Lúng túng giảm thuế VAT: Ưu đãi thành ngược đãi

Phản ánh với PV Tiền Phong, nhiều DN chuyên thu mua sắt, thép phế liệu (trên cả nước và nhập cho các nhà máy luyện thép xây dựng) phản ánh đang rơi vào tình trạng “chết lâm sàng” trước cách hướng dẫn thiếu thống nhất của các cục thuế về các mặt hàng được miễn 2% thuế VAT. Theo đó, Nghị định 15/2022 của Chính phủ giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%, trong phụ lục các mặt hàng không được giảm thuế cũng không có sắt thép phế liệu, nhưng lại ghi “mặt hàng sắt thép chưa được xếp vào mục nào”. Khi DN phát văn bản hỏi, Cục Thuế Thái Nguyên, Vĩnh Long hướng dẫn sắt thép phế liệu được giảm VAT còn 8%, thế nhưng các tỉnh khác như Bắc Ninh lại trả lời mặt hàng này không được giảm thuế VAT (giữ nguyên mức 10%).

Từ đây dẫn tới việc, các DN trên không biết ghi hóa đơn nhập và xuất hàng với mức thuế VAT nào (8 hay 10% với cùng một mặt hàng), nên không được thanh toán tiền hàng, thậm chí đối mặt rủi ro pháp lý về thuế (khi cùng mặt hàng nhưng hóa đơn đầu vào ra và ghi các mức thuế khác nhau). Để ứng phó, giữa các DN phải tự lập biên bản thống nhất mức thuế tạm thời ghi vào hóa đơn để thanh toán và chờ hướng dẫn khác của cơ quan thuế sẽ thực hiện điều chỉnh lại hóa đơn. “DN chỉ cần được hướng dẫn rõ ràng, thống nhất về mức thuế, kể cả không được giảm thuế, tránh rủi ro cho DN”, lãnh đạo Cty D.T nói.

Ông Đặng Mai Dũng, chủ DN ở Hà Nội (chuyên cung cấp dịch vụ môi giới bán hàng và hưởng hoa hồng) cũng gặp vướng với việc tính thuế VAT và ghi hóa đơn. Theo ông Dũng, trong các mặt hàng DN môi giới có thứ được giảm thuế VAT, có loại không, Cty chỉ thu phí môi giới, phần phí này cũng không biết có được giảm thuế không. Cty ông Dũng sẵn sàng xuất hóa đơn tính thuế VAT 10% (không cần giảm thuế) cho tất cả các khoản phí môi giới, nhưng lại lo không hợp lệ, sau này kiểm tra thuế có thể bị xử phạt.

Tương tự, chị Trịnh Thị Phúc, kế toán cho một đơn vị sửa chữa ô tô ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phản ánh, việc ghi hóa đơn cho khách hàng của đơn vị đang gặp vướng mắc về thuế VAT. Chẳng hạn, trong dịch vụ sơn xe ô tô, nguyên liệu sơn không được giảm thuế VAT, nhưng tiền công sơn lại được giảm thuế, nên không biết ghi hóa đơn thế nào cho khách. Vướng mắc tương tự cũng gặp phải với các dịch vụ sửa chữa khác đơn vị đang cung cấp. Tình trạng này cũng gây khó khăn cho các DN xây dựng và gia công cơ khí.

    >>> Ấn Độ điều chỉnh thuế nhập khẩu RCP mới đối với các nhà sản xuất giấy

Theo Tiền Phong

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khánh thành một số dự án lớn tại Bình Phước

Cùng tham dự các sự kiện có Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường.

Tại xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, khu vực giáp tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng đã nghe báo cáo về hướng tuyến dự án đường bộ từ TP. Đồng Xoài (Bình Phước) qua Đồng Nai, kết nối với các công trình hạ tầng giao thông chiến lược tại khu vực Đông Nam Bộ như tuyến vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành…

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khánh thành một số dự án lớn tại Bình Phước - Ảnh 2.

Thủ tướng khảo sát thực địa tại khu vực suối Mã Đà nằm giữa Bình Phước và Đồng Nai. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quy hoạch, triển khai các dự án ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất, ít ảnh hưởng tiêu cực nhất.

Tuyến đường ĐT.753 từ Bình Phước đi sang Đồng Nai là đường gần nhất kết nối từ các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước đi Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và Cái Mép, Thị Vải (rút ngắn 60 km so với đi đường hiện tại).

