Nhu cầu gia tăng, thúc đẩy OCC tăng giá tại Mỹ và Trung Quốc

Tại thị trường Trung Quốc, tuần đầu tháng 8/2020, tại thị trường Trung Quốc, DSOCC(12) của Mỹ có giá 215 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với trung tuần tháng 7. Giá OCC Châu Âu và OCC Nhật Bản đều tăng 5 USD/tấn, ở mức 165 USD/tấn.

Giá OCC nhập khẩu bán lại  và OCC nội địa chưa qua sử dụng so với giá OCC Mỹ nhập khẩu đã giảm 45 RMB/tấn trong hai tuần qua, ở mức 2.430 RMB/tấn, tương đương 288 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT and 150 RMB/tấn chi phí logistics, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với giá DSOCC nhập khẩu từ Mỹ.

Giá OCC leo thang do nhu cầu thị trường tăng cao

Tại các thị trường châu Á khác, giá OCC11 Mỹ ở mức 160 USD/tấn hoặc cao hơn, tăng 5-10 USD/tấn so với trung tuần tháng 7. Tại Ấn Độ, giá OCC nâu cao cấp đã phân loại được nhập khẩu từ Bờ Đông nước Mỹ được chào bán ở mức 175 USD/tấn.

Giá OCC châu Âu (95/5) đã tăng 10-15 USD/tấn, lên 135-140 USD/tấn, được bán chủ yếu ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ. Giá OCC Nhật Bản tăng 10 USD/tấn, lên 155-160 USD/tấn, do nguồn cung hạn chế. Bột giấy tái chế của Ấn Độ được sản xuất từ OCC có giá 320-340 USD/tấn.

   >>> Thị trường bột giấy châu Á: bột Acacia giá thấp gây áp lực giá lên bột BEK

Tại thị trường Mỹ, do nhu cầu nhập khẩu loại DSOCC từ Trung Quốc đã gia tăng mạnh trong tháng 7, giá DSOCC của Mỹ đã tăng 20-25 USD/tấn trong tuần đầu tháng 8, trong khi cả nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước giảm đối với SOP, nên giá xuất khẩu giảm khoảng 20-30 USD/tấn và giá nội địa giảm 40 USD/tấn.

So với mức giá tháng 12/2019, DSOCC(12) tại Mỹ đã tăng tổng cộng 122 USD/tấn, riêng tháng Bảy tăng 15-20 USD/tấn. OCC(11) tăng thêm 15 USD/tấn trong tuần đầu tháng 8, sau khi giảm 5-10 USD/tấn trong tuần đầu tháng 7. Mức giá chênh lệch giữa số DSOCC12 và OCC(11) là khá cao và Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu loại DSOCC(12) nhằm hoàn thành hạn ngạch nhập khẩu trong năm 2020, trong khi các nước Đông Nam Á và Ấn Độ lại chú trọng đến loại OCC(11).

Trái ngược với diễn biến giá của OCC, trong tháng này SOP lại đang có mức giá giảm do nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy giấy tissue đang giảm. Do ảnh hưởng của COVID-19, văn phòng đóng cửa, công sở, nhà hàng, sân vận động, v.v… không hoạt động trong vài tháng nay đã làm sụt giảm mạnh tiêu thụ loại giấy tissue sử dụng di động (Away from Home-AfH). Một số nhà máy tissue sản xuất loại giấy này hiện nay chỉ hoạt động ở mức 25%, một số đang tính chuyển đổi sản xuất sang các loại mặt hàng khác./.

Theo Fastmarkets RISI

 

Century Textiles Ấn Độ, mở rộng sản xuất giấy in, viết, khởi chạy máy tissue mới

Century Textiles sẽ khởi chạy TM mới tại Ấn Độ, vào tháng 10/2020. Năm 2019, nhằm mục đích nâng công suất nhà máy ở Nainirth, Uttarakband. Công ty đã đầu tư một dây chuyền giấy tissue (TM) mới của Valmet, công suất 36.000 tấn/năm.

Century Textiles cũng đã thông báo sẽ đầu tư thêm hai máy sản xuất giấy in, viết cao cấp, đưa công suất giấy in, viết tại nhà máy thêm 15%. PM2 và PM3 tại nhà máy hiện nay có công suất là 20.000 tấn/năm và 85.000 tấn/năm.

Công ty cũng dự kiến đầu tư vào giấy kraft nhằm thay thế nguồn hàng nhập khẩu và cải thiện thị trường Ấn Độ.

Hiện nay, Century Textiles đang vận hành 6 dây chuyền giấy có tổng công suất 471.000 tấn/năm. Bao gồm các loại sản phẩm chính: giấy tissue, giấy in, viết không tráng phủ và bìa carton./.

   >>> Thị trường bột giấy châu Á: bột Acacia giá thấp gây áp lực giá lên bột BEK

Theo Fastmarkets RISI

Ứng dụng CNSH trong ngành công nghiệp giấy và ván gỗ nhân tạo

Sản xuất bột giấy bao gồm 2 quá trình chính là nghiền nguyên liệu thô và tẩy trắng bột giấy. Cả 2 quá trình này đều tiêu thụ nhiều hóa chất, năng lượng và sản sinh ra một lượng đáng kể chất thải gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, sản xuất ván gỗ nhân tạo cũng sử dụng nhiều hóa chất độc hại như formaldehyt, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Để giải quyết những vấn đề này, việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) chính là giải pháp tối ưu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành sản xuất bột giấy, giấy và ván gỗ nhân tạo.

