Tín hiệu từ Fed và động thái “10.000 tỷ” của Ngân hàng Nhà nước

Đúng như dự báo của thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9 với quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức cao nhất 22 năm và phát đi tín hiệu kết thúc chu kỳ thắt chặt này vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, điều khiến giới tài chính toàn cầu chú ý hơn quyết định trên là quan điểm điều hành của Fed đã mang tính cứng rắn hơn nhiều so với hồi tháng 6. Theo đó, các quan chức Fed dự kiến số lần giảm lãi suất trong năm tới sẽ giảm so với dự báo trước đây. Đây cũng là điều nhà đầu tư lo ngại, rằng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.

“Nền kinh tế Mỹ đang quá mạnh và chu kỳ tăng lãi suất này sẽ kéo dài hơn so với những gì mà thị trường mong muốn”, nhà phân tích cấp cao Edward Moya của công ty phân tích và dữ liệu Oanda nhận định.

Sau cuộc họp của Fed, thị trường tiền tệ Việt Nam cũng ghi nhận một diễn biến đáng chú ý khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mở lại kênh hút tiền qua kênh tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm dừng. Cụ thể, Nhà điều hành ngày 21/9 đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%; qua đó rút khỏi hệ thống ngân hàng lượng tiền tương ứng.

Việc NHNN mở lại kênh hút tiền qua tín phiếu giảm bớt sự dư thừa thanh khoản hệ thống và có chiều hướng làm tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Điều này sẽ tác động tích cực đến tỷ giá – vốn đang chịu áp lực lớn do sự trái ngược trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam. Theo đó, kể từ đầu năm đến nay, NHNN Việt Nam hạ lãi suất 4 lần, tổng cộng từ 1,25 điểm % đến 1,5 điểm %; cùng thời gian đó, Fed cũng đã thắt chặt thêm 4 lần, nâng lãi suất thêm 1 điểm %.

Sự trái chiều về chính sách tiền tệ được thể hiện rõ nhất qua chênh lệch lãi suất USD – VND liên ngân hàng liên tục duy trì ở mức cao (4 -5 điểm % ở kỳ hạn qua đêm) trong suốt 3 tháng qua. Điều này đã và đang kích thích hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất (carry trade), tạo nên áp lực mất giá tiền Đồng. Và thực tế, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng qua đã tăng khoảng 800 đồng so với cuối tháng 6, tương đương tăng 3,3%.

Trong bối cảnh Fed thể hiện quan điểm “diều hâu” hơn sau cuộc họp vừa qua, động thái mở lại kênh hút tiền dường như cũng phát đi tín hiệu về sự tinh chỉnh trong chính sách tiền tệ của NHNN.

Xung quanh vấn đề lãi suất – tỷ giá, trong các phát ngôn về chính sách gần đây, các lãnh đạo của NHNN cũng liên tục đề cập đến sự cân bằng giữa hai chỉ số này.

Tại cuộc họp với các doanh nghiệp mới diễn ra vào ngày hôm qua (21/9), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định NHNN đang theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp.

“Lãi suất giảm thì đương nhiên tỷ giá tăng, đó là về mặt kinh tế học. Do đó điều hành cần phải có sự hài hoà, ổn định là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước. Điều hành tỷ giá phải trên góc độ tổng thể nền kinh tế. Tỷ giá tăng thì được lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên sản xuất trong nước của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Tỷ lệ nhập khẩu/GDP là gần 100%. Như vậy, khi tỷ giá tăng thì các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ khó khăn. Do đó đây là một bài toán khó”, bà Hồng cho hay.

Trước đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho rằng, lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Chính vì thế, phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.

Theo ông Tú, giảm lãi suất là bức thiết nhưng giảm lãi suất quá sẽ dẫn đến mất tỷ giá. Mất tỷ giá cũng làm đảo lộn, ảnh hưởng tới niềm tin nhà đầu tư, quyền lợi của Chính phủ khi đi vay nợ nước ngoài, doanh nghiệp, người dân nảy sinh tâm lý găm giữ ngoại tệ khiến đồng tiền nội tệ mất giá mạnh hơn, cả xuất nhập khẩu cũng sẽ bị tác động mạnh. Do đó phải giữ tỷ giá, mà muốn giữ thì lãi suất phải hợp lý.

“Nếu tỷ giá không ổn định, không có lòng tin thì còn ai bỏ tiền đầu tư vào Việt Nam. Người ta có thể sẽ rút vốn về nước, họ tính toán lợi ích ngay”, Phó Thống đốc cho hay.

Quang Hưng

Nhịp sống thị trường

Indonesia gia hạn thuế tự vệ đối với sản phẩm giấy cuốn thuốc lá nhập khẩu

1. Sản phẩm bị áp dụng thuế tự vệ

Tên gọi: Giấy cuốn thuốc lá, đã hoặc chưa cắt theo cỡ hoặc ở dạng tập nhỏ hoặc cuốn sẵn thành ống có mã HS 4813.20.21, 4813.20.23, 4813.20.31, 4813.20.32, 4813.90.11, 4813.90.19, 4813.90.91 và 4813.90.99

2. Mức thuế tự vệ và thời gian áp dụng

  • Năm thứ nhất (30/11/2023 – 29/11/2024): Rp. 3,923,900/Tấn
  • Năm thứ hai (30/11/2024 – 29/11/2025): Rp. 3,885,850/Tấn
  • Năm thứ ba (30/11/2025 – 29/11/2026): Rp. 3,847,800/Tấn

Thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, số 23 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chuyên viên phụ trách: Bùi Anh Dũng. Email: dungban@moit.gov.vn; ducpg@moit.gov.vn.

Nguồn: Cục Phòng vệ Thương mại & chongbanphagia.vn 

Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm, phát tín hiệu sẽ thực hiện thêm một đợt tăng trong năm nay

Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 20/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất. Ngoài ra, NHTW cũng cho biết có thể sẽ thực hiện thêm một đợt tăng nữa trước cuối năm nay và có ít đợt hạ lãi suất hơn so với dự kiến vào năm tới.

Với động thái tăng lãi suất được dự kiến thực hiện vào cuối năm, thì Fed sẽ thực hiện hàng chục đợt tăng kể từ khi bắt đầu thắt chặt chính sách vào tháng 3/2022.

Ở cuộc họp lần này, thị trường cũng dự đoán Fed sẽ không tăng lãi suất, duy trì ở phạm vi 5,25% đến 5%, mức cao nhất trong khoảng 22 năm.

Dù không tăng lãi suất, song thị trường vẫn chưa chắc chắn về bước đi tiếp theo của FOMC. Các dự báo được đưa ra trong biểu đồ dot plot của Fed cho thấy khả năng NHTW sẽ tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay, sau đó là 2 đợt cắt giảm vào năm 2024 – ít hơn 2 lần so với lần cập nhật gần đây nhất vào tháng 6. Theo đó, lãi suất liên bang sẽ ở khoảng 5,1%.

Trong đó, 12 thành viên của uỷ ban đồng ý thực hiện thêm 1 đợt tăng lãi suất mới, trong khi có 7 người phản đối. Ngoài ra, dự báo về mức lãi suất chuẩn cũng tăng cao hơn vào năm 2025, trung bình là 3,9% trong khi trước đó là 3,4%.

Về dài hạn, các thành viên FOMC cho biết lãi suất chuẩn sẽ ở khoảng 2,9% vào năm 2026. Con số này cao hơn mức mà Fed coi là ngưỡng lãi suất trung tính (neutral rate, tức là mức lãi suất không có tác động tiêu cực hay tích cực đến nền kinh tế). Đây cũng là lần đầu tiên FOMC đưa ra triển vọng cho năm 2026, với mức lãi suất trung tính trong dài hạn dự kiến là 2,5%.

Ngoài ra, các thành viên cũng điều chỉnh mạnh đối với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong năm nay, với GDP dự kiến tăng 2,1%. Con số này cao hơn gấp đôi so với ước tính hồi tháng 6, cho thấy các thành viên không dự báo về một cuộc suy thoái sớm xảy ra. Triển vọng GDP năm 2024 tăng từ 1,1% lên 1,5%.

Biểu đồ dot-plot mới nhất.

Tỷ lệ lạm phát dự kiến cũng giảm 0,2% điểm phần trăm so với tháng 6 xuống 3,7%. Giới chức dự đoán tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm từ 4,1% trước đó xuống 3,8%.

Hơn nữa, thông báo sau cuộc họp cũng cho thấy sự thay đổi trong dự báo của các quan chức về triển vọng kinh tế. FOMC cho biết hoạt động kinh tế “tăng trưởng với tốc độ vững chắc”, trong khi trước đó dùng từ “vừa phải”. Uỷ ban cũng lưu ý rằng đà tăng của thị trường lao động “chậm lại trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao”, trước đó dùng từ “mạnh mẽ”.

Hiện tại, ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy Fed có thể đạt mục tiêu “hạ cánh mềm” trong việc kiềm chế lạm phát mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu. Tuy nhiên, tương lai vẫn là chưa chắc chắn và quan chức Fed vẫn thận trọng trước việc tuyên bố chiến thắng quá sớm.

Thị trường lao động Mỹ cho đến nay vẫn có triển vọng rất tích cực, khi tỷ lệ thất nghiệp là 3,8%, chỉ cao hơn 1 chút so với 1 năm trước. Số liệu lạm phát cũng cho thấy sự khả quan, dù mức hiện tại vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed. Thước đo lạm phát ưa thích của NHTW – CPI lõi, trong tháng 7 đang ở mức 4,2%.

