Thu gom, tái chế vỏ đồ uống: Góc nhìn của người trong cuộc

Vào những năm 1950, tập đoàn bao bì Tetra Pak đã phát minh ra hộp giấy đựng đồ uống, tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Từ đó cho đến nay, nhiều sản phẩm đồ uống, đặc biệt là sữa đều được đóng trong những hộp giấy tiệt trùng.

Cấu tạo hộp giấy của Tetra Pak khá phức tạp, với 6 lớp, có các thành phần chủ yếu bao gồm 75% bột giấy, 25% nhôm và polyester nhưng lại có tiềm năng tái chế rất cao.

Các chuyên gia môi trường cho biết, hộp giấy đựng đồ uống có khả năng tái chế với tỷ lệ 100% thành các sản phẩm hữu ích với chất lượng tốt. Tuy nhiên, nếu không được thu gom và tái chế, các hộp giấy này lại trở thành mối hiểm họa cho môi trường khi chứa nhiều thành phần không thể phân hủy tự nhiên.

Hộp giấy đựng đồ uống được cung ứng và sử dụng rộng rãi bởi các thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), bao gồm Tetra Pak, TH Truemilk, FrieslandCampina, Nesle… Hướng tới mục tiêu tái chế 100% bao bì, PRO Việt Nam đã phối hợp cùng một số doanh nghiệp, tổ chức chuyên môn nhằm xây dựng kế hoạch phân loại, thu gom và tái chế hộp giấy đựng đồ uống.

Tại Hội nghị Tổng kết một năm hoạt động của PRO Việt Nam, các nhà tái chế đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực tái chế bao bì nói riêng và tái chế hộp giấy đựng đồ uống nói chung tại Việt Nam.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), Tổng giám đốc Công ty giấy Đồng Tiến cho biết, tái chế hộp giấy không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn tiết kiệm được nguồn tài nguyên và chi phí sản xuất.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), Tổng giám đốc Công ty giấy Đồng Tiến tại Hội nghị Tổng kết một năm hoạt động của PRO Việt Nam.

Tái chế hộp giấy: dễ mà khó

Tuy có tiềm năng kinh tế và ý nghĩa thiết thực cho môi trường nhưng các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn tỏ ra e dè khi gia nhập lĩnh vực sản xuất kinh doanh tái chế hộp giấy đựng đồ uống.

Lý giải về việc này, ông Sơn cho biết, thực tế lĩnh vực tái chế hộp giấy vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề khó khăn chưa thể tháo gỡ.

Theo ông Sơn, khó khăn đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến ý thức của người tiêu dùng – nơi rác thải bắt đầu phát sinh. Phó chủ tịch VPPA nhấn mạnh, không chỉ đảm bảo việc phân loại rác khi vứt bỏ, người tiêu dùng nên xử lý sơ bộ (gấp, rửa sơ, ép phẳng) bao bì giấy để việc thu gom và tái chế được tiến hành thuận lợi.

Bên cạnh đó, do bản chất là rác thải từ sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, công tác thu gom hộp giấy đựng đồ uống cũng tiêu tốn rất nhiều chi phí khi phải thu gom liên tục với số lượng nhỏ. Hộp giấy sau khi được thu thập về cũng rất cồng kềnh, gây cản trở quá trình vận chuyển.

Ở các trạm thu gom, xử lý, hiện tượng phân hủy của sữa, nước ngọt còn sót lại trong vỏ hộp gây ra mùi hôi khó chịu, khiến doanh nghiệp phải chi thêm tiền để giải quyết.

Ngoài ra, với bãi tập kết phế liệu, công ty thu gom rác thải không sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp vì nhiều lý do: khó khăn trong việc phân loại, đã có khách hàng đặt mua…

Gồng gánh nhiều chi phí nhưng lượng giấy hộp thu gom về không đủ để tạo ra lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp và đơn vị tái chế, đặc biệt là quy mô nhỏ đã phải từ bỏ cuộc chơi.

Trong tình hình đó, đại diện VPPA cũng cho biết, các chính sách của nhà nước về vấn đề thu gom, tái chế chưa thực sự đi vào thực tế, chưa có sự hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp tái chế, bên cạnh đó lại siết chặt những quy định bảo vệ môi trường.

Nếu được xử lý sơ bộ trước khi thu gom, việc tái chế vỏ hộp sữa sẽ trở nên thuận lợi hơn.

