Giá nhập khẩu RCP tăng mạnh tại châu Á

Nguyên nhân thúc đẩy giá tăng được cho là Indonesia nới lỏng quy định nhập khẩu RCP, hoãn thực thi lệnh từ ngày 01/10/2020 đến ngày 01/01/2021. Với việc gia hạn này, các nhà máy Indonesia sẽ được tiếp tục mua hàng và cho phép thông quan RCP nhập khẩu cho tới cuối tháng 02/2021.

Trước đó, người mua ở Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ đã giảm mua chờ giá RCP giảm trong tháng 10 và 11.

Vào giữa tháng 10, giá giấy OCC(11) của Mỹ giảm xuống dưới 150 USD/tấn, trong khi OCC(12), chủ yếu là loại giấy nâu thường được các nhà máy Trung Quốc mua, được chào giá thấp, chỉ ở mức 165 USD/tấn. Trước tháng 10, sự chênh lệch giá giữa hai loại OCC11 và OCC12 lên tới mức 45-50 USD/tấn.

Thời điểm cuối tháng 10/2020, Mỹ và Châu Âu lại trở thành điểm nóng của đại dịch COVID-19, trước tình hình đó khả năng cung cấp RCP sẽ giảm mạnh và các nhà cung cấp đã tăng giá OCC Mỹ và Châu Âu thêm 5-10 USD/tấn.

Một phần nguyên nhân tăng giá cũng được cho là do nhu cầu OCC và thành phẩm tăng mạnh ở thị trường Mỹ, trong khi dự trữ OCC của các nhà cung cấp lại thấp.

   >>> Arauco tăng giá bột giấy không tẩy trắng tại Trung Quốc từ tháng 11

Tại Đông Nam Á, trong tuần cuối tháng 10/2020, giá OCC11 của Mỹ đã đạt mức 155-160 USD/tấn, so với 150 USD/tấn vào giữa tháng 10, nhưng vẫn thấp hơn mức 155-165 USD/tấn được ghi nhận cuối tháng 9/2020.

Giá OCC (95/5) của Châu Âu đã tăng 5 USD/tấn, so với mức 150-155 USD/tấn từ hồi cuối tháng 9. Giá OCC Nhật ở mức 165-170 USD/tấn.

Mặc dù có mức giảm giá RCP từ 5-8 USD/tấn, nhưng  OCC Nhật Bản vẫn đắt hơn hẳn so với OCC Mỹ hay châu Âu. Nguyên nhân là vì Nhật Bản có kế hoạch dự trữ OCC cho đến tháng 11 do lo ngại khó khăn trong việc thu gom trong đại dịch COVID.

Chính phủ Trung Quốc mới đây đã  cấp giấy phép nhập khẩu 94.750 tấn RCP. Các nhà cung cấp và mua hàng Trung Quốc đều cho biết, hầu hết hạn ngạch đã được sử dụng hết từ trước, do đó không ảnh hưởng đến thị trường, trong khi đó, nhu cầu RCP trong nước lại chậm chạp. Giá OCC nhập khẩu bán lại đã giảm 34 NDT/tấn, ở mức 2.396 NDT/tấn, tương đương 298 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 NDT/tấn chi phí logistics.

Giá RCP Thái Lan tại thị trường Trung Quốc ở mức 340-350 USD/tấn./.

Theo Fastmarkets RISI

Trung Quốc cấp phép nhập khẩu mới 94.750 tấn giấy thu hồi

Ngày 19/10/2020, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một đợt giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) mới với số lượng lên tới 94.750 tấn, giấy phép sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Ba nhà sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế lớn được nhận tới 82% hạn ngạch cấp phép đợt này. Đứng đầu là Liansheng Paper (Longhai), với 30.000 tấn. Công ty con của Shanying International Holdings là Huanan Shanying Paper nhận 26.000 tấn. Shandong Century Sunshine Paper và công ty con Numat Paper đã nhận được tổng cộng 22.000 tấn. Các nhà nhập khẩu ​​sẽ sử dụng các giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi trong đợt này để thông quan lượng hàng RCP đã đặt qua các cảng Trung Quốc trước ngày 31 tháng 12.

