GDP quý 3 tăng trưởng 5,33%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%, quý 3 tăng 5,33%).

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34%.

Về sử dụng GDP quý 3/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52%.

GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 . Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%, đóng góp 9,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41%, đóng góp 22,27%; khu vực dịch vụ tăng 6,32%, đóng góp 68,57%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất lúa đông xuân và hè thu đạt khá, sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,13% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,56%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm.

Các ngành thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 9 tháng năm 2023 tăng 6,32% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,87% và mức giảm 0,05% của cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,66%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,91%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,17%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,61% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,47%; 38,49%; 41,29%; 8,75%).

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,03% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 34,30% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 3,22%, đóng góp 19,35%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 5,79%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,19%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 46,35%.

Hoàng Nguyễn

Nhịp sống thị trường

Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 10/2023

Tăng lệ phí đăng ký, cấp biển số xe máy, ô tô

Bắt đầu từ ngày 22/10/023, Thông tư 60/2023 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực.

So với quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký, cấp biển số xe đối với một số phương tiện tại Thông tư 60/2023/TT-BTC đã tăng đáng kể. Đơn cử như:

Lệ phí đăng ký xe ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống ở một số địa phương thuộc khu vực I tăng từ 02 triệu đồng lên thành 20 triệu đồng/xe/lần đăng ký (tăng 10 lần).

Lệ phí đăng ký xe con pick-up (còn gọi là xe bán tải) ở một số địa phương thuộc khu vực I tăng từ 500.000 đồng lên thành 20 triệu đồng/xe/lần đăng ký (tăng 40 lần).

Lệ phí đăng ký sơ mi rơ moóc, rơ móc đăng ký rời ở một số địa phương thuộc khu vực I tăng từ 100.000 đồng lên 200.000 đồng/xe/lần đăng ký (tăng 02 lần).

Lệ phí đăng ký xe môtô ở khu vực III tăng tăng từ 50.000 đồng lên thành 150.000 đồng/xe/lần đăng ký (tăng 03 lần)…

Chấp hành xong án phạt tù được vay 100 triệu đồng để kinh doanh

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 22/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.

Theo Quyết định 22/2023, người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm với mức vay như sau:

Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù.

Thời hạn vay = Tối đa 120 tháng.

Lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Công bố phí kiểm tra chất lượng xe ô tô nhập khẩu

Quyết định 1137 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT)về việc công bố thủ tục hành chính được ban hành mới trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 01/10/2023.

Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 10/2023 - 2

Bộ Giao thông vận tải công bố phí kiểm tra chất lượng xe ô tô nhập khẩu. Ảnh minh họa PLO

Theo đó, Bộ GTVT công bố mức phí thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu như sau:

– Lệ phí: Xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên: 40.000 đồng/giấy; Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương): 90.000 đồng/giấy.

– Giá dịch vụ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: 0,1% giá nhập khẩu/chiếc nhưng không dưới 300.000 đồng/chiếc.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hiện được thực hiện tại Cục Đăng kiểm Việt Nam với thời hạn giải quyết là 04 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt yêu cầu và hồ sơ được đánh giá đầy đủ, hợp lệ.

Giáo viên dạy nghề có thể nhận lương đến 14,4 triệu đồng/tháng

Tháng 10 cũng ghi dấu thời điểm có hiệu lực của Thông tư 07/2023 của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 10/2023 - 3

Lương của giáo viên dạy nghề cao cấp có thể lên đến 14,4 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa Sức khỏe đời sống

Theo đó, từ ngày 15/10/2023, viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được xếp lương như sau:

1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có hệ số lương 6,20 đến 8,00.

2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính có hệ số lương 4,40 đến 6,78.

3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có hệ số lương 2,34 đến 4,98.

4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành có hệ số lương 2,10 đến 4,89.

5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có hệ số lương 5,75 đến 7,55.

6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính có hệ số lương 4,40 đến 6,78.

7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có hệ số lương 2,34 đến 4,98.

8. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành có hệ số lương 2,10 đến 4,89.

9. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp có hệ số lương 1,86 đến 4,06.

Với mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng/tháng, giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có thể được hưởng lương đến 14,4 triệu đồng/tháng.

Nguồn:Vietnamdaily

Ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc

Đây là bước đột phá trong kế hoạch phát triển, thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển bằng đường sắt.

Theo lịch trình vận chuyển, ngày 27/9/2023, lô hàng xuất khẩu là tinh bột sắn, loại dùng làm thực phẩm với số lượng gần 500 tấn, được đóng trong 19 container 40” được vận chuyển đến ga Sóng Thần và được xếp lên các toa tàu để vận chuyển đến ga Yên Viên (Hà Nội). Tại đây, lô hàng tiếp tục được chuyển toa sang toa tàu khổ 1.400 mm để vận chuyển đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) và làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự kiến lô hàng đến Phổ Điền, Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) ngày 5/10/2023.

Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Trần Hiệu đánh giá, Bình Dương là một trong những địa phương phát triển năng động nhất của khu vực phía nam và cả nước với sự hình thành và phát triển 35 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp tập trung gắn kết với việc thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Tỉnh Bình Dương thời gian qua đón rất nhiều doanh nghiệp tới đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới xuất khẩu qua các thị trường châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đã vươn lên đứng vị trí thứ 3 trên cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu từ riêng thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 40%, chủ yếu đi bằng đường biển và một phần nhỏ đi bằng đường bộ.

Ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc
Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Trần Hiệu phát biểu tại buổi lễ.

Để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nhập khẩu, cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bình Dương đã được đầu tư phát triển tương đối đồng bộ, hiện đại, kết nối các phương thức giữa đường biển, đường bộ, hàng không và đường sắt. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có ga liên vận quốc tế Sóng Thần (thuộc địa bàn thành phố Dĩ An) là ga hàng hóa lớn nhất phía Nam. Đây là một lợi thế giao thông lớn của tỉnh. Tuy nhiên, ga Sóng Thần hiện mới phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa, chưa tham gia vào hoạt động liên vận quốc tế nên chưa phát huy được tiềm năng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, Cục Hải quan Bình Dương đã tham mưu UBND tỉnh Bình Dương nâng cấp và áp dụng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Trong tương lai, trong quy hoạch của Bình Dương ga liên vận quốc tế Sóng Thần sẽ trở thành trung tâm logistics quy mô lớn của khu vực phía Nam, mở ra phương thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới hiệu quả hơn, an toàn hơn, tiết kiệm chi phí, có thể dễ dàng tiếp cận đến các trung tâm công nghiệp, sản xuất hàng hóa, nguyên liệu phụ trợ,… của Trung Quốc.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, các hoạt động vận tải đường sắt nói chung và hoạt động vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam – Trung Quốc nói riêng trong thời gian qua có sự chuyển biến rất tích cực. Vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hai nước trong công tác giao thương. Nhờ đó, sản lượng vận tải liên tục tăng trưởng qua các năm.

Ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc
Đoàn tàu chở lô hàng đầu tiên xuất khẩu từ Bình Dương đi Trung Quốc.

Mới đây nhất, vào cuối năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận phương án “Nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt”, đặt mục tiêu trong những năm tới, sản lượng hàng hóa vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt sẽ tăng trưởng mạnh gấp 3 – 4 lần hiện nay. Đây là tiền đề quan trọng để VNR hiện thực hóa mục tiêu đưa cửa khẩu đường sắt vào sâu trong nội địa, khai thác thế mạnh vận chuyển bằng đường sắt phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa cả nước, trong đó có ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TBS Logistics bày tỏ vui mừng cho rằng, việc vận hành đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc là tin vui cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc nói riêng. Bởi trước đây muốn đưa hàng sang Trung Quốc, doanh nghiệp phải vận chuyển bằng đường bộ ra ga Yên Viên (Hà Nội) hoặc ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), sau đó mới làm thủ tục mở tờ khai để xuất khẩu sáng hóa. Nay doanh nghiệp có thể mở tờ khai trực tiếp tại Cục Hải quan Bình Dương và ga Sóng Thần đưa thẳng hàng hóa sang nước bạn. Điều này rút ngắn được thời gian, chi phí cho doanh nghiệp rất nhiều.

