Chính phủ lập ban chỉ đạo triển khai gói phục hồi kinh tế

Các Phó trưởng ban chỉ đạo gồm Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Tài chính Võ Thành Hưng và Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà. Ngoài ra, thành viên Ban này còn gồm lãnh đạo nhiều bộ, ngành khác.

Ban chỉ đạo sẽ giúp Thủ tướng nghiên cứu, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong thực hiện gói phục hồi kinh tế gần 350.000 tỷ đồng thuộc Nghị quyết 43 của Quốc hội.

Nghị quyết về chương trình phục hồi kinh tế gần 350.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường hồi tháng 1. Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV diễn ra vào tháng 6 năm nay, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sốt ruột khi gói phục hồi kinh tế tới giờ vẫn chưa được giải ngân. Họ cho rằng, chủ trương gói phục hồi kinh tế được thông qua “một cách khẩn trương nhất” nên cũng cần “quyết tâm đặc biệt” để tạo nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau dịch.

Giải trình trước Quốc hội ngày 2/6, Phó thủ tướng Lê Minh Khái, cho rằng nhiệm vụ này là mới, không có trong kế hoạch dài hạn, thường xuyên, nên cần làm “thận trọng để tránh sơ suất và tránh những trách nhiệm sau này khi tổ chức thực hiện vì số tiền rất lớn”.

   >>> Thị trường OCC tại Đông Nam Á: OCC Châu Âu giảm giá, OCC Mỹ ổn định

Theo VnExpress

Thị trường OCC tại Đông Nam Á: OCC Châu Âu giảm giá, OCC Mỹ ổn định

Các đơn hàng bị hủy tại Ấn Độ sau đó đều được các nhà cung cấp tìm hướng chuyển sang các thị trường thay thế tại Đông Nam Á, chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam. Do Malaysia và Indonesia thực hiện kiểm tra trước khi xếp hàng lên tàu, nên hai nước này không thể nhập khẩu lượng hàng này.

Người mua tại Đông Nam Á đang yêu cầu giảm tới 100 USD/tấn đối với OCC của Mỹ, mặc dù  cước vận tải biển đã giảm đáng kể đối với vận chuyển giấy thu hồi từ cả Mỹ và Châu Âu đến Đông Nam Á, với mức giảm tương đương 20 USD/tấn.

Giá OCC Châu Âu: Tuần cuối tháng 6/2022, giá OCC 95/5 của Châu Âu đạt 245-255 USD/tấn ở Thái Lan và Việt Nam, 245-250 USD/tấn ở Malaysia và 255-260 USD/tấn ở Indonesia.

Tuần đầu tháng 7/2022, giá OCC 95/5 của Châu Âu đã giảm, ở mức 235-245 USD/tấn tại Thái Lan và Việt Nam, giảm 10 USD/tấn.

Giá OCC của Mỹ: Hiện nay, OCC 12 của Mỹ là loại hàng được mua nhiều nhất tại các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy tái chế của Trung Quốc trong khu vực.

Tuần cuối tháng 6/2022, OCC 12 của Mỹ được bán với giá 310 USD/tấn ở Thái Lan. Tuần đầu tháng 7/2022, được chào bán xuống dưới 300 USD/tấn và chốt ở 285-300 USD/tấn tại Đông Nam Á và 275-280 USD/tấn ở Đài Loan.

Giá OCC Nhật Bản: Giá OCC của Nhật Bản vẫn ổn định cho đến nay, ở mức 260-280 USD/tấn. Loại này chủ yếu được bán ở Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam./.