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khánh thành một số dự án lớn tại Bình Phước - Ảnh 3.

Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước tại khu vực suối Mã Đà. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Quy hoạch mạng lưới thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường ĐT.753 được quy hoạch nâng cấp lên thành Quốc lộ.13C (đi từ Đồng Xoài, Bình Phước đến Trảng Bom, Đồng Nai).

Tháng 7/2021, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà có chiều dài 30 km, quy mô cấp III, tổng mức đầu tư là 655 tỷ đồng, sử dụng ngân sách địa phương.

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khánh thành một số dự án lớn tại Bình Phước - Ảnh 4.

Thủ tướng khảo sát thực địa tại khu vực suối Mã Đà nằm giữa Bình Phước và Đồng Nai. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Sử dụng hiệu quả nhất quỹ đất và lao động trên cơ sở công nghệ, quản trị hiện đại

Tại khu công nghiệp Becamex Bình Phước, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới thăm, kiểm tra Nhà máy CPV Food. Nhà máy thứ 17 này của Tập đoàn CP (Thái Lan) tại Việt Nam cũng là nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á của Tập đoàn, với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD.

Đây là tổ hợp các nhà máy và trang trại chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín hoàn chỉnh, gồm nhà máy thức ăn chăn nuôi – trang trại gà giống bố mẹ – nhà máy ấp trứng – trang trại gà thịt – nhà máy giết mổ và chế biến, cùng với hệ thống xử lý phế phẩm.

Trong giai đoạn 1 (đến hết năm 2022), quy mô tổ hợp dự án là 50 triệu con/năm với sản lượng chế biến 116.000 tấn/năm. Trong đó, 55% sản lượng thực phẩm chế biến được dành cho xuất khẩu, 45% cung cấp nội địa.

Giai đoạn 2 của dự án bắt đầu từ năm 2023, nâng công suất lên gấp đôi, tương đương 100 triệu con gà thịt/năm. Thị trường xuất khẩu mục tiêu của tổ hợp dự án là Nhật Bản 45%, EU 35%, các nước châu Á khác 10%, Trung Đông 10%.

Tại đây, Thủ tướng đã thăm dây chuyền sản xuất và tìm hiểu về hoạt động của nhà máy, đặc biệt là việc xử lý các vấn đề môi trường, phát thải methane; hoạt động, kim ngạch xuất nhập khẩu của nhà máy, tác động của các FTA mà Việt Nam đã tham gia tới nhà máy; đóng góp của nhà máy với ngân sách nhà nước…

Nhà máy cho biết hiện năm 2021 đóng thuế khoảng 30 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 2.800 người với mức lương khoảng 10-15 triệu đồng, cao hơn bình quân chung trong khu vực.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Thủ tướng đánh giá, nhà máy công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng, Thủ tướng bày tỏ mong muốn nhà máy tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa trong khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi (hiện nhập khẩu khoảng 70%) góp phần giảm chi phí cho nhà máy và cùng Việt Nam xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ…

Thủ tướng đề nghị tổ hợp nhà máy xử lý tốt vấn đề môi trường khi vận hành 24 trang trại chăn nuôi gà; tận dụng tối đa các FTA mà Việt Nam đã ký kết để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu; sử dụng hiệu quả nhất quỹ đất và lao động trên cơ sở công nghệ, quản trị hiện đại… Đồng thời, đóng góp thuế nhiều hơn nữa cho ngân sách theo quy định của pháp luật Việt Nam; hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Thủ tướng đề nghị chính quyền địa phương tạo thuận lợi cho nhà máy hoạt động, hai bên phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề đặt ra.

* Tiếp đó, tại khu công nghiệp Becamex Bình Phước, huyện Chơn Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án Nhà máy Hayat Kimya (Việt Nam).

   >>> Nga thúc đẩy đầu tư chuyển đổi sang sản xuất giấy bao bì

Theo báo Chính phủ

Bắc Giang quy hoạch chi tiết cảng logistics Long Xá 80 ha

Khu vực lập quy hoạch nằm tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng. Ranh giới được giới hạn phía Bắc giáp đê Tả sông Cầu (đê cấp III), phía Nam giáp Sông Cầu, phía Đông giáp bãi sông Cầu và trạm bơm Yên Tập Bắc và phía Tây giáp khu vực bãi sông và khu dân cư thôn Thạch Xá, xã Yên Lư.

