Malaysia dự kiến ban hành quy định mới về kiểm tra giấy thu hồi nhập khẩu

Chính phủ Malaysia dự kiến ​​sẽ ban hành các quy định mới về kiểm tra chất lượng giấy thu hồi (RCP) vào cuối tháng 3/2021 hoặc đầu tháng 4/2021. Quy định mới được thiết lập nhằm thực hiện một chế độ nhập khẩu mới, có thể cấm nhập giấy hỗn hợp và yêu cầu thực hiện kiểm tra trước và sau khi giao hàng đối với tất cả các loại giấy thu hồi nhập khẩu khác.

Như vậy, tiếp theo Indonesia, Malaysia là nước thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm tra trước và sau khi giao hàng.

Việc kiểm tra trước khi giao hàng sẽ được tiến hành tại các quốc gia xuất xứ, việc kiểm tra sau khi vận chuyển, bao gồm kiểm tra trên tàu và ngoài tàu, thực hiện tại cảng nhập cảnh của Malaysia. Trong trường hợp RCP không bảo đảm chất lượng theo quy định, có thể bắt buộc phải tái xuất.

Các nhà cung cấp cho biết chi phí phụ trội do chính sách mới phải chịu sẽ khoảng 20-30 USD/tấn, chủ yếu liên quan đến việc kiểm tra trước khi giao hàng.

Về mặt kỹ thuật để thực hiện kiểm tra chất lượng RCP trên tàu, các nhà cung cấp và người nhập khẩu sẽ phải cần sự chấp thuận của các công ty vận chuyển, điều này hầu như là bất khả thi đối với cả hai bên.

Trong bối cảnh giá RCP nhập khẩu về Đông Nam Á đang ở mức cao đột biến, chưa từng có trong lịch sử thì với quy định mới của Chính phủ Malaysia, các nhà sản xuất bột giấy tái chế và giấy bao bì từ nguyên liệu giấy thu hồi sẽ phải chịu gánh nặng của các quy định mới./.

     >>> Suzano tăng giá bột giấy BEK toàn cầu từ tháng 4

VPPA

 

Suzano tăng giá bột giấy BEK toàn cầu từ tháng 4

Trong vài tháng qua, có rất nhiều các đợt tăng giá bột giấy BEK liên tiếp do nhu cầu bột gỗ cứng vẫn tăng cao trong bối cảnh nguồn cung đang hạn chế.

Vào tháng 4, giá bán bột giấy của công ty tại Trung Quốc sẽ là 780 USD / tấn, tăng 60 USD so với mức giá tháng Ba.

Tại Mỹ và Châu Âu, công ty đang dự kiến ​​điều chỉnh giá bột giấy BEK tăng 100 USD, mức giá niêm yết lần lượt là 1.240 USD / tấn và 1.010 USD / tấn.

VPPA tổng hợp

VPPA tăng cường xúc tiến hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế

Hai bên đã trao đổi thông tin, thảo luận về tiềm năng và cơ hội thiết lập quan hệ giao thương giữa các lĩnh vực thế mạnh của các bên. Trước hết, hai bên trao đổi và nghiên cứu thông tin thị trường của Cộng hòa Panama và các nước trong khu vực Trung Mỹ. Các doanh nghiệp Ngành Giấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu các mặt hàng của mình sang Panama và thông qua đây để thâm nhập thị trường khu vực Trung Mỹ, đặc biệt là các chủng loại sản phẩm giấy tissue và giấy in, viết, cũng như hướng tới hợp tác gia công và sản xuất giấy tissue tại thị trường này.

Đối với Việt Nam, Cộng hòa Panama có chế độ ưu đãi thị thực, công dân Việt Nam có hộ chiếu phổ thông, được phép nhập cảnh miễn thị thực vào Panama với thời hạn lưu trú không quá 90 ngày.

