Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: Bất cập thủ tục cấp giấy phép môi trường

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, mặc dù đã chỉnh lý sửa đổi, thế nhưng, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo) vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, 11 Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, các quy định liên quan đến thủ tục cấp Giấy phép môi trường (GPMT) còn phức tạp, phát sinh thủ tục hành chính, gây khó cho doanh nghiệp.

Cụ thể, theo các Hiệp hội, Dự thảo tích hợp 7 giấy phép thành 1 giấy phép tưởng chừng như “cải cách”, thế nhưng, thực chất đây chỉ là 7 nội dung gộp vào 1 tờ giấy phép, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng thủ tục hành chính, khi chỉ một trong 7 nội dung thay đổi thì doanh nghiệp lại phải đi xin cấp lại GPMT.

Chưa kể, hồ sơ cấp GPMT trùng lắp nhiều với hồ sơ ĐTM và không rõ ràng; Quy trình cấp GPMT không quy định thời gian, dễ nảy sinh cơ chế xin – cho, không phải 1 mà có thể tới 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa, chỉ thiên về tiền kiểm; Quy định thủ tục cấp lại cũng như cấp mới; Dự án đang hoạt động cũng phải đi xin cấp GPMT như dự án mới…

Đáng nói, việc cấp GPMT trước khi vận hành thử nghiệm khiến nhiều doanh nghiệp phải xin điều chỉnh GPMT sau khi vận hành là những bất cập gây mất thời gian và chi phí.

Bên cạnh những bất cập đã nêu, các Hiệp hội cũng cho rằng, những quy định này không phù hợp với Nghị quyết 68/2020/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ khi mục tiêu của Nghị quyết: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định… và kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh… ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Đồng thời, việc quy định kiểm tra thực địa 2 lần trong quá trình cấp phép cũng không phù hợp với Nghị quyết 19/2018/NQ-CP của Chính phủ, bởi theo tinh thần chỉ đạo: “… chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm”.

Bên cạnh góp ý, kiến nghị từ các Hiệp hội, tại Báo cáo thẩm định Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường số 154/BCTĐ-BTP ngày 06/10/2021, Bộ Tư pháp cũng cho rằng, Dự thảo quy định nhiều thủ tục hành chính… cần quy định theo hướng đơn giản hóa về hồ sơ, điều kiện, minh bạch, rút gọn về quy trình thực hiện; Một số thủ tục hành chính phát sinh cả thủ tục kiểm tra là không cần thiết, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức; Thủ tục cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại GPMT được thực hiện theo như quy trình thủ tục cấp giấy phép lần đầu là chưa đảm bảo tính hợp lý.

    >>> Ngành bao bì thu hút nhiều vốn ngoại

Như Điều 28 Dự thảo quy định về Nội dung của Báo cáo đề xuất cấp GPMT, bao gồm khoản 3 – Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp GPMT: gồm 8 hạng mục; khoản 4 – “Báo cáo đề xuất cấp GPMT đối với dự án nhóm III… phải bảo đảm đơn giản hơn dự án đầu tư, cơ sở nhóm II và chỉ bao gồm một số nội dung chính quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.

Theo các Hiệp hội, quy định này khiến hồ sơ trùng lắp và không rõ ràng, bởi trong số 8 hạng mục của hồ sơ thì đã có 5 hạng mục được doanh nghiệp cung cấp trong hồ sơ xin duyệt ĐTM. Cùng với đó việc “bảo đảm đơn giản hơn” tại quy định của khoản 4 khiến doanh nghiệp không rõ đơn giản thế nào?…

Để tránh trùng lắp, các Hiệp hội kiến nghị, những hồ sơ đã nộp khi xin duyệt ĐTM thì không nộp lại khi xin duyệt GPMT; Quy định cụ thể đơn giản hóa thủ tục cho dự án nhóm III là đơn giản như thế nào, gồm các nội dung gì?