   >>> Tỷ lệ tái chế giấy tại châu Âu năm 2019 tăng tới 72%

Cơ hội cho tái chế hộp giấy đựng đồ uống

Đứng trước những thách thức đặt ra cho tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống, ông Sơn vẫn bày tỏ một thái độ hết sức lạc quan cho lĩnh vực này trong tương lai.

Theo Tổng giám đốc của đơn vị tái chế giấy Đồng Tiến, phát minh của Tetra Pak vẫn là sự lựa chọn tối ưu của ngành bao bì F&B, bởi những tiện ích khó có thể thay thế được. Điều này giúp lượng rác cung ứng cho hoạt động tái chế được đảm bảo tăng trưởng không ngừng.

Bên cạnh đó, vỏ hộp giấy đựng đồ uống là nguồn nguyên liệu có giá trị cao, nếu được xử lý đúng cách sẽ đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp.

Ông Sơn đánh giá cao những nỗ lực của PRO Việt Nam và Tetra Pak Việt Nam trong việc cam kết thúc đẩy quá trình tái chế bao bì. Không chỉ đóng vai trò truyền thông thay đổi hành vi của người tiêu dùng, sự tham gia của nhà sản xuất còn góp phần đưa ra nhiều giải pháp về công nghệ và kỹ thuật để quá trình tái chế được diễn ra triệt để và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các đơn vị tái chế cũng bày tỏ hy vọng rằng những cam kết, hành động của chính quyền các cấp cùng nhiều bộ, ban ngành liên quan sẽ đem lại những kết quả khả quan, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động tái chế ở Việt Nam hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Theo The Leader

Tỷ lệ tái chế giấy tại châu Âu năm 2019 tăng tới 72%

EPRC cho rằng việc thu gom PfR đạt mức cao tại châu Âu là một tín hiệu tuyệt vời dù mức tiêu thụ giấy và bìa tại châu Âu giảm.

Bên cạnh đó, nhu cầu giấy tái chế của Trung Quốc giảm mạnh và liên tục được cân bằng bởi nhu cầu gia tăng từ các quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Theo Chủ tịch EPRC, tỷ lệ giấy được tái chế đạt được 72% đã cho thấy sự đóng góp tích cực của ngành công nghiệp giấy châu Âu đối với Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal).

EPRC cho biết họ đang theo dõi tỷ lệ tái chế giấy tại Châu Âu và hướng tới mục tiêu tỷ lệ giấy được tái chế đạt 74% vào năm 2020.

    >>> Thị trường RCP châu Á: giá có xu hướng tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc thúc đẩy nhập khẩu

Hội đồng tái chế giấy châu Âu (EPRC) được thành lập vào tháng 11 năm 2000 để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu về tái chế giấy được nêu trong Tuyên bố Tái chế giấy châu Âu 2000 (2000 European Declaration on Paper Recycling).

Theo Fastmarkets RISI

VPPA làm việc với Công ty Nhật Bản về thu gom, tái chế giấy thu hồi

Chiều ngày 13/11/2019, tại Văn phòng Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, đại diện Hiệp hội đã tiếp các chuyên gia Nhật Bản đến từ hai Công ty Hanwa và Shinwa của Nhật Bản, đến làm việc với Hiệp hội để tìm hiểu và dự định đầu tư hệ thống thu gom, phân loại, đánh giá chất lượng của giấy thu hồi tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc đại diện của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã cung cấp những thông tin tổng quát về thực trạng thu gom, nhu cầu sử dụng và tái chế giấy thu hồi tại Việt Nam cho các chuyên gia Nhật Bản. Phía công ty Hanwa, Shinwa của Nhật Bản cũng mong muốn chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ thống thu gom, tái chế giấy bao bì và đánh giá chất lượng giấy thu hồi tại Việt Nam.

Hiện nay, Nhật Bản là nước có hệ thống thu gom và tái chế giấy thu hồi đứng hàng đầu thế giới và chính sách của Nhà nước Nhật Bản rất khuyến khích và hỗ trợ cho người dân, các công ty trong việc thu gom và tái chế giấy thu hồi. Tại Nhật Bản, giấy thu hồi không coi là phế liệu mà được coi là nguyên liệu thứ cấp, là một loại tài nguyên.

