu được khả năng có thể giải ngân được nguồn vốn này. Nhưng Nghị quyết 43 chỉ cho phép giải ngân trong 2 năm 2022, 2023, bây giờ kéo dài thêm 1 năm thì cũng cho phép kéo dài nhưng chỉ sợ như Bộ trưởng nói, cho kéo dài rồi nhưng cũng lại không kịp thì phải kéo dài tiếp nữa.

“Nếu như thế thì cứ cho kéo dài đến năm 2024 đã, một năm sau nữa thấy cần thiết thì lại cho kéo dài tiếp”, ông Thanh nêu quan điểm.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gút lại, có thể tiếp tục kéo dài thời gian giải ngân đến năm 2024. Sau năm 2024 tiếp tục báo cáo tiếp để giải ngân năm 2025.

Đây là một Chương trình lớn thuộc thẩm quyền Quốc hội, cần báo cáo Quốc hội để Quốc hội quyết định, ông Hải nói rõ.

Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá đầy đủ và toàn diện việc thực hiện các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 43, như tình hình thực hiện chính sách tiền tệ, kết quả huy động các nguồn lực và kết quả, hiệu quả thực hiện chính sách đặc thù theo nghị quyết.

Đánh giá số vốn đã giải ngân trong các lĩnh vực y tế, hiệu quả tình hình giải ngân cho việc đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm; tình hình và kết quả triển khai cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, hiệu quả và tác động chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua Ngân hàng Chính sách. Kết quả việc thực hiện hỗ trợ từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Cần đánh giá kỹ hơn khâu tổ chức thực hiện, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm, bao gồm cả nguyên nhân chậm ban hành các văn bản hướng dẫn đến nhiều cơ chế, chính sách trong Nghị quyết 43 chưa thực hiện được hoặc thực hiện nhưng hiệu quả thấp, Phó chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Nguồn: Báo đầu tư

Việt Nam trong giai đoạn bùng nổ đầu tư nước ngoài mới

Chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tạo ra làn sóng quan tâm đầu tư mới

Tờ Nikkei cho hay, Việt Nam có thể sắp chứng kiến làn sóng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào, đặc biệt là từ Mỹ. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng trước nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao song phương, dường như đã mở ra một kỷ nguyên mới về mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Làn sóng đầu tư nước ngoài lần thứ tư vào Việt Nam có thể đang hình thành.

Trong chuyến thăm trụ sở của gã khổng lồ sản xuất chip Nvidia ở San Francisco vào ngày 19.9.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kêu gọi Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam và phát triển cơ sở này thành trung tâm sản xuất ở Đông Nam Á.

Nvidia là nhà sản xuất chip hàng đầu để sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI). Tích cực hưởng ứng đề xuất tâm huyết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Huang cho biết, Việt Nam đang có những thay đổi to lớn.

Thủ tướng Việt Nam cũng đã gặp những nhân vật nổi bật khác trong lĩnh vực công nghệ Mỹ, bao gồm người sáng lập Microsoft Bill Gates và các giám đốc điều hành cấp cao của Meta (trước là Facebook) và SpaceX của Elon Musk.

Những chuyến thăm và gặp gỡ này nằm trong lịch trình bận rộn của Thủ tướng trước khi tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ với các gã khổng lồ công nghệ Mỹ – Nikkei viết.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Joe Biden đã hội đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Hai bên nhất trí nâng quan hệ song phương lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Hai bên cũng đã ký kết một số thỏa thuận kinh doanh lớn. Vietnam Airlines ký thỏa thuận ban đầu mua 50 máy bay Boeing 737 Max trị giá khoảng 10 tỉ USD. FPT Software công bố hợp tác chiến lược với công ty khởi nghiệp Landing AI của Mỹ. Synopsys – công ty thiết kế chất bán dẫn hàng đầu – ký biên bản ghi nhớ với các cơ quan Việt Nam để hợp tác giúp ngành bán dẫn Việt Nam nâng cao lực lượng lao động thiết kế chip.