Người tiêu dùng Mỹ, vốn chiếm khoảng 2/3 hoạt động kinh tế, đã tiếp tục chi tiêu mạnh dù tiền tiết kiệm giảm dần và nợ thẻ tín dụng lần đầu tiên vượt mốc 1 nghìn tỷ USD. Trong cuộc khảo sát gần đây của Đại học Michigan, triển vọng tương ứng về lạm phát trong 1 và 5 năm đã ở mức thấp nhất rtong nhiều năm.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát lại phản ánh sự lo ngại về tình trạng hiện tại của nền kinh tế. Trong cuộc Khảo sát All-American Survey gần đây nhất của CNBC, 69% số người được hỏi bày tỏ sự không hài lòng với nền kinh tế Mỹ, mức cao kỷ lục về kết quả trong 17 năm qua.

Tham khảo CNBC

Chi Lan

Nhịp sống thị trường

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy in khối lượng riêng thấp

Trong những năm gần đây, ngoài mặt hàng giấy in thông thường, các nhà xuất bản đang có xu hướng sử dụng giấy in chất lượng cao và có những tính chất đặc biệt như loại giấy màu ngà (độ trắng thấp), không gây lóa khi đọc dưới ánh sáng, rất tốt cho mắt. Hay như loại giấy có độ xốp, nhẹ, khối lượng riêng thấp, làm giảm trọng lượng của cuốn sách, thuận tiện để người dùng mang theo.
Với mục tiêu tạo nên những dòng sản phẩm giấy có ưu điểm và tính ứng dụng vượt trội so với các sản phẩm giấy in thông thường, được sản xuất trên cơ sở nguồn nguyên liệu và công nghệ trong nước, với ưu điểm vượt trội của bột cơ tẩy trắng từ gỗ cứng và gỗ mềm, để làm chủ công nghệ sản xuất giấy in khối lượng riêng thấp, độ xốp cao, đảm bảo độ dày cần thiết, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã đề xuất và được Bộ Công Thương giao thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy in khối lượng riêng thấp”.
Đề tài do KS. Ngô Văn Hữu làm chủ nhiệm với mục tiêu chính là nghiên cứu xác lập quy trình công nghệ phù hợp cho sản xuất giấy in khối lượng riêng thấp ở quy mô phòng thí nghiệm. Từ đó, hoàn thiện quy trình công nghệ trên dây chuyền sản xuất pilot công suất 3 tấn/ngày, và sản xuất thử nghiệm 06 tấn giấy in khối lượng riêng thấp đạt yêu cầu chất lượng.
Quy trình sản xuất giấy in chất lượng riêng thấp. (Ảnh: vista.gov.vn)
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy công nghệ sản xuất giấy in khối lượng riêng thấp nhìn chung không khác nhiều so với công nghệ sản xuất giấy in, giấy viết thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt nhất là sử dụng đến hơn 90% bột cơ tẩy trắng, có độ trắng thấp, độ bulk cao, không sử dụng chất tăng trắng quang học.
Sau một năm thực hiện, đề tài đã nghiên cứu xác lập được các điều kiện công nghệ cho các công đoạn sản xuất giấy khối lượng riêng thấp đạt các chỉ tiêu: khối lượng riêng thấp <0,65g/cm3; độ đục >90%; các tính chất cơ lý đạt TCVN 6886:2001, cấp C ở quy mô phòng thí nghiệm.
Đồng thời,  xác lập được quy trình công nghệ sản xuất giấy in khối lượng riêng thấp (dùng cho in sách, in truyện) trên dây chuyền sản xuất công suất 3 tấn/ngày tại Trung tâm Thực nghiệm và Triển khai ứng dụng – Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô.
Sản xuất thử nghiệm thành công 6.085 kg sản phẩm giấy in khối lượng riêng thấp đạt chất lượng theo yêu cầu: định lượng giấy: 59,2 g/m2; khối lượng riêng: 0,523 g/cm3; độ dày: 113 μm; độ trắng: 72,9%ISO; độ đục: 91,3%. Sản phẩm giấy in khối lượng riêng thấp được in thử tại Công ty cổ phần In báo Thanh Hóa. Kết quả đánh giá giấy in khối lượng riêng thấp của đề tài đáp ứng được yêu cầu về in ấn, phù hợp cho in sách, truyện.
Sản phẩm giấy in khối lượng riêng thấp được in thử tại Công ty cổ phần In báo Thanh Hóa (Ảnh: Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô)
Từ công nghệ đã được hoàn thiện và dây chuyền thiết bị đã được cải tạo, bổ sung và hoàn thiện đã tiến hành sản xuất 04 đợt, tổng số sản phẩm giấy in khối lượng riêng thấp các loại đạt trên 212 tấn với chất lượng ổn định và được Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà bao tiêu hết. Giá bán của sản phẩm chỉ bằng 2/3 giá sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Thành công của đề tài nghiên cứu đã đưa Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô trở thành một trong các đơn vị đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm giấy in khối lượng riêng thấp tại Việt Nam. Sản phẩm có chất lượng tương đương, giá thành cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và trở thành một trong các sản phẩm chủ lực của Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô với sản lượng cung cấp trên 300 tấn/năm.
Hiện tại, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã chuyển giao công nghệ cho Công ty CP Giấy Vạn Điểm (trên dây chuyền sản xuất 12.000 tấn/năm) và Công ty CP Giấy Việt Thắng (trên dây chuyền 16.000 tấn/năm).
Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô là đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực Bột giấy và Giấy với bề dày lịch sử lâu năm. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Viện đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều phần thường cao quý của Nhà nước và Bộ Công Thương cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Trong giai đoạn 2023-2025, mục tiêu của Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô là hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa, cung cấp cho thị trường trong nước các sản phẩm giấy đặc chủng; ứng dụng công nghệ sinh học và áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, tối đa hóa chi phí sản xuất; công nghệ mới trong xử lý nước thải ngành giấy.
Nguồn: Minh Khuê (khcncongthuong.vn) & Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo

Bên trong nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước

Ngày 16-9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP HCM 2023 (diễn ra từ ngày 13 đến 17-9), đoàn đại biểu gồm 33 chuyên gia, doanh nghiệp… quốc tế đã đến tham quan thực tế Công ty TNHH Giấy Xuân Mai tại khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước. Tại đây, đoàn đã tìm hiểu về về nhà máy, quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh và tham quan quy trình sản xuất, nhà máy xử lý nước thải…

Công ty Giấy Xuân Mai được thành lập năm 2004. Ông Phạm Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty, cho biết đến nay, công ty có hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống xử lý nước thải/chất thải đứng trong top đầu của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.

Với quy mô 2 nhà máy, công ty chuyên sản xuất giấy Kraft (công suất 60.000 tấn/năm) và giấy Tissue (công suất 35.000 tấn/năm). Khoảng 80%-90% các công đoạn sản xuất của công ty đã đạt tiêu chuẩn xanh hóa. Riêng trạm xử lý nước thải, công ty đã đầu tư khoảng 5 triệu USD, các khoản đầu tư khác cũng trên dưới vài triệu USD.

Bên trong nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước - Ảnh 3.

Giấy vụn được tập kết để đưa vào máy nghiền thành bột giấy

“Ngay từ những ngày đầu thành lập, ban lãnh đạo công ty đã xác định kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững. Công ty đã đầu tư thiết bị và công nghệ nhằm giảm tối đa việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm thiểu việc ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường. Trung bình, mỗi năm công ty tiết kiệm được khoảng 200.000 USD nhờ chuyển đổi xanh” – ông Dũng thông tin.

Bên trong nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước - Ảnh 4.

Đại diện công ty giới thiệu về nhà máy

Việc xanh hoá sản xuất cũng mang lại cho công ty nhiều hợp đồng thường xuyên, ổn định; doanh thu xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á tăng đều kể từ sau dịch COVID-19 đến nay.

Bên trong nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước - Ảnh 5.

Ông Phạm Văn Dũng (áo sơ mi trắng) hướng dẫn khách tham quan nhà máy

Ông Giang Ngọc Phương, Phó Tổng giám đốc KCN Hiệp Phước, cho biết Công ty Giấy Xuân Mai là 1 trong 31 doanh nghiệp tại KCN Hiệp Phước được chọn tham gia dự án Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam (theo chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc – UNIDO).

Bên trong nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước - Ảnh 6.

Việc vận hành sản xuất tại nhà máy chủ yếu được thực hiện tự động hóa

Các doanh nghiệp được này tập huấn nâng cao nhận thức cho người lao động; hỗ trợ nhà máy tìm kiếm những cơ hội trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, vận hành để đạt hiệu quả hơn. Các chủ doanh nghiệp  đã thấy được lợi ích này bên cạnh mệnh lệnh của thị trường châu Âu, Bắc Á, châu Mỹ đang yêu cầu nhà bán hàng phải phát triển xanh.

Bên trong nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước - Ảnh 7.

Giấy thành phẩm của Công ty Xuân May được dùng trong sản xuất thùng cac-tông và giấy văn phòng, giấy tập học sinh

“Doanh nghiệp thấy việc chuyển đổi giúp mang lại hiệu quả kinh tế, tạo môi trường thân thiện hơn với khách hàng, qua đó gia tăng xuất khẩu đến những thị trường rất khắt khe, khẳng định uy tín doanh nghiệp trên thị trường thế giới” – ông Giang nói thêm.

Bên trong nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước - Ảnh 8.

Công ty Giấy Xuân Mai đã đầu tư khoảng 5 triệu USD cho hệ thống xử lý nước thải

Theo: T. Nhân (báo người lao động)

NGÀNH KINH DOANH KHĂN GIẤY TOÀN CẦU – NHỮNG THAY ĐỔI MANG TÍNH CẠNH TRANH HƠN NỮA Ở PHÍA TRƯỚC?

Trong những năm 1970 và 1980, ngành sản xuất kinh doanh giấy tissue chủ yếu bao gồm các nhà máy sản xuất tại địa phương, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, chỉ có một lượng nhỏ thặng dư được bán dưới dạng cuộn giấy sang các nước lân cận. Nhưng tình hình này đã thay đổi đáng kể, và ngày nay việc kinh doanh giấy tissue và các sản phẩm chuyển đổi không chỉ mang tính khu vực mà còn mang tính xuyên lục địa và ngày càng mở rộng.