Trong khi đó, ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp chuyên môn nào hoạt động trong lĩnh vực thu gom, phân loại, thẩm định và đánh giá chất lượng của giấy thu hồi. Giấy thu hồi tại Việt Nam đến từ các nguồn như siêu thị, trường học, chung cư, hộ gia đình, các công ty hoạt động gia công sổ, vở, hòm hộp…

Hoạt động thu gom chủ yếu là các cá nhân và đại lý nhỏ lẻ, sau đó tập trung và bán lại cho nhà máy, nơi tiêu thụ. Nhà nước Việt Nam chưa có chính sách đồng bộ, nhằm hỗ trợ và khuyến khích hoạt động thu gom và tái chế giấy thu hồi. Việt Nam chưa có tiêu chuẩn quốc gia về phân loại giấy thu hồi. Người dân Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn.

Tỷ lệ thu hồi giấy tại Việt Nam hiện nay vẫn nằm ở mức thấp chỉ đạt trên 40%, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 56% và lượng thu gom chỉ đáp ứng chưa tới 50% nhu cầu sử dụng trong khi đó tỷ lệ sử dụng giấy thu hồi trong sản xuất giấy đã lên tới gần 90%.

 

Ông Đặng Văn Sơn, Phó Chủ tich, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhấn mạnh: “Ba năm trở lại đây, ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam phát triển rất mạnh và đã có tên trong bản đồ Ngành Giấy Đông Nam Á và Châu Á. Dự báo, trong 5 năm tới sẽ vẫn là thời gian tăng trưởng nóng của ngành.

Dự tính đến hết năm 2020, tổng sản lượng của ngành giấy Việt Nam sẽ vượt mốc 5 triệu tấn/năm và sẽ đạt sản lượng 10 triệu tấn/năm trong tương lai gần. Trong đó, giấy bao bì công nghiệp luôn chiếm tới trên 85% tổng sản lượng, giấy thu hồi sẽ vẫn là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy bao bì công nghiệp”.

Tương lai ngành giấy Việt Nam nói chung và lĩnh vực thu gom và tái chế giấy bao bì nói riêng đang có những cơ hội rất lớn, trong những năm qua GDP Việt Nam luôn ổn định ở mức trên dưới 7%; Việt Nam là một nước xuất khẩu hàng hóa, nên việc sử dụng bao bì giấy cho hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng mạnh, sự dịch chuyển đầu tư của nước ngoài vào ngành giấy bao bì tại Việt Nam… Bởi vậy nhu cầu sử dụng giấy thu hồi thu gom trong nước và cả nhập khẩu cho sản xuất cũng đang gia tăng rất mạnh.

Kết thúc buổi làm việc, hai bên bày tỏ mong muốn được hợp tác và trao đổi thêm thông tin, chia sẻ các chính sách và kinh nghiệm trong quá trình thu gom và tái chế giấy tại Việt Nam giữa các công ty của Nhật Bản với Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam./.

VPPA

“Ngành giấy là ngành công nghiệp xanh”

Đó là khẳng định của ông Hoàng Trung Sơn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA)

PV: Thưa ông, xin ông cho biết tình hình hoạt động của Công ty Giấy Đồng Tiến cũng như những nhận định của ông về thị trường ngành giấy Việt Nam hiện nay?

Trong năm 2018, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Giấy Đồng Tiến cũng khá khả quan, trong bối cảnh tình hình phát triển thuận lợi của ngành giấy Việt Nam nói chung. Duy chỉ có một trở ngại vào cuối năm 2018, đó là do ảnh hưởng bởi thông tư 08 và 09 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu. Mặc dù đã được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, nhưng việc này cũng đã khiến công ty  bị phát sinh chi phí lưu containers và lưu bãi tại cảng hơn 16 tỷ đồng (tương đương gần 20% vốn điều lệ của công ty).

Bước vào năm 2019, ngành giấy và các doanh nghiệp giấy bao bì Việt Nam đã nhận được tin vui, khi hàng chục ngàn container giấy thu hồi nhập khẩu làm nguyên liệu chính sản xuất giấy bao bì đã được giải tỏa sau nhiều tháng bị lưu giữ tại các cảng biển, giúp cho các doanh nghiệp ngành giấy nhanh chóng phục hồi sản xuất. Nhưng, niềm vui chưa được bao lâu thì cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung lại nổ ra, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế hai nước và thế giới. Cộng hưởng với tình trạng cung vượt cầu về giấy bao bì đã, đang và sẽ diễn ra nhanh chóng tại thị trường Việt nam đã tạo nên áp lực cạnh tranh vô cùng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì Việt nam.