Hay như Điều 29 Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp GPMT quy định: khoản 1 – “Tài liệu pháp lý khác”; điểm c khoản 3 – “trường hợp cần thiết thành lập đoàn kiểm tra cấp GPMT… hoặc tổ chức kiểm tra thực tế”; khoản 4 – “Trong thời hạn 15 ngày…, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp giấy phép môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung”;…

Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp quan ngại, “tài liệu pháp lý khác” cho các dự án đã có báo cáo ĐTM là gì? tiêu chí cho “Trường hợp cần thiết”, dễ dẫn đến cơ chế xin – cho; quy định thời gian thẩm định, thời gian thành lập đoàn kiểm tra, kiểm tra thực tế kể từ ngày nộp giấy phép, dễ nảy sinh tiêu cực vì không phải 1 mà có thể tới 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa (thẩm định và kiểm tra thực địa khi thực hiện ĐTM; và thẩm định và kiểm tra thực địa khi cấp GPMT)…

Để giải quyết những tồn tại đã nêu, các Hiệp hội kiến nghị cơ quan soạn thảo cần quy định rõ thời gian thẩm định kể từ thời điểm tiếp nhận, thời gian kiểm tra thực địa, điều kiện cần phải kiểm tra thực địa. Ngay tại thời điểm nộp hồ sơ, nếu đủ thì xác nhận tiếp nhận cho doanh nghiệp; Bãi bỏ kiểm tra thực địa khi cấp GPMT, thay bằng hậu kiểm, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các nội dung GPMT được cấp;…

Tương tự, các quy định về trình tự, thủ tục cấp GPMT; Điều 30 về cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại GPMT cũng còn nhiều tồn tại gây khó cho doanh nghiệp./.

    >>> Trách nhiệm nhà sản xuất trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Ngành bao bì thu hút nhiều vốn ngoại

Công ty Tetra Pak (Thụy Điển) vừa công bố sẽ đầu tư thêm 5 triệu EUR cho nhà máy sản xuất vỏ hộp giấy trị giá 120 triệu EUR tại tỉnh Bình Dương.

Quyết định đầu tư mới này đã tái khẳng định niềm tin vào sự phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19, cũng như cam kết không ngừng hỗ trợ các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống của Tetra Pak.

“Khoản đầu tư thêm trị giá 5 triệu EUR này thể hiện niềm tin của chúng tôi vào sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch”, ông Eliseo Barcas, Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam nói.

Theo ông Eliseo Barcas, khoản đầu tư thêm này sẽ giúp Tetra Pak phục vụ khách hàng tốt hơn khi công suất được tăng thêm, cung cấp các loại hộp giấy hấp dẫn hơn, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường.

Dự kiến, khoản đầu tư mới sẽ giúp tăng sản lượng hàng năm của nhà máy từ 11,5 tỷ vỏ hộp hiện tại lên 16,5 tỷ vỏ hộp, nhờ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vỏ hộp giấy tiệt trùng ở trong nước và khu vực. Ngoài ra, nhà máy sẽ được trang bị thêm để có thể sản xuất các loại vỏ hộp giấy cao cấp thay thế hàng nhập khẩu.

Việc đầu tư nâng cấp cũng sẽ bao gồm hạng mục lắp đặt 2.300 tấm pin mặt trời trên phần mái của nhà máy. Đây là nỗ lực của Công ty trong việc hiện thực hóa tham vọng loại bỏ triệt để phát thải khí nhà kính từ toàn bộ hoạt động Công ty vào năm 2030.

Có thể nói, trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang bị bủa vây bởi những thách thức do đại dịch, việc Tetra Pak mở rộng đầu tư tại Việt Nam là một điểm sáng rất tích cực, thể hiện vị trí dẫn đầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bao bì thực phẩm.

Khoản đầu tư này cũng là minh chứng cho chiến lược trọng tâm mà Tetra Pak không ngừng theo đuổi là bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất, một chiến lược có vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh đại dịch.