Tất nhiên, một lý do chính cho sự phát triển này là sự tăng trưởng nhanh chóng trong tiêu thụ giấy tissue toàn cầu. Trong vài thập kỷ qua, cả nhu cầu giấy và ngành công nghiệp giấy này đã tăng trưởng đáng kể, với các khu vực (đang phát triển) mới mang lại cơ hội mới cho cả các nhà cung cấp giấy hiện có và mới nổi. Trong 50 năm qua, mức tiêu thụ giấy tissue toàn cầu đã tăng từ chỉ 6,15 triệu tấn năm 1971 lên 43,3 triệu tấn vào năm 2021. Điều này có nghĩa là trong 50 năm, mức tiêu thụ giấy tissue toàn cầu đã tăng gấp 7 lần, tương ứng với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 4,0%.

Tiêu thụ giấy tissue tăng trưởng từ 1971

Nhìn vào những phát triển trong quá khứ trong cơ cấu cung cấp giấy tissue toàn cầu cho thấy các giai đoạn và động lực thay đổi khác nhau, mặc dù có sự chồng chéo:

Mở rộng các nhà cung cấp Bắc Mỹ sang châu Âu và các khu vực khác (từ những năm 1970 đến những năm 2000). Châu Âu hóa khi các công ty châu Âu thay đổi trọng tâm từ thị trường địa phương để trở thành nhà cung cấp đầu tiên trên toàn châu Âu và sau đó là toàn cầu (từ những năm 1980 đến những năm 2010). Tái cơ cấu và gia nhập của những nhà cung cấp mạnh từ các thị trường mới nổi (từ những năm 2000 đến những năm 2020).

Trong giai đoạn đầu tiên, đặc điểm chính là các công ty giấy tissue khổng lồ của Hoa Kỳ mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài Bắc Mỹ và phát triển các thương hiệu khăn giấy nội địa mạnh mẽ của họ thành các thương hiệu được biết đến và bán trên toàn cầu. Những đơn vị tiên phong về giấy tissue chính của Hoa Kỳ trong phong trào này là Scott Paper, Kimberly-Clark, James River và Fort Howard. Procter & Gamble theo sau ở châu Âu và sau đó là ở Mexico và châu Á. Công ty khổng lồ Kruger của Canada cũng đã tạo dựng được chỗ đứng ở châu Mỹ Latinh và Tây Âu. Vào cuối những năm 1990, quá trình hợp nhất diễn ra khi Scott Paper sáp nhập với Kimberly-Clark và James River liên kết với Fort Howard để thành lập công ty Fort James.

Sự mở rộng của các công ty châu Âu bắt đầu vào những năm 1980 khi các nhà cung cấp giấy tissue Bắc Âu mạo hiểm ra nước ngoài vì quy mô hạn chế của thị trường địa phương của họ không cho phép tăng trưởng đáng kể. Essity, vào thời điểm đó được gọi là SCA/Mölnlycke, đã vào Hà Lan, Pháp và Áo thông qua việc mua bán, sát nhập. Công ty Phần Lan Metsä-Serla mua lại Holmen Hygiene với các nhà máy ở Thụy Điển và Bỉ, trong khi Nokia mua hai nhà máy, một ở Anh và một ở Pháp. Feldmühle của Đức mua lại một nhà máy ở Hà Lan.

Sau đó vào những năm 1990, một công ty khác của Đức là PWA đã mở rộng sang Áo, Bỉ và Pháp trước khi bị SCA Hygiene Products tiếp quản. Từ các công ty Ý, Tập đoàn Carrara là tập đoàn đầu tiên mở rộng ra nước ngoài với một nhà máy ở Anh. Metsä Tissue mở rộng sang Đức và Ba Lan vào cuối những năm 1990 và tiếp quản Tento của Slovakia vào năm 2006. Nhưng bước tiếp theo và rất thú vị là khi các công ty Ý cần thay đổi chiến lược và bắt đầu xây dựng và/hoặc mua lại các nhà máy gần hơn với thị trường xuất khẩu của họ. Sau Carrara, Sofidel, IC Tronchetti, Kartogroup và Lucart cũng chuyển ra nước ngoài để phục vụ khách hàng nhãn hiệu riêng của họ tốt hơn. Nhưng Carrara đã sớm được bán cho SCA vào đầu những năm 2000, và sau khi phá sản, Kartogroup đã rơi vào tay Tập đoàn WEPA của Đức vào năm 2009.

Giai đoạn thứ ba, giai đoạn hiện tại, bao gồm toàn cầu hóa hơn nữa, nhưng cũng tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận kinh doanh, đặc biệt là đối với các công ty giao dịch đại chúng. Tại thời điểm này, tất cả các công ty Bắc Mỹ ngoài Kimberly-Clark đều đã rời khỏi ngành kinh doanh khăn giấy ở Châu Âu, chủ yếu là do chiến lược và mô hình kinh doanh của họ không phù hợp với chiến lược và mô hình kinh doanh của họ ở thị trường Châu Âu, nơi bị thống trị bởi hoạt động kinh doanh nhãn hiệu bán lẻ chứ không phải thương hiệu. Doanh thu không cao và tỷ suất lợi nhuận thấp dẫn đến quyết định thoái vốn. SCA/Essity ở vị trí tốt nhất để mua tài sản mô Châu Âu của cả Procter & Gamble (2007) và Georgia-Pacific (2012). Kruger cũng đã bán tài sản còn lại ở châu Âu. Năm 2001, Essity cập bến Bắc Mỹ khi Georgia-Pacific cần bán một phần hoạt động kinh doanh khăn giấy AfH do các cơ quan quản lý tín thác lo ngại sau khi mua Fort James. Sofidel tiếp nối vào năm 2012 khi bất ngờ mua lại Cellynne Corporation. Procter & Gamble sau đó bắt đầu bán bớt các hoạt động ở châu Á và Mexico để trở thành một công ty khăn giấy ở Bắc Mỹ giống như Georgia-Pacific. Quá trình hợp lý hóa ở Bắc Mỹ vẫn tiếp tục.

Có lẽ sự phát triển quan trọng nhất là sự mở rộng đáng kể của các công ty châu Á và Mỹ Latinh trong hơn một thập kỷ qua. Asia Pulp & Paper (APP) đã dẫn đầu sự tăng trưởng này, Công ty xây dựng nhà máy đầu tiên vào đầu năm 1998, nhưng tốc độ mở rộng gần đây đã tăng nhanh và hiện là nhà cung cấp giấy tissue lớn thứ hai trên thế giới. Công ty có các nhà máy giấy tissue ở Indonesia, Trung Quốc, Úc và Mỹ (thông qua công ty liên kết Paper Excellence). CMPC của Chile cũng đã mở rộng mạnh mẽ thông qua việc mua lại và tăng trưởng hữu cơ ở Mỹ Latinh. Đáng chú ý là trong số 10 công ty giấy tissue toàn cầu hàng đầu hiện nay, tính theo công suất lắp đặt, có 4 công ty đến từ Châu Á, 3 công ty từ Bắc Mỹ, 2 công ty từ Tây Âu và 1 công ty từ Châu Mỹ Latinh. Nhưng như được minh họa trong Hình 2, hoạt động kinh doanh giấy tissue toàn cầu tiếp tục bị phân tán, với 10 nhà cung cấp hàng đầu chiếm chưa đến 40% tổng khối lượng.

Thị phần các nhà cung cấp giấy Tissue trên thế giới cuối 2022

Câu hỏi thú vị là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Chúng tôi hoàn toàn kỳ vọng sự phát triển năng động hiện tại sẽ tiếp tục và chúng ta sẽ thấy những vụ mua bán và sáp nhập tiếp theo cũng như các hoạt động thoái vốn cũng diễn ra. Essity đã thông báo rằng họ quan tâm đến việc bán tài sản sản xuất nhãn hiệu bán lẻ ở châu Âu và có thể cả công ty con Vinda Paper do họ sở hữu đa số tại Trung Quốc. Gần đây, Essity đã rút khỏi hoạt động kinh doanh ở Nga và bán hai nhà máy của mình cùng với việc chuyển đổi hoạt động cho công ty New Technology của Nga thuộc sở hữu của công ty giảm giá cứng Magnit của Nga. Việc bán các nhà máy sản xuất nhãn bán lẻ ở Châu Âu có thể là một trường hợp khá phức tạp và rất hiếm người mua, ít nhất là trong ngành giấy tissue, vì vậy các nhà đầu tư cổ phần tư nhân có thể là giải pháp.

Essity sở hữu phần lớn (khoảng 52%) Giấy Vinda được niêm yết tại Hồng Kông với các nhà máy sản xuất khăn giấy ở Trung Quốc. Nó một trong những công ty dẫn đầu thị trường ở Trung Quốc và đạt doanh thu khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2022, nhưng giá trị thị trường của nó, theo các nhà phân tích tài chính, là khoảng 3,5 tỷ USD. Thậm chí một nửa trong số này là rất nhiều tiền để đầu tư và là điều không thể đối với nhiều đối thủ Trung Quốc. Năm tài chính của Vinda kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2022 không tốt do hậu quả của đại dịch – tỷ suất lợi nhuận của hãng giảm mạnh xuống một nửa so với mức đã công bố vào năm 2020. Đã có những đồn đoán rầm rộ về những người mua tiềm năng và ba cái tên đã xuất hiện : Asia Pulp & Paper (APP), Royal Golden Eagle (RGE)/APRIL và hơi ngạc nhiên là Suzano của Brazil. Các công ty này có nguồn tài chính cho một thỏa thuận như vậy. Cả ba đều có công ty sản xuất bột giấy và Vinda là một trong những nhà mua bột giấy lớn nhất thế giới.