Hiện nay, nhu cầu giấy và giấy bao bì tại thị trường Trung Quốc đã sụt giảm rõ rệt. Trong khi đó, ở trong nước, từ năm 2018 đến nay năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng. Theo ước tính của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, năng lực sản xuất đã tăng thêm đến gần 1 triệu tấn/năm. Nguồn cung dư cộng với việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm nhanh là một thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp ngành giấy tại Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự báo trong 6 tháng tới sẽ có nhiều  khó khăn hơn cho các doanh nghiệp ngành giấy khi áp lực cạnh tranh gia tăng, khiến giá giấy thành phẩm sẽ giảm sâu hơn nữa.

PV: Những khó khăn của ngành giấy Viêt Nam có phải do quá phụ thuộc vào một vài thị trường lớn, thưa ông?

Đó chỉ là một khía cạnh. Theo tôi, nguyên nhân chính là do ngành giấy Việt Nam hiện đang có rất nhiều bất cập, cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm, lẫn thị trường. Nguồn cung giấy tại Việt Nam hiện dư đối với loại này, nhưng lại thiếu đối với loại giấy khác. Năm 2018, nước ta nhập khẩu tới hơn 2 triệu tấn giấy gồm: giấy bao bì chất lượng cao (tráng phấn), giấy in báo, thậm chí cả giấy photocopy chất lượng cao và giấy vệ sinh, nhưng lại dư cung khá lớn đối với giấy bao bì thông thường. Và mặc dù sản lượng giấy bao bì thông thường đang dư, nhưng số lượng dư án đã được cấp phép đầu tư hiện vẫn còn rất lớn, lên đến cả triệu tấn, cho nên tình trạng cung vượt cầu sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Việc nhiều nhà đầu tư vào ngành giấy có thể sẽ là dịp giúp thanh lọc doanh nghiệp yêu kém, nhưng cũng sẽ gây lãng phí nguồn lực doanh nghiệp và nguồn lực xã hội .

Trên phương diện khác, ngành giấy Việt Nam cũng đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp FDI. Trong năm năm tới nếu không có những chính sách thay đổi đặc biệt, thì các doanh nghiệp FDI có thể sẽ chiếm 70% thị phần bao bì giấy Việt Nam, khi đó cuộc chơi thật sự của ngành giấy Việt Nam sẽ thuộc về các doanh nghiệp ngoại (FDI).

Theo ông Hoàng Trung Sơn, lâu nay ngành giấy bị xã hội “phân biệt đối xử”, bởi bị xem là ngành ô nhiễm, mà nguyên do một phần là vì một số ít doanh nghiệp ngành giấy không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Trong khi đó, nếu hiểu đúng, ngành giấy là ngành công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, vì nguồn nguyên liệu chính có thể tái tạo đươc bằng cách trồng rừng, sản phẩm giấy đã qua sử dụng được thu gom và có thể tái chế 100%, bản thân sản phẩm từ giấy cũng dễ phân huỷ trong môi trường tự nhiên.

PV: Trong cuộc cạnh tranh không cân sức đó, lẽ nào không có cơ hội nào cho doanh nghiệp trong nước vươn lên, thưa ông?

Đây là một vấn đề lớn. Trong những năm qua, với tư cách là Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, tôi đã tham gia cùng với Ban chấp hành Hiệp hội xây dựng kế hoạch định hướng phát triển 5 năm 2021- 2025 và tầm nhìn đến năm 2045 cho ngành giấy Việt Nam. Tất cả những khó khăn, thách thức và cơ hội của ngành giấy VN đã và đang được chúng tôi cập nhật và thảo luận rất kỹ. Nhưng, muốn tìm được hướng đi đúng cho ngành, đòi hỏi phải có những phân tích kỹ lưỡng về thực trạng ngành, xem doanh nghiệp chúng ta mạnh – yếu ở những điểm nào; cũng như cần đánh giá lại tình hình thị trường, các cơ hội và thách thức, … mới có thể định hướng, đề xuất phương thức phát triển phù hợp với từng cụm/nhóm doanh nghiệp lớn, nhỏ, mạnh, yếu khác nhau.