Nguồn: Haiquanonline

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất

Là một đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực giấy với đội ngũ cán bộ, chuyên gia giàu kinh nghiệm và vững chuyên môn, trong thời gian qua, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Kết quả từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Viện ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều doanh nghiệp, góp phần phát triển ngành công nghiệp giấy của Việt Nam.
Cụ thể, trong giai đoạn 2018 – 2022, Viện đã hoàn thành nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm” thuộc Chương trình tái cơ cấu ngành Công Thương. Nhiệm vụ đã đánh giá được hiện trạng sử dụng nguyên liệu, năng lượng, công tác quản lý kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm; đồng thời đưa ra được các nhận định về công nghệ và công tác quản lý sản xuất. Từ đó, Viện đã xây dựng, đề xuất được 13 giải pháp về kỹ thuật và 03 giải pháp về quản lý sản xuất nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất sử dụng tiết kiêm nguyên liệu, năng lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đại diện Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô cho biết, các giải pháp đã được triển khai, áp dụng tại Công ty Cổ phần Giấy Mục Sơn và đang được tiếp tục triển khai tại một số doanh nghiệp khác trong ngành.
Một đề tài nổi bật khác cũng được Viện thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2022 là đề tài “Nghiên cứu ứng dụng nanocellulose và nanochitosan cho sản xuất giấy bao gói thực phẩm”. Sau nhiều tháng triển khai, nhóm nghiên cứu của Viện đã xác lập được quy trình công nghệ sản xuất nanocellulose từ bột giấy sunfat; nanochitosan từ chitosan thương phẩm; chế tạo được nanocellulose và nanochitosan có kích thước ≤ 200 nm. Đáng chú ý, Viện từng bước ứng dụng cho xử lý bề mặt trong sản xuất giấy bao gói thực phẩm đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý, tính chất của giấy bao gói là khả năng chống thấm nước, chống thấm dầu mỡ, các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho bước sản xuất thử nghiệm và làm chủ lĩnh vực sản xuất vật liệu nano sinh học, giấy bao gói thực phẩm trong nước.
Nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô. (Ảnh: Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô)
Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô còn thực hiện thành công nhiệm vụ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor- Giá thể sinh học tự do) nâng cao hiệu quả xử lý sinh học hiếu khí tại nhà máy giấy bao bì”. Theo đó, công nghệ MBBR đã được Viện chuyển giao, ứng dụng thành công trên hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm với công suất 4.200 m3/ngày đêm, chất lượng nước sau xử lý đạt cấp A theo QCVN 12-MT:2015/BTNMT. Đại diện Viện cho biết, công nghệ này đang tiếp tục được chuyển giao, ứng dụng tại dây chuyền 2 của Công ty Cổ phần Giấy Hưng Hà.
Bên cạnh nhiệm vụ kể trên, Viện còn phối hợp với Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm thực hiện dự án cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương copolymer styren acrylate và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp” thuộc Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Kết quả, dự án đã xây dựng được 01 dây chuyền sản xuất keo copolymer styren acrylate (SAE) dùng để chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp công suất 50 tấn/tháng đặt tại Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm. Đáng chú ý, sản phẩm của dự án đã được thương mại hoá, cung cấp cho hơn 10 đơn vị sản xuất bao bì ở khu vực miền Bắc với giá thành hạ, chất lượng tốt hơn so với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành giấy và tiêu dùng của xã hội, trong thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong ngành giấy Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất bột giấy BHKP; tiết kiệm năng lượng, sử dụng hợp lý các loại nguyên liệu, phụ gia nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm giấy bao bì, giấy in và giấy viết, giấy tissue; nghiên cứu công nghệ sản xuất các mặt hàng giấy đặc biệt, giấy kỹ thuật; cải tạo và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn nhằm đạt yêu cầu về xả thải theo QCVN…
Hà Nguyễn

CEO JPMorgan: Thế giới chưa chuẩn bị trước “nỗi đau” Fed thiết lập lãi suất 7%

Chia sẻ tại sự kiện gặp gỡ nhà đầu tư ngày 26/9, CEO JPMorgan Jamie Dimon cho biết, nếu lãi suất ở mức cao hơn và tiền tệ thắt chặt, cả hệ thống tài chính đều chịu áp lực.

“Warren Buffett nói rằng, chúng ta sẽ nhận ra ai trần truồng khi thuỷ triều rút. Vậy thì lãi suất ở mức cao chính là thời điểm thuỷ triều rút”, Jamie Dimon chia sẻ.

CEO JPMorgan đang có góc nhìn trái ngược với quan điểm của số đông thành viên thị trường trong việc điều hành lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong phiên họp tuần trước, Fed đã giữ nguyên lãi suất điều hành và đưa tín hiệu cho thấy cơ quan này đã đưa lãi suất tới cuối chu kỳ thắt chặt. Lãi suất tiêu chuẩn tại Mỹ hiện ở mức 5,25 – 5,5%/năm – mức cao nhất trong 22 năm qua.

Giới chức quản lý Mỹ đưa tín hiệu cho thấy lãi suất cần phải giữ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, đa phần các thành viên thị trường nhận định, Fed có thể bắt đầu hạ lãi suất trong năm sau.

Về phía CEO JPMorgan, Jamie Dimon cho rằng, nhiều khả năng Fed sẽ phải nâng lãi suất lên cao hơn nữa trong cuộc chiến chống lạm phát.

“Khi kịch bản này xảy ra, sự khác biệt giữa lãi suất từ 5% lên 7% có thể đau đơn hơn nhiều đối với nền kinh tế so với mức tăng từ 3% lên 5%”, Jamie Dimon nhận định.

Nếu lãi suất tăng lên mức 7%/năm, sẽ có nhiều hệ quả lớn đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Hiện tại, các chuyên gia kinh tế ước tính, khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới là 60% và con số này còn “lạc quan” hơn dự báo từ Bloomberg Economics với nhận định sẽ suy thoái trong năm nay.

“Lãi suất từ 0 lên 2% không mang tới cảm giác gì. Từ 0 lên 5% khiến một số cảm thấy không thoải mái, nhưng không ai có thể yên bình với việc lãi suất quá 5%. Tôi nghĩ rằng thế giới chưa có sự chuẩn bị cho kịch bản lãi suất 7%”, Jamie Dimon chia sẻ.

Nguồn: Báo đầu tư

Chuyên gia kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt là phương án chống tham nhũng hiệu quả

Cơ hội giúp Chính phủ chống tham nhũng

Chia sẻ tại Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai” – TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho hay, tại Việt Nam thanh toán không tiền mặt tăng tương đối nhanh. Về số lượng giao dịch tăng đến 70% trong 3 năm, giá trị giao dịch tăng 35%.

“Chúng ta đang nhanh hơn khu vực (châu Á – Thái Bình Dương chỉ xoay quanh 20- 25%). Vì sao lại như vậy? Chúng ta phải nhìn thấy nhờ cơ chế chính sách thúc đẩy của Ngân hàng Nhà nước trong những năm qua. Bên cạnh đó, ở Việt Nam cho phép các hình thức thanh toán tương đối khác nhau, đa dạng như: thẻ, ví điện tử, mobile… ” – ông Lực phân tích.