Cũng trong sáng 24/3/2021, Đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã làm việc với Nhóm chuyên gia, chuyên viên điều phối dự án của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV). Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và các tư vấn quốc tế đang thực hiện nghiên cứu ngành hẹp trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học Việt Nam” của GIZ.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, được sự đồng thuận của GIZ, SNV cùng với Tư vấn Quốc tế đã lựa chọn Ngành sản xuất giấy và bột giấy cho việc phân tích chuyên sâu, đánh giá tiềm năng việc sử dụng sinh khối (biomass) trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy, nhằm hướng tới một ngành sản xuất giấy Việt Nam hiệu quả cao, bền vững và phát thải các-bon thấp, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực./.

    >>> Giấy thu hồi tiếp tục tăng giá tại châu Á

VPPA

Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (HHP) chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 6,5%

CTCP Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (HoSE: HHP) vừa công bố thông tin về việc trả 6,5% cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 cho cổ đông (tương ứng cổ đông sở hữu 1000 cổ phiếu nhận được 65 cổ phiếu mới).

Tổng khối lượng phát hành đợt này 1,17 triệu cổ phiếu, nguồn chi trả được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HHP đã được ghi rõ trên BCTC đã kiểm toán hợp nhất năm 2019 của Công ty. Trong đó, ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là 2/4/2021 và ngày đăng ký cuối cùng là 5/4/2021.

Được biết, Giấy Hoàng Hà Hải Phòng mới niêm yết 18 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE vào ngày 3/3 vừa qua với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.900 đồng/CP.

Trước đó, từ tháng 8/2018, cổ phiếu HHP đã niêm yết trên sàn HNX. Sau gần 2,5 năm lên sàn HNX, ngày 18/2 vừa qua, cổ phiếu HHP đã giao dịch phiên cuối cùng trên HNX và đóng cửa tại mức giá 14.200 đồng/CP.

Tuy nhiên, ngay khi niêm yết trên HoSE, cổ phiếu HHP đã liên tục tăng mạnh và vượt xa mức đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên HNX khi đóng cửa phiên 19/3 tại mức giá 18.150 đồng/CP.

Sau đó cổ phiếu HHP đã quay đầu điều chỉnh và đóng cửa phiên 24/3 giảm 3,1% xuống mức giá 17.300 đồng/CP.

Tính đến 31/12/2019, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HHP ghi nhận 16,6 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn hơn 1,44 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Kết quả kinh doanh năm 2020, Công ty khi ghi nhận doanh thu tăng trưởng 30%, lên gần 480 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế theo đó cũng tăng trên 36%, ghi nhận gần 22 tỷ đồng.

    >>> Nguồn cung khan hiếm, giá bột giấy tăng mạnh tại Trung Quốc và châu Á

 

Theo CafeF

Nguồn cung khan hiếm, giá bột giấy tăng mạnh tại Trung Quốc và châu Á

Do nguồn cung khan hiếm, giá bột gỗ mềm tẩy trắng Canada (NBSK) tiếp tục gia tăng tại thị trường Trung Quốc. Kết thúc giao dịch tuần ngày 19/3/2021, giá bột NBSK của Canada đã đạt mức 980 USD/tấn, trong khi các nhà cung cấp Bắc Âu vẫn giữ nguyên mức giá 930-980 USD/tấn, trung bình đạt 973 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn vào trung tuần tháng 3/2021 và đây cũng là mức cao kỷ lục mới.

Trên cơ sở mức giá trung tuần tháng 3/2021, một số nhà cung cấp Canada khác đã thỏa thuận và tăng giá bột NBSK lên 1.000 USD/tấn, giao hàng vào tháng 5/2021.

Trong khi đó, Tập đoàn Ilim của Nga cũng đang tìm kiếm mức tăng 100 USD/tấn với bột BSK, cho các lô hàng giao tháng 4/2021, đặt giá niêm yết ở mức 1.000 USD/tấn, thông thường bột BSK của Nga thường có giá thấp hơn NBSK Canada. Đồng thời Ilim cũng thông báo với khách hàng Trung Quốc tăng giá bột BHK lên mức 800 USD/tấn, CRF.