“Đại dịch cho thấy tầm quan trọng của thực phẩm an toàn và bổ dưỡng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Trong 9 tháng qua, cùng với các nhà sản xuất thực phẩm trong nước, chúng tôi đã mang đến cho người dân Việt Nam khoảng 7 tỷ đơn vị thực phẩm dạng lỏng đóng gói trong vỏ hộp giấy, đạt mức tăng trưởng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái”, Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết.

Khi làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Bình Dương, Tetra Pak Bình Dương là một trong những nhà máy đầu tiên trong tỉnh phát động chế độ làm việc và sinh hoạt  tại chỗ nhằm bảo vệ nhân viên, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất.

Tất cả các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như điều hòa không khí, thực phẩm, vệ sinh, hỗ trợ y tế, phòng tập thể dục, thể thao và các phương tiện giải trí đã được Tetra Pak Bình Dương bố trí, trang bị đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe, tinh thần và thể chất cho khoảng 260 người lao động của nhà máy. Điều này giúp nhà máy hoạt động ổn định trong thời gian qua.

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2019 và là nhà máy thứ 8 của Tetra Pak tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhà máy sản xuất hộp giấy tiệt trùng cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN, Úc và New Zealand.

Năm 2020, nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương đạt chứng nhận LEED Vàng – Phiên bản 4 khắt khe nhất, giúp nhà máy tiết kiệm 17,6 triệu lít nước, tái sử dụng, tái chế 65% lượng chất thải và giảm phát thải 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm./.

    >>> 11 hiệp hội tiếp tục kiến nghị dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020

Theo Đầu tư

11 hiệp hội tiếp tục kiến nghị dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020

Chủ tịch của 11 hiệp hội ngành hàng lớn đã đồng loạt kiến nghị đến Chính phủ cùng bộ trưởng của 10 bộ sau khi nghiên cứu rất kỹ phiên bản chỉnh lý sửa đổi sau buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 (do Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng), vì “thấy vẫn còn khá nhiều nội dung lớn không phù hợp với các luật hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam”.

Các hiệp hội ngành hàng nhấn mạnh những nội dung tiếp tục giữ lại trong dự thảo “không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước, mà còn phát sinh thủ tục hành chính”.

Đặc biệt, việc “cần làm rõ cơ sở pháp lý” ở một số nội dung như báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã nêu là hết sức quan trọng, bởi nghị định hướng dẫn chi tiết ban hành tới đây không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác.

Cụ thể, các hiệp hội khẩn thiết kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm.

Cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư – kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

Bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR (quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – PV) và Hội đồng EPR do không có đề cập hay quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Việc này chỉ làm tăng biên chế bất hợp lý và quy chế hoạt động có nhiều điểm trái với các luật hiện có.

Cần phải bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải” do các quy định trong dự thảo sử dụng khoản đóng góp này không đúng mục đích, trái luật.

Điều chỉnh tỉ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỉ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam, không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1-2025 để có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch COVID-19

Ngoài các kiến nghị nêu trên, các hiệp hội ngành hàng còn kiến nghị  Bộ Tư pháp cần thẩm định lại toàn bộ các nội dung còn chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định pháp luật lẫn thực tế.

Đồng thời nhấn mạnh dự thảo cần tuân thủ đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ “đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh”, cũng như các nghị quyết của Chính phủ “không làm tăng thêm quy định hành chính và thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp”.

Việc tích hợp bảy giấy phép thành một giấy phép nhìn qua tưởng là cải cách, thực ra chỉ là bảy nội dung gộp vào một tờ giấy phép, song lại là nguy cơ lớn gây tăng thủ tục hành chính, khi chỉ một nội dung trong bảy nội dung thay đổi thì doanh nghiệp lại phải đi xin cấp lại giấy phép môi trường, với các thủ tục nhiêu khê.

