Nguồn cung thấp, cước phí vận tải tăng, thúc đẩy OCC tăng giá tại Đông Nam Á

Ngay từ tuần cuối tháng 10/2020, khách hàng châu Á đã gặp khó khi đặt chỗ tàu để vận chuyển RCP từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đến Đông Nam Á, Đài Loan và Ấn Độ. Tình hình hiện nay ngày càng khó khăn hơn khi người bán viện lý do các vấn đề vận chuyển để tăng giá.

Các nhà cung cấp chỉ ra rằng các công ty vận tải quốc tế ưu tiên thị trường Trung Quốc hơn các khu vực châu Á khác cho các chuyến hàng vận chuyển đường biển, do xuất khẩu và nhập khẩu tăng mạnh của nước này.

Các công ty vận tải thích gửi trực tiếp các container rỗng trở lại Trung Quốc sau khi dỡ hàng Trung Quốc ở Mỹ và châu Âu, hơn là phân bổ chúng để vận chuyển RCP đến Đông Nam Á. Ngay cả những container rỗng từ Nhật Bản cũng được chuyển thẳng sang Trung Quốc.

Giá cước vận chuyển đường biển cho các chuyến hàng container xuất đi từ Trung Quốc đã tăng vọt, đạt 4.000 USD/container 40 feet để giao hàng đến Bờ Tây nước Mỹ và 5.000 USD/container 40 feet đến Bờ Đông nước Mỹ. Trong khi đó phí vận chuyển RCP từ Mỹ đến Đông Nam Á là xấp xỉ 1.000 USD/ container 40 feet.

Ngoài vấn đề vận chuyển, nguồn cung RCP tại Mỹ và châu Âu cũng bị hạn chế, do ảnh hưởng thắt chặt hoạt động thu gom bởi COVID-19.

Đây thực sự là lý do bất ngờ đối với khách hàng khu vực này, trước đó đã dự đoán giá RCP sẽ giảm sau khi các nhà máy Trung Quốc ngừng mua RCP trên thị trường quốc tế vào tháng 10. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục mua vào ở mức tối thiểu.

Trong khi đó, mức RCP thu mua trong nước tại một số nước như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia không ngừng tăng đã khiến giá RCP nhập khẩu ở đó cũng tăng lên. OCC thu mua trong nước của khu vực các nước này hiện đạt mức 180-200 USD/tấn, trong khi nguồn cung có phần hạn chế.

OCC châu Á tăng vọt: OCC(11) của Mỹ tại Đông Nam Á đạt mức 165-175 USD/tấn trong tuần đầu tháng 11/2020, tăng 10-15 USD/tấn so với hai tuần trước.

Loại OCC cao cấp của Mỹ được lựa chọn kỹ có mức tạp chất dưới 0,5% chủ yếu được các nhà máy Trung Quốc mua trước khi họ ngừng mua vào tháng trước.

Trong khi loại có mức tạp chất 2%, được các nước khác quan tâm hơn như: Indonesia, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Tại Indonesia, giá OCC thường cao hơn 20 USD/tấn so với các nước châu Á khác do chế độ kiểm tra mà chính phủ Indonesia đang áp dụng đối với RCP nhập khẩu.

OCC châu Âu (95/5) có mức tăng mạnh nhất, tăng 15 USD/tấn lên 165-170 USD/tấn. Với việc châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng ngừng hoạt động do làn sóng đại dịch COVID-19 mới, các nhà cung cấp và người mua cho biết thậm chí còn khó khăn hơn để có được nguồn cung và đặt chỗ tàu cho khách hàng châu Á so với từ Mỹ.

OCC của Nhật Bản giữ nguyên ở mức 165-170 USD/tấn. Tuy nhiên, các nhà cung cấp Nhật Bản đang xem xét việc tăng giá, chào bán cho người mua lên tới 180 USD/tấn./.