Tại thời điểm này, tại Phần Lan Công ty UPM đã công bố đóng cửa tạm ngừng hoạt động hai nhà máy sản xuất bột NBSK và bột BHK do các vấn đề kỹ thuật, nhà máy Kymi công suất 870.000 tấn/năm đóng cửa vào ngày 17 tháng 3, nhà máy Kaukas công suất 740.000 tấn/năm đóng cửa bắt đầu từ ngày 21 tháng 3. Với việc bất ngờ cắt giảm nguồn cung khoảng 1,5 triệu tấn trong thời điểm này sẽ càng làm tăng thêm mức độ khan hiếm nguồn cung và giá cả thị trường./.

    >>> Cước vận tải biển tăng ‘phi mã,’ doanh nghiệp ngồi trên… đống lửa

VPPA tổng hợp

Cước vận tải biển tăng ‘phi mã,’ doanh nghiệp ngồi trên… đống lửa

Cước phí vận tải biển, giá thuê container rỗng ở mức… ‘trên trời’, tăng tới 7 lần

Trong bối cảnh sản xuất và xuất khẩu toàn cầu sụt giảm, việc Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu với tỷ lệ 5,5% trong năm 2020 là một điểm sáng tích cực. Tuy nhiên, việc tăng giá cước tàu biển, giá thuê container sẽ có tác động bất lợi, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Qua công tác theo dõi, nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Bộ Công thương, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã có phản ánh về tình trạng giá cước tàu biển tăng cao, khó khăn trong việc đặt thuê tàu, cùng với đó là việc khó khăn trong tìm container rỗng để đóng hàng.

Đại diện các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cho hay tình trạng trên đang ảnh hưởng đến hầu hết các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nông sản, thủy sản là nhóm ngành hàng có giá trị gia tăng thấp.

Tại thời điểm này, nông sản, thủy sản đang vào mùa cao điểm giao dịch và giao hàng nên lượng hàng xuất khẩu rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phản ánh hàng đã sẵn sàng để giao, nhưng phải chờ đợi hãng tàu thông báo tập kết mới được xuất đi, thời gian giao hàng bị chậm lại bình quân từ 7-20 ngày.

Với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, ngoài khoản cước phí đang phải trả cao gấp đôi so với những tháng bình thường còn phải trả các khoản phí trong mùa cao điểm cho hãng tàu (có hãng tàu thu 1.000 USD/container). Các doanh nghiệp xuất khẩu điều và chè phản ánh không xuất khẩu được sang các thị trường chủ lực khi cước phí tăng gấp 6-7 lần (từ 750-800 USD/container lên đến hơn 4.000-5.000 USD/container).

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), các hãng tàu biển nước ngoài tăng cước vận chuyển lên 2-3 lần, thậm chí 6-7 lần ở một số chặng mà doanh nghiệp vẫn không đặt được tàu và container để xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài cũng không thể đặt được tàu đưa nguyên liệu về Việt Nam để chế biến hàng xuất khẩu.

Ngành xuất khẩu gặp khó khăn do thiếu hụt container rỗng

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết tình hình tăng giá cước tàu biển hiện nay căng thẳng nhất đều ở tuyến đi các thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, sau đó đến châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và vùng Nội Á (gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á).

“Dự báo tình trạng thiếu tàu biển và thiếu container kéo dài đến hết tháng Ba, tuy nhiên, việc dịch COVID-19 chưa được kiểm soát, vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới có thể khiến tình trạng này kéo dài hơn so với dự báo,” đại diện Bộ Công Thương đánh giá.

Có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu còn đang loay hoay để giữ vững đơn hàng và thị trường thì gánh nặng về cước vận tải biển càng khiến họ khó khăn hơn.

Là một trong các đơn vị chuyên xuất, nhập khẩu mặt hàng nông sản, ông Phùng Văn Sâm, Giám đốc Công Ty cổ phần Tập Đoàn Hanfimex Việt Nam cho rằng, số lượng container xuất khẩu của đơn vị này là 60-80container/tháng, hiện chỉ còn 30-40 container/tháng. Sự sụt giảm này xuất phát một phần từ tình trạng số lượng container rỗng do hãng tàu cung cấp thiếu hụt nghiêm trọng và giá thuê vận chuyển tăng “phi mã.”