Bột giấy (xơ sợi) là hạng mục có chi phí lớn nhất trong sản xuất giấy tissue, chiếm thị phần lớn nhất trong doanh số bán bột giấy trên thị trường toàn cầu (khoảng 40%). Gần đây các dự án được xây dựng bên cạnh các nhà máy bột giấy ở Indonesia, Brazil và thậm chí ở Hoa Kỳ (Paper Excellence), và xu hướng này dường như sẽ tiếp tục, Bracell và APRIL là những công ty tiếp theo đầu tư vào sản xuất giấy. Bột giấy dường như đã trở thành tài sản chiến lược cho các công ty trong quá trình mở rộng của họ. Đối với các nhà sản xuất bột giấy, việc tích hợp với sản xuất và chuyển đổi giấy tissue tạo cơ hội tăng gấp đôi giá trị gia tăng trên mỗi tấn sản phẩm so với những gì họ có thể nhận được từ việc bán bột giấy.

Nguồn: Tác giả Esko Uutela –  STARBERG, Đức 9/2023

Biên dịch và Tổng hợp: Lương Chí Hiếu, Đặng Bích Hảo – VPPA

Bản tin tổng hợp PPIA từ 11/9/2023 đến 15/9/2023

Các nhà sản xuất giấy tại Trung Quốc tăng giá giấy cao cấp, giấy làm thùng sóng tái chế trong tháng 8

Tại Trung Quốc, giá hầu hết các loại giấy cao cấp và giấy làm thùng sóng đều tăng trong tháng 8 do các nhà sản xuất kiên quyết tăng giá để chống thua lỗ trong những tháng qua.

Vào đầu tháng 8, giá các loại giấy làm thùng sóng tái chế tiếp tục giảm. Giá thấp và nhu cầu thấp đã khiến các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà máy vừa và nhỏ, cắt giảm sản xuất trên diện rộng kể từ tháng 6.

Vào giữa tháng 8, các nhà sản xuất hàng đầu đã công bố mức tăng giá 30-50 RMB/tấn (4,13-6,89 USD), chủ yếu dành cho loại giấy lớp sóng (medium) và testliner. Các nhà máy khác sau đó cũng làm theo. Vào tuần cuối cùng của tháng, một số nhà máy bắt đầu theo đuổi đợt tăng thứ hai 30-50 RMB/tấn.

Tại miền đông Trung Quốc, tính đến thứ Tư ngày 30 tháng 8, giá trung bình cho giấy làm lớp sóng cường độ cao là 3.158 RMB/tấn. Vào cuối tháng 7, giá ở miền đông Trung Quốc là 3.096 RMB/tấn.

Giá trung bình của testliner đã tăng từ 3.203 RMB/tấn một tháng trước lên 3.260 RMB/tấn trong tuần này.

Giá trung bình của lớp phẳng mặt kraft tăng nhẹ từ 4.062 RMB/tấn lên 4.068 RMB/tấn.

Giá giấy làm lớp phẳng mặt trắng trung bình giữ nguyên ở mức 5.550 RMB/tấn, không thay đổi so với một tháng trước.

Ngoài việc cắt giảm nguồn cung, nhu cầu tăng theo mùa, chủ yếu ở bao bì đựng trái cây và nông sản, cũng là nguyên nhân khiến giá tăng.

Mọi người đều thận trọng vì không rõ xu hướng tăng giá kéo dài bao lâu vì nhu cầu đóng gói vẫn thấp so với cùng kỳ năm trước và triển vọng ngắn hạn vẫn ảm đạm trong bối cảnh nền kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc.

Giá KLB giảm: Giá giấy kraftliner làm từ sợi nguyên chất (KLB) vẫn đang giảm, từ 480-540 USD/tấn cho đơn hàng tháng 7 xuống còn 450-525 USD/tấn cho đơn hàng tháng 8 do nguồn cung KLB của Nga dồi dào và nguồn cung mới sắp tràn vào Trung Quốc.

Tập đoàn Ilim của Nga đã khởi động máy xeo kraftliner mới có công suất 600.000 tấn/năm tại nhà máy Ust-Ilimsk ở Irkutsk Oblast, đông nam Siberia vào giữa tháng 7 và việc sản xuất thương mại dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng 10.

Khối lượng lớn KLB Nga giá thấp đã gây áp lực lên giá KLB từ các khu vực khác, giảm trong khoảng 505-525 USD/tấn trong tháng 8.

Giá bìa cứng: Tương tự như diễn biến giá của giấy làm thùng sóng tái chế, giá bìa cứng tái chế tiếp tục giảm trong nửa đầu tháng 8, sau đó tăng vọt trong nửa cuối tháng. Tuy nhiên giá trung bình duplex tráng phấn lưng xám vẫn thấp hơn giá cuối tháng Bảy. Giá trung bình của loại cao cấp ở mức 4.035 RMB/tấn, thấp hơn 65 RMB/tấn so với giá một tháng trước. Giá trung bình của loại thông thường là 3.523 RMB/tấn, thấp hơn 55 RMB so với mức 3.578 RMB vào cuối tháng 7.

Trong lĩnh vực bìa cứng làm từ sợi nguyên chất, các nhà sản xuất ván tráng phấn màu ngà tiếp tục tăng giá, đẩy giá trung bình của loại thông thường từ 4.467 RMB/tấn vào cuối tháng 7 lên 4.717 RMB/tấn trong tuần này.

Sự phục hồi giá gần đây (của bìa tráng phấn màu ngà) một phần do cắt giảm nguồn cung tạm thời khi nhà máy Trạm Giang của Chấn Minh Sơn Đông ngừng sản xuất trong một tháng kể từ đầu tháng 7 sau hai vụ tai nạn chết người. Máy xeo bìa ngà voi có công suất 1,2 triệu tấn/năm tại nhà máy đã không tiếp tục sản xuất cho đến tuần thứ hai của tháng Tám.

Tuy nhiên, nguồn cung bìa ngà voi mới sắp tới vì Asia Symbol đang chuẩn bị sản xuất thử nghiệm máy xeo bìa cứng từ bột nguyên chất công suất 1 triệu tấn/năm tại nhà máy Như Cao ở tỉnh Giang Tô vào đầu tháng 10.

Giá trung bình của bìa tráng phấn màu ngà cao cấp đã giảm 100 RMB/tấn xuống còn 7.100 RMB/tấn trong tuần này.

Giá giấy cao cấp phục hồi: Sau khi giảm liên tục từ tháng 4, giá giấy cao cấp đã tăng 200 RMB/tấn vào tháng 8.

Ở phía đông Trung Quốc, giá trung bình giấy cao cấp không tráng phấn (UFP) được làm từ 100% bột giấy hóa học ở mức 6.283 RMB/tấn trong tuần này, tăng 100 RMB/tấn so với một tháng trước. UFP sản xuất từ hỗn hợp bột giấy hóa học và cơ học có giá trung bình tăng trở lại từ 5.470 RMB/tấn lên 5.650 RMB/tấn.

Đối với giấy cao cấp tráng phấn (CFP), giá trung bình của loại cao cấp đạt 5.633 RMB/tấn trong tuần này, tăng 100 RMB/tấn so với cuối tháng 7. Giá trung bình của CFP loại thông thường đã tăng từ 5.238 RMB/tấn một tháng trước lên 5.350 RMB/tấn trong tuần này.

Ngoài đợt tăng giá được công bố vào tháng 7, vào giữa tháng 8, các nhà sản xuất giấy cao cấp đã tăng giá tiếp với mức 200 RMB/tấn, có hiệu lực ngay lập tức hoặc từ đầu tháng 9.

Một nhà sản xuất UFP cho biết “Lần tăng giá mới nhất đã khiến khách hàng ngừng đặt hàng vì họ không cho rằng nhu cầu giấy vào cuối năm nay cao và nguồn cung mới có thể gây áp lực giảm giá”.

Asia Symbol đã đưa một máy xeo UFP mới công suất 500.000 tấn/năm vào sản xuất tại nhà máy ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông vào ngày 20 tháng 8. Nguồn cung UFP dự kiến ​​sẽ đến từ nhà máy Đông Dinh của Giấy Hoa Thái Sơn Đông và nhà máy Bắc Hải của Giấy Cửu Long trước cuối năm nay.

Giá giấy in báo giảm: Giá giấy in báo nội địa dao động trong khoảng 5.900-6.000 RMB/tấn, giảm 50 RMB ở mức cao nhất so với một tháng trước.

Mặc dù sản xuất trong nước vẫn còn hạn chế, giá giấy in báo nhập khẩu giảm đã gây áp lực lên giá của toàn bộ thị trường giấy in báo ở Trung Quốc.

Nguồn tin thương mại cho biết, các đơn đặt hàng giấy in báo mới của Nga được chào ở mức khoảng 3.500-3.600 RMB/tấn (chưa bao gồm thuế và vận chuyển) trong tháng 8, tương đương khoảng 480-494 USD/tấn.

Các chào hàng từ các nhà cung cấp không phải của Nga, chủ yếu là các nhà cung cấp Canada, có giá khoảng 505-520 USD/tấn. Hiện tại, họ không thể thách thức vị trí thống trị của các nhà cung cấp Nga trên thị trường giấy in báo nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng đã có tác động đến thị phần của Nga trong thị phần giấy in báo của Trung Quốc.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, hàng của Nga chiếm hơn 90% lượng giấy in báo nhập khẩu của Trung Quốc. Tỷ lệ này giảm xuống 60,1% vào tháng 6 và xuống còn 75,2% vào tháng 7.

CẩmChiết Giang khởi động máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế 250.000 tấn/năm tại nhà máy Cù Châu

Công ty giấy Cẩm Lý Chiết Giang của Trung Quốc vừa khởi động một máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế mới có công suất 250.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Cù Châu, tỉnh Chiết Giang. Máy có tên PM 11 đã sản xuất cuộn giấy đầu tiên vào ngày 8 tháng 8.