Theo PPI Asia (6/11/2020)

Trung Quốc nhập khẩu khối lượng lớn khiến giá OCC tại châu Á tăng mạnh

Khối lượng hạn ngạch OCC chia cho các nhà máy hầu hết đã bị giảm 40% so với vòng trước. Ba nhà sản xuất bao bì hàng đầu là Nine Dragons Paper (Holdings), Lee and Man Paper Manufacturing và Shanying International Holdings nhận được tổng cộng 539.000 tấn, tương đương 76%, trong tổng số 710.850 tấn.

Theo các nhà cung cấp lớn, giá OCC Mỹ và Châu Âu xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc và các nước châu Á khác vẫn đang ở mức cao. Khách hàng Trung Quốc đẩy mạnh mua vào tất cả các loại giấy từ giấy hỗn hợp để cung cấp cho các nhà máy bột giấy tái chế của họ ở Đông Nam Á đến OCC được phân loại kép Mỹ (DS OCC 12), báo cũ chất lượng cao (ONP) và các loại cao cấp khác.

Hầu hết các nhà máy ở Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ đều dự đoán giá OCC(11) của Mỹ sẽ giảm ngay sau khi người mua Trung Quốc ngừng mua.

    >>> Arauco thông báo tăng giá bột giấy tại Trung Quốc từ tháng 10/2020

Giá OCC tại Châu Á trung tuần tháng 9 đã tăng từ 160-170 USD/tấn lên 170-175 USD/tấn so với tuần đầu tháng 9. Giá ở Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam đứng ở mức 165-170 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn ở cuối mức giá thấp nhất. Tại  Hàn Quốc, giá OCC ghi nhận đạt khoảng 170 USD/tấn, DS OCC cao cấp (12) với mức giới hạn tạp chất 3% có giá 180-210 USD/tấn.

Tại Indonesia, OCC(11) của Mỹ có giá 185 USD/tấn. Thậm chí, các nhà máy Indonesia đã phải trả thêm 5-10 USD/tấn để tiến hành kiểm tra trước khi giao hàng tại Mỹ nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ chính phủ Indonesia. Các nhà cung cấp thường tránh thị trường này hoặc tăng thêm 20 USD/tấn, bao gồm phí kiểm tra trước. Giá OCC của Mỹ tăng cao đã thúc đẩy các nhà máy Indonesia, cùng với những người mua khác trong khu vực và ở Ấn Độ, chuyển sang giấy nâu châu Âu rẻ hơn.

Giá OCC châu Âu vẫn ổn định dù do nguồn cung hạn chế. Loại 95/5 được bán ở mức 155-160 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với mức giá thấp nhất.

Mặc dù đắt nhất trong các loại OCC, OCC Nhật Bản vẫn ổn định ở mức 170-185 USD/tấn. Các khách hàng Trung Quốc đẩy mạnh mua OCC Nhật Bản thay vì OCC Mỹ và Châu Âu vì quãng đường và thời gian vận chuyển ngắn hơn. Tháng 11/2018, giá OCC của Nhật Bản đã cán mốc 315-325 USD/tấn và có khả năng sẽ tái diễn trong năm nay.

Giá giao dịch nội địa tại Trung Quốc vẫn ở mức ổn định, DS OCC(12) có giá 230 USD/tấn ở Trung Quốc, cao hơn nhiều so với giá OCC(11) của Mỹ ở hầu hết các thị trường châu Á khác, với mức chênh lệch lớn từ 60-65 USD/tấn. Nhu cầu từ các nhà máy Trung Quốc dự báo có thể đẩy giá OCC vốn đang cao sẽ tiếp tục leo thang trong vài tháng cuối năm.

So với OCC nội địa, hàng nhập khẩu, đặc biệt là từ Mỹ, có chất lượng tốt hơn và rẻ hơn. Giá OCC nhập khẩu vào Trung Quốc, so với OCC Mỹ, đã giảm 57 RMB/tấn, ở mức 2.463 RMB/tấn, tương đương 302 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí logistics./.

Theo Fastmarkets RISI