Cũng theo vị chuyên gia, Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển thanh toán không tiền mặt nói chung. Dẫn số liệu, ông Lực cho hay, năm 2022, thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch cá nhân của Việt Nam vẫn chiếm đến 47%, tương đương Indonesia. Như vậy, còn nhiều dư địa để giảm thanh toán bằng tiền mặt xuống bằng Malaysia, Ấn Độ 30%.

“Năm nay có 3 luật quan trọng là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và nhà ở được thông qua, chúng tôi đều tư vấn thanh toán không tiền mặt trong các giao dịch khi 3 luật này thực thi. Hiện nay, giới trẻ đa số ưa thanh toán không tiền mặt, “sính nhất” QR code, ví điện tử. Đây là bài toán thách thức với thẻ. Thẻ nằm trong hệ sinh thái, vai trò, vị trí của thẻ giữ ở đâu và thế nào? Cơ quan nhà nước sẽ định vị. Chúng ta nên tham khảo Ấn Độ, Trung Quốc là 2 mô hình thú vị. Muốn phát triển thẻ nội địa, trong đó có thẻ tín dụng nên cân nhắc” – ông Lực nói.

Trong nước, ông Lực cho hay, hành lang pháp lý, định hướng của Ngân hàng Nhà nước rất rõ, nghị định, thông tư rất rõ về thanh toán không tiền mặt, tuy nhiên cần phải làm nhanh hơn.

“Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng, cũng là cơ hội giúp cho Chính phủ chống tham nhũng. Đây là phương án chống tham nhũng hiệu quả thứ hai” – TS. Lực nhấn mạnh.

Ngoài ra, với thông tin dữ liệu, theo vị chuyên gia đây là vấn đề luôn đau đáu của người dân, doanh nghiệp, ngân hàng.

“Bây giờ có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Cơ sở này tiếp tục hoàn thiện, nếu tích hợp mọi thứ có được không? cơ sở có đảm bảo không? Năng lực có đảm bảo hơn? Chúng ta về lâu về dài phải tích hợp nhưng phải đồng bộ. Phải làm sao tiện lợi, chi phí thấp. Liên quan đến thẻ, tôi mong nghiên cứu thẻ gắn với xu hướng thanh toán số, kể cả tiền kỹ thuật trong tương lai” – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đề xuất thêm.

Chuyên gia kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt là phương án chống tham nhũng hiệu quả
Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai”

GenZ sẽ ưu tiên sử dụng thẻ tín dụng nội địa, như khẳng định “Người Việt dùng hàng Việt”

Chia sẻ về tiềm năng phát triển thị phần và sản phẩm thẻ phục vụ nhóm khách hàng trẻ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Vietcombank cho biết, sản phẩm của Vietcombank đáp ứng sự yêu thích tự do và thể hiện cá tính của giới trẻ Vietcombank luôn theo đuổi định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Trong đó, nhóm khách hàng trẻ là đối tượng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hiện nay, nhóm khách hàng trẻ chiếm hơn 50% tập khách hàng trung cấp của Vietcombank.

“Nhóm khách hàng Gen Z luôn yêu thích và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, có hứng thú với công nghệ số, mong muốn khẳng định phong cách cá nhân và sự độc lập của mình. Do đó, Vietcombank chú trọng vào việc phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng để đáp ứng những nhu cầu riêng của nhóm này trên tất cả các kênh, đặc biệt kênh số” – bà Oanh nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt là phương án chống tham nhũng hiệu quả
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Vietcombank cho rằng, nhóm khách hàng Gen Z luôn yêu thích và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi

Cũng nói về tệp khách hàng trẻ, ông Lê Phương Hải, Phó tổng giám đốc VietCredit cho hay, tệp khách hàng của đơn vị này định vị hướng tới là người làm công ăn lương, sinh viên, hộ kinh doanh cá thể… có thu nhập chưa cao, chưa ổn định hoặc mới bước đầu có thu nhập.

“Trong đó, sinh viên là phân khúc có tỷ lệ trả nợ tốt nhất. Hạn mức cho sinh viên là 5 triệu đồng, mức trả thấp nhất hàng tháng 300.000 đồng” – ông Hải nói.

Việc để sinh viên tiếp cận với thẻ tín dụng từ sớm, biết thế nào là vay nợ, trả nợ, theo ông Hải sẽ giúp các em có thể đương đầu với bài toán lớn hơn khi bước vào đời.

Bên cạnh những ưu điểm, ông Hải chỉ ra khó khăn khi tiếp cận đối tượng khách hàng sinh viên. Cụ thể, nếu làm theo phương thức trực tiếp thì chi phí khá lớn so với hạn mức chỉ 5 triệu đồng. Hạn mức như vậy không đem lại doanh thu lớn. Tuy nhiên, với sự góp sức công nghệ, chuẩn hóa căn cước công dân quốc gia, xác thực bằng chữ ký, đơn vị này tiết kiệm được nhiều chi phí thẩm định.

Ông Hải chia sẻ thông tin gây bất ngờ, với sinh viên, công ty ông không cần quản lý nhiều, nhưng nợ quá hạn lúc nào cũng dưới 1%. “Các em quản lý chi tiêu tốt hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Trong khi đó, nhóm thu nhập cao, sống ở thành thị có nợ lớn hơn” – ông Hải nói.

Trong khi đó, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Anh Tuấn tin rằng, xu hướng thanh toán trong tương lai của giới trẻ Việt Nam, các bạn thế hệ Gen Z+ sẽ có cái nhìn đúng và ưu triên sử dụng thẻ tín dụng nội địa, như để khẳng định “Người Việt dùng hàng Việt”.

Theo: Ngân Thương – Báo Công Thương

Bản tin tổng hợp PPIA từ 18/9/2023 đến 22/9/2023

Giá bột nhập khẩu, bột bán lại (resale pulp) tăng ở Trung Quốc; khoảng 30-50 USD/tấn.

Giá bột nhập khẩu ở Trung Quốc đã tăng lên trên diện rộng, với giá bột bán lại trong nước tăng mạnh trong bối cảnh giá kỳ hạn tăng cao.

APP là nhà sản xuất đầu tiên tại thị trường Trung Quốc, thông báo tăng 50 USD/tấn vào thứ Tư ngày 20 tháng 9 đối với bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) nhập khẩu từ Indonesia vào Trung Quốc. Việc tăng giá đã đưa giá chào bán BHK Indonesia của APP lên 600 USD/tấn.

Suzano và Arauco đã thông báo vào ngày hôm sau tăng giá BHK 30 USD/tấn, đưa giá chào tương ứng của họ đối với BHK Nam Mỹ lên 590 USD/tấn và 580 USD/tấn cho các lô hàng tháng 10.

Giá bột giấy bán lại tăng vọt: Giá BHK Nam Mỹ bán lại đã tăng 304 RMB (42 USD)/tấn trong hai tuần qua tại thị trường Trung Quốc, lên 5.090 RMB/tấn trong tuần này. Mức đó tương đương 599 USD/tấn sau khi khấu trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí hậu cần. Các nhà máy và thương nhân vừa và nhỏ là những người mua chính của loại bán lại.

Giá bán lại cho các loại bột giấy quan trọng khác, như các loại bột kraft gỗ mềm đã tẩy trắng và không tẩy trắng (BSK và USK) và bột giấy hóa-nhiệt cơ đã tẩy trắng, cũng tăng vọt theo cách tương tự.