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 80 ha. Cảng logistic Long Xá là cảng thủy nội địa, cảng cạn (ICD), dịch vụ tổng hợp, logistics với hạ tầng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đồng bộ.

Các hạng mục cần đầu tư xây dựng bao gồm cầu cảng xuất nhập hàng hóa tổng hợp, kho bãi hàng hóa, khu kho CFS, kho lạnh và các khu điều hành, dịch vụ tiền cảng, khu neo đậu và quay trở tầu, kết nối luồng thủy nội địa quốc gia trên sông, hạ tầng kỹ thuật…

Bên cạnh quy hoạch chi tiết cảng logistics Long Xá, từ đầu tháng 3 tới nay UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã phê duyệt quy hoạch khu Logistics Ninh Sơn 77 ha và quy hoạch chi tiết xây dựng Cảng thủy nội địa, xã Yên Sơn 110 ha.

    >>> Nga thúc đẩy đầu tư chuyển đổi sang sản xuất giấy bao bì

Theo Báo Người đồng hành

Nga thúc đẩy đầu tư chuyển đổi sang sản xuất giấy bao bì

Theo xu hướng tái cấu trúc các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất giấy của Nga, các nhà sản xuất giấy in đang chuyển đổi công suất sang một số phân khúc sản phẩm đang phát triển khác như giấy bao bì công nghiệp, giấy tiêu dùng (tissue).

Điển hình là Tập đoàn Ilim Group, nhà sản xuất giấy và bìa hàng đầu tại Nga đã tăng sản lượng bìa cứng lên 9%, đạt mốc kỷ lục 282 triệu mét vuông vào năm 2021.

Nhu cầu đối với các sản phẩm giấy lớp sóng dự báo sẽ tăng 4-5% trong năm 2022.

Hiện nay, động lực chính của thị trường Nga sẽ là phát triển phân khúc thương mại điện tử, chuyển sang thân thiện với môi trường và nâng cao nhận thức tiêu dùng./.

   >>> Bản tin tháng 2/2022

Theo Pulpapernews

Tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy các dự án đầu tư

Cuộc họp nhằm rà soát, đánh giá tình hình khai các nhiệm vụ của Tổ công tác kể từ cuộc họp lần thứ nhất diễn ra tháng 9/2021 đến nay, đồng thời thảo luận những nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác trong năm 2022.

Theo Bộ KH&ĐT, trong thời gian qua, các bộ, cơ quan thành viên của Tổ công tác đã tập trung: Rà soát, tổng hợp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các dự án đầu tư kinh doanh, các dự án đầu tư công, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; xử lý khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án cụ thể; hỗ trợ, thúc đẩy một số dự án đầu tư nước ngoài có số vốn lớn.

Ý kiến phát biểu của các bộ, cơ quan đều đánh giá cao vao trò của Tổ công tác, đặc biệt là Bộ KH&ĐT – Cơ quan thường trực của Tổ công tác, trong việc rà soát, phân nhóm những khó khăn, vướng mắc, làm căn cứ để các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý của mình, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định vượt thẩm quyền.

Đặc biệt, nhiều ý kiến chia sẻ, các bộ, cơ quan thành viên của Tổ công tác đã làm tốt công tác hướng dẫn thực hiện các quy định còn có cách hiểu chưa thống nhất, qua đó góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, kinh doanh.

Những nỗ lực nêu trên của Tổ công tác đã góp phần giúp tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 có những bước cải thiện rõ rệt, đạt 93,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao tính đến ngày 31/1/2022, so với mức 40,6% trong 8 tháng năm 2021.

Tổ công tác cũng tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới, đặc biệt là biến động về giá vật liệu.

tiep-tuc-ra-soat-thao-go-kho-khan-vuong-mac-thuc-day-cac-du-an-dau-tu

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, năm 2022, ngoài việc triển khai giải ngân vốn đầu tư công trong chương trình trung hạn, còn phải giải ngân vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các chương trình mục tiêu quốc gia trong điều kiện giá cả biến động và dịch bệnh.

Do đó, Bộ KH&ĐT tiếp tục tổng hợp những khó khăn vướng mắc của các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công, nhanh chóng phân loại và đề xuất hướng xử lý cụ thể theo đúng thẩm quyền.