Thời gian qua, Công ty nhận thông báo của hãng tàu về việc tăng giá vận chuyển một container 40feet đi châu Âu, Địa Trung Hải,… từ 2.000-2.500USD lên 6.000-8.000USD. Đà tăng của giá cước vẫn chưa dừng lại khi mới đây nhất, hãng tàu tiếp tục thông báo tăng giá cước vận chuyển container thêm 1.000USD.

“Với giá cước này, chi phí cho xuất hàng hóa của Công ty phát sinh khoảng 6-8 tỷ đồng/tháng. Đối với những hợp đồng đã ký (cung cấp hàng cho siêu thị), doanh nghiệp buộc phải chấp nhận giá ‘trên trời’ để đảm bảo thời gian cam kết,” ông Sâm ngao ngán.

Bên cạnh đó, việc tăng giá cước thuê tàu cũng gây hiệu ứng làm tăng các khoản phí, phụ phí thu tại cảng như phí xếp dỡ (THC), phí mất cân bằng container (CIC), phụ phí mùa cao điểm,… và các khoản phí này phía doanh nghiệp Việt Nam phải chịu.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với một container, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã phải chịu hơn 10 loại phụ phí như phí chứng từ, phí xếp dỡ, phí vệ sinh container, phí cân bằng container, phí khai trọng lượng,… tổng chi phí từ 500-520USD/container 40feet và khoảng 350USD/container 20feet.

cuoc-van-tai-bien-tang-phi-ma-doanh-nghiep-ngoi-tren-dong-lua

Lập đoàn kiểm tra giá cước vận tải biển

Lý giải về tình trạng giá cước tàu biển tăng cao, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết nguyên nhân do đại dịch COVID-19 lây lan trên quy mô toàn cầu buộc các nước phải đồng loạt áp dụng biện pháp kiểm soát đi lại, kiểm soát chặt chẽ giao thương.

“Nhiều cảng biển ở châu Âu, Mỹ trong tình trạng tắc nghẽn, hàng triệu container bị ùn tắc tại cảng gây ra tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng hoặc thiếu tàu biển vận tải hàng hóa,” ông Giang nhìn nhận.

Còn theo lãnh đạo Bộ Công Thương, tình trạng thiếu container rỗng ở Trung Quốc diễn ra sớm hơn và nghiêm trọng hơn nên quốc gia này tìm cách thu gom container từ các nước. Lượng vỏ container bị “hút” về Trung Quốc lớn gây nên tình trạng khan hiếm ở nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.

“Việc gián đoạn nguồn cung và tồn kho thấp, khả năng vận chuyển hàng hóa có thể bị gián đoạn bất kỳ khi nào khiến các nhà nhập khẩu tăng cường dự trữ bằng mọi giá, đã gây thêm tâm lý căng thẳng, thúc ép các doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận chi phí cao để xuất được hàng,” lãnh đạo Bộ Công thương thông tin thêm.

Mặt khác, Việt Nam có rất ít doanh nghiệp kinh doanh đóng mới và sửa chữa container, đặc biệt là container chuyên dùng, do vậy phải phụ thuộc vào lượng container của các hãng tàu nước ngoài. Chưa kể năng lực tiếp nhận, quản lý container rỗng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn hạn chế, không có bãi tập đủ lớn, quy mô phân tán nhỏ lẻ; việc ứng dụng công nghệ để quản lý và thu gom container còn chưa được rộng rãi, chưa kết nối được giữa các doanh nghiệp logistics, đại lý hãng tàu và các doanh nghiệp chủ hàng có nhu cầu sử dụng container, dẫn đến tình trạng tồn đọng, khan hiếm container cục bộ.

Cục Hàng hải kiểm tra giá vận chuyển container của hãng tàu ngoại

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho rằng tình trạng này cũng đã được các cơ quan bộ, ngành của Việt Nam nhận thấy và Bộ Giao thông vận tải – đơn vị chủ quản đã phối hợp với Bộ Công thương có những buổi làm việc với các hãng tàu, Hiệp hội chủ hàng và các doanh nghiệp dịch vụ logistics để tìm hiểu và đưa ra các giải pháp.