Giá bột gỗ mềm cũng tăng: Các giao dịch sôi động ở Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải tác động mạnh tới việc tăng giá bột gỗ mềm.

Giá của hợp đồng tương lai tháng 1 năm 2024 phổ biến nhất hiện nay đã tiếp tục tăng trong tuần qua, đạt đỉnh 6.152 RMB/tấn trong tuần này. Mức đó tương đương với 713 USD/tấn chưa bao gồm VAT và 120 RMB/tấn chi phí hậu cần, mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội chênh lệch giá và thuyết phục họ giành lấy khối lượng BSK có sẵn có giá dưới mức đó. Trong khi, hợp đồng tháng 1 năm 2024 thanh toán ở mức 6.102 RMB/tấn vào thứ Năm ngày 21 tháng 9, tăng từ mức 358 RMB/tấn so với cùng ngày hai tuần trước.

Arauco cũng đã tăng giá bột gỗ thông radiata thêm 40 USD/tấn vào thứ Năm, nâng giá chào bán loại này lên 730 USD/tấn.

BSK của Nga đã tăng 40 USD/tấn trong hai tuần qua, đóng cửa ở mức 680-710 USD/tấn.

Giá NBSK từ Canada đã tăng 20-40 USD/tấn lên 700-740 USD/tấn. NBSK Bắc Âu cũng tăng 40 USD/tấn lên 680-720 USD/tấn.

USK được cho là đang bán với giá 620-660 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn.

Giá bìa tái chế, giấy cao cấp ở Đông Nam Á giảm trong quý 3; các nhà sản xuất chuẩn bị tăng giá

Giá bìa làm bao bì tái chế và giấy cao cấp ở Đông Nam Á đã giảm trong quý 3 năm nay, nhưng các nhà sản xuất giấy và bìa đang chuẩn bị tăng giá, do chi phí sợi tăng, dự đoán nhu cầu tăng theo mùa và giá giấy và bìa tăng cao ở thị trường lân cận Trung Quốc.

Các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á phần lớn ghi nhận hiệu quả kinh tế-yếu hơn-dự kiến kể từ đầu năm nay, khiến một số tổ chức tài chính và ngân hàng trung ương phải điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp giảm đã gây tổn hại cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam và Malaysia trong khu vực. Nhu cầu bên ngoài yếu đi đã kìm hãm hoạt động sản xuất công nghiệp, làm ảnh hưởng đến nhu cầu về vật liệu đóng gói.

Trong khi đó, Đông Nam Á đã chứng kiến sự mở rộng liên tục của năng lực sản xuất giấy tái chế, làm trầm trọng thêm vấn đề cung vượt cầu đang diễn ra.

Giấy Cửu Long khởi động sản xuất thử máy xeo sản xuất giấy làm thùng sóng tái chế mới có công suất 300.000 tấn/năm tại nhà máy ở Selangor, Malaysia vào đầu tháng 9. Đây là máy xeo (BM) thứ hai được đưa vào hoạt động tại địa điểm này. Máy xeo đầu tiên, công suất 600.000 tấn/năm giấy làm thùng sóng, đã được khởi động vào cuối tháng Năm.

Cho đến nay, Công ty lớn nhất Châu Á này đã bán phần lớn sản lượng của hai BM ở thị trường Malaysia hoặc sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc, nhằm tránh gây thêm áp lực giảm giá giấy ở thị trường Trung Quốc.

Được thúc đẩy bởi chính sách thuế nhập khẩu bằng 0 có hiệu lực vào đầu năm nay, nhập khẩu giấy làm thùng sóng tái chế của Trung Quốc tiếp tục duy trì ở mức cao. Dữ liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy nước này đã nhập khẩu 2,45 triệu tấn testliner, tăng 70,78% so với cùng kỳ năm ngoái và 2,29 triệu tấn giấy làm lớp sóng, tăng 52,35% so với cùng kỳ năm trước, tính đến tháng 8.

Khoảng một nửa lượng tiêu thụ giấy làm lớp sóng và 2/3 lượng testliner nhập khẩu của Trung Quốc đến từ các nước Đông Nam Á. Khối lượng giao dịch khổng lồ đã giữ cho hai thị trường khu vực này gắn bó chặt chẽ với nhau.

Giá giấy làm thùng sóng tái chế giảm: Tại Đông Nam Á, giá giấy làm lớp sóng tái chế nhập khẩu giảm từ 340-410 USD/tấn trong tháng 6 xuống còn 330-400 USD/tấn trong tháng 7.

Sau khi giá liên tục giảm trong những tháng gần đây, thị trường giấy làm thùng sóng tái chế của Trung Quốc có dấu hiệu chạm đáy trong nửa đầu tháng 8. Khoảng giữa tháng 8, các nhà sản xuất giấy hàng đầu Trung Quốc công bố mức tăng khiêm tốn 30-50 RMB/tấn. Một số nhà sản xuất giấy ở Việt Nam và Malaysia đã nhanh chóng phản ứng bằng cách tăng giá niêm yết lên tới 10 USD/tấn, nhưng động thái này đã bị cả khách hàng Trung Quốc và địa phương gạt sang một bên. Thay vào đó, nhu cầu trong nước chậm khiến phạm vi giá thu hẹp xuống 20 USD, đẩy giá xuống còn 330-380 USD/tấn trong tháng 8.

Động lực tăng giá giấy làm thùng sóng tái chế trở nên rõ ràng hơn ở Trung Quốc kể từ đầu tháng 9. Sự thay đổi này đã khiến một số nhà máy ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi có thể thấy giá giấy thấp nhất trong khu vực, lại yêu cầu tăng giá, thường là 10-15 USD/tấn cho xuất khẩu và 8-12 USD/tấn cho đơn hàng nội địa.

Việc tăng giá cũng một phần được thúc đẩy bởi chi phí sợi tăng. Giá thùng sóng cũ nhập khẩu (OCC) đã tăng lên ở Đông Nam Á kể từ cuối tháng 6. Giá US OCC 11 là 180-185 USD/tấn, tăng 25 USD/tấn so với ba tháng trước. OCC 95/5 châu Âu được bán với giá 140-150 USD/tấn, tăng 15-20 USD so với giữa tháng 6.

Trong khi các nhà máy Việt Nam đã phần nào thực hiện tăng giá giấy làm thùng sóng tái chế trong tháng 9, giá tại các thị trường lớn khác ở Đông Nam Á nhìn chung vẫn ổn định.

Nguồn cung bổ sung tại Malaysia nói riêng đã giữ giá trong nước ở mức thấp. Do đó, giá nhập khẩu giấy làm lớp sóng tái chế vẫn dao động trong khoảng 330-380 USD/tấn ở Đông Nam Á. Tương tự, giá testliner nhập khẩu đã giảm từ 360-430 USD/tấn trong tháng 6 xuống còn 350-410 USD/tấn trong tháng 7. Giá giảm xuống còn 350-400 USD/tấn trong tháng 8 và hầu như không thay đổi ở mức đó trong tháng 9. Giá nhập khẩu giấy lớp phẳng mặt kraft giảm từ 460-560 USD/tấn trong tháng 6 xuống còn 450-550 USD/tấn trong tháng 7, sau đó giảm xuống còn 440-540 USD/tấn trong tháng 8 và tháng 9.

Giá duplex phục hồi: Sau khi giảm mạnh trong quý 2 năm nay, giá duplex tráng phấn lưng xám nhập khẩu ở Đông Nam Á tiếp tục giảm trong hai tháng đầu quý 3, giảm từ mức 450-560 USD/tấn trong tháng 6 xuống 430-550 USD/tấn vào tháng 7 và sau đó xuống 420-540 USD/tấn vào tháng 8. Giá chủ yếu giảm do nguồn cung dồi dào từ Malaysia và Hàn Quốc và do tác động dây chuyền của sự sụt giảm giá bìa tráng phấn màu ngà lảm từ sợi nguyên chất từ Trung Quốc trước đó.