Đối với những vướng mắc cụ thể của từng dự án, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu quy định của bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó có trách nhiệm gặp gỡ trực tiếp để trao đổi, hướng dẫn, giải thích cụ thể, bảo đảm thông suốt.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nhất trí cần tiếp tục làm việc với nhóm 6 ngân hàng phát triển về vấn đề hài hòa hóa thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, để hai bên cùng phối hợp tháo gỡ vướng mắc, cùng đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian tới.

    >>> Ngành giấy Việt Nam: đầu tư, sản xuất, diễn biến thị trường năm 2021 và dự báo năm 2022

Theo Báo Chính phủ

ASEAN nhất trí đẩy mạnh chuỗi cung ứng, tạo đà phục hồi kinh tế

Trong 2 ngày (16-17/3), Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 28 với chủ đề “Hành động: Cùng nhau giải quyết thách thức” được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Đây là hội nghị cấp Bộ trưởng đầu tiên của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế kể từ khi Campuchia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2022.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Singapore Gan Kim Yong đề xuất 3 lĩnh vực chủ chốt mà các nước ASEAN có thể tập trung cùng thúc đẩy để hồi phục kinh tế.

Trong đó nhấn mạnh ASEAN cần hành động nhanh chóng để đối phó với những thách thức hiện nay, thông qua tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và nâng cấp các hiệp định thương mại tự do của ASEAN. Qua đó, thúc đẩy đà phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, các nước thành viên cần phải khẳng định vai trò như một tổ chức khu vực năng động và tiến bộ thông qua hợp tác trong các lĩnh vực đang nổi như nền kinh tế xanh hay nền kinh tế kỹ thuật số.

Tại hội nghị, các nước ASEAN đã nhất trí gia hạn hiệu lực của Bản ghi nhớ về việc thực hiện các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu theo Kế hoạch hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong ứng phó với COVID- 19 cho đến ngày 13/11/2024 cũng như mở rộng danh sách các mặt hàng thiết yếu của ASEAN

Đại diện các nước ASEAN cũng kêu gọi đẩy nhanh nối lại hoạt động đi lại trong khu vực một cách an toàn.

Điều đáng chú ý là tại hội nghị này, các nước cũng nhất trí khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, có hiệu lực từ tháng 5/2010) nhằm tối đa hóa tiềm năng thương mại trong khối và tăng cường hội nhập kinh tế.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN khác để thực thi các mục tiêu chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhấn mạnh mục tiêu củng cố chuỗi cung ứng và đa dạng hóa đối với ASEAN nhằm ứng phó với những thách thức không lường trước trong tương lai, duy trì phát triển kinh tế bền vững.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đề nghị các nước ASEAN thống nhất cách tiếp cận thực tế trong đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA nhằm đem lại giá trị gia tăng thực sự cho doanh nghiệp các nước ASEAN.

Việc nâng cấp ATIGA còn nhằm tạo thuận lợi cho thương mại thông qua giải quyết các rào cản thuế quan, cải thiện sự minh bạch, tạo thuận lợi cho các nước thành viên tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu cũng như ứng phó với các vấn đề đang nổi như kỹ thuật số hóa và nền kinh tế xanh.

    >>> Công ty bán giấy vệ sinh duy nhất trên sàn lập kỷ lục 10 năm

Theo Báo Chính phủ

Việt Nam thay đổi mục tiêu kiểm soát ca nhiễm Covid-19

Chương trình phòng chống Covid-19 được Chính phủ ban hành ngày 17/3, nêu chủ trương chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro. Tuy nhiên, các đơn vị cần sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế; tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, người dân sẽ được tiếp cận dịch vụ y tế sớm và nhanh nhất. Biện pháp chống dịch sẽ giảm thiểu tối đa tác động đến người dân.

Tất cả người nhiễm Covid-19 chuyển nặng, nguy kịch đều được chăm sóc, điều trị. Nhóm dân số dễ tổn thương, như người cao tuổi, có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi… cũng được tiếp cận dịch vụ y tế.

Bộ Y tế được giao sửa đổi các quy định chuyên môn về chống dịch, như đánh giá cấp độ nguy cơ, xét nghiệm, cách ly, điều trị; đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch và tạo điều kiện khôi phục kinh tế.

Trước đó, hồi đầu tháng 3, Bộ Y tế đề xuất dừng thông báo số ca Covid-19 hằng ngày, để tránh gây hoang mang và chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch. Đồng thời, Bộ đề xuất cho người nhiễm, người nghi nhiễm đang trong thời gian cách ly được đi làm.