Máy do Công ty chế tạo thiết bị giấy Hoa Đông Giang Tô cung cấp, có chiều rộng cắt 5,6 mét và tốc độ thiết kế 950 mét/phút.

Cẩm Lý cũng vận hành hai máy xeo bìa dày với tổng công suất 600.000 tấn/năm tại cùng một địa điểm.

Cẩm Lý Chiết Giang là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Công nghệ tài nguyên tái tạo Kim Long Chiết Giang, vận hành một nhà máy bìa làm bao bì tái chế công suất 480.000 tấn/năm trong cùng thành phố.

Kim Long điều hành một công ty con khác có tên là Giấy Gia Gia Phát Chiết Giang, công suất 72.000 tấn/năm giấy tissue ở Cù Châu.

Bưu Sâm Liêu Ninh bổ sung công suất giấy tissue 60.000 tấn/năm cho nhà máy An Sơn ở Trung Quốc

Công ty Sản phẩm Vệ sinh Bưu Sâm Liêu Ninh của Trung Quốc đã khởi động hai máy xeo giấy tissue (TM) mới với công suất tổng cộng 60.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Hai máy có tên TM 3 và TM 4 lần lượt hoạt động vào ngày 6 và 28 tháng 8.

Valmet cung cấp TM, mỗi TM có chiều rộng cắt 3,5 mét và tốc độ thiết kế 1.600 mét/phút, ở định lượng 10-25 g/m2.

Hai máy giống hệt nhau nữa là TM 5 và TM 6 đang được lắp đặt tại cùng một địa điểm và dự kiến ​​sẽ khởi động vào cuối năm nay.

Hiện tại, nhà máy An Sơn cũng vận hành hai TM với tổng công suất 60.000 tấn/năm.

Bưu Sâm Liêu Ninh là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Công ty Sản phẩm vệ sinh Bưu Sâm Bảo Định. Công ty mẹ này điều hành 11 TM với tổng công suất khoảng 180.000 tấn/năm tại một nhà máy ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc.

Lee & Man lại đặt mua thiết bị ép guốc để trang bị cho nhà máy Banting ở Malaysia

Lee & Man Paper Manufacturing đã đặt mua thiết bị ép guốc của Andritz cho nhà máy Banting ở Selangor, Malaysia.

Andritz cho biết thiết bị ép guốc này sẽ thay thế cặp ép thứ ba thông thường hiện có trong tổ ép có trục ép giữa trên PM 26, dự kiến ​​khởi động vào cuối năm 2024.

Theo Andritz, PM 26 có công suất 250.000 tấn/năm, tốc độ 1.000 mét/phút, sản xuất testliner chất lượng cao với định lượng 70-160 g/m2. Máy rộng 5,6 mét do Công ty Công nghiệp Thanh Lương Thượng Hải của Trung Quốc cung cấp và đã đi vào hoạt động trong tháng 5.

Andritz cho biết thiết bị ép guốc mới dự kiến ​​sẽ tăng độ khô sau ép của băng giấy, dẫn đến tiết kiệm năng lượng đáng kể, cải thiện khả năng vận hành của máy, đặc biệt khi sản xuất giấy ở định lượng thấp hơn và tăng cường sức bền của giấy thành phẩm.

Tuy nhiên, đây là đơn hàng mua thiết bị ép gưốc của Andritz tiếp theo.

Trước đây Lee & Man đã mua 3 thiết bị ép guốc của Andritz, thay thế các bộ phận ép của 3 máy xeo cũng do Thanh Lượng Thượng Hải cung cấp. Ba máy đó – PM 23, PM 25 và PM 27 – lần lượt đi vào hoạt động trong ba năm qua, mỗi máy có công suất 350.000 tấn/năm.

Banting ở Selangor cũng có hai dây chuyền bột giấy tái chế sản xuất sản phẩm tấm bột ướt, được vận chuyển trở lại Trung Quốc để cung cấp cho các máy xeo bìa cứng tại nhiều nhà máy khác nhau của Lee & Man ở đó.

Hiện nay Lee & Man có 6,34 triệu tấn/năm công suất giấy làm bao bì tái chế tại 5 nhà máy ở Trung Quốc.

 

Giá bột giấy nhập khẩu tăng ở Trung Quốc

Người bán cho biết yêu cầu nhập khẩu bột giấy từ khách hàng ở Trung Quốc đã tăng kể từ giữa tuần đầu tháng 9. Nhu cầu nhập khẩu các loại bột chính: bột kraft gỗ mềm tẩy trắng và không tẩy trắng (BSK và USK), bột giấy kraft gỗ cứng đã tẩy trắng (BHK) của khách hàng Trung Quốc tăng vọt, đồng thời giá các loại bột này cũng tăng vọt.

Các mối liên hệ chỉ ra sự gia tăng trên thị trường kỳ hạn BSK đã gây ra làn sóng mua bột, được thúc đẩy bởi sự tăng giá đối với các sản phẩm khăn giấy, giấy mịn và bìa ngà voi.

Giá hợp đồng kỳ hạn BSK giao tháng 1 năm 2024 phổ biến nhất hiện nay đã đạt đỉnh 5.898 RMB/tấn trong tháng này trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Mức đó tương đương với 698 USD/tấn sau khi khấu trừ 13% VAT và 120 RMB/tấn chi phí hậu cần.

Giá BSK gỗ thông miền Nam tăng 40 USD/tấn lên 670 USD/tấn.

Giá BSK tăng cao: Giá hợp đồng tháng 1 năm 2024 ở mức 5.744 RMB/tấn vào thứ Năm ngày 7 tháng 9, tương đương 679 USD/tấn, trừ VAT và chi phí hậu cần.

NBSK bán lại đạt mức giá 5.908 RMB/tấn trong tuần giữa tháng 9 này, tăng 250 RMB/tấn trong hai tuần qua. Giá bán lại tương đương 695 USD/tấn chưa bao gồm VAT và 150 RMB/tấn chi phí hậu cần.

Giá NBSK nhập khẩu từ Canada, ở mức 680-700 USD/tấn. NBSK Bắc Âu vẫn ổn định với giá 640-660 USD/tấn. Người bán nhấn mạnh rằng giá loại này dự kiến ​​sẽ tăng lên, sau khi thực hiện tăng 20 USD/tấn đối với bột gỗ thông radiata. Do đó, giá trung bình của NBSK không thay đổi so với hai tuần trước, ở mức 670 USD/tấn.

Giá BSK, kể cả bột gỗ thông radiata của Nga đều tăng giá, lần lượt là 10 USD/tấn và 20 USD/tấn, đưa giá BSK lên 640-670 USD/tấn và giá bột gỗ thông radiata lên 660-690 USD/tấn.

Cắt giảm nguồn cung NBSK: Thời gian ngừng hoạt động tại các nhà máy NBSK ở Canada và Phần Lan được cho là một nguyên nhân khiến hợp đồng tương lai BSK tăng giá và giá BSK giao ngay tăng.

Paper Excellence đã quyết định kéo dài thời gian ngừng hoạt động thêm hai tháng tại nhà máy NBSK Crofton công suất 535.000 tấn/năm ở British Columbia, Canada, thêm một tháng nữa cho đến cuối tháng 9.

Bên cạnh Paper Excellence, các nhà sản xuất NBSK khác của Canada, Canfor Pulp, Harmac Pacific, Mercer International và West Fraser đã ngừng hoạt động ngay khi mủa hè bắt đầu (mùa nhu cầu thấp).

Tập đoàn Metsa cũng thông báo ngừng hoạt động 10 ngày tại cơ sở Kemi ở Phần Lan, bắt đầu từ ngày 10 tháng 9, để chuẩn bị đưa vào vận hành nhà máy bột giấy kraft công suất 1,5 triệu tấn/năm mới, với phần lớn sản lượng là NBSK.

Nhà máy bột giấy kraft Kemi cũ có công suất 610.000 tấn/năm sẽ vĩnh viễn ngừng hoạt động.

Lượng NBSK từ nhà máy Kemi mới dự kiến ​​sẽ bắt đầu đến Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm tới. Nhưng việc đóng cửa nhà máy cũ đã gây ảnh hưởng tới thị trường Trung Quốc.

Các đầu mối cho biết sau đợt tăng giá của BSK, lượng hàng giao ngay giá thấp từ châu Âu có sẵn hai tuần trước đã biến mất, thúc đẩy những người tham gia thị trường tương lai tăng cường mua BSK nhập khẩu với ý định kiếm lợi nhuận nhanh chóng thông qua chênh lệch giá trên thị trường tương lai Thượng Hải.

Mối lo ngại về BSK: Những người tham gia thị trường tương lai cho rằng sự tăng giá của hợp đồng tương lai có thể do các nhà đầu tư tài chính thúc đẩy chứ không phải người dùng cuối.

Một nguồn tin lo ngại khi người dùng cuối chưa quay lại thị trường để tích trữ BSK, trong khi người mua, đặc biệt là thương lái, có lượng BSK dồi dào tại kho của họ.

Ông cho rằng: “Trung Quốc đang chịu áp lực giảm phát và nền kinh tế nước này vẫn trì trệ. Nhu cầu cơ bản về bột giấy và giấy vẫn còn mong manh. Mức tăng của BSK có thể không bền vững”.

Giá BHK tăng 20 USD/tấn: Có lẽ do BSK tăng, một số nhà cung cấp cho biết việc tăng 20 USD/tấn đối với BHK đã được thực hiện thành công.

Việc tăng giá đã đưa mức BHK của Nam Mỹ lên 540-560 USD/tấn, với mức trung bình là 550 USD/tấn.

Một nhà sản xuất lớn ở Nam Mỹ dự báo có khả năng giá sẽ lên tới 600 USD/tấn vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, các nguồn tin khác lại ít lạc quan hơn.

Một thương nhân cho biết một số người tiêu dùng cuối cùng với số lượng lớn đã phàn nàn rằng giá của loại này đã tăng quá mạnh và quá nhiều.