Tình thế đã thay đổi vào tháng 9 khi các nhà cung cấp Hàn Quốc và Malaysia đẩy mạnh mức tăng 30-40 USD/tấn, đạt 450-540 USD/tấn.

Yếu tố chính góp phần vào sự tăng vọt này là sự phục hồi của giá bìa tráng phấn màu ngà ở Trung Quốc. Giá loại làm từ bột nguyên chất này bắt đầu tăng trở lại tại thị trường Trung Quốc vào tháng 7, và sau đó các nhà sản xuất Trung Quốc đã tăng giá xuất khẩu loại này, giảm bớt áp lực lên duplex tráng phấn làm từ bột tái chế.

Giá giấy cao cấp giảm: Giá bột gỗ sụt giảm trong quý 2/2023 tiếp tục là lực cản đối với giá giấy cao cấp tại Đông Nam Á vào đầu quý 3.

Giá nhập khẩu giấy cao cấp tráng phấn (CFP) trong khu vực đã giảm từ 730-850 USD/tấn trong tháng 6 xuống còn 700-800 USD/tấn trong tháng 7, trong khi giá giấy cao cấp không tráng phấn (UFP) nhập khẩu giảm từ 800-880 USD/tấn trong tháng 6 xuống 750-830 USD/tấn trong tháng 7.

Thị trường có dấu hiệu chạm đáy trong tháng 8, được hỗ trợ bởi giá bột gỗ tiếp tục phục hồi và giá giấy cao cấp ở nước láng giềng Trung Quốc này tăng.

Giá bột gỗ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 9, khiến các nhà sản xuất giấy cao cấp hàng đầu ở Đông Nam Á phải đưa ra thông báo tăng giá.

Các nhà sản xuất UFP lớn ở Trung Quốc cũng yêu cầu tăng giá 20-40 USD/tấn cho các đơn hàng xuất khẩu mới trong tháng 9.

APP Indonesia, APRIL, Asia Symbol thông báo tăng giá UFP trên toàn cầu

Asia Pulp & Paper (APP) Indonesia, Asia Pacific Resources International (APRIL) và chi nhánh Asia Symbol có trụ sở tại Trung Quốc đã công bố ý định tăng giá giấy cao cấp không tráng phủ (UFP) trên toàn cầu.

APP Indonesia đã ấn định mức tăng 50 USD/tấn và có hiệu lực ngay lập tức đối với tất cả các đơn đặt hàng mới cho toàn bộ dòng sản phẩm UFP của họ vào thứ Tư ngày 20 tháng 9.

Tuần này APRIL và Asia Symbol đã công bố đề xuất tăng giá toàn cầu thêm 30 USD/tấn cho tất cả các đơn đặt hàng UFP từ tháng 10.

Cả ba nhà sản xuất đều cho rằng việc tăng giá là do chi phí bột giấy tiếp tục tăng, với giá bột kraft gỗ cứng tẩy trắng, nguồn cung cấp chính cho sản xuất UFP, liên tục tăng sau khi chạm mức thấp nhất trong 30 tháng vào tháng 5.

Giá các nguyên liệu thô khác, cụ thể là hydro peroxide và alkyl ketene dimer (AKD) cũng tăng.

Công ty hóa chất toàn cầu Kemira đã công bố vào thứ Sáu ngày 15 tháng 9 rằng họ sẽ thực hiện tăng giá từ 10-30% đối với một số sản phẩm gia keo gốc sáp AKD ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với lý do chi phí tăng đối với các nguyên liệu thô chính, năng lượng, hậu cần và các yêu cầu tuân thủ về sức khoẻ và an toàn.

Giá hydrogen peroxide cũng tăng ở Trung Quốc kể từ đầu nửa cuối năm nay, do nguồn cung thắt chặt sau khi một số cơ sở ngừng hoạt động do các vụ tai nạn liên tiếp xảy ra.

APRIL và Asia Symbol cũng kỳ vọng sẽ thấy lượng đơn đặt mua giấy theo mùa từ các nhà xuất bản ở châu Á và nhu cầu giấy giao ngay khá lớn từ các sự kiện chính trị, cụ thể là chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 ở Indonesia.

Tuần trước, Asia Symbol đã thông báo cho khách hàng tại Trung Quốc về kế hoạch tăng giá UFP thêm 300 RMB (41 USD)/tấn từ tháng 10, trên mức tăng 200 RMB/tấn trước đó vào tháng 9.

 

Kuantum Papers lên lịch nâng cấp PM 1, nhằm mục đích khai thác nhu cầu giấy đặc biệt ở Ấn Độ

Kuantum Papers đã hoàn thành việc cải tạo PM 2 tại nhà máy Hoshiarpur ở Punjab, miền bắc Ấn Độ, nhưng việc đại tu PM 1 đã bị đẩy sang cuối tháng 11 thay vì tháng 9.

PM 1 và PM 2 sản xuất giấy in, giấy viết. Sau khi cải tạo, công ty sẽ đáp ứng nhu cầu giấy đặc biệt trong nước, với ít nhất 25% sản lượng chuyển sang giấy đặc biệt.

Việc đại tu PM 1 bị hoãn lại do một số linh kiện máy móc từ các nhà cung cấp trong nước vẫn chưa về tới. Nguồn tin cho biết hiện tại chúng dự kiến sẽ được giao vào cuối tháng 10.

Công ty đang có kế hoạch ngừng hoạt động PM 1 trong 20 ngày vào tháng 11 để tiến hành đại tu, trong đó sẽ yêu cầu thay thế hòm phun bột, hệ ép ướt 3 mặt ép và lưới.

Pavan Khaitan, giám đốc điều hành tại Kuantum Papers, cho biết thị trường giấy đặc biệt đang ở giai đoạn non trẻ ở nước này. Ông cho biết thị trường đã cho thấy tiềm năng tăng trưởng một phần nhờ lệnh cấm của chính phủ áp đặt vào năm ngoái đối với một số mặt hàng nhựa sử dụng một lần.

Khaitan cũng cho biết, nhu cầu về vật liệu đóng gói bằng giấy từ lĩnh vực thực phẩm dự kiến sẽ tăng đáng kể và công ty đang tập trung vào các sản phẩm có thể thay thế vật liệu đóng gói bằng nhựa. Đầu ra của các máy xeo sẽ bao gồm giấy làm cốc và giấy nền cho ống hút giấy.

Chi phí cải tạo PM 1 và PM 2 mỗi chiếc là 2,4 triệu rupee Ấn Độ. Scan Machinery ở miền Nam Ấn Độ thực hiện công việc đại tu.

Công suất của PM 2 hiện nay là 50 tấn/ngày. Sau khi công việc hoàn thành, công suất của PM 1 sẽ tăng lên 55 tấn/ngày.

 

Cơ quan giám sát thương mại Indonesia khuyến nghị mở rộng biện pháp tự vệ đối với giấy thuốc lá nhập khẩu

Ủy ban An ninh Thương mại Indonesia (KPPI) đã đề xuất gia hạn thuế tự vệ hiện tại của nước này đối với giấy thuốc lá và giấy bọc đầu hút không xốp nhập khẩu thêm ba năm nữa cho đến ngày 29 tháng 11 năm 2026.