Thời gian gần đây, dù số ca nhiễm cộng đồng tăng nhanh, nhưng do bao phủ vaccine đủ liều cho nhóm dân số từ 12 tuổi, nên tỷ lệ tử vong đã giảm. Một tuần qua, số ca nhiễm trung bình mỗi ngày là 170.000 ca, tăng 39% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, số ca tử vong trung bình mỗi ngày là 75, giảm 14% so với tuần trước.

    >>> Tetra Pak và Giấy Đồng Tiến đẩy mạnh tái chế bao bì đã qua sử dụng

Theo VnExpress

Bảo vệ khoai tây bằng giấy sinh học làm từ thân chuối

Một trong những phương pháp kiểm soát PCN chính là bón thuốc trừ sâu. Nhưng không may là những hóa chất như vậy lại không rẻ, chưa kể còn gây hại đến môi trường. Trong quá trình theo đuổi một giải pháp thay thế an toàn và ít tốn kém hơn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang North Carolina (Mỹ) đã tìm đến những thành phần thải loại từ các đồn điền trồng chuối, đặc biệt là thân chuối.

Nhóm nghiên cứu đã tận dụng phần thân của giống chuối Cavendish, nghiền nát và ép thành dạng bột lỏng, rồi cán mỏng và phơi khô. Thành phẩm thu được là một lớp mỏng như giấy, chủ yếu chứa lignin và cellulose (có nhiều trong thân chuối). Giấy được cắt thành nhiều mảnh vuông nhỏ; một phần để nguyên còn số khác được tẩm một lượng nhỏ thuốc trừ sâu sinh học abamectin. Sau đó, nhóm dùng cả hai loại giấy để bọc xung quanh các củ khoai tây giống và trồng vào những luống thử nghiệm riêng biệt ở Kenya. Ngoài ra, nhóm còn trồng thêm một nhóm đối chứng – không dùng loại giấy trên.

bao-ve-khoai-tay-bang-giay-sinh-hoc-lam-tu-than-chuoi
Giấy sinh học có thành phần chủ yếu làligninvàcellulose.

Qua hại vụ, những cây được trồng từ củ bọc trong giấy (có tẩm hoặc không tẩm abamectin) hầu như đều không bị PCN xâm nhập. Có lẽ là do lớp giấy đã giữ lại và hấp thu các hoạt chất tiết ra từ rễ cây, ngăn không cho chúng lan tỏa trong đất và thu hút PCN. Hiệu quả càng đặc biệt rõ ở những cây được trồng từ củ bọc trong giấy tẩm abamectin – do được bảo vệ tốt nhất khỏi PCN nên đạt năng suất gấp gần 5 lần nhóm đối chứng. Nhưng quan trọng hơn, vì giấy giúp phân bổ abamectin đến đúng nơi cần đến, cho nên nhà nông chỉ phải sử dụng một lượng thuốc trừ sâu rất nhỏ – chưa bằng 1/1000 khuyến cáo.

Nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ Tahira Pirzada nhận định: “Cái hay của phương pháp trên là nó đơn giản, rẻ và bền vững, rất phù hợp với quy mô không quá lớn. Quá trình sản xuất loại giấy trên cũng hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Đó thực sự là một hướng đi vô cùng hứa hẹn.”

Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Sustainability.

   >>> Ngành giấy Việt Nam: đầu tư, sản xuất, diễn biến thị trường năm 2021 và dự báo năm 2022

Theo Khoa học & Phát triển

Lương công nhân không đủ sống: Đề xuất quy định lương tối thiểu theo giờ!

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, tiền lương tối thiểu theo vùng hiện không còn bảo vệ được người lao động yếu thế và có nguy cơ trở thành kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng, trả lương lao động thấp hơn.

Vị thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất quy định lương tối thiểu theo giờ, bên cạnh việc nghiên cứu điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng để bảo vệ người lao động, duy trì ổn định sản xuất, tránh xảy ra bất đồng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

Ông Quảng cho rằng, Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên 7 yếu tố, trong đó có mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình; tương quan giữa lương tối thiểu và tiền lương trên thị trường lao động; chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung cầu lao động; yếu tố năng suất, khả năng chi trả của doanh nghiệp…

Trong đó, từ 1/1/2020, mức tiền lương tối thiểu quy định thành 4 vùng, vùng đô thị, mức cao nhất là 4,4 triệu đồng/người/tháng, vùng 4 thấp nhất là trên 3 triệu đồng/người/tháng. Hai năm nay, lương tối thiểu cũng chưa được điều chỉnh, chưa đảm bảo được ý nghĩa lương tối thiểu đảm bảo mức sống của người lao động và gia đình.