Đón làn sóng thứ tư

Trong lịch sử, Việt Nam đã chứng kiến ba đợt bùng nổ đáng kể về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Lần đầu tiên là năm 1997 khi Honda Motor bắt đầu sản xuất xe máy ở Việt Nam. Làn sóng thứ hai kéo dài từ đầu những năm 2000 cho đến thời điểm ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ vào năm 2008, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đáng chú ý, Samsung Electronics của Hàn Quốc đã đưa cơ sở sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh vào hoạt động từ năm 2009.

Cuộc bùng nổ thứ ba được cho là đã diễn ra mạnh mẽ vào giữa những năm 2010. Với sức mua ngày càng tăng, Việt Nam trở thành mục tiêu sinh lợi cho các doanh nghiệp tiêu dùng nước ngoài. Gã khổng lồ mua sắm Nhật Bản Aeon đã khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam – Aeon Mall Tan Phu Celadon – tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.

Giờ đây, chuyến thăm của Tổng thống Biden có thể kích thích làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Động thái ngoại giao của ông Biden có thể được các doanh nghiệp Mỹ hiểu là bật đèn xanh để đầu tư vào Việt Nam – Nikkei lưu ý.

Việt Nam mong muốn chuyển hướng từ các ngành sử dụng nhiều lao động truyền thống như sản xuất hàng may mặc và lắp ráp điện tử sang các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao hơn. Sự hợp tác với các công ty công nghệ của Mỹ, đặc biệt là những công ty chiếm ưu thế trong lĩnh vực bán dẫn và AI, sẽ rất quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan của Chính phủ đào tạo 30.000 đến 50.000 chuyên gia bán dẫn. Với việc áp dụng mức thuế tối thiểu quốc tế dự kiến vào năm 2024, Việt Nam đang cân nhắc các biện pháp chính sách mới để thu hút các công ty đa quốc gia và đang đẩy nhanh quá trình chuẩn bị để đón làn sóng đầu tư nước ngoài lần thứ tư.

Nguồn: https://laodong.vn/

Nguy cơ thiếu điện trong dài hạn

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa hoàn thành báo cáo giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng 2016-2021.

Theo báo cáo này, sản lượng điện sản xuất hàng năm tăng, năm sau cao hơn năm trước và hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định. Chẳng hạn, năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 247 tỷ kWh, tăng 1,5 lần so với năm 2015 (163,8 tỷ kWh). Điện thương phẩm tiêu thụ cũng tăng 1,5 lần so với 2015, đạt gần 217 tỷ kWh. Với mức này, sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người tăng 1,42 lần trong 5 năm.

Tuy nhiên, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra nhiều tồn tại trong phát triển năng lượng khiến mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt nhiều thách thức. Nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Tài nguyên năng lượng sơ cấp Việt Nam ngày càng cạn kiệt khi thủy điện cơ bản đã khai thác hết; sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn suy giảm nhanh.

Cung và cầu năng lượng trong nước mất cân đối, nguồn phát điện giữa các vùng và một số dự án nguồn điện chậm vận hành (Na Dương II, Quỳnh Lập I, Cẩm Phả III; chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh, LNG Thị Vải, LNG Sơn Mỹ) hoặc dừng triển khai. Những tồn tại này dẫn tới tình trạng thiếu điện ở miền Bắc trong tháng 5 và 6/2023. Tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) tại báo cáo công bố hồi tháng 8, Việt Nam thiệt hại khoảng 1,4 tỷ USD do thiếu điện, tương đương khoảng 0,3% GDP.

Nguy cơ thiếu điện, theo đoàn giám sát, còn có thể kéo dài trong ngắn – trung và dài hạn tới 2050. Trong khi đó, theo các chuyên gia, miền Bắc có nguy cơ tiếp tục thiếu điện khi hai năm tới chưa có nguồn mới nào được bổ sung, vận hành.