Các nhà cung cấp từ Mỹ và Châu Âu đã ngừng bán RCP cho Trung Quốc, các công ty vận chuyển cũng không còn nhận các đơn đặt hàng RCP cho các tuyến đường đó. Tuy nhiên, khách hàng Trung Quốc vẫn có thể sử dụng hạn ngạch 2020 để nhập khẩu RCP từ các nước lân cận, chủ yếu là Nhật Bản, do thời gian giao hàng ngắn.

Lô cấp phép thứ mười ba đã đưa tổng hạn ngạch nhập khẩu RCP của Trung Quốc trong năm 2020 đạt 6,75 triệu tấn./.

    >>> Oji Nhật Bản khởi chạy dây chuyền TM thứ hai ở Giang Tô, Trung Quốc

Theo Fastmarkets RISI

Trung Quốc cấp phép nhập khẩu RCP lần thứ 10

Lô giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) lần này có tổng khối lượng 56.650 tấn, được cấp cho 3 công ty.

Trong đó, nhà sản xuất bao bì hàng đầu là Nine Dragons Paper (Holdings) chiếm khối lượng lớn nhất với tổng cộng 36.420 tấn cho hai nhà máy tại thành phố Tangshan, tỉnh Hebei và thành phố Shenyang, tỉnh Liaoning. Hai công ty còn lại là Jiangmen Xinghui Paper và Zhejiang Jinlong Paper, có cùng hạn ngạch như lần trước, lần lượt nhận được 15.980 tấn và 4.250 tấn.

Lần cấp phép nhập khẩu giấy thu hồi lần thứ mười đã đưa tổng hạn ngạch được phê duyệt trong năm 2020 đạt 5,75 triệu tấn.

Dự kiến lô giấy phép nhập khẩu RCP cuối cùng trong năm 2020 sẽ được Chính phủ Trung Quốc ban hành trước tháng 10/2020 và cấm hoàn toàn nhập khẩu giấy RCP từ đầu năm 2021./.

    >>> Australia cấm xuất khẩu RCP chưa phân loại từ 2024

Theo Fastmarkets RISI

Tỷ lệ tái chế giấy tại châu Âu năm 2019 tăng tới 72%

EPRC cho rằng việc thu gom PfR đạt mức cao tại châu Âu là một tín hiệu tuyệt vời dù mức tiêu thụ giấy và bìa tại châu Âu giảm.

Bên cạnh đó, nhu cầu giấy tái chế của Trung Quốc giảm mạnh và liên tục được cân bằng bởi nhu cầu gia tăng từ các quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Theo Chủ tịch EPRC, tỷ lệ giấy được tái chế đạt được 72% đã cho thấy sự đóng góp tích cực của ngành công nghiệp giấy châu Âu đối với Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal).

EPRC cho biết họ đang theo dõi tỷ lệ tái chế giấy tại Châu Âu và hướng tới mục tiêu tỷ lệ giấy được tái chế đạt 74% vào năm 2020.

    >>> Thị trường RCP châu Á: giá có xu hướng tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc thúc đẩy nhập khẩu

Hội đồng tái chế giấy châu Âu (EPRC) được thành lập vào tháng 11 năm 2000 để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu về tái chế giấy được nêu trong Tuyên bố Tái chế giấy châu Âu 2000 (2000 European Declaration on Paper Recycling).

Theo Fastmarkets RISI

Thị trường RCP châu Á: giá có xu hướng tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc thúc đẩy nhập khẩu

Đầu tháng 7/2020, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc (MEE) đã phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) lần thứ 9 trong năm 2020. Sau khi nhận được giấy phép nhập khẩu với hạn ngạch 1,12 triệu tấn, các nhà sản xuất Trung Quốc đã thúc đẩy tốc độ nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu RCP vào Trung Quốc sẽ được cấp lần cuối cùng vào trước tháng 10/2020, trước khi cấm nhập khẩu RCP vào năm 2021.