“BHK Nam Mỹ được bán với giá thấp nhất là 450 USD/tấn vào cuối tháng 4. Nó đã tăng 100 USD/tấn trong vòng chưa đầy 5 tháng, cao hơn nhiều so với mức tăng giá của giấy và bìa, lên tới 200 RMB”. mỗi tấn (27 USD/tấn)”, ông nói thêm.

Giấy Cường Vệ Sơn Tây của Trung Quốc bổ sung công suất giấy làm thùng sóng tái chế 250.000 tấn/năm

Giấy Cường Vệ Sơn Tây đã khởi động máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế mới công suất 250.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Máy có tên PM 17, bắt đầu sản xuất vào ngày 1 tháng 9.

Công ty công nghiệp Thanh Lương Thượng Hải cung cấp PM này. PM có chiều rộng cắt 5,6 mét và tốc độ thiết kế 800 mét/phút.

Tại nhà máy Tân Cương, Giấy Cường Vệ sẽ khởi động thêm một máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế có công suất 200.000 tấn/năm vào khoảng cuối tháng 9. Máy có tên PM 8, cũng do Công nghiệp Thanh Lương Thượng Hải cung cấp.

Hiện tại, nhà máy Tân Cương đang vận hành ba máy sản xuất giấy làm thùng sóng tái chế khác với tổng công suất 700.000 tấn/năm.

Giấy Kim Thiên của Trung Quốc sẽ cắt giảm sản lượng bìa tái chế gần 64.000 tấn vào đầu tháng 10

Công ty Giấy Kim Thiên của Trung Quốc ngày 6/9 cho biết sẽ giảm sản lượng giấy bìa tái chế khoảng 64.000 tấn trong thời gian nghỉ lễ Quốc khánh sắp tới của Trung Quốc.

Tất cả các máy xeo (PM) tại ba nhà máy hiện tại của Kim Thiên ​​​​sẽ ngừng hoạt động trong 8 ngày từ 28 tháng 9 đến 5 tháng 10.

Nhà máy Đông Quan của công ty ở tỉnh Quảng Đông có bảy PM bìa dầy với tổng công suất 850.000 tấn/năm và máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế công suất 300.000 tấn/năm. Việc dừng sản xuất sẽ làm giảm sản lượng 20.000 tấn bìa dầy và 7.000 tấn giấy làm thùng sóng tái chế.

Tại nhà máy Diêm Thành ở tỉnh Giang Tô, Giấy Kim Thiên vận hành hai máy sản xuất ván dăm với công suất tổng hợp là 700.000 tấn/năm và một máy sản xuất bìa hai mặt màu xám có công suất 300.000 tấn/năm. Thời gian ngừng hoạt động kéo dài 8 ngày sẽ làm giảm nguồn cung thị trường 24.000 tấn.

Tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Giấy Kim Thiên có nhà máy công suất 300.000 tấn/năm bìa dày và 250.000 tấn/năm giấy làm thùng sóng.

Tokushu Tokai thông báo tăng giá 10-15% cho một số loại giấy in đặc biệt từ ngày 1/11 tại Nhật Bản

Nhà sản xuất giấy Nhật Bản Tokushu Tokai Paper vừa thông báo tăng giá nội địa từ 10-15% đối với một số sản phẩm giấy in đặc biệt của hãng, áp dụng đối với các lô hàng từ ngày 1/11/2023.

Mức tăng theo kế hoạch sẽ áp dụng cho dòng sản phẩm “Giấy Ua thích” của công ty, chủ yếu được sử dụng trong đóng sách, đóng gói, thực đơn nhà hàng và văn phòng phẩm với nhiều lựa chọn về kết cấu và màu sắc.

Công ty cho rằng chi phí sản xuất và hậu cần tăng cao hơn dự kiến.

Công ty cho biết việc tăng giá đã được thực hiện đối với một số sản phẩm “Giấy Ưa thích” vào tháng 5 năm 2021 do lợi nhuận giảm sút do nhu cầu về giấy in đặc biệt giảm, trong khi các sản phẩm còn lại trong danh mục có giá không đổi trong 15 năm kể từ năm 2008.

Ngoài việc điều chỉnh giá, Tokushu Tokai cũng đang tối ưu hóa hoạt động sản xuất giấy in đặc biệt của mình bằng cách đóng cửa nhà máy 6.700 tấn/năm tại thành phố Gifu vào cuối tháng 3 năm 2024 và hợp nhất sản xuất tại nhà máy Mishima ở tỉnh Shizuoka.

 

Arauco chuẩn bị cắt nguồn cung USK ở châu Á sau khi đóng cửa nhà máy Licancel ở Chile

Arauco sẽ giảm xuất khẩu bột kraft (USK) gỗ mềm chưa tẩy trắng sang Trung Quốc và các thị trường châu Á khác, sau quyết định đóng cửa nhà máy Licancel ở Chile.

Nhà sản xuất USK hàng đầu châu Á đã thông báo đóng cửa nhà máy công suất 160.000 tấn/năm vào thứ Ba ngày 12 tháng 9. Họ cho biết họ đã buộc phải ngừng sản xuất tại nhà máy vô thời hạn do sự kết hợp của “sự biến động khí hậu cực đoan, lũ lụt liên tiếp của Sông Mataquito [gần nhà máy] vào mùa đông năm nay, những đợt [gió] khắc nghiệt gây ra nhiều vụ ngừng hoạt động trong mùa hè gần đây và cháy rừng [làm giảm nguồn cung cấp] gỗ cho mục đích công nghiệp, kết hợp với [hao mòn từ] nhiều năm hoạt động sử dụng thiết bị chính”, theo PPI Mỹ Latinh.

Các đại lý của công ty ở châu Á cho biết việc đóng cửa nhà máy sẽ có tác động đến nguồn cung USK trong khu vực, nhưng công ty vẫn chưa xác định được mức giảm chính xác cho thị trường Trung Quốc và các thị trường châu Á khác.

Cơ sở này đã buộc phải đóng cửa vào cuối tháng 6 do lũ lụt trong khu vực, dẫn đến việc cắt giảm nguồn cung USK khiến công ty phải thực hiện tăng giá 20 USD/tấn đối với hàng xuất khẩu USK cho các lô hàng tháng 7 ở châu Á.

Sau đó, cơ sở này đã khởi động lại vào giữa tháng 7, nhưng buộc phải ngừng sản xuất trở lại vào ngày 21 tháng 8 sau khi lũ lụt tiếp tục, khiến công ty phải cắt giảm 30% lượng USK phân bổ cho Trung Quốc trong tháng 9 và tăng giá thêm 30 USD/tấn.

Những người bán khác đã được hưởng lợi từ việc đẩy giá USK và đã thực hiện tăng giá tương tự cho các sản phẩm chưa tẩy trắng của họ trong khu vực.

Khối lượng USK vận chuyển đến Trung Quốc đã giảm trong năm nay, một phần do nhà máy Licancel đóng cửa.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy nước này đã nhập khẩu 11.499 tấn USK từ Chile trong tháng 7, chỉ hơn một nửa trong số 22.551 tấn được vận chuyển đến Trung Quốc từ Nga.

Chile đứng thứ tư về tổng nguồn cung USK vận chuyển đến Trung Quốc từ đầu năm đến nay, với tổng khối lượng từ tháng 1 đến tháng 7 đạt 82.958 tấn, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2022.

Lượng USK nhập khẩu vào Trung Quốc nhiều nhất trong 7 tháng đầu 2023 là Nga với 218.023 tấn, tiếp theo là Hoa Kỳ với 147.045 tấn và Canada, cung cấp 104.361 tấn.

Giấy Cửu Long cắt giảm 19.000 tấn sản lượng giấy lớp phẳng tái chế do nhà máy Thẩm Dương ngừng hoạt động để bảo trì

Giấy Cửu Long, ngày 13/9 cho biết sẽ ngừng sản xuất ở máy xeo giấy làm lớp phẳng PM tái chế, công suất 650.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc. Thời gian ngừng để bảo trì kéo dài 10 ngày sẽ bắt đầu vào ngày 15 tháng 9 và sẽ giảm sản lượng khoảng 19.000 tấn, Máy có tên PM 47, được đưa vào hoạt động từ tháng 5, có chiều rộng cắt 8,6 mét và tốc độ thiết kế 1.400 mét/phút.

Nhà máy Thẩm Dương vận hành hai máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế khác với tổng công suất 950.000 tấn/năm.

Các công ty liên kết với Trung Quốc và các công ty Ấn Độ tăng cường mua OCC làm giá tăng ở Đông Nam Á

Trong khi hầu hết người mua ở Đông Nam Á và Đài Loan đang cố gắng mặc cả giá OCC nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu bao bì đang sụt giảm trong khu vực, một khách hàng lớn đã trả 195 USD/tấn cho DS OCC 12 của Mỹ trong tuần này (9-15/9) để giao về Việt Nam.

Khách hàng này là một nhà sản xuất gốc Trung Quốc, người đã mua hàng chục nghìn tấn mỗi tuần, dường như đã trả rất nhiều tiền để mua OCC cao cấp của Mỹ, gây sốc cho người mua trong khu vực nhưng lại thúc đẩy người bán tăng giá.

OCC có nguồn gốc từ Hoa Kỳ mà khách hàng này nhập khẩu đã được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất giấy làm thùng sóng chất lượng cao tại nhà máy của họ ở Đông Nam Á và sản phẩm đã được vận chuyển trở lại Trung Quốc để bán trên thị trường.

Do đó, các nhà cung cấp đã tăng giá chào cho US DS OCC 12 từ 185-190 USD/tấn vào tuần trước lên 190-200 USD/tấn trong tuần này tại Đài Loan và hầu hết các nước Đông Nam Á.

Giá chào bán loại này ở Indonesia và Malaysia, cả hai nước đều yêu cầu kiểm tra trước khi giao hàng, cũng như Ấn Độ, đã được đẩy lên tương ứng lên 200-210 USD/tấn.