Nguy cơ thiếu điện tái diễn, nhất là vào 2024-2025 cũng được EVN nêu trong một báo cáo gửi Bộ Công Thương gần đây. Tập đoàn này dự báo năm 2024 “cơ bản đủ điện”, nhưng năm 2025 miền Bắc có thể thiếu trên 3.630 MW và sản lượng khoảng 6,8 tỷ kWh trong cao điểm mùa khô (tháng 5-7) do các nguồn điện mới vào vận hành rất ít, chủ yếu rơi vào thời điểm cuối năm. Ngoài đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện để đưa điện ra Bắc, EVN đề xuất đẩy nhanh mua điện từ Lào.

Đoàn giám sát cũng chỉ ra chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu phát điện, chưa bảo đảm minh bạch. Các tín hiệu thị trường ở khâu phát điện chưa được phản ánh đầy đủ ở giá điện áp dụng cho hộ tiêu dùng cuối cùng. Giá điện được điều chỉnh, nhưng chưa bù đắp được chi phí đầu vào và đảm bảo lợi nhuận hợp lý của doanh nghiệp.

Cơ cấu biểu giá bán lẻ thực hiện theo Luật Điện lực chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng, cũng chưa có lộ trình cụ thể để áp dụng giá điện hai thành phần.

“Giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn mức giá của nhóm khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh, tức là vẫn tồn tại bù chéo. Việc này chưa phù hợp mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất thâm dụng điện”, báo cáo nêu.

Với lĩnh vực truyền tải điện, giá dịch vụ này quá thấp, 79,09 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), không thu hút được nhà đầu tư làm dự án lưới điện.

Mặt khác, chính sách giá năng lượng sơ cấp còn bất cập như việc trợ giá than cho sản xuất điện, giá khí cho sản xuất đạm, giá điện cho một số hộ tiêu thụ; việc xây dựng khung giá phát điện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ chế khuyến khích hiện nay chưa đủ sức thu hút các nhà máy điện BOT tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh thực hiện còn chậm; chưa xây dựng được cơ chế tài chính và hoàn thành việc chuyển Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia thành Công ty TNHH MTV.

Trong lĩnh vực xăng dầu, thị trường trong nước còn bị động, thiếu hụt nguồn cung và vướng mắc trong cơ chế điều hành. Hiện, Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu khoảng 20-30%. Hai doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước, đáp ứng 70-75% nhu cầu nội địa, nếu bị ngừng sản xuất do duy tu, bảo dưỡng kéo dài thì ảnh hưởng ngay đến thị trường trong nước. “Thị trường xăng dầu trong nước bị động và thiếu nguồn cung, gặp vướng mắc trong cơ chế điều hành giá”, báo cáo đoàn giám sát nêu.

Cũng theo báo cáo giám sát, quy hoạch các phân ngành năng lượng triển khai còn hạn chế, nhất là trong thực hiện Quy hoạch điện VII, và VII điều chỉnh với phát triển điện mặt trời, điện gió và thủy điện nhỏ.

Dẫn kết luận của Thanh tra Chính phủ, báo cáo của đoàn giám sát cho hay, việc phê duyệt bổ sung tổng số 168 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 14.707 MW; 123 dự án điện gió (công suất 9.047 MW), phê duyệt riêng lẻ 390 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 4.138 MW vào quy hoạch phát triển điện lực các cấp trong giai đoạn 2016-2020 đã gây ảnh hưởng đến phát điện và truyền tải điện lên hệ thống. Giai đoạn 2016-2021, thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế 15.170 tỷ đồng, 5.960 m2 đất, xử lý hành chính 246 tổ chức, 724 cá nhân và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục, xem xét, xử lý 23 vụ

Việc đầu tư nguồn điện và lưới điện giai đoạn 2016-2021 chưa đồng bộ, bất cập. Năng lực đấu lưới và truyền tải điện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển các năng lượng tái tạo ở khu vực miền Trung. Nguồn phát điện ở miền Bắc còn thiếu và chưa xây dựng được hệ thống kết nối năng lượng với khu vực ASEAN một cách ổn định và hiệu quả.

