Giá nhập khẩu RCP tăng mạnh tại châu Á

Nguyên nhân thúc đẩy giá tăng được cho là Indonesia nới lỏng quy định nhập khẩu RCP, hoãn thực thi lệnh từ ngày 01/10/2020 đến ngày 01/01/2021. Với việc gia hạn này, các nhà máy Indonesia sẽ được tiếp tục mua hàng và cho phép thông quan RCP nhập khẩu cho tới cuối tháng 02/2021.

Trước đó, người mua ở Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ đã giảm mua chờ giá RCP giảm trong tháng 10 và 11.

Vào giữa tháng 10, giá giấy OCC(11) của Mỹ giảm xuống dưới 150 USD/tấn, trong khi OCC(12), chủ yếu là loại giấy nâu thường được các nhà máy Trung Quốc mua, được chào giá thấp, chỉ ở mức 165 USD/tấn. Trước tháng 10, sự chênh lệch giá giữa hai loại OCC11 và OCC12 lên tới mức 45-50 USD/tấn.

Thời điểm cuối tháng 10/2020, Mỹ và Châu Âu lại trở thành điểm nóng của đại dịch COVID-19, trước tình hình đó khả năng cung cấp RCP sẽ giảm mạnh và các nhà cung cấp đã tăng giá OCC Mỹ và Châu Âu thêm 5-10 USD/tấn.

Một phần nguyên nhân tăng giá cũng được cho là do nhu cầu OCC và thành phẩm tăng mạnh ở thị trường Mỹ, trong khi dự trữ OCC của các nhà cung cấp lại thấp.

   >>> Arauco tăng giá bột giấy không tẩy trắng tại Trung Quốc từ tháng 11

Tại Đông Nam Á, trong tuần cuối tháng 10/2020, giá OCC11 của Mỹ đã đạt mức 155-160 USD/tấn, so với 150 USD/tấn vào giữa tháng 10, nhưng vẫn thấp hơn mức 155-165 USD/tấn được ghi nhận cuối tháng 9/2020.

Giá OCC (95/5) của Châu Âu đã tăng 5 USD/tấn, so với mức 150-155 USD/tấn từ hồi cuối tháng 9. Giá OCC Nhật ở mức 165-170 USD/tấn.

Mặc dù có mức giảm giá RCP từ 5-8 USD/tấn, nhưng  OCC Nhật Bản vẫn đắt hơn hẳn so với OCC Mỹ hay châu Âu. Nguyên nhân là vì Nhật Bản có kế hoạch dự trữ OCC cho đến tháng 11 do lo ngại khó khăn trong việc thu gom trong đại dịch COVID.

Chính phủ Trung Quốc mới đây đã  cấp giấy phép nhập khẩu 94.750 tấn RCP. Các nhà cung cấp và mua hàng Trung Quốc đều cho biết, hầu hết hạn ngạch đã được sử dụng hết từ trước, do đó không ảnh hưởng đến thị trường, trong khi đó, nhu cầu RCP trong nước lại chậm chạp. Giá OCC nhập khẩu bán lại đã giảm 34 NDT/tấn, ở mức 2.396 NDT/tấn, tương đương 298 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 NDT/tấn chi phí logistics.

Giá RCP Thái Lan tại thị trường Trung Quốc ở mức 340-350 USD/tấn./.

Theo Fastmarkets RISI

Ảnh hưởng đại dịch COVID-19, giá giấy in báo lao dốc ở châu Á

So với QI/2020, giá giấy in báo QII hầu như ổn định, ngay cả khi COVID-19 gây gián đoạn các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, sự ổn định đó đã không kéo dài sang QIII.

Tại Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan, giá chào bán hiện đã giảm xuống, dao động chỉ còn 375-440 USD/tấn đối với giấy có định lượng 42 g và 370-440 USD/tấn đối với giấy có định lượng 45 g. Tại Singapore, giấy có định lượng 45g có giá cao hơn, ở mức 460 USD/tấn. Tại Ấn Độ, giá giấy có định lượng 42 g ở mức 360-440 USD/tấn và giấy có định lượng 42 g có giá 350-400 USD/tấn đối với giấy 45 g. Giá giao ngay của loại định lượng 42g chỉ ở mức 400-440 USD/tấn.

Nhìn chung, giá đang lao dốc tại thị trường Châu Á khi Ấn Độ trở thành điểm nóng của Covid-19.

Nhu cầy giấy in báo đã giảm tại tất cả các thị trường từ trước khi Covid-19 lan rộng do các nhà xuất bản và độc giả ngày càng ưa chuộng tin tức trực tuyến.Tại Singapore, nhu cầu giảm khoảng 30% so với năm ngoái. Một nhà xuất bản lớn tại Ấn Độ ước tính mức tiêu đã giảm khoảng 20-30%.

COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình hình, gây gián đoạn lưu thông và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất và cung cấp giấy in báo.

Trong khi đó, nguồn cung giấy in báo vẫn ở mức cao. Nhiều nhà sản xuất châu Á đã rút khỏi thị trường Ấn Độ hoàn toàn trong quý này hoặc dừng máy, hoạt động với công suất thấp do giá bán của giấy in báo quá thấp.

Đại dịch lần này sẽ làm thay đổi thói quen bán hàng và tiêu dùng, hướng tới cuộc sống kỹ thuật số. Do đó, theo dự đoán tình hình sẽ rất khó khăn để phục hồi như trước và buộc các nhà sản xuất phải tính đến phương án  chuyển đổi sản xuất giấy in báo tới mặt hàng phù hợp./.

   >>> Tác động của mức tiêu dùng giấy tissue đến thị trường bột giấy toàn cầu

Theo Fastmarkets RISI