Giấy cuốn thuốc lá là một loại giấy đặc biệt dùng để quấn thuốc lá. Giấy bọc đầu hút không xốp là lớp ngoài cùng của đầu hút thuốc lá bọc đầu lọc. Chúng thường được phân loại theo mã 4813.20.21, 4813.20.23, 4813.20.31, ex4813.20.32, 4813.90.11, ex4813.90.19, 4813.90.91 và ex4813.90.99 trong Biểu thuế hải quan của Indonesia.

Chính phủ Indonesia lần đầu tiên áp dụng thuế tự vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm bị điều tra này trong thời gian hai năm kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2021.

Thuế tự vệ được ấn định ở mức 4.000.000 Rupiah/tấn (259,79 USD/tấn) trong 12 tháng đầu tiên và giảm nhẹ xuống còn 3.961.950 Rupiah/tấn trong năm thứ hai.

Vào ngày 23 tháng 6, KPPI đã khởi xướng một cuộc điều tra về biện pháp tự vệ sắp hết hiệu lực theo đơn yêu cầu của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Indonesia thay mặt cho PT Bukit Muria Jaya, một nhà sản xuất giấy đặc biệt liên quan đến thuốc lá trong nước.

KPPI đã kết luận hồi đầu tháng này rằng hành động tự vệ tiếp tục là cần thiết để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại hoặc mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa của Indonesia.

Báo cáo cho thấy nhập khẩu giấy thuốc lá và giấy bọc đầu hút không xốp của Indonesia tiếp tục tăng từ năm 2020 đến năm 2022 bất chấp việc áp dụng biện pháp tự vệ, với Việt Nam, Áo, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Hàn Quốc là các nhà cung cấp hàng đầu.

Ủy ban khuyến nghị rằng thuế tự vệ sẽ được áp dụng thêm ba năm nữa kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2023. Mức đề xuất là 3.923.900 Rupiah/tấn trong 12 tháng đầu tiên, tiếp theo là 3.885.850 Rupiah/tấn trong năm thứ hai và 3.847.800 Rupiah trong năm thứ ba. năm.

Chính phủ Indonesia hiện sẵn sàng tham vấn với các quốc gia có lợi ích đáng kể đối với hàng hóa bị điều tra trước khi chính thức gia hạn biện pháp tự vệ.

 

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                                

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
15/09/2023 08/09/2023 01/09/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 670 670 668 0,00%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 675 675 655 0,00%
  BSK Nga* 655 655 645 0,00%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 550 550 530 0,00%
  BHK Nga* 530 530 510 0,00%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 630 630 600 0,00%
  Nga 560 560 540 0,00%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 475 475 475 0,00%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 485 485 485 0,00%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 830 830 830 0,00%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

 

NHẬP KHẨU BỘT VÀO ĐÔNG Á                                                                  

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính Ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á.

Tháng 08 / 2023 Tháng 07 / 2023 Tháng 08/ 2022 So tháng trước
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 680 665 1037,5 2,26%
  Thông Radiata (Chile) 667,5 652,5 1015 2,30%
  Thông phương Nam (Mỹ) 647,5 635,5 1005 1,89%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng
  Bạch đàn 522,5 507,5 900 2,96%
  Acacia (Indonesia) 515 500 900 3,00%
  Gỗ cứng trộn lẫn phương Bắc 520 505 900 2,97%
  Gỗ cứng trộn lấn phương Nam 520 505 900 2,97%
Bột gỗ mềm không tẩy trắng (Chile và Bắc Mỹ) 592,5 592,5 852,5 0,00%
BCTMP
  Aspen 502,5 482,5 820 4,15%
  Thông 497,5 477,5 807,5 4,19%

 

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan

15/09/2023 01/09/2023 18/08/2023 So với 2 tuần trước
OCC (11) từ Mỹ 182,5 177,5 177,5 2,82%
OCC (90/10) từ Châu Âu 140 132,5 132,5 5,66%
OCC (95/5) từ Châu Âu 145 137,5 137,5 5,45%
OCC Nhật Bản 147,5 142,5 142,5 3,51%

Nguồn: PPIA – Ban biên tập VPPA

Nhập khẩu hàng hóa giảm gần 40 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9 (1-15/9) đạt 13,78 tỷ USD, giảm 6,5% (tương ứng giảm 621 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8/2023.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 9 giảm so với kỳ 2 tháng 8/2023 chủ yếu ở một số nhóm hàng như: than các loại giảm 125 triệu USD, tương ứng giảm 40,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 112 triệu USD, giảm 6,1%…

Tính từ đầu năm đến hết 15/9/2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 222,05 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 39,38 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, giảm mạnh là điện thoại các loại và linh kiện con con số kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm ngoái lên đến 9,2 tỷ USD, tương ứng giảm 62,6%.

Riêng mặt hàng này chiếm đến gần 23,4% kim ngạch sụt giảm của cả nước trong cùng thời điểm.

Ngoài điện thoại và linh kiện, các nhóm hàng bị sụt giảm mạnh khác như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 3,98 tỷ USD, tương ứng giảm 12,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,96 tỷ USD; tương ứng giảm 3,2%…

Nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 9 đạt 8,9 tỷ USD, giảm 6,5% (tương ứng giảm 621 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 8/2023.

Tính đến hết ngày 15/9/2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 143 tỷ USD, giảm 15,8% (tương ứng giảm 26,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 64,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 176,99 tỷ USD, giảm 9,3%, tương ứng giảm 18,13 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Như vậy, đến trung tuần tháng 9, cán cân thương mại của doanh nghiệp FDI đạt thặng dư gần 34 tỷ USD.

Theo: baodautu.vn

Cơ hội gia tăng đơn hàng từ thị trường châu Âu

Nhiều thách thức mới

Kể từ đầu năm 2023, nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất vẫn duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa tại EU sụt giảm đã tác động đáng kể đến trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực thị trường này. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU đạt 38,8 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 29 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Bộ Công Thương, tình hình quốc tế dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là các bất ổn địa chính trị khu vực và toàn cầu, tiềm ẩn nhiều rủi ro suy thoái kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng. Khả năng kinh tế EU tăng trưởng chậm lại và lạm phát tuy đã điều chỉnh nhưng vẫn ở mức cao sẽ tác động đáng kể đến chi tiêu của người tiêu dùng. Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ hàng hóa không thiết yếu của EU nhiều khả năng sẽ giảm, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, EU đang đẩy mạnh áp dụng các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt siết chặt các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Trong khi đó, bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, nhiều DN Việt Nam bị giới hạn về quy mô, công nghệ và vốn để có thể đáp ứng các yêu cầu quy định liên tục thay đổi từ phía thị trường EU. Đặc biệt là những quy định liên quan đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, lao động.

Theo bà Hiền, ngay trong năm nay, EU sẽ áp dụng 2 đạo luật quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các DN xuất khẩu của Việt Nam. Thứ nhất là cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM) sẽ áp dụng thử nghiệm trong tháng 10 tới với 6 ngành, sau 2-3 năm sẽ kết thúc giai đoạn thử nghiệm và mở rộng ra các ngành, lĩnh vực khác. Thứ hai là đạo luật bảo vệ, chống phá rừng đã công bố từ tháng 5/2023, theo đó những hàng hóa không chứng minh được rằng không sản xuất trên phần đất rừng bị tàn phá thì sẽ phải chịu mức thuế 4%.

Ngoài ra, một dự luật khác ở EU chưa được áp dụng nhưng ở cấp các nước thành viên như Pháp, Đức đã có quy định rất cụ thể, là kiểm soát chuỗi cung ứng. Dự luật này được áp dụng trên lãnh thổ EU nhưng có liên quan trực tiếp đến tất cả DN tham gia vào chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm. Do đó, bà Hiền khuyến nghị các DN cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ rất sớm.