Ngoài ra, hạ tầng và hệ thống nhập khẩu, trung chuyển than quy mô lớn, các dự án kho cảng nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) chậm triển khai, hệ thống kho cảng xăng dầu đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng thấp. Việc kết nối giữa các cơ sở sản xuất điện và bán điện, cơ chế điều phối, mua điện còn gặp nhiều khó khăn.

Nhiều kiến nghị về giải pháp được đoàn giám sát đưa ra, một trong số đó là đề xuất cơ chế đặc thù để thực hiện các dự án nguồn, lưới điện; hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng thông qua sửa Luật Điện lực

Theo Đoàn giám sát, năm 2023 cần ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, danh mục các dự án phát triển năng lượng quan trọng quốc gia, cấp bách trong giai đoạn 2023-2030. Bởi, đây là căn cứ triển khai các dự án.

Cùng với đó, đoàn giám sát đề nghị đẩy nhanh đầu tư hệ thống kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu, hạ tầng kho, cảng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG); hệ thống kho, cảng trung chuyển và dự trữ than.

Đoàn Giám sát còn kiến nghị trong năm 2023 trình Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2045, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển hợp lý điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi.

Nguồn: Vnexpress.net

Xuất khẩu dăm gỗ cả năm nay sẽ đạt gần 16 triệu tấn

Ông Thang Văn Thông – Phó Chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Câu chuyện hoàn thuế

Nhiều tháng qua đã chứng kiến câu chuyện hoàn thuế và các doanh nghiệp ngành gỗ cũng có nhiều văn bản gửi tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các ngành chức năng kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) có Công điện số 07/CĐ-TCT ngày 9/8 gửi cục trưởng cục thuế các địa phương về vấn đề thúc đẩy giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tổng cục Thuế ngày 21/9/2023 Tiếp tục có văn bản gửi tới cục thuế các địa phương để xem xét đề xuất của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Chi hội Dăm gỗ Việt Nam về việc đưa mức thuế giá trị gia tăng về 0%.

Cục thuế ở các tỉnh thành đã hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời trong quá trình hoàn thuế khi triển khai thực hiện các văn bản đó. Nhiều địa phương đến nay đã sớm hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Tổng hợp sơ bộ của các chi hội và một số doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp ngành gỗ mà phần lớn là trong lĩnh vực chế biến dăm gỗ, viên nén đã được hoàn trên 2.000 tỷ đồng trong số 6.000 tỷ đồng tiền thuế đang chờ.

So với tổng số tiền thuế giá trị gia tăng cần phải hoàn lại cho doanh nghiệp, con số trên đã hoàn mới chỉ đạt 1/3 nhưng tạo tiền lệ cho các địa phương khác để đẩy mạnh việc hoàn thuế.

Sự vào cuộc của Chính phủ và các bộ ngành đã giúp nhiều doanh nghiệp ngành gỗ có được nguồn vốn để tái sản xuất nhằm phục vụ đơn hàng vào mùa cao điểm cuối năm. Nhờ đó, có thể hồi sinh, phục hồi và thúc đẩy kinh mạch xuất khẩu đạt được mục tiêu.

Chuyển động của thị trường dăm gỗ

Thị trường vào tháng 9 vừa qua có phần chậm lại. Thế nhưng, việc lên xuống của thị trường là điều hết sức bình thường. Hiện nay, giá dăm gỗ xuất khẩu vào khoảng 140 USD/tấn, thấp hơn so với cùng kỳ. Thế nhưng, người trồng rừng vẫn có thu nhập, người sản xuất vẫn có lợi nhuận hay người xuất khẩu vẫn có được sự hiệu quả nếu chúng ta xuất khẩu đều với mức giá này.

Trong khi, mức giá tăng cao đột biến vào năm ngoái là không bền vững. Đối tác nhập khẩu cũng sẽ không mua hàng của chúng ta nếu không có lợi nhuận.