Bên cạnh đó, theo tôi, để ngành giấy Việt Nam phát triển bền vững, chúng ta thực sự phải cần có một cuộc cách mạng. Bởi ngành giấy Việt Nam đang ở trong điều kiện môi trường không thực sự thuận lợi, quan niệm của xã hội đang coi đây là ngành gây ô nhiễm. Trong khi đó, nếu hiểu đúng thì ngành giấy là ngành công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, vì nguồn nguyên liệu chính có thể tái tạo được bằng cách trồng rừng, sản phẩm giấy có thể được thu gom và tái chế 100%, bản thân sản phẩm giấy cũng rất dễ phân huỷ trong môi trường tự nhiên, …

PV: Được biết ông là một người yêu ngành giấy và có khát vọng xây dưng thương hiệu Giấy Đồng Tiến có chiều sâu?

Như bác Hồ đã nói “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Với tôi, bao giờ cũng vậy, muốn phát triển doanh nghiệp đạt mục tiêu phải có tầm nhìn và chiến lược dài hạn,  xuyên suốt. Ở Giấy Đồng Tiến, từ nhiều năm qua, chúng tôi vẫn luôn nỗ lực củng cố và phát huy năng lực của mình như: tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, tinh thần làm việc tốt, gắn bó lâu dài với công ty để tạo nên nguồn tài sản vô hình và là nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Trên nền tảng ấy, chúng tôi đã và sẽ đầu tư tài chính hợp lý để theo đuổi các chương trình tự động hoá, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, giảm chi phí, triệt tiêu lãng phí song vẫn luôn bảo vệ tốt môi trường, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều năm nay chúng tôi đã kiên trì với hướng đi đó và chỉ có như thế mới hy vọng đạt mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra vào năm 2025.

PV: Mục tiêu mà ông muốn nói đến cụ thể là gì, thưa ông?

Tôi mong muốn và đặt mục tiêu đưa giấy Đồng Tiến trở thành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nằm trong top đầu của các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam vào năm 2025, là doanh nghiệp có môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, người lao động xem công ty như là mái nhà thứ hai của mình.

PV: Xin cảm ơn ông! Chúc ngành giấy Việt Nam và Công ty Đồng Tiến sớm đạt mục tiêu đề ra!

Theo VCCInews

Tập đoàn điện tử nào tiên phong thay toàn bộ bao bì bằng giấy tái chế?

Một tập đoàn điện tử Việt Nam đã nhanh chóng đáp lời kêu gọi bảo vệ môi trường khi tiên phong sử dụng toàn bộ bao bì bằng giấy tái chế thay thế cho nilon.

Asanzo tiên phong chống rác thải nhựa

Trước tình trạng rác thải nilon gây ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, đầu tháng 04/2019, Thủ tướng đã kêu gọi các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn chung tay cùng Chính phủ và toàn xã hội nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực, hiệu quả.

Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp chủ động thực hiện các giải pháp, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm dần việc sản xuất và sử dụng túi nilon khó phân hủy, góp phần xây dựng môi trường sống trong lành, phát triển bền vững.

Tập đoàn điện tử nào tiên phong thay toàn bộ bao bì bằng giấy tái chế? - 1

Đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng, Tập đoàn điện tử Asanzo đã tiên phong thay thế toàn bộ bao bì bọc trong các sản phẩm từ nilon sang giấy tái chế thân thiện với môi trường. Các sản phẩm dùng trong giấy gói mới sẽ được tung ra thị trường ngay trong giữa tháng 04/2019. Đây cũng là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững và bảo vệ môi trường mà chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam đã đề ra.

Ông Vũ Minh Lý – Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Asanzo là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành hàng tiêu dùng cam kết với Bộ thay thế nilon nhựa dùng trong việc bao gói các sản phẩm bằng vật liệu thân thiện hơn. Việc này sẽ có hiệu quả rất tốt với các sản phẩm Asanzo bởi giấy tái chế có tính hút ẩm tốt so với nilon.”