    >>> Bản tin ngành Giấy tháng 6/2022

Theo Fastmakets RISI

Bản tin tháng 6/2022

Trong bản tin số 6 – tháng 5/2022 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Zhejiang Jingxing khởi động máy xeo giấy tissue mới

Nine Dragons tiếp tục ngừng sản xuất ở nhà máy Tuyền Châu

Daio Paper tăng giá giấy in báo ít nhất 15% ở Nhật Bản

   >>> Xem BẢN TIN VPPA tháng 6/2022

VCCI tổ chức đoàn khảo sát thực tế nước ngoài

Nhằm tạo cơ hội học tập kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh và thu hút đầu tư từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu để ứng dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam hiện nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức các chương trình học tập, khảo sát thực tế tại nước ngoài như sau :

  1. Hỗ trợ Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng tại thị trường Châu Âu.

– Thời gian dự kiến: tháng 10 năm 2022

– Địa điểm: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức

  1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu thông qua sáng tạo và đổi mới công nghệ: bài học kinh nghiệm từ thị trường Mỹ

– Thời gian dự kiến: tháng 11/2022 và tháng 04/2023

– Địa điểm: Mỹ (New York, Washington DC, San Francisco, Los Angeles…)

VPPA xin thông báo để các doanh nghiệp và đơn vị quan tâm tham dự.

Nội dung chi tiết chương trình và thủ tục đăng ký được đính kèm dưới đây:

Chương trình khảo sát thực tế 2022: Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng tại thị trường Châu Âu

Chương trình khảo sát thực tế 2022: Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo: bài học kinh nghiệm từ thị trường Mỹ

Phiếu đăng kí tham gia chương trình

VPPA

Diễn đàn kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022: “Phát thải ròng bằng không – Từ cam kết đến hành động”

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tới Diễn đàn thông điệp về tinh thần đoàn kết, chung tay sẻ chia và cùng hành động trong giảm phát thải khí carbon hướng tới thực hiện thành công mục tiêu phát thải ròng bằng “0” như cách nhân loại đã cùng nhau ứng phó với đại dịch COVID-19; nhấn mạnh cơ chế hợp tác giữa các quốc gia cũng như với các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, nhất là trong chia sẻ kiến thức, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ…

Thủ tướng đặt ra yêu cầu về hoàn thiện các cơ chế, chính sách để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là từ khâu thiết kế, lập quy hoạch đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời kêu gọi sự hưởng ứng và tham gia tích cực của toàn xã hội, từ thay đổi thói quen tiêu dùng, thải bỏ các sản phẩm đã qua sử dụng đến chấp nhận các sản phẩm sản xuất từ vật liệu tái chế, hay các sản phẩm được làm mới sau khi đã qua một chu trình sử dụng.

Thủ tướng mong muốn thông qua diễn đàn, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp đóng góp nhiều sáng kiến, giải pháp cho xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam và sớm có mô hình thành công về phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp độ địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; để kinh tế tuần hoàn đóng góp vào mục tiêu Phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam và thế giới.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ sinh thái tự thiên đang là khủng hoảng kép đối với nhân loại hiện nay. Vấn đề môi trường, khí hậu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong các chương trình nghị sự của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các chương trình, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được đưa vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”.

Việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế. Tuy nhiên, với sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của toàn xã hội, trong đó doanh nghiệp và người dân là động lực thúc đẩy, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn sẽ sớm được thúc đẩy tại Việt Nam.

Dien dan kinh te tuan hoan Viet Nam 2022: “Phat thai rong bang khong – Tu cam ket den hanh dong” hinh anh 2Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Để sớm thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, cần kiến tạo thể chế, cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, nhất là những quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường. Quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường (phát thải và công nghệ) tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực. Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế; thúc đẩy phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới. Ban hành các tiêu chí về mua sắm công xanh, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc vật liệu tái chế. Lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần (đồ nhựa, túi nilong) bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.

Lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nhiệt điện,…theo mô hình tuần hoàn, không phát thải chất thải, khí thải và nước thải. Doanh nghiệp thúc đẩy quan hệ hợp tác hỗ trợ, tiếp cận với các cơ hội tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ cho kinh tế tuần hoàn.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà lưu ý, cần truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về kinh tế tuần hoàn; về trách nhiệm phân loại tại nguồn các loại rác thải để thực hiện tái chế, tái sử dụng; thay đổi hành vi tiêu dùng hướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường.