Thị trường Trung Quốc: Trong vòng hai tháng qua, do nhu cầu giấy bao bì hòm hộp tái chế tại Trung Quốc gia tăng, giá tăng 200-300 RMB/tấn (29-43 USD/tấn), nên đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ RCP tăng và giá cũng đã tăng.

Ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà cung cấp ở Trung Quốc và các nơi khác ở châu Á có động thái tăng giá. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đang tác động tới cả hai phía cung và cầu, nên đã gây ra sự bất ổn định của thị trường RCP châu Á.

Giá OCC (12) của Mỹ đạt 205 USD/tấn trong trung tuần tháng 7/2020, tăng 10 USD/tấn so với tuần đầu tháng 7. OCC cao cấp Châu Âu cũng tăng 10 USD/tấn, đạt mức 150 USD/tấn. Giá OCC Nhật Bản tăng 5 USD/tấn, ở mức 155 USD/tấn.

Gió mùa, lũ lụt ở các tỉnh miền trung Trung Quốc, đã khiến giá OCC nội địa tăng 300 RMB/tấn, giá trung bình đạt 2.485 RMB/tấn, tương đương 294 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí logistics.

    >>> Thị trường bột giấy Trung Quốc: BHK tiếp tục giảm giá, NBSK giữ ổn định thấp

Thị trường RCP châu Á: Các nhà cung cấp đã tăng giá bán OCC của Mỹ thêm 5-10 USD/tấn tại Đông Nam Á và Đài Loan, đưa giá lên 150-160 USD/tấn.

Do dự trữ OCC của các nhà sản xuất đang cao, bảo đảm được cho nhu cầu giấy bao bì hòm hộp tại khu vực nên việc tăng giá OCC tại khu vực này được đánh giá chỉ là tạm thời và sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Nhìn thấy khả năng tăng giá của sản phẩm giấy bao bì tái chế xuất khẩu sang Trung Quốc trong tuwong lai gần, nên nhiều nhà sản xuất trong khu vực đã đẩy mạnh việc tích trữ OCC nhập khẩu.

Trung tuần tháng 7/2020, giá OCC (11) của Mỹ tăng giá 5 USD/tấn ở mức 150-155 USD/tấn so với đầu tháng 7.

OCC (95/5) của châu Âu cũng đã tăng 5 USD/tấn, đóng cửa ở mức 120-130 USD/tấn.

OCC của Nhật Bản đã tăng 5 USD/tấn lên 145-150 USD/tấn.

Tại Hàn Quốc, chính quyền đã thực hiện các quy định mới đối với nhập khẩu RCP, có hiệu lực từ ngày 3 tháng 7, theo đó, tỷ lệ tạp chất tối đa trong RCP nhập khẩu được phép là 3 %, thay vì 0,5% như trước, và ban hành hệ thống hạn ngạch nhập khẩu tương tự như Trung Quốc.

Tại Ấn Độ, hoạt động kinh doanh giấy và bìa đã phục hồi 70-80%, nhưng hoạt động kinh doanh RCP chỉ phục hồi ở mức 20%./.

Theo Fastmarkets RISI

Giá giấy bao bì hòm hộp tăng vọt tại Trung Quốc

Sau hai tháng giảm mạnh, giá của các sản phẩm giấy bao bì hòm hộp như giấy medium độ bền cao, testliner và kraft-top liner đã tăng nhẹ 50-100 RMB/tấn (7-14 USD/tấn) trong tháng 5/2020. Đến tháng 6, giá tiếp tục tăng thêm 200-300 RMB/tấn.