Xuất khẩu dăm gỗ cả năm nay sẽ đạt gần 16 triệu tấn
Thị trường dăm gỗ vào tháng 9/2023 có phần chậm lại

Ông Thông cho biết vừa qua đã làm việc với các đối tác của Trung Quốc và có mức giá nguyên liệu dăm rơi vào khoảng 140 – 145 USD/tấn. Ông cho biết sẽ cam kết ký hợp đồng dài hạn nếu phía đối tác đồng ý. Bên đối tác hiện đang xem xét. Theo ông, mức giá này là phù hợp và đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Giá củi gỗ trước đây rơi vào khoảng 900.000đ đến 1 triệu đồng/tấn, trong khi hiện người trồng rừng sẽ bán được củi gỗ với mức giá 1.200.000 đồng/tấn trở lên khi giá dăm gỗ xuất khẩu từ 140 – 145 USD/tấn.

Bên cạnh đó, năng suất của người trồng rừng còn tăng lên nhờ thay đổi giống và công nghệ trồng. Năng suất trồng trước đây chỉ đạt 80 tấn/ha thì nay đã là 120 – 160 tấn/ha. Bà con trồng rừng có lợi nhuận cao hơn khi sản lượng tăng và giá tăng. So với việc làm cây nông nghiệp thì bà con chỉ cần trồng 1 đến 2 chu kỳ cây keo sẽ được thu lợi nhuận nhiều hơn.

Trước đây 1ha keo chỉ có 40 – 50 triệu đồng thì nay đã có khoảng 80 – 90 triệu đồng/ha. Nếu một gia đình sở hữu vài ha thì họ có thể thu hoạch từ vài trăm triệu sau vài năm. Loại cây keo này chỉ có công chăm sóc trong vòng nửa năm đầu. Sau đó người trồng rừng có thể đi kiếm việc khác để tạo ra thu nhập. Như vậy, bà con sẽ không mất nhiều công mà vẫn có khoản tích luỹ này.

Tình hình xuất khẩu dăm gỗ cuối năm

Năm nay, thị trường ngành gỗ nhìn chung kém đi nhiều. Trong khi dăm gỗ và viên nén đều kém đi một phần thì gỗ dán gần như đứt thị trường. Trên thị trường xuất khẩu, ngành gỗ nội và ngoại thất chỉ được khoảng 40%.

Xuất khẩu dăm gỗ từ nay đến cuối năm cũng sẽ duy trì như vậy. Lý do là vì đồng nhân dân tệ mất giá, có nghĩa là hàng hóa nhập khẩu để bán lại tại thị trường nội địa Trung Quốc sẽ phải hạ giá.

Xuất khẩu dăm gỗ cả năm nay sẽ đạt gần 16 triệu tấn
Dăm gỗ là nguyên liệu đầu vào của ngành giấy

Vẫn còn nhiều vẫn ổn trên thị trường thế giới. Dăm gỗ là nguyên liệu đầu vào của ngành giấy, giá cả sẽ bị ảnh hưởng dù ngành này vẫn sử dụng.

Giá dăm gỗ 140 USD/tấn như hiện nay đang là mức giá tốt nhất trong bối cảnh giá cả thị trường biến động như hiện nay.

Cơ cấu thị trường dăm gỗ

Thị trường giấy và bột giấy chỉ có ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản với thị phần Trung Quốc chiếm 68 – 70%; thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 3-5%; còn lại là Nhật Bản.

Không có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu thị trường. Mới đây, Trung Quốc xây dựng thêm 2 nhà máy bột giấy (1 nhà máy tại Phúc Kiến, 1 nhà máy tại Quảng Tây) với công suất 2 triệu tấn/năm/1 nhà máy, trong đó nhà máy tại Quảng Tây đã chạy hết công suất. Trong khi, nhà máy ở Phúc Kiến chạy được 800.000 tấn/ năm. Nhà máy này dự kiến sẽ chạy hết công suất vào năm sau.

Nhu cầu bột giấy tại thị trường Trung Quốc được cho là sẽ phát triển thêm và đây cũng là thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất. Đa số các nhà làm giấy và bột giấy đều tập trung tại thị trường này.