Theo kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chủ trì lập đoàn kiểm tra, (trong thành phần có cả đại diện của Bộ Công Thương) để làm việc với các hãng tàu. Một mặt là để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị định 146/CP về việc công khai công bố các chi phí liên quan đến các cước phí, mặt khác nhằm tìm ra các giải pháp cùng với các hãng tàu có thể gia tăng lượng container rỗng đưa về Việt Nam cũng như hợp lý hóa các khoản thu mà hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phản ánh là tăng cao quá mức hợp lý.

“Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đã tìm hiểu và khai thác dịch vụ logistics tận dụng tốt hơn các phương thức này, vừa đa dạng hóa phương thức vận chuyển vừa để góp phần giảm bớt yếu tố phụ thuộc cũng như tác động của trường hợp tăng giá cước tàu biển như vừa qua,” ông Hải nói.

Mới đây, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.

Tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành quy định về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển theo quy định, giá dịch vụ tại cảng biển.

Đồng thời, tổ công tác liên bộ có chức năng xử lý hành vi vi phạm theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải./.

cuoc-van-tai-bien-tang-phi-ma-doanh-nghiep-ngoi-tren-dong-lua

 

Theo VietnamPlus

Giấy thu hồi tiếp tục tăng giá tại châu Á

Tại Ấn Độ, các nhà sản xuất bột giấy tái chế đang gia tăng nhập khẩu tất cả các loại RCP nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc. Tại đây, giá OCC của Mỹ đã vượt quá 300 USD/tấn, mức giá này còn vượt cả mức kỷ lục tại Trung Quốc tháng 3/2017, ở mức 285-300 USD/tấn.

Từ đầu năm 2021, thị trường Đông Nam Á đang hứng chịu tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, giá cả tăng cao.

Tại Indonesia, các nhà sản xuất đã phải mua vào OCC nhập khẩu với giá cao hơn các thị trường khác trong khu vực tới 30 USD/tấn.

Tại Hàn Quốc, giá OCC(11) Mỹ tăng 15-20 USD/tấn, lên 225-230 USD/tấn trung tuần tháng 3/2021, OCC(12) Mỹ lên tới 250 USD/tấn.

Tại Đài Loan, OCC(11) của Mỹ được chào bán với giá 270 USD/tấn. Giá OCC Nhật Bản và Châu Âu cũng đã tăng lên tới 300 USD/tấn.

Cũng tại thời điểm trung tuần tháng 3/2021, tại Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, OCC(11) của Mỹ đã tăng 15-20 USD/tấn, đạt mức 260-280 USD/tấn.

Tại Trung Quốc, OCC cao cấp nhập khẩu đã giảm 147 NDT / tấn (23 USD / tấn) xuống 2.757 NDT / tấn.

Trở lại Ấn Độ, giá nhập khẩu giấy hỗn hợp tiếp tục tăng cao kỷ lục. Giá giấy hỗn hợp của Mỹ đạt 240-270 USD / tấn, tăng 40-50 USD / tấn và giá giấy hỗn hợp của châu Âu ở mức 240-250 USD / tấn.

Tại Thái Lan và Malaysia, giấy hỗn hợp có giá khoảng 180 USD / tấn.

Tại Indonesia, giấy báo cũ (ONP) có giá 275 USD / tấn.

    >>> Bản tin tháng 3/2021

Theo VPPA tổng hợp

Valmet cung cấp nhiều dây chuyền, thiết bị giấy cho các nhà máy tại Trung Quốc

Công ty Valmet vừa thỏa thuận cung cấp cho Liansheng Pulp & Paper (Zhangpu) của Trung Quốc ba dây chuyền thiết bị giấy, bao gồm:

– Dây chuyền sản xuất giấy in, viết cao cấp không tráng phủ (UFP). Khổ lưới 11,15m, tốc độ thiết kế 1.800 m/ph, dải định lượng giấy từ 50-110g/m2, công suất 1800 tấn/ngày, khoảng 600.000 tấn/năm;

– Dây chuyền sản xuất giấy bao bì hòm hộp làm từ bột giấy nguyên thủy. Khổ lưới 8,85 m, tốc độ thiết kế đạt 1.400m/phút, sản phẩm giấy bìa ngà có tráng với định lượng cơ bản từ 210-350 g/m2, bề mặt gồm 4 lớp tráng phủ. Công suất 4.100 tấn/ngày – tương đương gần 1,4 triệu tấn/năm. Dây chuyền này sẽ kết nối một phần với dây chuyền bột BCTMP;

– Dây chuyền sản xuất bột giấy hóa nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP), chưa công bố công suất, nhưng sản phẩm chủ yếu là bột cơ học, phục vụ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hòm hộp.