Dien dan kinh te tuan hoan Viet Nam 2022: “Phat thai rong bang khong – Tu cam ket den hanh dong” hinh anh 3Lễ công bố Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Tăng cường hợp tác, huy động các nguồn lực

Tại Diễn đàn, các đối tác trong nước và quốc tế cùng nhau chia sẻ về các mô hình kinh tế tuần hoàn đã thành công trên thế giới, trong khu vực, từ đó xác định các mô hình phù hợp có thể áp dụng tại Việt Nam. Diễn đàn là cơ hội để các bên cùng trao đổi và thảo luận về các cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính để thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn; tăng cường hợp tác, huy động các nguồn lực, đặc biệt từ khối tư nhân trong việc xây dựng và triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Điều này rất quan trọng để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam mà việc đầu tư vào hệ thống quản trị, phát triển thể chế và chính sách để thúc đẩy kinh doanh bền vững, giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm sẽ giúp Việt Nam đảm bảo phục hồi kinh tế xanh trong tương lai. “Chúng tôi tin rằng bằng các nỗ lực tập thể, chia sẻ dữ liệu, kiến thức và kinh nghiệm một cách cởi mở, kết nối các bên liên quan, sẽ giúp thay đổi tư duy, hướng đến sự chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn, phù hợp với nhu cầu, lịch sử và tham vọng của người dân Việt Nam. Do vậy, chúng tôi vui mừng đồng hành cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đối tác phát triển ra mắt Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.”, bà Caitlin Wiesen nói.

Dien dan kinh te tuan hoan Viet Nam 2022: “Phat thai rong bang khong – Tu cam ket den hanh dong” hinh anh 4Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn SCG (Thái Lan) chia sẻ, kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty, khách hàng, chuỗi cung ứng và những bên liên quan tham gia trong chuỗi giá trị. Những nỗ lực chung và sự hợp tác giữa Bộ Tài Nguyên và Môi trường cùng Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan ngày hôm nay chính là một minh chứng rõ ràng nhất. Các doanh nghiệp Thái Lan đang nỗ lực hợp tác với các tổ chức công – tư tại Việt Nam để triển khai nhiều dự án trong lĩnh vực này. “Mục tiêu của chúng tôi là bắt tay cùng các đối tác để cùng phát triển hướng đến sự bền vững trong tương lai. Hơn thế nữa, tôi tin rằng, đây sẽ là một phần quan trọng hướng đến mục tiêu bền vững lớn hơn và phát thải carbon ròng bằng không trong tương lai..”, ôngRoongrote Rangsiyopash khẳng định.

Bên cạnh phiên toàn thể, Diễn đàn bao gồm các phiên chuyên đề tập trung vào các nội dung: Thúc đẩy hợp tác về kinh tế tuần hoàn thông qua tạo lập mạng lưới đối tác, chia sẻ kiến thức; tài chính đổi mới và công nghệ xanh về kinh tế tuần hoàn; các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; thúc đẩy các giải pháp kinh tế tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm nhựa tới sức khỏe. Tại Diễn đàn, gần 20 gian hàng triển lãm trình diễn về khái niệm, cách tiếp cận và các mô hình kinh tế tuần hoàn được giới thiệu đến các đại biểu tham dự.

     >>> Thị trường bột giấy: Dự trữ toàn cầu trong tháng 5 ít thay đổi; Trung Quốc ổn định giá giao ngay, giảm giá giao sau

Theo Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Thị trường bột giấy: Dự trữ toàn cầu trong tháng 5 ít thay đổi; Trung Quốc ổn định giá giao ngay, giảm giá giao sau

Tồn kho nhà sản xuất bột BSK giảm hai ngày xuống 38 ngày, tồn kho bột BHK đã tăng một ngày lên 46 ngày.

Tổng lượng bột giấy bán ra trên thị trường toàn cầu trong tháng 5/2022 đạt 4,378 triệu tấn, tăng 5,1% so với cũng kỳ năm 2021 là 4,163 triệu tấn và tăng 6,3% so với 4,120 triệu tấn của tháng 4/2022.

Lượng giao hàng bột BSK trên toàn thế giới đạt tổng cộng 1,933 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm trước là 1,882 triệu tấn và tăng 8% so với mức 1,790 triệu tấn của tháng 4/2022.