    >>> Nghị định bảo vệ môi trường cần hạn chế tối đa tác động đến sản xuất kinh doanh

Theo Tuổi trẻ

Hỗ trợ Giấy Sài Gòn tái hoạt động trong bối cảnh Covid-19

Thực hiện nội dung chỉ đạo của văn bản số 4111/UBND-VP ngày 29/9/2021 của UBND Thị xã Phú Mỹ và văn bản số 14016/UBND-VP ngày 29/9/2021 của UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc tạm dừng hoạt động đối với Nhà máy Giấy Sài Gòn, do doanh nghiệp phát hiện có hiện tượng nhân viên bị nhiễm F0, Từ trưa ngày 29/9/2021, Công ty đã đóng cửa nhà máy, dừng tất cả các hoạt động xuất nhập hàng ra vào nhà máy, tất cả người lao động và nhân viên nhà thầu đều bị phong tỏa ở lại bên trong nhà máy. Việc đóng cửa hoạt động trong những ngày qua đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp vì nhiều hợp đồng nhập hàng, xuất hàng đã ký kết nhưng chưa thực hiện được; điều này có thể dẫn đến việc đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa cả hai đầu vào và ra của nhà máy, dẫn đến việc mất hợp đồng và ảnh hưởng công ăn, việc làm của nhà máy và toàn bộ cán bộ, công nhân của nhà máy sau này; ngoài ra người lao động bị phong tỏa lâu ngày trong nhà máy không có việc làm cũng rất hoang mang tinh thần.

Trên cơ sở của Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch covid-19, các địa phương chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại khi đáp ứng điều kiện an toàn phòng, chống dịch; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy; hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho người lao động.  Liên tục trong các ngày 07 và 09/10/2021, nhằm hỗ trợ cho Công ty Giấy Sài Gòn hoạt động trở lại Văn phòng Hiệp hội đã gửi văn bản tới: UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, UBDN thị xã Phú Mỹ, BQL các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu… kiến nghị với các cơ quan địa phương tại xem xét để doanh nghiệp tái hoạt động trở lại căn cứ vào kế hoạch chi tiết bảo đảm tái hoạt động nhà máy, và cam kết bảo đảm an toàn phòng chống dịch và an ninh trật tự tại địa bản nhà máy, của công ty Giấy Sài Gòn đã gửi cho địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu.

  • Cho phép Công ty Giấy Sài Gòn được khôi phục lại sớm nhất hoạt động xuất, nhập hàng căn cứ theo kế hoạch chi tiết Công ty đã báo cáo kèm theo văn bản 335/2021/CV/GSP;
  • Sớm đưa ra kết luận về trường hợp của nhà máy Giấy Sài Gòn, sau thời gian truy về F1, F2 trong cộng đồng;
  • Cho phép người lao động của công ty bị đưa vào trường hợp F1, F2 sau khi hoàn thành thời gian cách ly theo quy định được quay lại làm việc;
  • Hỗ trợ Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn tiếp cận nguồn vắc xin sớm nhất, để tiêm chủng cho toàn bộ người lao động và nhà thầu liên quan làm việc trong nhà máy, để Công ty đi vào hoạt động ổn định lâu dài.

Đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh covid-19 là một trong những hoạt động của Văn phòng Hiệp hội, Văn phòng mong muốn tiếp nhận được những thông tin, phản ánh từ doanh nghiệp, thực hiện chức năng là cánh tay nối dài giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, đưa doanh nghiệp trở lại ổn định và hoạt động bình thường trong bối cảnh của đại dịch covid-19./.

    >>> VinaKraft đầu tư nhà máy mới công suất 800.000 tấn/năm tại Vĩnh Phúc

VPPA

VinaKraft đầu tư nhà máy mới công suất 800.000 tấn/năm tại Vĩnh Phúc

Ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam xuất hiện một dự án lớn mới, đây là chuyển động thâm nhập thị trường Miền Bắc của Công ty KraftVina (thuộc Tập đoàn SCG Thái Lan), đánh dấu bước chuyển biến đầu tư của các doanh nghiệp ngành giấy tại Việt Nam.