Các nhà cung cấp chỉ ra hai yếu tố thúc đẩy giá tăng – các công ty gốc Trung Quốc và các công ty Ấn Độ.

Bộ phận mua hàng ở nước ngoài của các công ty lớn Trung Quốc đã tiếp tục trả giá cao để mua DS OCC 12 Mỹ và cung cấp cho các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy tái chế của chính họ ở Đông Nam Á và bán phần dư cho những người mua khác ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, họ còn tăng cường mua bột giấy tái chế tại các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan.

Người mua bối rối: “Chúng tôi bối rối trước việc người mua lớn Trung Quốc kiên trì mua OCC không chỉ ở Mỹ mà còn ở Châu Âu và Nhật Bản. Nhu cầu bao bì ở Trung Quốc không có dấu hiệu phục hồi trong quý IV. Tại sao họ tiếp tục mua và thổi phồng giá OCC?” một nhà sản xuất ở khu vực băn khoăn.

“Các nhà sản xuất lớn trong khu vực không xuất được giấy làm bao bì sang Trung Quốc và buộc phải giảm tốc độ sản xuất thậm chí ngừng sản xuất hoàn toàn. Đồng thời họ ép giá OCC nhập khẩu xuống và giảm đáng kể khối lượng mua vào “, nhà sản xuất này cho biết thêm.

Các nhà cung cấp cho biết ngay cả một số nhà máy bột giấy tái chế gốc Trung Quốc đã ngừng mua DS OCC 12 khi giá loại này vượt quá 190 USD/tấn.

Nhưng khách hàng ở Việt Nam và Đài Loan than thở rằng, họ buộc phải trả 192-193 USD/tấn đối với DS OCC 12 của Mỹ trong thời gian qua. Một người mua cho biết: “Chúng tôi dự đoán giá nhập khẩu OCC từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản sẽ tăng lên vào tuần tới và đưa ra quyết định mua trong tuần này (9-15-9)”.

Các nhà cung cấp cũng cho rằng giá OCC tăng còn là do sức mua mạnh từ Ấn Độ.

“Các nhà máy Ấn Độ hiện có nhu cầu lớn, mua các loại [OCC và giấy hỗn hợp] từ chất lượng thấp đến chất lượng cao với giá cao. Nhu cầu [khối lượng họ yêu cầu] lớn hơn nguồn cung hiện tại của chúng tôi”, một nhà cung cấp châu Âu cho biết. Một nhà cung cấp khác cũng đồng tình, cho biết người mua Ấn Độ sẵn sàng mua hết hàng có trên thị trường. Nhưng cả hai nguồn tin này đều thận trọng, cho thấy rằng việc chuyển quá nhiều hàng từ Đông Nam Á sang Ấn Độ là rất rủi ro.

“Người mua Ấn Độ có xu hướng nhảy vào cuộc và đặt hàng khi giá tăng. Tuy nhiên, một khi xu hướng giá thay đổi và giá giảm, họ có thể sẽ từ chối thanh toán ngay cả khi họ đã xác nhận đơn hàng”, một nguồn tin cho biết.

Giá OCC các loại đều tăng (15/9/2023): US DS OCC 12 hiện là 190-195 USD/tấn, tăng 5-10 USD/tấn trong hai tuần qua.

Giá OCC 11 của Mỹ cũng tăng tương ứng, tăng 5 USD/tấn lên 180-185 USD/tấn.

OCC 95/5 Châu Âu đã tăng từ 5-10 USD/tấn lên 140-150 USD/tấn.

Mức OCC của Nhật Bản đã tăng 5 USD/tấn lên 145-150 USD/tấn.

 

Chấn Minh Sơn Đông thoái vốn cổ phần tại Chấn Minh Vũ Hán

Công ty Giấy Chấn Minh Sơn Đông của Trung Quốc dự định bán toàn bộ 65,21% cổ phần nắm giữ trực tiếp tại Giấy Hán Dương Chấn Minh Vũ Hán cho Công ty đầu tư công nghiệp Ngân Hồ Viễn Phong Vũ Hán, với mức giá 480 triệu RMB (65,7 triệu USD).

Trong thông báo đưa ra vào thứ Sáu ngày 8 tháng 9, Chấn Minh Sơn Đông cho biết thỏa thuận này sẽ giúp tối ưu hóa cơ cấu tài sản, cải thiện việc luân chuyển tiền tệ và nâng cao lợi nhuận.

Chấn Minh Sơn Đông cũng gián tiếp nắm giữ tổng cộng 34,64% cổ phần tại Chấn Minh Vũ Hán qua hai công ty con là Aberdeen Industrial và VNN Holdings.

Chấn Minh Vũ Hán từng vận hành máy xeo giấy tissue công suất 60.000 tấn/năm và máy xeo giấy cao cấp không tráng phủ (UFP) công suất 160.000 tấn/năm tại một nhà máy ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Nhà máy đã ngừng sản xuất vào năm ngoái. Vào tháng 4, Chấn Minh Vũ Hán đã ký một thỏa thuận thoái vốn quyền sử dụng đất và các tòa nhà liên quan đến nhà máy cho chính quyền thành phố Vũ Hán.

Năm ngoái máy xeo giấy tissue đã được chuyển đến nhà máy chính của Chấn Minh Sơn Đông ở thành phố Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông.

Máy xeo UFP đang được chuyển đến một nhà máy khác của Chấn Minh Sơn Đông ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông. Máy sẽ được cải tạo lại thành một máy xeo giấy đặc biệt công suất 180.000 tấn/năm, dự kiến ​​khởi động vào cuối năm 2023.

Naini Papers của Ấn Độ mở rộng công suất bột giấy để cấp cho máy xeo giấy đặc biệt mới

Naini Papers đang mở rộng công suất bột giấy nội bộ sẽ được tích hợp với một máy xeo giấy đặc biệt mới tại nhà máy Kashipur ở bang Uttarakhand của Ấn Độ. Máy có tên là PM 3, công suất 130.000 tấn/năm sẽ được khởi động trong tháng 2/2025.

Bên cạnh việc cung cấp PM 3, Valmet còn thực hiện việc đại tu dây chuyền bột giấy nhằm mục đích nâng công suất của dây chuyền bột gỗ cứng từ 300 tấn/ngày lên 370 tấn/ngày.

Theo Valmet, PM 3 là máy xeo đầu tiên thuộc loại này ở Ấn Độ, với tốc độ thiết kế 1200 m/phút, sản xuất chủ yếu các loại giấy tráng phấn và không tráng phấn với phạm vi định lượng từ 40–170 g/m2. Nguyên liệu thô được sử dụng chủ yếu là bột gỗ cứng, có thể trộn bột gỗ mềm mua ngoài và canxi cacbonat kết tủa làm chất độn.

Không tiết lộ giá trị chính xác của hợp đồng cung cấp PM 3 và cải tiến dây chuyền bột giấy, Valmet chỉ cho biết đơn hàng này thường có giá trị từ 40-60 triệu Euro (44-66 triệu USD).

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                             

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
01/09/2023 25/08/2023 18/08/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 668 670 668 -0,30%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 655 655 655 0,00%
  BSK Nga* 645 645 645 0,00%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 530 530 530 0,00%
  BHK Nga* 510 510 510 0,00%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 600 600 590 0,00%
  Nga 540 540 540 0,00%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 475 475 465 0,00%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 485 485 475 0,00%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 830 860 860 -3,49%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan
01/09/2023 18/08/2023 28/07/2023 So với 2 tuần trước
OCC (11) từ Mỹ 177,5 177,5 172,5 0,00%
OCC (90/10) từ Châu Âu 132,5 132,5 132,5 0,00%
OCC (95/5) từ Châu Âu 137,5 137,5 137,5 0,00%
OCC Nhật Bản 142,5 142,5 147,5 0,00%

Ban biên tập VPPA

>>https://vppa.vn/ban-tin-tong-hop-ppia-tu-22-8-2023-30-8-2023/

Nhờ đâu đồng USD trở lại vị trí “vua”?

Theo dữ liệu từ FactSet, tính đến tuần trước, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã tăng 8 tuần liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối năm 2014 đầu năm 2015. Nếu tính từ giữa tháng 7 tới nay, chỉ số đã tăng 5%.

Trước đợt tăng này, đồng bạc xanh đã có một khoảng thời gian mấy tháng biến động mạnh, do sức ép từ mối lo rằng USD có thể mất dần địa vị đồng tiền dự trữ của thế giới, cộng thêm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đồn đoán về sự phi đôla hoá trong thương mại toàn cầu một lần nữa nổi lên vào tháng trước sau khi nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS kết nạp thêm một loạt thành viên trong đó có một số nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh lần này của BRICS không đạt được nhất trí nào về một đồng tiền chung nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD như ý tưởng mà một số thành viên đề xuất lúc đầu.

“Những đồn đoán về sự mất địa vị của đồng USD vẫn chỉ là một sự thổi phồng”, Giám đốc James Athey của công ty quản lý tài sản Abrdn nhận định với hãng tin CNN.

NỀN KINH TẾ MỸ TIẾP TỤC GÂY NGẠC NHIÊN  

Trong khi đó, sức mạnh của đồng USD vẫn đang được nâng đỡ bởi sự vững vàng của nền kinh tế Mỹ trong tương quanh so sánh với các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Việc kinh tế Mỹ trụ vững sau 11 lần nâng lãi suất của Fed đặt ra khả năng Fed giữ lãi suất cao hơn lâu hơn, từ đó tạo thêm lực hỗ trợ cho đồng USD, vì lãi suất cao hơn ở Mỹ so với ở các nền kinh tế khác sẽ hút các dòng vốn chảy vào Mỹ.

“Nền kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy sức mạnh đáng kể. Trong khi đó, các vấn đề ở Trung Quốc và nhất là ở châu Âu đặt ra rủi ro suy thoái ngày càng lớn”, ông Athey nói thêm.