Lượng bột BSK bán ra tăng 2,6% trong tháng 5/2022 là do sự bù đắp nhiều hơn của bột NBSK từ Bắc Mỹ và Tây Âu bán vào thị trường Trung Quốc gia tăng.

Lượng giao hàng bột BHK tháng 5 đạt tổng cộng 2,256 triệu tấn trên toàn cầu, tăng 7% so với cũng kỳ năm 2021 là 2,109 triệu tấn hay như 2,110 triệu tấn của tháng 4/2022.

Suzano – nhà sản xuất bột BHK lớn của Brazil thông báo mức tăng 20 USD/tấn đối với BEK ở châu Á và mức tăng 30 USD/tấn ở châu Âu với mức giá niêm yết mới là 1.380 USD/tấn, CIF.

Tại Bắc Mỹ, Suzano dự kiến tăng 40 USD/tấn, dự báo sẽ đưa mức giá lên 1.610 USD/tấn.

Nguyên nhân tăng giá của bột BHK toàn cầu là do nhu cầu tiêu thụ gia tăng và khó khăn về hậu cần và tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Tại Châu Á là Asia Pulp & Paper Sinar Mas OKI có công suất 2,8 triệu tấn/năm ở Indonesia dự kiến sẽ giảm sản lượng do chuỗi vận chuyển bị đình trệ trong vòng 5-6 tháng do bị sập cầu cảng.

Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc, giá bột giấy nhập khẩu giao ngay ổn định với BSK và tăng nhẹ đối với BHK.

Ngược lại, giá bột BSK giao sau giảm đáng kể trong giai đoạn trung tuần tháng 6/2022, đối với hợp đồng giao dịch tháng 9 mức giá khoảng 802 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức giá nhập khẩu (giao ngay) và bán lại của loại bột này.

Giá bột NBSK nhập khẩu từ Canada và khu vực Bắc Âu được chào bán lần lượt ở mức 990-1.030 USD/tấn và 980-1.030 USD/tấn.

Giá bột gỗ thông radiata đạt 980-1.010 USD/tấn, trong khi bột BSK của Nga được bán ở mức 920-960 USD/tấn.

Tuy nhiên, giá bột BHK bán lại đã tăng thêm 30 RMB/tấn trong trung tuần tháng 6/2022, lên 6.630 RMB/tấn.

Nguyên nhân là do nguồn cung BHK từ Nam Mỹ vẫn gián đoạn và nhu cầu về bột BHK ở Châu Âu và Bắc Mỹ rất mạnh.

Giá bột BHK Nam Mỹ tại Trung Quốc hiện ở mức 830-840 USD/tấn./.

    >>> Thị trường RCP Đông Nam Á vẫn duy trì mức cao

Theo Fastmarkets và PPI Asia

VPPA tổng hợp

Thị trường RCP Đông Nam Á vẫn duy trì mức cao

Những khách hàng lớn ở Đông Nam Á tiếp tục giảm khối lượng mua vào do mức tiêu thụ giấy bao bì tại Trung Quốc giảm, đã làm giảm lượng giấy bao bì của những này xuất khẩu sang Trung Quốc. Ấn Độ, nước nhập khẩu OCC từ Mỹ lớn nhất hiện nay đã giảm mua vào OCC liên tục trong hai tháng và đây là yếu tố có thể sẽ kéo giảm giá OCC.

Tỷ lệ thu gom OCC tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đang thấp, dẫn đến nguồn cung hạn chế, đây cũng là nguyên nhân để các nhà cung cấp dựa vào để từ chối áp lực giảm giá do khách hàng tạo nên.

Trong tháng 6, các nhà máy Trung Quốc tại Đông Nam Á lên kế hoạch thu mua đủ lượng 100.000 tấn OCC Mỹ.

Theo các nhà quan sát và phân tích thị trường, tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, giá giấy làm lớp sóng tái chế là 650-730 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu chỉ dưới 500 USD/tấn.