Ngày 26/7/2021, Công ty KraftVina chính thức được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp quyết định Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Nhà máy sản xuất giấy KraftVina công suất 800.000 tấn/năm” tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

KraftVina là một trong số các nhà đầu tư FDI trong ngành giấy Việt Nam, hiện đang vận hành nhà máy tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Dự án mới của KraftVina tại Vĩnh Phúc được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I – 80.000 tấn/năm; Giai đoạn II – 320.000 tấn/năm; Giai đoạn III – 400.000 tấn/năm. Sản phẩm mục tiêu của dự án là giấy bao bì công nghiệp, giấy kraft và các loại giấy bao gói khác…

Theo thông tin về các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án, mặc dù dự án có tổng công suất là 800.000 tấn/năm, tuy nhiên trong phạm vi, giới hạn của báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt mới chỉ giới hạn cho Giai đoạn I với công suất là 80.000 tấn/năm. 

Thời hạn hoàn tất toàn bộ nội dung dự án với tổng công suất 800.000 tấn/năm cũng chưa được xác định mốc cụ thể./.

   >>> Quyết định phê duyệt dự án nhà máy giấy của VKPC ở Vĩnh Phúc

   >>> Thị trường bột giấy thế giới: Mỹ Latin ổn định, Trung Quốc giảm giá, Trung Mỹ thiếu nguồn cung

VPPA

Thị trường Logistics sẽ đạt hơn 77 tỷ USD trong năm 2025

Theo báo cáo này, thị trường logistics sẽ tăng trưởng 77,28 tỷ USD với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép) là 1,5%.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra phân tích toàn diện chiến lược được các nhà cung cấp dịch vụ logistics áp dụng; cũng như xu hướng, động lực, thách thức ảnh hưởng đến quy mô thị trường trong thời gian tới.

Đối tượng được Technavio khảo sát và phân tích là người dùng cuối (ở nhiều mặt hàng tiêu dùng, ôtô, thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe…) tại các khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, châu Âu và Nam Mỹ.

Sự bùng nổ trong ngành thương mại điện tử và thương mại xuyên biên giới sẽ tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường logistics trong giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, các chuyên gia biết tác động từ chiến tranh thương mại có thể cản trở sự tăng trưởng này.

Báo cáo của Technavio cũng đưa ra bức tranh chi tiết về thị trường logistics thông qua các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn.

Trước đó, báo cáo “Ngành logistics toàn cầu năm 2021” của Research And Markets dự báo thị trường này sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2020-2025. Cụ thể, trong năm 2020, thị trường logistics toàn cầu đã giảm 3,3%, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài suốt một thập kỷ. Nguyên nhân là do đại dịch Covid-19 bùng phát khiến đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, logistics đang được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR thực trong giai đoạn 2020-2025 là 5,1%. Đặc biêt, ở năm 2025, thị trường sẽ tăng tới 24% so với năm 2019, minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế sau đại dịch./.

    >>> Thị trường bột giấy thế giới: Mỹ Latin ổn định, Trung Quốc giảm giá, Trung Mỹ thiếu nguồn cung

Theo Vnexpress

Thị trường bột giấy thế giới: Mỹ Latin ổn định, Trung Quốc giảm giá, Trung Mỹ thiếu nguồn cung

Hầu hết các cuộc đàm phán về bột giấy trong khu vực này đều tuân theo chỉ số PIX châu Âu của tháng trước. Người mua hy vọng giá sẽ giảm ở châu Âu và họ giảm khối lượng mua trong hợp đồng với kỳ vọng giá sẽ giảm.