Theo ông Quảng, hiện trong 7 yếu tố cấu thành lương tối thiểu có nhiều yếu tố đã thay đổi như CPI, mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ, tốc độ tăng trưởng… Chính vì thế, mức lương tối thiểu hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, chưa thể là cơ sở đặt ra cho các bên thương lượng xác lập tiền lương trên thị trường hiện nay.

Theo đại diện Hội đồng Tiền lương quốc gia, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu thời điểm này là rất cần thiết, để ngăn chặn sớm nguy cơ đình công, bãi công, đồng thời chặn việc doanh nghiệp lợi dụng mức lương tối thiểu để trả lương lao động thấp hơn.

“Hiện chúng tôi đang khảo sát thu thập, mức sống của người lao động nhằm đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng trong bối cảnh hơn 2 năm nay lương chưa được điều chỉnh. Từ 2016-2020, tiền lương tối thiểu tăng bình quân 7,4%/năm nhưng hai năm vừa qua lương vẫn “neo” mức cũ, không tăng nên năm nay cần xem xét điều chỉnh”, ông Quảng nói.

Theo đại diện Hội đồng Tiền lương quốc gia, việc điều chỉnh tiền lương có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, có thể gây ra cú sốc chi phí nhất định nhưng tiền lương tối thiểu cũng phải được tính toán để đảm bảo đủ đời sống cho người lao động.

Hiện nay, hướng xác định mức sống của người lao động và gia đình họ cần được nghiên cứu đầy đủ. Trước đây, năm 2018, Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27 -NQ/TƯ nêu rõ việc xác định mức sống được giao cho cơ quan thống kê công bố. Tuy nhiên, từ đó đến nay chưa có thống kê này. Chính vì vậy, rất khó xác định được mức sống tối thiểu để làm cơ sở để nâng lương tối thiểu.

Theo ông Quảng, tới đây, cơ quan này sẽ đề xuất quy định mức tiền lương tối thiểu theo giờ bên cạnh lương tối thiểu theo tháng, vùng. Việc này nhằm đảm bảo đúng thực tế là nhiều lao động hiện nay làm theo giờ, quy định sẽ có độ bao phủ rộng hơn cho mọi đối tượng.

Ông Hồ Quốc Tường, Giám đốc doanh nghiệp may mặc tại Hưng Yên khẳng định, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu có thể ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp sản xuất bởi hiện khá nhiều doanh nghiệp lấy sàn lương tối thiểu theo vùng làm căn cứ xác lập tiền lương cho công nhân.

“Tuy nhiên, lương tối thiểu hiện nay chỉ là căn cứ xác định mức lương lao động, còn doanh nghiệp hiện hầu hết áp dụng lương khoán sản phẩm, lương theo năng suất, hiệu quả nên đa số người thu nhập có mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng”, ông Tường nói.

Thực tế, giá xăng tăng cao hiện nay đã kéo theo sự tăng giá gần như đồng thời của nhiều mặt hàng khác như lương thực, thực phẩm, đi lại, vận tải… Điều này ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của người lao động, hộ tiêu dùng. Thậm chí, người lao động làm việc bán thời gian, lao động làm việc chưa có giao kết hợp đồng lao động rất khó khăn do tiền lương thấp, nhiều khoản chi phí tăng cao.

Chị Nguyễn Thị Hòa (công nhân công ty may Quyết Thắng, Hải Dương) than mức lương hiện nay không đủ sống, người lao động phải tăng ca, làm thêm theo giờ.

“Trong khi giá lương thực, thực phẩm biến động, các loại hàng hóa khác tăng theo thì mức tiền lương của công nhân không được điều chỉnh, gây áp lực lên người lao động. Nếu không làm thêm, công nhân không đủ sống. Vì vậy, việc duy trì mức lương tối thiểu lâu có thể là kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng, áp mức lương thấp cho công nhân”, chị Hòa cho hay.

    >>> Bản tin tháng 2/2022

Theo Dân trí