Việt Nam hiện nay vẫn đang đứng đầu thế giới về nguồn cung dăm gỗ cho thị trường Trung Quốc nhờ lợi thế về cự li vận chuyển gần và giá thành rẻ hơn so với các thị trường khác.

Ông Thông dự báo, sản lượng dăm gỗ xuất khẩu năm 2013 sẽ không giảm so với năm 2022 (15,81 triệu tấn.) Tuy nhiên, do giá dăm xuất khẩu giảm nên kim ngạch sẽ giảm.

taichinh.kinhtechungkhoan.vn

Nanoxenlulo – Vật liệu giàu tiềm năng và thân thiện môi trường

Với nguồn nguyên liệu đa dạng cùng công nghệ hiện đại, Việt Nam có đủ điều kiện để sản xuất nanoxenlulo – loại vật liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, có thể thay thế nhựa và kim loại, giúp giảm thiểu carbon và khí nhà kính, góp phần quan trọng thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) về lộ trình giảm thiểu phát thải carbon vào năm 2050.
Ảnh SEM của xenlulo từ gỗ keo với độ phóng đại 250 lần (trái) và độ phóng đại 100.000 lần (phải)
Xem toàn bộ bài viết: tại đây

https://media.khcncongthuong.vn/Images/Upload/User/toquyen/2023/10/10a-2023-60-62.pdf

Lê Quang Diễn (Đai học Bách khoa Hà Nội)
Dương Xuân Diêu (Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 10 năm 2023

Ông Trương Gia Bình: Nếu Chính phủ đã thương yêu DN thì thương yêu nhiều hơn, đã hạ thuế, phí thì hạ sâu hơn, hạ dài hơn nữa

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chiều hôm nay 11/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ 3 chuyện vui. Niềm vui thứ nhất là được Thủ tướng mời gặp mặt nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. Niềm vui thứ hai là niềm vui làm doanh nhân. Ông Bình đã cùng toàn thể FPT sống cuộc sống vui, có khó khăn vất vả nhưng rất vui vì đã vượt qua khó khăn tạo ra của cải vật chất xã hội, chăm lo gia đình, lo cho nhân viên, đóng thuế cho Nhà nước, làm nhiều việc tốt cho xã hội.

Niềm vui thứ ba là “vừa vui vừa phải suy nghĩ, nỗ lực”. Chưa bao giờ Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội làm việc với 2 siêu cường thế giới, cả Mỹ và Trung Quốc. Nếu hiểu được niềm vui này, khai thác được niềm vui này thì thành công còn nhiều hơn nữa.

Nhân dịp này với tư cách một doanh nhân, ông Trương Gia Bình đã gửi lời chân thành cảm ơn, Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan Trung ương và địa phương đã giúp có cuộc sống hòa bình trong gần 50 năm qua, giúp người dân sống trong một xã hội an lành.

Các cơ quan Nhà nước đã ký 16 hiệp ước tự do thương mại thế hệ mới và sắp ký 3 hiệp ước nữa. Đó là cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn với các nước, có môi trường tự do sáng tạo phát huy năng lực của mình. Đây là lời cảm ơn chân thành của cộng đồng doanh nghiệp và hàng triệu lao động tới các cấp lãnh đạo.

Bên cạnh đó, ông Trương Gia Bình cũng đề nghị Chính phủ “đã thương yêu doanh nghiệp thì thương yêu nhiều hơn, đã quan tâm thì quan tâm nhiều hơn, đã tháo gỡ khó khăn thì tháo gỡ nhiều hơn nữa, đã hạ thuế, phí thì hạ sâu hơn, hạ dài hơn nữa”.

“Có tình cảm đó thì doanh nghiệp như đàn chim dang cánh bay trên bầu trời đưa Việt Nam vào vị thế quốc gia hùng cường và hạnh phúc” – Ông Bình nói.

Kể từ khi cơ cấu lại mô hình hoạt động của tập đoàn năm 2018, FPT của ông Trương Gia Bình đã tăng trưởng mạnh liên tục cả về doanh thu và lợi nhuận qua từng năm.