Tình hình thị trường việc làm ở Mỹ là chỉ báo rõ rệt nhất về sự vững vàng của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này dù có tăng gần đây nhưng vẫn gần mức thấp nhất 50 năm. Hoạt động tuyển dụng diễn ra mạnh mẽ, với tăng trưởng việc làm diễn ra 32 tháng liên tiếp tính đến tháng 8 vừa qua. Tiền lương sau khi khấu trừ lạm phát tiếp tục đi lên.

Một vài dữ liệu gần đây về kinh tế có cho thấy sự suy yếu của lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất, nhưng tổng thể vẫn là một bức tranh kinh tế khả quan. Nhiều nhà kinh tế học đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay. Kịch bản một cuộc “hạ cánh mềm” cho kinh tế Mỹ – với Fed giảm được lạm phát mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái – đang có khả năng cao trở thành hiện thực.

“Nền kinh tế Mỹ tiếp tục gây ngạc nhiên theo chiều hướng tích cực. Dường như nền kinh tế vững vàng hơn so với những gì mà người ta đã lo sợ”, trưởng nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu Carsten Brzeski của ngân hàng ING nhận định với CNN.

Với một nền kinh tế như vậy, người tiêu dùng Mỹ sẽ có niềm tin để duy trì mức chi tiêu, và như thế Fed sẽ càng có lý do để duy trì lãi suất ở mức cao cho tới khi lạm phát giảm về mục tiêu 2% một cách bền vững. Lãi suất quỹ liên bang, lãi suất điều hành của Fed, hiện đang ở mức 5,25-5,5%, cao nhất trong 22 năm.

Diễn biến chỉ số Dollar Index từ đầu năm đến nay.
                                                              Diễn biến chỉ số Dollar Index từ đầu năm đến nay.

Theo ông Brzeski, Fed “có ít lý do để mạnh tay cắt giảm lãi suất trong năm tới”, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) “có rất ít dư địa để tiếp tục tăng lãi suất” xét tới môi trường kinh tế khó khăn hơn ở khu vực eurozone.

Giám đốc đầu tư Russ Mould của công ty AJ Bell nhận định chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và châu Âu, “cộng với khả năng chênh lệch đó sẽ duy trì chứ không rút ngắn”, là một “nhân tố lớn trong xu hướng tăng giá của USD”.

THỰC TRẠNG KINH TẾ CHÂU ÂU, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Sự yếu kém của kinh tế châu Âu và Trung Quốc so với Mỹ đang đặt đồng euro và nhân dân tệ trước áp lực giảm giá lớn. Đối với đồng yên, việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo – với biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) và lãi suất âm, trái ngược với sự thắt chặt của Fed – là nguyên nhân gây sức ép mất giá.

Đồng euro đã giảm 4,4% so với USD kể từ giữa tháng 7 tới nay, còn 1,07 USD đổi 1 euro. Đồng nhân dân tệ giảm 2,6% trong cùng khoảng thời gian, xuống mức thấp nhất so với USD trong 16 năm. Đồng yên từ đầu năm đến nay giảm 11% so với USD, đang ở gần mức thấp nhất 3 thập kỷ, dẫn tới những đồn đoán cho rằng nhà chức trách Nhật Bản có thể phải can thiệp để vực dậy tỷ giá đồng nội tệ.

Sáng 11/9, đồng yên phục hồi về ngưỡng 147 Yên đổi 1 USD, trong khi nhân dân tệ giảm về mức 7,37 nhân dân tệ/USD. Euro hồi nhẹ, đạt hơn 1,07 USD/euro.

Chiến lược gia Athanasios Vamvakidis của Bank of America Global Research nhận định kinh tế châu Âu đang có khả năng rơi vào tình trạng “stagflation” – tăng trưởng trì trệ kết hợp lạm phát cao. Số liệu điều chỉnh do cơ quan thống kê eurozone công bố tuần vừa rồi cho thấy nền kinh tế khu vực 20 nước sử dụng đồng euro chỉ tăng 0,1% trong quý 1 năm nay, thay vì tăng 0,3% như công bố lần đầu. Sản lượng công nghiệp của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 7.

Đồng euro yếu sẽ đẩy chi phí nhập khẩu tăng, gây áp lực lạm phát. Ngoài ra, giá dầu thô cũng tăng trong những tuần gần đây do Nga và Saudi Arabia gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng. Biến động giá khí đốt có thể xảy ra ở châu Âu trong mùa đông khiến rủi ro lạm phát ở khu vực này càng lớn hơn.

Kinh tế Trung Quốc cũng đang đối đầu một loạt thách thức lớn khiến đồng nhân dân tệ mất đi sức hấp dẫn: tiêu dùng giảm, khủng hoảng bất động sản leo thang, và xuất khẩu trượt dốc. Để bảo vệ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục hạ lãi suất thời gian gần đây – biện pháp không có lợi cho tỷ giá nhân dân tệ.

“Tình trạng yếu kém của kinh tế Trung Quốc không chỉ gây sức ép lên nhân dân tệ, mà còn cả các đồng tiền chủ chốt khác trong khu vực và đồng tiền các đối tác thương mại chính của Trung Quốc gồm euro”, chiến lược gia Alex Cohen của Bank of America Global Research nói với CNN.

Về phần mình, Nhật Bản đang phát đi tín hiệu có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ, nhưng điều này có vẻ không sớm trở thành hiện thực.

Hôm thứ Bảy vừa rồi, tờ báo Nhật Yomiuri đưa tin Thống đốc BOJ Kazuo Ueda nói rằng BOJ có thể sẽ kết thúc chính sách lãi suất âm một khi việc đạt mục tiêu lạm phát 2% trong tầm tay. Ông Ueda nói từ nay đến cuối năm, BOJ có thể sẽ có đủ dữ liệu để ra quyết định kết thúc lãi suất âm hay không. Lãi suất của BOJ hiện ở mức âm 0,1%.

“Một khi chúng tôi tin rằng Nhật Bản sẽ có được lạm phát bền vững cùng với tăng trưởng tiền lương, chúng tôi sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau. Nếu thấy có thể đạt được mục tiêu lạm phát sau khi chấm dứt lãi suất âm, chúng tôi sẽ làm như vậy”, Yomiuri dẫn tới vị Thống đốc.

Khác với các nền kinh tế phương Tây, Nhật Bản không chống lạm phát mà tìm cách kéo lạm phát lên. Dù cả BOJ, Fed và ECB đều có mục tiêu lạm phát 2%, BOJ phải nới lỏng để kéo lạm phát lên con số này, trong khi Fed và ECB nâng lãi suất đển kéo lạm phát xuống mục tiêu này. Lạm phát ở Nhật hiện đã vượt 2% được hơn 1 năm, nhưng BOJ lo ngại việc nâng lãi suất quá sớm sẽ khiến lạm phát tụt trở lại.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Ueda nhắc lại lập trường rằng BOJ sẽ “kiên nhẫn” duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo trong thời gian trước mắt. “Dù đã có những tín hiệu tích cực xuất hiện, mục tiêu lạm phát vẫn chưa trong tầm tay”, ông nói.

Nguồn: vneconomy.vn/

Gói hỗ trợ lãi suất 2% mới giải ngân được 1,7%, thấp so với kỳ vọng

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% khoảng 681 tỷ đồng, tức mới giải ngân được khoảng 1,7% tổng quy mô gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt gần 140.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 56.000 tỷ đồng cho gần 2.100 khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ước tính đến hết năm nay, số tiền hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách nhà nước với 40.000 tỷ đồng dự kiến chỉ đạt khoảng 2.570 tỷ đồng.

Như vậy, thực hiện Nghị định 31 về gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách nhà nước với 40.000 tỷ đồng được áp dụng từ năm 2022 chưa đạt được như kỳ vọng.

Nguyên nhân khiến gói hỗ trợ này giải ngân chậm chủ yếu là do tâm lý e ngại công tác thanh, kiểm tra, cân nhắc giữa lợi ích từ hỗ trợ lãi suất 2% và chi phí bỏ ra khi nhận hỗ trợ lãi suất như theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục thanh, kiểm tra; khó đánh giá về khả năng “phục hồi” trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều yếu tố rủi ro, bất định; tình hình kinh tế-xã hội đã thay đổi so với thời điểm ban hành chính sách nên nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp thay đổi…

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả triển khai chương trình này để có cơ sở xây dựng phương án đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh nhiệm vụ chi hỗ trợ lãi suất không sử dụng hết sang hình thức, chính sách hỗ trợ khác có khả năng triển khai, còn dư địa.

Trong khi gói tín dụng chính sách giải ngân chậm thì gói tín dụng thương mại 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội triển khai tốt hơn. Hiện đã có 12 địa phương công bố danh mục 25 dự án đủ điều kiện với nhu cầu vay hơn 13.000 tỷ đồng. Trong đó, Bình Dương có 4 dự án với nhu cầu vay vốn là 1.181 tỷ đồng, Bắc Ninh có 6 dự án với nhu cầu vay vốn là 3.381,33 tỷ đồng, Bắc Giang có 1 dự án với nhu cầu vay vốn là 1.838,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng của các địa phương đã rà soát hồ sơ, trình Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh xem xét như Thành phố Hồ Chí Minh (6 dự án, nhu cầu vay vốn khoảng 2.776,6 tỷ đồng, Bình Định (6 dự án, nhu cầu vay vốn là 1.832 tỷ đồng)…

Ngoài ra, gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho vay lâm sản, thủy sản cũng được giải ngân tích cực. Đến ngày 10/8, sau 20 ngày triển khai, các ngân hàng đã giải ngân gần 800 tỷ đồng gói tín dụng này.

Điều này đang được nhiều doanh nghiệp, địa phương đánh giá cao và kỳ vọng tạo đà bứt phá cho xuất khẩu những tháng cuối năm./.

Thúy Hà (Vietnam+)