Tập đoàn điện tử nào tiên phong thay toàn bộ bao bì bằng giấy tái chế? - 2

Ông Lý cũng cho rằng, nếu các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng như Asanzo cùng tham gia hưởng ứng bằng hành động cụ thể sẽ mang đến kết quả khả quan cho việc giảm thiểu rác thải nhựa ở Việt Nam. Điều này tác động tốt với môi trường bởi nilon các doanh nghiệp đưa ra thị trường mỗi ngày có số lượng lớn. Nilon phải mất hàng nghìn năm mới phân hủy được, trong khi giấy tái chế và nilon làm từ nguyên liệu sinh học chỉ 60 ngày đã có thể phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng đến môi trường vì bản chất làm từ thực vật.

“Chúng tôi mong muốn Asanzo là doanh nghiệp tiên phong trong chống rác thải nhựa, từ đó truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác cùng tham gia chiến dịch góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cho người dân cả nước”, ông Lý nhấn mạnh.

Tập đoàn điện tử nào tiên phong thay toàn bộ bao bì bằng giấy tái chế? - 3

Chủ tịch Asanzo: “Giấy tái chế hút ẩm, tiện dụng, phân hủy nhanh – vậy tại sao không làm?”

Kể từ năm 2013 đến nay, các sản phẩm của Asanzo từ Tivi, điện thoại, hàng gia dụng, điện lạnh đều bao bọc bằng túi nilon. Ước tính, mỗi sản phẩm có ít nhất bốn túi nilon kèm theo để bọc sản phẩm, bộ điều khiển, dây điện, đế chân… Mỗi tháng, công ty chi gần 100 triệu đồng cho một tấn bao bì của 300.000 sản phẩm xuất ra thị trường.

Tập đoàn điện tử nào tiên phong thay toàn bộ bao bì bằng giấy tái chế? - 4

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam cho biết, trong những lần đến vùng biển quê nhà Quảng Ninh, ông rất trăn trở khi nhìn thấy quá nhiều rác thải nhựa và túi nilon. “Những lúc như vậy tôi lại cảm thấy áy náy vì khi đó tất cả sản phẩm của Asanzo đều bọc trong túi nilon bán ra thị trường. Người mua sản phẩm lại vứt ra môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và thế hệ tương lai.”. Vì thế ông Tam đã lên kế hoạch thay thế việc đóng gói bao bì sản phẩm bằng giấy tái chế an toàn và thân thiện hơn.

Người đứng đầu tập đoàn điện tử top 3 thị trường chia sẻ: “Khi chuyển sang dùng giấy tái chế, chi phí bao bì tăng lên 30% nhưng bù lại có thể góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác hại của túi nilon khi thải ra tự nhiên. Giấy tái chế hút được ẩm, tiện dụng, phân hủy nhanh, vậy tại sao lại không làm?”

Tập đoàn điện tử nào tiên phong thay toàn bộ bao bì bằng giấy tái chế? - 5

Ngoài chuyển đổi bao bì từ nilon sang giấy tái chế, sắp tới Asanzo sẽ tìm giải pháp dừng việc sử dụng nguyên liệu bằng nhựa trong các sản phẩm và thay thế bằng nhôm, thép hoặc lựa chọn các loại vật liệu khác thân thiện hơn. Chủ tịch Phạm Văn Tam cũng đang cùng các cộng sự lập kế hoạch xây dựng nhà máy phân hủy rác thải thông minh trong tương lai để bảo vệ cuộc sống của thế hệ sau.

Ra đời đầu năm 2014, Asanzo là nhà sản xuất điện tử thuần Việt nổi tiếng với các sản phẩm Tivi, điện lạnh, điện gia dụng công nghệ Nhật Bản giá tốt, độ bền cao, ngày càng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và tin dùng. Sau 5 năm hình thành và phát triển, từ một nhà sản xuất Tivi quy mô nhỏ, Asanzo đã vươn mình trở thành một tập đoàn điện tử hàng đầu thị trường với 7 nhà máy, hơn 2000 cán bộ công nhân viên, 15000 điểm bán hàng và 1000 trạm bảo hành trên toàn quốc. Năm 2018, tập đoàn bán ra hơn 4 triệu sản phẩm, doanh thu ước đoạt 6250 tỷ đồng. Ngoài sản phẩm chủ lực là Tivi với thị phần xếp thứ 3 cả nước, Asanzo còn có hơn 70 dòng sản phẩm điện tử gia dụng, điện lạnh, smartphone được thị trường đón nhận tích cực.