Cả ba dây chuyền này được lắp đặt tại nhà máy ở Zhangpu, Zhangzhou, Fujian và dự kiến khởi chạy vào quý III năm 2022.

Cùng với Liansheng Pulp & Paper (Zhangpu), Valmet cũng thỏa thuận cung cấp dây chuyền sản xuất bột giấy, lò hơi thu hồi và lò nung vôi cho công ty Nine Dragons tại Trung Quốc, dự  kiến máy sẽ khởi chạy vào năm 2022 và 2023. Giá trị dự án ước tính khoảng 100 triệu EUR.

Đơn đặt hàng của Nine Dragons bao gồm sáu dây chuyền sản xuất bột giấy, hai lò hơi thu hồi và hai lò nung vôi.

Dây chuyền sẽ linh hoạt sản xuất các loại bột giấy khác nhau và có khả năng tối ưu hóa các đặc tính của bột giấy với mức tiêu thụ gỗ và điện năng thấp hơn. Dây chuyền được ứng dụng các công nghệ nấu liên tục Valmet G3, hệ thống sàng lọc Valmet, hệ thống nghiền và rửa bột Valmets…

Hai lò hơi thu hồi hiệu năng cao có công suất 2.300 tDS/ngày. Các lò hơi được thiết kế để tạo ra năng lượng và hiệu suất phát điện cao, lượng khí thải thấp và tính khả dụng cao. Lò hơi áp dụng công nghệ đốt khí không ngưng tụ (NCG). Ngoài ra, lò hơi còn có tính năng tự động hóa nâng cao như hệ thống tối ưu hóa  thu hồi hơi và hệ thống phân tích lượng hơi thu hồi Valmet.

Hai lò vôi có công suất mỗi lò là 420 tấn vôi nung/ngày. Hệ thống lò nung vôi được trang bị bộ đĩa lọc bùn vôi Valmet, máy sấy gia tốc Valmet, máy làm mát Valmet và đầu đốt Valmet. Lò nung vôi có độ bền cao, hiệu suất cao nhất trên thị trường, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu. Valmet cũng sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tại nhà máy và lắp đặt các camera Valmet./.

    >>> Bản tin tháng 3/2021

VPPA tổng hợp

Bản tin tháng 3/2021

Trong bản tin số 2 – tháng 3/2021 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

APRIL thông báo tăng giá giấy

Qingyun Shenggang khởi chạy TM 20.000 tấn / năm

Nine Dragons Trung Quốc đầu tư vào sản xuất bột giấy tái chế tại Đông Nam Á

>>> Xem BẢN TIN THÁNG 3

Lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021 ngày 01-8-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành cần thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, tồn tại, hạn chế trong ngành, lĩnh vực mình quản lý. Từ đòi hỏi thực tiễn và trên cơ sở các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, ngày 19-8-2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1642/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với chức năng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tổ công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng là Tổ trưởng với nhiệm vụ chính là đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng giao cho các bộ, ngành địa phương. Đây là mô hình thiết chế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng lần đầu tiên được thành lập trong nhiệm kỳ 2016-2021.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sau gần 5 năm hoạt động, Tổ công tác đã thực hiện 104 cuộc kiểm tra đối với 22 bộ, cơ quan ngang bộ; 2 cơ quan thuộc Chính phủ; 44 địa phương; 12 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. Qua các cuộc kiểm tra, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được quán triệt, đôn đốc thực hiện. Đồng thời, đưa ra các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành những kết quả cụ thể đi vào cuộc sống. Cùng với đó, nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và nhiều khoảng trống pháp lý, nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, dư luận quan tâm, bức xúc liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan địa phương đã được phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục và xử lý kịp thời.