8 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 32.827 tỷ đồng và 5.902 tỷ đồng, tương ứng tăng 21% và 19% so với cùng kỳ. Mảng công nghệ vẫn đóng vai trò chủ chốt, chiếm khoảng 46% cơ cấu lợi nhuận trước thuế cả tập đoàn. Như vậy so với kế hoạch, tập đoàn đã hoàn thành 63% mục tiêu doanh thu và trên 65% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Riêng quý 2 vừa qua, tập đoàn này đã lập kỷ lục lợi nhuận mới trong một quý khi ghi nhận lãi sau thuế 1.856 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Kết quả này giúp tiếp tục nối dài chuỗi tăng trưởng theo quý đều đến kinh ngạc. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mỗi quý của FPT so với cùng kỳ năm trước đều đạt 2 con số và thường dao động quanh mức 20%.

Ông Trương Gia Bình: Nếu Chính phủ đã thương yêu DN thì thương yêu nhiều hơn, đã hạ thuế, phí thì hạ sâu hơn, hạ dài hơn nữa - Ảnh 1.

Trọng Hiếu

Nhjp Sống Thị Trường

Doanh nghiệp khổ sở vì ùn ứ hàng hóa do nghẽn giao thông tại cảng Cát Lái

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn truyền đạt ý kiến của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường giao Sở Giao thông – Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP. Thủ Đức, Ban Giao thông và các cơ quan, đơn vị khẩn trương giải quyết tình trạng ùn ứ giao thông, dồn ứ hàng hóa tại khu vực cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu.

Trước đó, tháng 9/2023, Công an TP.HCM có báo cáo phản ánh về tình hình ùn ứ giao thông, dồn ứ hàng hóa tại khu vực 2 cảng này. Theo cơ quan công an, thời gian gần đây, khu vực các cảng này chứa tới 70% lượng container xuất, nhập của cả nước. Thời gian gần đây, lượng xe chở hàng hóa ra vào cảng tăng cao đột biến,  bình quân có khoảng 22.000 xe/ngày, đêm đã vượt quá khả năng của hệ thống hạ tầng giao thông.

Nguyên nhân phương tiện tăng cao đột biến, theo cơ quan chức năng, bởi từ tháng 8/2023 đến nay, Cụm cảng Trường Thọ hạn chế hoạt động, nên lượng hàng hóa đổ về cảng Cát Lái.

Chưa hết, do hàng hóa không có phiếu cân, nên các phương tiện di chuyển vào trạm cân Quốc Thịnh, vì vậy, thường xuyên xảy ra xung đột giao thông khu vực trạm với đường Nguyễn Thị Định.

Ngoài ra, vào khung giờ 0 giờ – 6 giờ, khả năng thông quan của cảng chậm hơn do giảm số lượng cửa thông quan và giảm cả nhân viên làm thủ tục. Bên cạnh đó, việc bố trí nhân viên trong cảng chưa hợp lý, không đủ bãi chứa container, thiết bị phục vụ hạn chế…

Tất cả gây nên đã gây ra tình trạng các phương tiện bị dồn ứ, dừng chờ phía ngoài cổng, gây ùn ứ kéo dài ra khu vực xung quanh. Các phương tiện container xếp hàng từ cổng cảng kéo dài ra các tuyến đường xung quanh như: đường Nguyễn Duy Trinh, vòng xoay Phú Hữu, tuyến Võ Chí Công, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Mai Chí Thọ…

Tình trạng này không chỉ khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logictic bị ảnh hưởng, mà còn gây ảnh hưởng cho người tham gia giao thông trong khu vực.

Vì vậy, Công an TP.HCM  đề xuất UBND TP chỉ đạo cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông, như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, đường Nguyễn Thị Định, làm đường mới kết nối từ khu vực cảng Phú Hữu ra đường Võ Chí Công; bổ sung pin dự phòng cho hệ thống đèn tín hiệu giao thông, tổ chức lại giao thông khu vực ra vào trạm cân Quốc Thịnh; bố trí các bãi đất trống chưa sử dụng để làm nơi chứa phương tiện khi khu vực cảng bị sự cố.