Trong tám ngày đầu tháng 7, Nine Dragons Paper (Holdings), nhà sản xuất giấy bao bì công nghiệp lớn nhất Trung Quốc đã công bố hai đợt tăng giá mới với tổng mức tăng 200-350 RMB/tấn với giấy medium và và 250-400 RMB/tấn với testliner và kraft-top liner. Các nhà sản xuất giấy bao bì khác cũng nhanh chóng hưởng ứng động thái này của Nine Dragons.

Giá giấy bao bì hòm hộp tăng do nhu cầu cao khi nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch, tồn kho thành phẩm thấp, chi phí thu gom giấy thu hồi (RCP) tăng cao.

    >>> Dự báo thị trường giấy tissue dư cung nhưng Trung Quốc vẫn liên tục mở rộng công suất

Cụ thể, kể từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6, các nhà máy đẩy mạnh thu mua giấy bao bì hòm hộp dẫn đến sự sụt giảm hàng tồn kho của các nhà sản xuất. Vào cuối tháng 6, nhiều nhà sản xuất báo cáo thống kê chỉ có một tuần hàng tồn kho. Trong khi đó, giá cho RCP nội địa đã tăng lên từ đầu tháng 5.

Trong khi đó, giá RCP nội địa đã tăng đã tăng từ đầu tháng 5 do việc thu gom và vận chuyển bị hạn chế bởi những những trận mưa lớn gây lũ lụt vào đầu tháng 6.

Bên cạnh đó, tạm dừng sản xuất theo kế hoạch ngừng máy cũng là nguyên nhân cho việc tăng giá lần này. Như Shanying International Holdings sẽ ngừng máy bảo trì dây chuyền 300.000 tấn/năm trong 50 ngày, từ 01/7, giảm sản lượng khoảng 44.000 tấn. Nine Dragons cũng sẽ dừng đại tu hai dây chuyền, công suất mỗi máy 250.000 tấn/năm, trong 80 ngày, từ 21/7, giảm sản lượng khoảng 118.000 tấn.

Từ giữa tháng 6, các thương nhân và nhà cung cấp nước ngoài đã nhận được lượng lớn đơn đặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Giá tesliner nhập khẩu CIF cảng chính Trung Quốc, cuối tháng 6 đã tăng từ 360 USD/tấn lên 430 USD/tấn./.

Theo Fastmarkets RISI

Trung Quốc không cấp giấy phép nhập khẩu RCP cho năm 2021

Ở Trung Quốc, chỉ những nhà nhập khẩu được cấp phép trước mới được nhập khẩu chất thải rắn, bao gồm cả RCP từ nước ngoài và chỉ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất của mình, việc bán lại hoặc chuyển nhượng đều bị nghiêm cấm.

Các nhà nhập khẩu thường nộp đơn xin giấy phép nhập khẩu cho năm tới cho các chính quyền cấp tỉnh trong quý cuối cùng của năm. Các đơn xin cấp phép sau đó được chuyển tiếp đến MEE, cơ quan quyết định việc cấp giấy phép.

Tuy nhiên, ngày 30 tháng 6, đại diện của MEE thông báo rằng, sẽ không có giấy phép nhập khẩu nào được xem xét cho 2021.

Thông báo này được coi là sự củng cố của Luật Phòng chống và kiểm soát ô nhiễm môi trường ảnh hưởng do chất thải rắn được phê chuẩn cuối tháng 4/2020, có hiệu lực từ ngày 01/9, theo đó cấm hoàn toàn nhập khẩu chất thải rắn từ năm 2021, bao gồm cả giấy thu hồi (RCP).

    >>> Norske Skog đầu tư chuyển đổi sản xuất giấy bao bì hòm hộp

Để phù hợp với quy định mới, dự kiến từ ngày 1 tháng 9 trở đi, một số hãng tàu vận tải biển sẽ ngừng chấp nhận đơn vận chuyển hàng hóa chất thải rắn tới Trung Quốc, bao gồm cả RCP.