Tuy nhiên, giá vẫn ổn định và chỉ số PIX Châu Âu đóng cửa vào tuần cuối cùng của tháng 9 ở mức 1.140 USD/tấn. Do đó, giá tháng 10 tại Brazil (tính theo tiền Brazil) tăng nhẹ so với tháng 9 lên 4.505,85 BRL/tấn; tăng 63,7% so với bình quân hàng năm. Tính theo USD, giá bột BEK ở Brazil tăng 67,6% hàng năm.

Trong khi đó, việc mua bán hàng trong tháng 9 diễn ra theo xu hướng hỗn hợp, các nhà sản xuất giấy tissue lo lắng về chi phí gia tăng, nhưng không thể bán giá cao hơn cho các siêu thị. Mặt khác, nhu cầu giấy in, viết, giấy chuyên dụng và giấy bao bì hòm hộp lại đang vào mùa cao điểm.

Hiện nay, logistics cũng là vấn đề chính đối với việc vận chuyển và giao hàng bột giấy tại Trung Mỹ, chi phí vận chuyển đang gia tăng. Chính những vấn đề hậu cần này đã gây ra sự khác biệt về giá cả ở Mỹ Latinh.

Tại Argentina, các nhà máy bột giấy Brazil và Uruguay cùng tham gia thị trường này thì giá đã giảm do doanh số bán sang Trung Quốc yếu. Thị trường này không phụ thuộc vào tàu chở hàng, vì vậy lượng hàng đến đó nhiều hơn. Vấn đề là Argentina đã là một thị trường tinh tế với rủi ro tài chính cao hơn, vì vậy có giới hạn cho việc giảm giá.

Tại Châu Mỹ Latinh, bột BEK được giao dịch với giá 780-800 USD/tấn trong tháng 9, tăng 51,9% so với một năm trước.

Trong khi đó, các nguồn cung đều khẳng định mức giá đã được chốt lại ổn định trong tháng 9 và áp lực từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giá châu Âu vào một thời điểm nào đó, nhưng đến nay không thấy sự dịch chuyển sang châu Âu theo nhu cầu, vì vậy mức giá này sẽ còn ổn định trong khoảng một tháng nữa./.

    >>> Bột tái chế nâu vẫn duy trì ở mức cao trong tháng thứ ba liên tiếp tại Mỹ

Theo PPI Latin America

Bột tái chế nâu vẫn duy trì ở mức cao trong tháng thứ ba liên tiếp tại Mỹ

Đây là mức giá đã duy trì từ tháng 7/2021 đến nay, trước đó vào tháng 6, RBP đã chạm trần ở mức 525 USD/tấn CIF, Trung Quốc.

Trong tháng 9/2021, giá RBP tăng 39,2% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 370 USD/tấn.

Đại dịch covid đã gây ra nhiều vấn đề như thiếu công nhân, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, khiến chi phí gia tăng và khó khăn trong vận chuyển. Bên cạnh đó, chiến dịch tiết kiệm năng lượng ở Trung Quốc, bao gồm cả các nhà máy giấy, đã ảnh hưởng đến lượng cung ra thị trường.

Dự báo, trong thời gian tới, nhu cầu RBP sẽ còn tăng cao tại thị trường Trung Quốc. Nhu cầu RBP của Trung Quốc đã “tăng vọt”, từ mức nhập khẩu về cơ bản là 0 trong năm 2017 lên 2 triệu tấn vào năm 2020.

Theo đánh giá của các nhà theo dõi và quan sát thị trường, sản xuất giấy bao bì hòm hộp (containerboard) của Trung Quốc sẽ phục hồi và công suất tái chế của tất cả các khu vực Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương đều sẽ phát triển mạnh.

Nhìn chung, sản lượng giấy bao bì hòm hộp toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng từ 77% vào năm 2020 lên 78% vào năm 2023. Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu giấy thùng carton cũ (OCC), mặt hàng cung cấp chính của RBP, tiếp theo là giấy hỗn hợp./.