Từ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 87 Luật, Nghị định, Thông tư về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh được rà soát, sửa đổi, bổ sung và thay thế để cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh và 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; 1.501 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành có chồng chéo đã được các bộ, ngành có phương án xử lý. Việc cắt giảm này đã giúp tiết kiệm cho xã hội, người dân, doanh nghiệp khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Việt Đức – Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Ông Nguyễn Việt Đức đã gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng Chính phủ, tới Tổ Công tác và tới Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP, Tổ trưởng Tổ công tác đã quan tâm, lắng nghe các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam trong việc đề xuất với Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với các Hiệp hội Ngành nghề khác, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đánh giá rất cao mô hình thiết chế của Tổ Công tác, các ý kiến đề xuất, các văn bản xử lý của Tổ Công tác luôn luôn nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, có ý nghĩa và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cho nền kinh tế Việt Nam.

Việc kiểm tra, xử lý tồn đọng hàng ngàn container phế liệu nhập khẩu tại cảng vào thời điểm cuối năm 2018 là một trong các sự việc tháo gỡ khó khăn đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Ngành Giấy Việt Nam. Do cùng một lúc phải thực hiện hàng loạt các công văn hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT, trong đó quy định về quy trình kiểm soát nhập khẩu phế liệu chưa phù hợp, chồng chéo đã làm kéo dài thời gian kiểm tra, điều này dẫn tới việc tồn đọng tại cảng hàng trăm nghìn container phế liệu nhập khẩu, đã gây nên khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp ngành giấy, chi phí lưu container tại cảng lên tới hàng ngàn tỷ đồng, không đủ nguyên liệu sản xuất, nhà máy phải hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa không bảo đảm thực hiện đơn hàng với các đối tác… Tổ trưởng Tổ công tác đã trực tiếp dẫn đoàn khảo sát, kiểm tra tại cảng, họp với các cơ quan quản lý nhà nước và với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên quan và đã có chỉ đạo tháo gỡ kịp thời. Việc thông quan của các doanh nghiệp đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu được giải tỏa đúng dịp Tết Âm lịch 2019, việc làm này của Tổ Công tác thực sự đã mang lại niềm vui lớn cho ngành giấy, cho các doanh nghiệp của ngành, tạo sự yên tâm, tin tưởng vào sự điều hành quyết liệt và chỉ đạo của Chính phủ, của Tổ công tác với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường) cũng là sự kiện tiêu biểu mà Tổ Công tác đã thực hiện đối với các Doanh nghiệp Ngành Giấy. Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, cùng với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, các doanh nghiệp ngành giấy còn gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện một số quy định của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. Dưới sự chủ trì của Tổ trưởng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tổ chức nhiều phiên họp với các Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, để chỉ đạo, phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các Hiệp hội, doanh nghiệp. Bằng Nghị quyết số 129/NQ-CP, ngày 11/9/2020 của Chính phủ, Tổ Công tác đã kịp thời đề xuất và kiến nghị với Chính phủ kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của cộng đồng các doanh nghiệp nói chung và Ngành Giấy nói riêng trong việc thực hiện Nghị định 40/2019/NĐ-CP như : Gia hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định, không phải lập lại ĐTM đã phê duyệt; Gia hạn thời gian lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải khí thải tự động liên tục…

Sáng nay (16/3), Lãnh đạo Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam đã tham dự Hội nlanh-dao-hiep-hoi-giay-va-bot-giay-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-truc-tuyen-tong-ket-5-nam-hoat-dong-cua-to-cong-tac-thu-tuong-chinh-phughị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, mô hình thiết chế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng lần đầu tiên được thành lập trong nhiệm kỳ này.

Đại diện các Bộ, Ngành tham dự Hội nghị tại Hội trường Trụ sở Chính phủ.

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đánh giá rất cao hoạt động của Tổ Công tác, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời duy trì được tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (FDI).

Từ những kết quả to lớn mà Tổ Công tác mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam và mong muốn Thủ tướng Chính phủ tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ công tác trong giai đoạn tới, tiếp tục quan tâm tới các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách, quy định quản lý, cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa, thúc đẩy kinh tế – xã hội Việt Nam phát triển hơn nữa./.

VPPA