Cho đến nay, MEE đã cấp giấy phép nhập khẩu tổng cộng 4,57 triệu tấn RCP cho năm 2020, giảm 45% so với 8,23 triệu tấn được phê duyệt so với cùng kỳ năm 2019.

Trong cả năm 2020, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ phê duyệt không quá 7 triệu tấn giấy phép nhập khẩu RCP./.

Theo Fastmarkets RISI

Ngành công nghiệp giấy Malaysia trở lại hoạt động trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu RCP

Mặc dù trước khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, các nhà máy sản xuất giấy bao bì và nhà máy bột giấy tái chế vẫn được phép hoạt động nhưng bị hạn chế về công suất và số lượng công nhân tập trung. Đến nay, các quy tắc về giãn cách xã hội vẫn có hiệu lực đối với mọi người, nhưng hạn chế về sản xuất và nhân sự đối với các nhà máy bột giấy tái chế đã được dỡ bỏ hoàn toàn.Tuy nhiên, chi phí giá tăng cao và sự thiếu hụt nguồn cung giấy thu hồi (RCP) đang gây tổn hại cho hoạt động của các công ty.

Hiện nay các nhà sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy thu hồi của Malaysia đang vận hành với tỷ lệ công suất thấp khoảng 50%. Họ đang hy vọng có thể tăng sản lượng vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Tỷ lệ hoạt động thấp là vấn đề đối với các công ty này, vì để cần hòa vốn thì tỷ lệ hoạt động phải bảo đảm từ 70% công suất trở lên. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ của giấy bao bì hiện nay tại Malaysia vẫn ở mức thấp và các công ty này cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu RCP nghiêm trọng vì thu gom trong nước bị giảm mạnh kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu ban hành.

   >>> Sun Paper mở rộng đầu tư các dây chuyền mới

Chẳng hạn như Công ty Pascorp Paper’s Bentong phụ thuộc rất nhiều vào RCP được thu gom trong nước. Mặc dù lệnh phong tỏa đã dỡ bỏ từ 4/5/2020, nhưng tỷ lệ thu gom vẫn còn rất thấp.

Trong khi đó, nguồn RCP nhập khẩu vào Malaysia đang gặp nhiều khó khăn, giá tăng cao, các nhà cung cấp trì hoãn việc giao hàng do giá liên tục thay đổi, vấn đề logistics tại các cảng và số lượng container còn trống hạn chế cũng làm khó khăn thêm cho việc nhập khẩu RCP vào Malaysia./.

PPI Pulp & Paper Week

Giấy bao bì hòm hộp tại Trung Quốc có giảm giá trong thời gian tới?

Thị trường giấy bao bì hòm hộp tái chế (recycled containerboard) của Trung Quốc đã có cú bứt phá tăng giá mạnh mẽ trong tháng 2/2020, nhưng khi sản xuất quay trở lại hoạt động, cộng với nguồn cung giấy thu hồi nội địa đang phục hồi đã cho thấy có sự sụt giảm giá trở lại.

Ngay từ giữa tháng 2 đến hết tháng 2/2020, các nhà sản xuất đã thúc đẩy hai hoặc ba lần tăng giá với mức tăng đã đạt tới 300-500 RMB/tấn (43-72 USD/tấn) đối với giấy lớp sóng giữa độ bền cao (high-strength corrugating medium), giấy lớp mặt (kraft-top liner và testliner).

Trong hai ngày làm việc cuối cùng của tháng 2, nhiều nhà sản xuất đã công bố mức tăng giá mới khoảng 100-200 RMB/tấn. Do đó, chỉ tính riêng trong tháng 2/2020, giá giấy kraft-top-liner và testliner đã tăng tổng cộng 300-600 RMB/tấn, giấy lớp sóng giữa (medium) tăng vọt lên 500-700 RMB/tấn. Thậm chí một số nhiều nhà máy vừa và nhỏ đã đề xuất tổng mức tăng lên tới 800 RMB/tấn.