Lấy lại đà tăng trưởng

Mặc dù thách thức phía trước là rất lớn, nhưng Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để lấy lại đà tăng trưởng tại thị trường EU. Trước tiên là lợi thế từ Hiệp định EVFTA với 70% dòng thuế về 0 ngay lập tức và lộ trình từ 3-10 năm đưa 100% dòng thuế về 0. Trong khi đó, bà Hiền nhìn nhận, về bản chất, cơ cấu mặt hàng giữa Việt Nam và EU không có xung đột mà là bổ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, theo thống kê của Cơ quan thống kê châu Âu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU mới chỉ chiếm 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Trong khi EU hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới. Do đó, con số 1,7% của Việt Nam hiện vẫn chưa thấm vào đâu.

Ngoài ra, những năm gần đây, EU cũng như một số đối tác thương mại lớn khác đã điều chỉnh chính sách thương mại, đặt trọng tâm ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Trong đó không thể phủ nhận vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong ASEAN. Chính vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư cũng như nhà nhập khẩu từ châu Âu đang quan tâm rất lớn tới thị trường Việt Nam. “Thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam” – bà Nguyễn Thảo Hiền chia sẻ.

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Vanlentin Trần, Tổng giám đốc Andros Asia – tập đoàn chế biến và xuất khẩu nông sản của Pháp cũng đưa ra cam kết gắn bó và tiếp tục mở rộng tại Việt Nam. Ông Vanlentin Trần đánh giá, với nguồn cung đa dạng của các loại trái cây nhiệt đới chất lượng cao, Andros đã mua lại 2 nhà máy tại ĐBSCL để chế biến trái cây xuất khẩu. Đến nay, Andros đã mua gần 30.000 tấn trái cây tươi và xuất khẩu 11.000 tấn trái cây. Trong đó, việc bán 3.000 tấn thanh long đỏ cho thương hiệu cà phê Starbucks của Mỹ là một trong những câu chuyện thành công điển hình của Andros trong việc đưa trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới.

Ông Valentin Trần cho biết, kế hoạch của Andros Asia trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chế biến trái cây và các sản phẩm giá trị gia tăng.

Bà Hoàng Tri Mai, Tổng giám đốc Tập đoàn Airbus Việt Nam, Lào và Campuchia cũng cho biết, Airbus đang làm việc chặt chẽ với các DN Việt Nam cho các đơn hàng mới liên quan đến sản xuất linh kiện, phụ tùng máy bay, mở rộng hơn nữa chuỗi cung ứng đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, an toàn và phát triển bền vững. Cụ thể, Airbus đang hợp tác với Artus (Meggitt) Việt Nam tại TPHCM trong cung cấp thiết bị cơ điện cho dòng máy bay A320, A330, A350; Nikkiso Việt Nam tại Hà Nội trong sản xuất cấu trúc conposite cho máy bay A320 Sharklet và các linh kiện cho máy bay A330neo và A350.

Theo bà Mai, triển vọng phát triển tích cực và việc Airbus gia tăng sản lượng máy bay sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động của các nhà cung ứng của Airbus tại Việt Nam, đồng thời mở cơ hội cho các DN tiềm năng tham gia hợp tác cùng. Theo đó, các DN này cần đáp ứng yêu cầu khắt khe của Airbus về tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn vận hành và cam kết bền vững trong ngành công nghiệp hàng không.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS):

5 giải pháp thích ứng của ngành dệt may Việt Nam

Cơ hội gia tăng đơn hàng từ thị trường châu Âu
Ông Vũ Đức Giang.

Để thích ứng với yêu cầu mới của các nhãn hàng tại thị trường EU, ngành dệt may Việt Nam đã đưa ra 5 giải pháp. Thứ nhất, VITAS tổ chức các hội thảo chuyên đề với sự tham gia của chuyên gia nước ngoài, các nhãn hàng để cung cấp thông tin cho DN và giúp DN chủ động đáp ứng các yêu cầu của nhãn hàng. Thứ hai, VITAS khuyến cáo các DN trong ngành đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đáp ứng các yêu cầu của tổ chức đánh giá mà các nhãn hàng thuê. Trong đó có yêu cầu về môi môi trường xanh, môi trường an toàn, đầu tư vào công nghệ tự động hóa. Hiện nay có rất nhiều nhà máy đã sử dụng robot trong một số công đoạn trong sản xuất; đầu tư hệ thống phần mềm để đảm bảo tính minh bạch trong phát triển DN và chứng minh cho các nhãn hàng về sự minh bạch đó.

Thứ ba là nâng cao trách nhiệm xã hội của DN đối với người lao động và chứng minh sự minh bạch trong sử dụng lao động. Thứ tư là đào tạo nguồn lực để thích ứng được với yêu cầu của hội nhập quốc tế, đặc biệt là điều khoản trong các FTA và cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nước trong vấn đề xuất khẩu sản phẩm, tính an toàn, minh bạch và xuất xứ của sản phẩm. Thứ năm là cùng phát triển liên kết chuỗi, kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt để đảm bảo phát triển bền vững cho ngành.

Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch phụ trách Chính sách tại EuroCham:

Việt Nam là trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Cơ hội gia tăng đơn hàng từ thị trường châu Âu
Ông Jean Jacques Bouflet.

Nhiều nhà phân phối và bán lẻ trên thế giới xác định Việt Nam là trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm mục tiêu đa dạng hóa và củng cố chuỗi cung ứng của họ. Kể từ khi EVFTA được ký kết, các công ty từ Liên minh châu Âu đã đầu tư hơn 26 tỷ USD vào khoảng 2.250 dự án tại Việt Nam. Ví dụ, vào năm ngoái, Tập đoàn Lego của Đan Mạch đã được cấp giấy phép đầu tư hơn 1 tỷ USD vào một nhà máy theo hướng xanh, bền vững và thân thiện với môi trường với quy mô 44 hecta tại Bình Dương. Tương tự, Tập đoàn Adidas của Đức đã hợp tác với 51 nhà cung cấp tại Việt Nam, góp phần tạo công ăn việc làm cho hơn 190.000 lao động. Điều này là minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng và sâu sắc trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp của Liên minh châu Âu và Việt Nam, xuất phát từ các yếu tố địa chính trị và nhu cầu mở rộng thị trường sang châu Á.

Nhận biết được xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng và phát triển bền vững, EuroCham cam kết đóng góp vào việc khai thác tiềm năng của EVFTA bằng cách triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức về lợi ích của hiệp định và tổ chức các hội thảo giúp thúc đẩy mối liên kết trực tiếp giữa các nhà cung cấp Việt Nam và người tiêu dùng đến từ châu Âu. Đặc biệt, EuroCham tập trung vào việc xây dựng năng lực, đào tạo nâng cao nhận biết về EVFTA cho các thành viên, kèm theo các nền tảng chia sẻ kiến thức, đảm bảo họ được trang bị đủ để tận dụng các lợi ích của hiệp định này.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời:

Nỗ lực hết mình, doanh nghiệp chắc chắn sẽ thích ứng được các yêu cầu thị trường

Cơ hội gia tăng đơn hàng từ thị trường châu Âu
Ông Nguyễn Duy Thuận.

Là một DN xuất khẩu gạo uy tín đang tiên phong xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời đã chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những giải pháp thích ứng với những yêu cầu mới của thị trường.

Thưa ông, châu Âu là một trong những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe hàng đầu thế giới đối với hàng nhập khẩu. Việc Lộc Trời đưa thành công sản phẩm gạo mang thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” vào 2 hệ thống siêu thị hàng đầu của Pháp hẳn là một việc không hề dễ dàng. Xin ông chia sẻ đôi chút về điều này?