Tại Nhật Bản cũng vậy, giấy bao bì tái chế xuất khẩu sang Trung Quốc có giá thấp từ 420-430 USD/tấn nhưng giá nội địa ở mức 460 USD/tấn. Có thể các nhà cung cấp Nhật Bản định giá loại này thấp như vậy là do có nguồn OCC nội địa rẻ, có giá khoảng 200 USD/tấn – thấp hơn nhiều so với giá OCC xuất khẩu.

Trong giai đoạn trung tuần tháng 6/2022, giá OCC của Nhật Bản giữ nguyên ở mức 260-280 USD/tấn tại Đài Loan và Đông Nam Á. Giá DS OCC 12 của Mỹ đã tăng 5 USD/tấn lên 270-275 USD/tấn và giá OCC 11 của Mỹ tăng lên 265-270 USD/tấn tại thị trường Đài Loan.

Tại Đông Nam Á, giá DS OCC 12 và OCC 11 của Mỹ đều ổn định, lần lượt ở mức 290-300 USD/tấn và 280-290 USD/tấn.

Do Ấn Độ từ chối mua OCC 95/5 Châu Âu, nên người bán phải đưa số hàng này từ Ấn Độ sang bán ở Đông Nam Á với giá rẻ, chỉ 260-270 USD/tấn./.

    >>> Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hiệp định VN-EAEU FTA từ 3,25%- 2,34%

Theo Fastmarkets RISI

CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ VÀ “BAO BÌ CHỨC NĂNG”

Tìm kiếm trên Internet nhanh chóng cho chúng ta vô số những ví dụ sáng tạo của thiết kế Bao bì chức năng. Chúng luôn luôn được phát triển để theo kịp với nhịp sống mới, thói quen tiêu dùng mới, hay thậm chí là định nghĩa lại một thói quen tiêu dùng cho những sản phẩm không mới.

Hiểu đơn giản: Bao bì Chức năng = Bao bì thông thường + tối thiểu một chức năng hỗ trợ sử dụng sản phẩm

Cuộc sống công nghiệp và phong cách năng động hơn của giới trẻ hình thành thói quen tiêu thụ những bữa ăn nhanh trên đường di chuyển. Xu thế Take & Go ảnh hưởng rõ rệt lên phong cách bao bì mới, với nhiều mẫu Bao bì chức năng.

Avery Dennison đã có một khảo sát ý kiến người tiêu dùng và nêu bật bảy chức năng được mong đợi trên Bao bì chức năng: bảo quản tươi ngon,dể dùng,bền vững, khả năng lưu trử, tiện lợi, linh hoạt, bảo vệ. Các thương hiệu chắc chắn đặc biệt quan tâm nhằm tạo sự khác biệt thú vị và thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng. Gánh nặng phát triển sản phẩm mới sẽ dồn lên vai Người thiết kế và doanh nghiệp bao bì. Có lẽ chúng ta cần thu thập nhiều thông tin, chuẩn bị những giải pháp phù hợp từ in đến thành phẫm để đón đầu những làn sóng mới.

Bao bì chức năng chắc chắn là một đề tài hấp dẫn và là hướng đi dành cho sự sáng tạo. Chi tiết sẽ được các chuyên gia, các nhà sản xuất bao bì làm sáng tỏ trong buổi hội thảo trực tuyến BAO BÌ XANH VÌ TRÁI ĐẤT XANH – PHẦN 3: THẾ NÀO LÀ MỘT BAO BÌ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO “ và SÁNG TẠO TRONG BAO BÌ, NHỮNG GÓC NHÌN ĐA CHIỀU”

Đăng ký tham dự: https://us02web.zoom.us/webinar/register/4316544996334/WN_W_3qRNA2SNW9y3ZZQM-Prg