    >>> Tạm ngừng hoạt động nhiều nhà máy giấy, bìa tại Trung Quốc do ảnh hưởng của chiến dịch hạn chế sử dụng năng lượng

Theo Fastmarkets RISI

Nike, Adidas và Under Armour đang tiếp diễn những cơn gió ngược từ việc đóng cửa nhà máy ở Việt Nam

Kể từ tháng 7, các nhà máy tại Việt Nam, nhà cung cấp giày dép lớn thứ hai cho Hoa Kỳ sau Trung Quốc đã phải ngừng hoạt động do các vấn đề liên quan đến COVID-19. Việc đóng cửa đã diễn ra trong chín tuần, đặc biệt là vấn đề đối với các thương hiệu giày thể thao và quần áo phụ thuộc vào hoạt động cung ứng trong khu vực.

Khi mùa mua sắm nghỉ lễ đến gần, các nhà phân tích dự kiến sẽ thấy tác động về doanh số bán hàng và hàng tồn kho, với các thương hiệu thể thao có thể gặp nhiều khó khăn hơn các thương hiệu thời trang. Theo ghi nhận gần đây từ nhà phân tích sức khỏe và lối sống của BTIG, Camilo Lyon, mảng kinh doanh của Nike, Under Armour, Adidas và Deckers Outdoor’s Hoka là những công ty có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng nhất từ việc ngừng hoạt động tại Việt Nam.

“Trong khi tình hình đang diễn ra thuận lợi, chúng tôi nghe nói rằng giày biểu diễn đã bị chậm trễ nghiêm trọng nhất và có nguy cơ bị hủy ngày càng cao vào mùa xuân năm 22”, Lyon viết trong một ghi chú.

Mặc dù cả giày thể thao và quần áo đều bị ảnh hưởng bởi việc ngừng hoạt động, nhưng sự phức tạp và mức độ cao của đội ngũ nhân viên liên quan đến sản xuất giày dép đã khiến nó dễ gặp khó khăn hơn may mặc. Hầu hết tác động đang được cảm nhận ở miền nam của đất nước, nơi có phần lớn các cơ sở sản xuất cho các công ty giày dép và may mặc.

Kể từ khi hai nhà cung cấp giày Nike tại Việt Nam ngừng sản xuất vào tháng 7, công ty đã có gần hai tháng không sản xuất đơn vị nào trong khu vực. Việt Nam trước đây chiếm 51% sản lượng giày dép của Nike và 30% đơn vị may mặc vào năm ngoái. Do các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng gần đây, BTIG đã hạ hạng Nike xuống vị trí trung lập khỏi mua.

“Mặc dù NKE thường được trang bị cực kỳ tốt để quản lý những gián đoạn như vậy, nhưng chúng tôi e rằng vấn đề này quá lớn để kiểm soát, ngay cả đối với thương hiệu thể thao chạy tốt nhất trên thế giới,” Lyon viết trong một ghi chú. “Do đó, chúng tôi hạ cấp xuống mức trung lập cho đến khi có khả năng hiển thị tốt hơn xung quanh mốc thời gian để quay trở lại lịch trình sản xuất và vận chuyển bình thường”.

Cổ phiếu của Nike đã giảm 1,3% sau khi bị BTIG hạ cấp. Adidas và Under Armour cũng giảm giá vào sáng thứ Hai.

Mặt khác, các thương hiệu thời trang nhìn chung ít bị ảnh hưởng bởi việc ngừng hoạt động. Trong trường hợp của Steve Madden, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Edward Rosenfeld cho biết trong một cuộc gọi với các nhà đầu tư vào ngày 28 tháng 7 rằng công ty đã chuyển gần một nửa sản lượng của phụ nữ từ Trung Quốc sang Mexico và Brazil trong mùa thu để giảm bớt các công việc tồn đọng.