Trong đơn đặt hàng đầu tiên vào năm 2022, yêu cầu đầu tiên mà châu Âu đưa ra cho Lộc Trời là phải ăn được. Và để “ăn được” theo tiêu chuẩn của châu Âu, Lộc Trời đã phải trải qua 300 bài kiểm tra với hàng loạt tiêu chuẩn của các công ty giám định. Sau khi đã được chứng nhận là “ăn được”, Lộc Trời tiếp tục nhận thêm khoảng 80 yêu cầu khác, như trồng lúa có trách nhiệm, bao gồm trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với trẻ em, phụ nữ, với người tàn tật, với nông dân… Các yêu cầu cứ liên tục được đặt ra cho đến khi sản phẩm có thể vào được châu Âu.

Trước rất nhiều yêu cầu như vậy, Lộc Trời đã làm cách nào để có thể đáp ứng?

Để trồng lúa bán cho châu Âu thì không thể giữ một cánh đồng với rất nhiều thửa ruộng manh mún. Do đó, việc đầu tiên chúng tôi làm là tổ chức lại toàn bộ ruộng lúa thành cánh đồng mẫu lớn. Một số cánh đồng còn phải ngăn cách bằng hoa để ngăn cản sự xâm lấn của các chất mà châu Âu không chấp nhận.

Tiếp theo, chúng tôi đã thực hiện huấn luyện cho bà con nông dân. Khó khăn nằm ở chỗ nông dân Việt Nam luôn cho rằng mình đã có 3.000 năm trồng lúa và trồng lúa rất giỏi. Nhưng phương thức trồng lúa trong 3.000 năm đó không phải là cái mà châu Âu mong muốn. Do đó, phải chuyển đổi quy trình và thói quen trồng lúa này. Để làm được việc này, người của Lộc Trời phải ra tận cánh đồng, đặc biệt ở ĐBSCL nhiều nơi không có đường bộ mà phải đi bằng ghe.

Đội ngũ của Lộc Trời phải cung cấp các kiến thức để người nông dân chấp nhận, từ đó thay đổi thái độ và trao thưởng để thay đổi thói quen canh tác trên đồng ruộng theo đúng tiêu chuẩn.

Sau cùng, Lộc Trời đã quyết định áp dụng tiêu chuẩn canh tác lúa gạo bền vững (SRP). Trong tất cả các tiêu chuẩn hiện nay, SRP là tiêu chuẩn duy nhất đáp ứng được cả yêu cầu của Mỹ và châu Âu, và nếu đạt được SRP100 thì sẽ đáp ứng cả yêu cầu của Nhật Bản. Điều này là rất khó, nhưng may mắn là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nếu ĐBSCL áp dụng SRP thì nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm xuống nửa độ. Đây chính là điều mà Lộc Trời đã nói với bà con nông dân và nhận được sự ủng hộ rất lớn trong việc áp dụng SRP. Nhờ đó, Lộc Trời hiện là đơn vị duy nhất trên thế giới đạt SRP100, được chứng nhận bởi Viện Nghiên cứu Lúa gạo thế giới IRRI và các cơ quan kiểm định độc lập quốc tế và đã duy trì được số điểm tối đa này trong 4 năm liên tục kể từ năm 2020.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của châu Âu, Lộc Trời đã áp dụng QR code trên đồng ruộng, áp dụng SAP (hệ thống quản trị dữ liệu và phân tích tập trung), IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) trong nhà máy và áp dụng QR code trên toàn bộ hệ thống phân phối. Tât cả được tích hợp vào một siêu ứng dụng để quản lý nông nghiệp.

Ngoài những vấn đề kể trên, khó khăn lớn nhất khi bán hàng cho châu Âu chính là thời hạn công nợ lên tới 15 tháng. Bởi sau khi đầu tư cho nông dân thì phải mất tới 4 tháng mới cho thu hoạch. Tiếp đến là 2 tháng để sản xuất và đưa hàng ra cảng và 3 tháng sau hàng mới tới châu Âu. Khi gạo đã lên kệ siêu thị, chúng tôi tiếp tục phải chờ 6 tháng mới được thanh toán.

Trong khi đó, ngân hàng Việt Nam không cho vay để trồng lúa, không cho vay đầu tư vào tín chỉ carbon, DN chỉ được vay ngắn hạn. Do đó, đây chính là khó khăn lớn nhất của Lộc Trời cũng như các DN khi bán hàng vào châu Âu. Còn nếu không chấp nhận tình trạng bị kẹt vốn kéo dài như vậy, DN phải bán hàng cho các nhà phân phối và chấp nhận mất khoảng 30-50% doanh thu và 90% lợi nhuận.

Từ những giải pháp đã thực hiện và kết quả đạt được đã mang lại bài học như thế nào và ông có kiến nghị gì để hỗ trợ tốt hơn cho Lộc Trời cũng như các DN xuất khẩu sang châu Âu trong thời gian tới?

Thành công của Lộc Trời trong việc bán gạo cho châu Âu có vai trò rất lớn của các tham tán thương mại Việt Nam tại châu Âu. Như trong đơn hàng với Pháp vừa rồi, từ ngày nhận được yêu cầu của Carrefour đến khi hàng lên kệ là 2 tháng 20 ngày. Trong thời gian đó, với sự hỗ trợ của tham tán thương mại, Lộc Trời đã có 18 cuộc trao đổi với Carrefour. Hiện gạo của Lộc Trời đang được bán với giá tương đương 4.000 USD/tấn và không phải lúc nào cũng có hàng để mua và Lộc Trời chỉ nhận đơn hàng tối thiểu từ 50.000 tấn.

Vấn đề hiện nay là Việt Nam được cấp hạn ngạch 80.000 tấn gạo miễn thuế vào châu Âu, nhưng Lộc Trời chỉ được 60.000 tấn miễn thuế, còn lại 20.000 tấn phải đóng thuế với mức 200 USD/tấn. Hiện Bộ Công Thương đang nỗ lực tìm giải pháp và một số chuyên gia của châu Âu cũng đang hỗ trợ tháo gỡ việc này.

Một vấn đề nữa là cần có sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương. Bởi trước khi cấp phép xuất khẩu vào châu Âu, các cán bộ giám định của châu Âu sẽ sang lấy mẫu đất để về kiểm định tình trạng tồn dư hóa chất, vật liệu chiến tranh… Do đó, chính quyền địa phương cần chấp thuận quy hoạch diện tích đất dành riêng cho trồng lúa xuất khẩu đi châu Âu để tạo thuận lợi cho việc này.

Nhìn chung, tôi cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là DN có muốn thay đổi để đáp ứng các yêu cầu mới này hay không. Nếu thực sự muốn và biết rằng điều này là phù hợp với chiến lược thì DN sẽ nỗ lực tìm giải pháp để vượt qua. Điều này sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho DN. Như tại Lộc Trời, sau đơn hàng đầu tiên từ cách đây đúng một năm, lượng hàng đi châu Âu năm nay dự kiến sẽ lớn hơn rất nhiều.

Xin cảm ơn ông!

Hiền Nguyễn (thực hiện)

Theo: Haiquanonline.com.vn

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II HIỆP HỘI GIẤY VÀ BỘT GIẤY VIỆT NAM LẦN 01 – KHOÁ VII – NHIỆM KỲ 2023-2028

 

Phieu-dang-ky-tham-du-HNTTHVCH2-L1NK7_2023 (updated 11h30 22.9)

Thu moi HV Chi hoi 1