Trong năm 2019, Asanzo hướng tới việc giữ vững “phong độ” phát triển cả về quy mô, doanh thu lẫn số lượng sản phẩm. Cụ thể, tập đoàn điện tử Việt đặt mục tiêu doanh thu năm 2019 đạt 10000 tỷ đồng; tiếp tục ra mắt các dòng sản phẩm mới như Smartphone, SmartTV, tủ lạnh, máy lạnh tiết kiệm điện, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và thế giới.

Cũng trong năm nay, Asazno sẽ khánh thành nhà máy thứ 7 tại khu công nghệ cao Quận 9, TP.HCM với mức đầu tư 1000 tỷ đồng. Ngoài hệ thống nhà xưởng mới và hiện đại hơn, tại đây cũng sẽ có trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của Asanzo. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa, hàm lượng chất xám trong các sản phẩm của tập đoàn. Từ đó giúp nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của thương hiệu Asanzo nói riêng cũng như ngành điện tử Việt nói chung.

Theo Khám phá

Đồ nội thất thanh lịch làm từ giấy vệ sinh tái chế

Hướng đến việc bảo vệ môi trường, các nhà thiết kế tìm cách tái chế nhiều loại rác thải mà con người thải ra, kể cả những loại rác thải khó ngờ. Một trong số đó là giấy vệ sinh đã qua sử dụng. Bộ sưu tập đồ nội thất Waterschatten của nhà thiết kế người Hà Lan – Nienke Hoogvliet là một ví dụ điển hình. Được làm từ giấy vệ sinh tái chế, bộ sưu tập  gồm bàn ăn lớn, bộ đèn treo và bộ chén.

idesign chen duoc lam tu giay ve sinh tai che ban co dung khong 01 1

 Dự án này được thực hiện với mục đích xóa bỏ thành kiến, hướng xã hội suy nghĩ tích cực hơn về việc tái chế giấy vệ sinh. Chúng được làm sạch bằng đồng thau và làm thủ công thành các sản phẩm độc đáo để chứng minh rằng dù đến từ cống rãnh, loại bột giấy này vẫn có thể đem lại giá trị thiết thực.

idesign chen duoc lam tu giay ve sinh tai che ban co dung khong 04

Bàn ăn có đai kim loại bọc quanh cạnh bàn, ẩn bên trong là tám ngăn kéo mỏng chứa các chất liệu đã được tái chế. Bộ chén giấy được trang trí bằng các họa tiết màu xanh lam óng ánh. Chiếc đèn treo thanh lịch. Tất cả đều được làm từ giấy vệ sinh đã qua sử dụng.

idesign chen duoc lam tu giay ve sinh tai che ban co dung khong 08

Nhiều công ty cấp nước tại Hà Lan đã hợp tác cùng Hoogvliet trong quá trình sản xuất. Họ đang thử nghiệm việc tái chế năng lượng và nguyên liệu thô từ nước thải. Điển hình là công ty Aa & Maas và Hoogheemraadschap Hollands Noorderkwartier đã lắp đặt hệ thống sàng lọc tiên tiến hơn, nhờ đó họ có thể thu được giấy vệ sinh đã qua sử dụng ở dạng chất xơ. Bên cạnh đó, các công ty này cũng thử nghiệm việc tái chế năng lượng, phosphat và các vật liệu khác từ nước thải.

idesign chen duoc lam tu giay ve sinh tai che ban co dung khong 02

Bằng phương pháp sàng lọc, những mẫu giấy vệ sinh đã sử dụng sẽ được thu hồi từ nước thải thay vì đốt cháy như trước đây. Người ta ước tính có 180,000 tấn giấy vệ sinh bị bỏ trong toilet mỗi năm, tương đương với 180,000 cây thân gỗ bị chặt đi. Tái chế lượng chất xơ này sẽ giảm số lượng cây bị đốn hạ và góp phần tiết kiệm năng lượng cho quá trình lọc sạch nước.

idesign chen duoc lam tu giay ve sinh tai che ban co dung khong 03

Bộ sưu tập này là bước tiến tiếp theo của Hoogvliet sau công trình nghiên cứu sử dụng rong biển dệt thành vải dùng làm ghế ngồi.Cô cũng đã thử nghiệm làm thảm trải sàn bằng cách thắt tảo biển lên lưới đánh cá. Bên cạnh đó, cô còn có nhiều dự án khác dùng các vật liệu khó chấp nhận như vải làm từ phân bón và đồ nội thất làm từ đất sét trộn với phân bò.

Theo Deezen