Các công ty thể thao cũng đang cố gắng giảm thiểu tác động. Adidas phân bổ lại sản xuất và tìm nguồn cung ứng cho các khu vực khác và đang sử dụng đường hàng không cho các sản phẩm giá cao.

Các nhà máy ở Việt Nam sẽ mở cửa trở lại vào ngày 15 tháng 9. Và khi hoạt động này, các nhà phân tích dự đoán rằng hoạt động có thể sẽ trở lại mức sản xuất bình thường theo thời gian.

“Một khi các nhà máy mở cửa trở lại, chúng tôi dự kiến sẽ dần dần xây dựng trở lại công suất sản xuất tối đa đạt 50% vào cuối năm và sau đó sẽ tăng hoàn toàn trở lại 100% vào năm 2022./.

    >>> Tạm ngừng hoạt động nhiều nhà máy giấy, bìa tại Trung Quốc do ảnh hưởng của chiến dịch hạn chế sử dụng năng lượng

Theo Báo Công thương

Tạm ngừng hoạt động nhiều nhà máy giấy, bìa tại Trung Quốc do ảnh hưởng của chiến dịch hạn chế sử dụng năng lượng

Cụ thể, trong tháng 8/2021, Chính phủ Trung Quốc đã phê bình tỉnh Giang Tô và 8 tỉnh khác vì đã không giảm cường độ sử dụng năng lượng (được tính bằng mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị tăng trưởng GDP) trong nửa đầu năm nay. Do vậy, các tỉnh phải đạt mục tiêu cắt giảm mức sử dụng năng lượng để bù cho phần còn lại của năm.

Ngay từ tuần thứ 2 của tháng 9/2021, hàng trăm nhà máy thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau – bao gồm cả hóa chất và giấy ở Giang Tô đã được lệnh ngừng sản xuất hoặc dừng máy.

Nhiều nhà máy giấy buộc phải hoạt động luân phiên hoặc tạm dừng máy đến ngày 29/9, một số công ty lớn như APP, Lee&Man Paper Manufacturing, Oji Holdings…, cũng không phải là ngoại lệ. Điều này sẽ dẫn đến cắt giảm sản lượng rất lớn giấy, bìa cung ứng cho thị trường.

Tại Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất giấy bìa, có công suất lớn khác cũng đã triển khai các kế hoạch tạm dừng máy.

Trong tháng 10/2021, Shandong Chenming Paper Holdings sẽ cắt giảm nguồn cung giấy bìa ngà có tráng với tổng sản lượng tới 50.000 tấn.

Từ ngày 20/9, Sun Paper cũng đã dừng hoạt động luân phiên trong 1 tuần trên bốn máy sản xuất bìa carton từ bột giấy nguyên sinh có tổng công suất 1,4 triệu tấn/năm, ở Sơn Đông.

Từ ngày 21/9, Shanying International Holdings đã tạm dừng hoạt động của hai dây chuyền sản xuất giấy, bìa tại Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, cắt giảm sản lượng 15.000 tấn.

Tại Quảng Đông, do quy định nguồn điện sử dụng bị hạn chế nên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các nhà máy giấy, bìa quy mô vừa và nhỏ tại tỉnh này.

Một số nhà máy giấy bìa công suất lớn đang sử dụng nhiên liệu đốt than nên phần nào ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng họ phải chịu gánh nặng do giá than tăng vọt, đã làm tăng chi phí năng lượng từ máy phát điện của các nhà máy. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, vào cuối tháng 8, giá than đốt đã tăng khoảng 45% so với giá sàn trong tháng Hai.

Tuy nhiên, bất chấp việc cắt giảm sản lượng trên quy mô lớn, nhưng nguồn cung giấy, bìa tại Trung Quốc lại không có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng thiếu hụt./.

     >>> Tiêu thụ OCC tại Mỹ tăng 10% trong tháng 8, mức tăng cao nhất trong hơn hai năm trở lại đây

Theo PPI Asia