    >>> Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô có tân viện trưởng

Hiệp hội Bao bì Việt nam

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô có tân viện trưởng

Trước khi được bổ nhiệm là Viện trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, ông Cao Văn Sơn giữ chức vụ Phó Viện trưởng của Viện.
Tham dự buổi lễ có ông Lý Quốc Hùng, Ủy viên Ban cản sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương); ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương); ông Hoàng Quốc Lâm, Chủ tịch hội đồng Thành viên, Tổng Công ty Giấy Việt Nam; ông Đặng Văn Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam; cùng các cán bộ, viên chức, người lao động tại Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô…
Được sự ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công Thương công bố Quyết định về việc bổ nhiệm đối với tân Viện trưởng Cao Văn Sơn, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) chúc mừng đồng chí Cao Văn Sơn đã được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương và cán bộ, viên chức của Viện tín nhiệm giữ cương vị Viện trưởng.
“Đây vừa là vinh dự nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội nói chung, cũng như của ngành giấy nói riêng. Với một viện nghiên cứu chuyên sâu, chuyên ngành, đòi hỏi sự nỗ lực cao của cá nhân đồng chí Cao Văn Sơn” – ông Lý Quốc Hùng nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Lý Quốc Hùng đề nghị, trong thời gian tới, Vụ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Tổng Công ty Giấy Việt Nam, cán bộ, viên chức, người lao động của Viện sẽ tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ đồng chí Cao Văn Sơn hoàn thành tốt những nhiệm vụ đã đề ra để Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô có sự phát triển mới và vượt bậc hơn nữa.
Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, ông Cao Văn Sơn chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương; Chi ủy, ban lãnh đạo Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và các thế hệ lãnh đạo của Viện, lãnh đạo Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Tân Viện trưởng cho biết, ông đã trải qua gần 22 năm công tác, gắn bó với Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô kể từ khi tốt nghiệp đại học, qua nhiều vị trí công tác, chứng kiến nhiều bước thăng trầm của Viện.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện nay còn nhiều khó khăn và thách thức, Viện lại hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính và đầu tư nên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học và công nghệ.
“Tôi xin hứa sẽ làm việc hết sức mình để đáp lại sự tin tưởng, tín nhiệm của các đồng chí. Tập trung sức mạnh đoàn kết của cán bộ, viên chức và người lao động để giữ ổn định, từng bước phát triển và luôn giữ vững Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô là đơn vị khoa học và công nghệ đầu ngành trong lĩnh vực giấy và bột giấy” – ông Cao Văn Sơn nhấn mạnh.
Theo Báo Công Thương

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hiệp định VN-EAEU FTA từ 3,25%- 2,34%

Bộ Tài chính cho biết, ngày 26/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/2017/NĐ-CP ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các nước thành viên (gọi tắt là Hiệp định VN-EAEU FTA) giai đoạn 2018-2022.

Bên cạnh đó, ngày 08/03/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (AHTN 2022). Theo kế hoạch, các cam kết về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong Hiệp định VN-EAEU FTA cần được chuyển đổi sang AHTN 2022 để đảm bảo sự đồng bộ hóa của pháp luật trong nước, tuân thủ cam kết của Việt Nam tại Nghị định thư của các nước ASEAN và Công ước về Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS) của Tổ chức Hải quan thế giới.

Để thực thi các cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam tại Hiệp định, Bộ Tài chính triển khai xây dựng dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2022-2027 và đăng tải lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.

Mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bình quân từ 3,25%- 2,34%

Theo dự thảo, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VN-EAEU FTA theo AHTN 2022 giai đoạn 2022-2027 gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho từng năm, kể từ năm 2022 đến hết ngày 31/12/2027.

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bình quân cho từng năm là: Năm 2022 là 3,25%, 2023 là 2,95%; năm 2024 là 2,66%, năm 2025 là 2,36%, năm 2026 là 2,36% và năm 2027 là 2,34%.

Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VN-EAEU FTA: Dự thảo Nghị định quy định các điều kiện để hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VN-EAEU FTA, gồm:

1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định VN-EAEU FTA, bao gồm các nước sau:

a) Cộng hòa Armenia;

b) Cộng hòa Belarus;

c) Cộng hòa Kazakhstan;

d) Cộng hòa Kyrgyzstan;

đ) Liên bang Nga;

e) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước).

3. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN-EAEU FTA, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu EAV, theo quy định pháp luật hiện hành.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý TẠI ĐÂY

     >>> Biến động giá bột giấy tại thị trường Trung Quốc

Theo báo Chính phủ