Ngoài ra, Công an Thành phố cũng đề nghị các ngành chức năng phối hợp với các doanh nghiệp trong khu vực cảng có phương án, kịch bản xử lý các sự cố bên trong cảng; đặc biệt phải chuẩn bị đủ trang thiết bị, nhân lực, không để các sự cố trong cảng gây ra tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, gây bức xúc cho người dân lưu thông qua khu vực.

Nguồn: Báo đầu tư

Hội viên

Công ty TNHH TMDV XNK Quang Minh Kiều Công ty cổ phần giấy HKB Công ty TNHH Giấy Bình Chiểu Công ty cổ phần Giấy Bình Minh Công ty TNHH Giấy Hưng Hà Công ty Sản xuất và Thương mại Việt Mỹ (TNHH) Công ty CP Tập đoàn HAPACO Công ty CP Giấy Việt Trì Công ty CP Giấy Vạn Điểm Công ty CP Giấy An Hòa Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ Công ty CP Kỹ nghệ Nồi hơi Sài Gòn Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ Viện Công nghiệp Giấy-Xenluylô Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng Công ty TNHH Giấy và Bao bì Phú Giang Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Công ty CP Xuất nhập khẩu Bắc Giang Công ty Cổ phần SX-TM Hưng Quốc Công ty cổ phần Hoá chất, Xơ sợi Maruni Trung tâm Công nghệ Polyme-Compozit và Giấy – Viện Kỹ thuật Hóa học, Đai học Bách Khoa Hà Nội Công ty TNHH Bắc Hà Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cường Thịnh Công ty CP Công nghệ Xen Lu Lo Công ty TNHH ABB Automation and Electrification (Việt Nam) Công ty TNHH Quảng Phát Công ty TNHH MTV Giấy Vĩnh Phú Công ty TNHH Valmet Technologies and Services Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu Công ty TNHH Giấy Kraft Vina Công ty TNHH Giấy Sức Trẻ Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đồng Tiến Công ty TNHH Công nghệ Cơ khí Huỳnh Quang Công ty CP Giấy Sài Gòn Công ty CP Giấy Rạng Đông Công ty CP Giấy Phùng Vĩnh Hưng Công ty CP Giấy Linh Xuân Công ty CP Giấy An Bình Công ty CP Đức Toàn Công ty TNHH Quốc tế NGO Công ty CP BATECO Việt Nam Công ty TNHH JP Corelex (Việt Nam) Công ty TNHH Công nghệ Mỹ Việt Công ty CP Giấy Sài Gòn Miền Trung Công ty CP Dịch vụ Thương mại Giấy Việt VPĐD Voith Turbo GMBH & CO.KG tại TP.HCM Công ty TNHH Thuận Phát Hưng Công ty TNHH SX và TM Tân Phát Công ty TNHH Giấy Xuân Mai Công ty CP Đầu tư công nghiệp XNK Đông Dương Công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương Công ty TNHH Bao bì Tấn Đạt Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam Công ty TNHH Lautan Luas Việt Nam Công ty TNHH MTV Hán Thái Việt Nam Công ty TNHH MTV Sản xuất và XNK Thuận Thiên Phát Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper Cty TNHH MTV Dịch vụ Quảng Cáo và Triển Lãm Minh Vi Công ty TNHH Khang Thành Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre Công ty TNHH Mạc Tích Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Môi trường Dương Nhật Công ty CP Sản xuất Thương mại Giấy Mê Kông Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Giấy Thuận An Công ty TNHH Siemens Công ty TNHH MTV Marubeni Việt Nam Công ty TNHH NTPM Công ty TNHH NEO Nam Việt Công ty TNHH Quốc tế Thiền Sinh Thái Công ty TNHH Kỹ thuật Cơ khí Khang Lâm Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát Công ty TNHH Welhunt Việt Nam Công ty CP Tetra Pak Công ty TNHH Sojitz Việt Nam Công ty CP VPP Hồng Hà Công ty CP MIZA Tổng công ty Giấy Việt Nam