Trong khi đó, chính các nhà sản xuất giấy, bìa đều có nhận xét rằng, việc giá tăng nhanh đã dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu giấy thu hồi RCP và nguồn cung sản phẩm giấy cũng bị hạn chế. Đến cuối tháng 2/2020, hầu hết các các nhà máy sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy thu hồi đều có tỷ lệ hoạt động chỉ đạt 25-50%. Nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao đã đặt ra thách thức lớn đối với các công ty gia công và sản xuất hòm hộp đi vào hoạt động từ trung tuần tháng 02/2020.

Tại một số nơi, giá giấy bao bì hòm hộp tái chế dường như đã đạt đỉnh và đã có dấu hiệu suy yếu từ đầu tháng 3/2020. Hầu hết các nhà sản xuất vẫn giữ ổn định mức giá, riêng Shanying International đã tăng 100 RMB/tấn đối với giấy lớp giữa độ bền cao. Tại Quảng Đông, rất nhiều nhà máy vừa và nhỏ, đã tăng tổng cộng 700-800 RMB/tấn trong tháng 2/2020, đã giảm giá đối với sản phẩm của mình khoảng 200 RMB/tấn.

Đây được cho là kết quả của sự gia tăng nguồn cung RCP trong nước và gia tăng tỷ lệ hoạt động của các nhà sản xuất giấy, bìa. Các nhà sản xuất hòm hộp đã bắt đầu khôi phục hoạt động và vận chuyển cũng đã được khôi phục dần. Zhejiang Jingxing Paper cho biết, tất cả các dây chuyền BM tái chế với tổng công suất khoảng 1,3 triệu tấn/năm đã hoạt động trở lại vào ngày 29 tháng 2. Shanying International, nhà sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế lớn thứ ba Trung Quốc với tổng công suất gần 4,5 triệu tấn/năm, cho biết tỷ lệ vận hành đã tăng từ 25% vào ngày 25 tháng 2 lên 70% vào ngày 29 tháng 2. Các nhà sản xuất lớn khác cũng đang tăng cường sản xuất tại các nhà máy của họ./.

VPPA

Giá OCC tăng tại châu Á, Indonesia thúc đẩy nhập khẩu

Tại Indonesia, việc nhập khẩu RCP được yêu cầu kiểm tra trước khi giao hàng ngặt nghèo và sản phẩm không chứa quá 0,5% tạp chất đã khiến những người mua phải chuyển sang nhập các mặt hàng cao cấp hơn với mức chi phí đắt đỏ.

Hoạt động sản xuất tại nhà máy của Indonesia sẽ bị chậm lại đáng kể vào kỳ nghỉ lễ Ramada kéo dài đến cuối tháng 5.

Hiện nay, Indonesia đang thúc đẩy tốc độ nhập khẩu RCP nhằm mục đích thông quan trước tháng 5, chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất sau kỳ nghỉ lễ. Giá OCC lựa đúp nhập khẩu từ Mỹ khoảng 150 đô la/tấn.

Tại các thị trường Đông Nam Á và Đài Loan trong ba tuần qua, giá OCC Mỹ ở mức 125-140 đô la/tấn, tăng 10-20 đô la/tấn.

Giá OCC của châu Âu là 95-105 đô la/tấn, tăng 20-25 đô la/tấn.

Do nguồn cung dư thừa nên các nhà cung cấp OCC châu Âu sẵn sàng giảm giá ở Ấn Độ. Khi giá giấy OCC của Mỹ quá đắt, người mua Ấn Độ đã chuyển sang mua các loại OCC từ châu Âu với giá rẻ hơn, chỉ khoảng 95 đô la/tấn.

OCC của Nhật Bản được bán ở mức 95-115 đô la/tấn, tăng 15-25 đô la/tấn, được hưởng lợi từ hiệu ứng dây chuyền của việc tăng giá OCC Mỹ.

Theo RISI – VPPA