CNSH trong sản xuất giấy, bột giấy và ván nhân tạo

Các quy trình sản xuất bột giấy và làm giấy truyền thống thường sử dụng một lượng lớn nước, năng lượng và hóa chất. Ngày nay, do những quy định bắt buộc về bảo vệ môi trường nên các nhà sản xuất giấy phải thực hiện các quy trình công nghệ nhằm mục đích giảm tiêu thụ năng lượng và hóa chất độc hại. Các yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng các tác nhân sinh học (enzym và vi sinh vật) trong công nghiệp giấy là do nhu cầu sử dụng xơ sợi xenluylo tăng, áp lực về giảm chi phí sản xuất và sử dụng nguyên liệu hiệu quả do sự cạn kiệt dần của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, ứng dụng vi sinh vật và enzym đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. Trong những năm qua, việc áp dụng các chế phẩm vi sinh và enzym vào lĩnh vực sản xuất giấy và xenluylo đã được tiến hành ở quy mô công nghiệp tại nhiều quốc gia, bao gồm gần như toàn bộ quá trình sản xuất, từ xử lý nguyên liệu thô trước đầu vào cho tới sản phẩm cuối.
Ứng dụng CNSH trong loại bỏ vỏ cây: đối với nguyên liệu là gỗ, trước khi chặt dăm, yêu cầu gỗ phải được làm sạch để loại bỏ vỏ và các tạp chất khác. Vỏ cây có thành phần cấu tạo phức tạp, nếu không được loại bỏ kỹ có thể làm giảm chất lượng bột giấy, gây tốn hóa chất trong quá trình nghiền, tẩy trắng và cản trở quá trình thu hồi hóa chất. Hiện nay, phương pháp để bóc vỏ chủ yếu được sử dụng là phương pháp cơ học, sử dụng máy để bóc vỏ. Hạn chế của phương pháp này là tiêu tốn năng lượng, cần thời gian để loại bỏ hầu hết vỏ cây, dẫn đến hao hụt gỗ. Do vậy, việc ứng dụng các enzym như pectinase, xylanase và polygalacturonase đã được nhiều doanh nghiệp triển khai vào thực tiễn, giúp nâng cao khả năng thủy phân các lớp cambium và phloem trong gỗ, làm suy yếu liên kết giữa vỏ cây và gỗ, khiến vỏ cây dễ dàng được bóc tách.
TS Dương Xuân Diêu – Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương
(Nguồn: Tạp chi khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Thị trường bột giấy châu Á: bột Acacia giá thấp gây áp lực giá lên bột BEK

Trong khi đó, tại thị trường bột giấy Trung Quốc, bột BEK Brazil trong QII/2020 ở mức 470-480 USD/tấn, hợp đồng kỳ hạn QIII/2020 giảm còn 450-460 USD/tấn; bột BEK Nam Mỹ, ở mức 430-440 USD/tấn.

Với sự xuất hiện mức giá thấp của bột Acacia Indonesia trong tháng 7/2020, đang gây ảnh hưởng đến các giao dịch bột BEK tại Trung Quốc và châu Á trong QIII/2020.

Một số nhà sản xuất đã mua hàng chục nghìn tấn bột acacia Indonesia ở mức giá thấp và sử dụng mức giá đó để tạo sức ép đối với bột BEK.

Bột BEK Bắc Mỹ ở mức 430-450 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với mức giá cao nhất hồi giữa tháng 7/2020.

Tại Trung Quốc, giá của các sản phẩm giấy, bìa sản xuất từ bột nguyên thủy dường như đã tiệm cận giá thành. Giá bột BHK ổn định thấp và sẽ tiếp tục ổn định trong QIII, và đối mặt với áp lực giảm giá trong QIV do cung vượt cầu./.

    >>> Trung Quốc cấp phép nhập khẩu RCP lần thứ 10

Theo Fastmarkets RISI

Trung Quốc cấp phép nhập khẩu RCP lần thứ 10

Lô giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) lần này có tổng khối lượng 56.650 tấn, được cấp cho 3 công ty.

Trong đó, nhà sản xuất bao bì hàng đầu là Nine Dragons Paper (Holdings) chiếm khối lượng lớn nhất với tổng cộng 36.420 tấn cho hai nhà máy tại thành phố Tangshan, tỉnh Hebei và thành phố Shenyang, tỉnh Liaoning. Hai công ty còn lại là Jiangmen Xinghui Paper và Zhejiang Jinlong Paper, có cùng hạn ngạch như lần trước, lần lượt nhận được 15.980 tấn và 4.250 tấn.

Lần cấp phép nhập khẩu giấy thu hồi lần thứ mười đã đưa tổng hạn ngạch được phê duyệt trong năm 2020 đạt 5,75 triệu tấn.

Dự kiến lô giấy phép nhập khẩu RCP cuối cùng trong năm 2020 sẽ được Chính phủ Trung Quốc ban hành trước tháng 10/2020 và cấm hoàn toàn nhập khẩu giấy RCP từ đầu năm 2021./.

    >>> Australia cấm xuất khẩu RCP chưa phân loại từ 2024

Theo Fastmarkets RISI

Australia cấm xuất khẩu RCP chưa phân loại từ 2024

Tuy nhiên, các loại giấy thu hồi (RCP) đã được sàng lọc và phân loại, có mức độ tạp chất thấp, bột giấy tái chế, hoặc bất kỳ loại giấy thu hồi đã được sơ chế, xử lý thành loại nguyên liệu thô sẽ vẫn được xuất khẩu.

Các quốc gia châu Á là thị trường xuất khẩu mục tiêu RCP của Australia, hiện đang thực thi một số các quy định nghiêm ngặt về mức độ tạp chất đối với RCP và đã có trường hợp trả lại các lô hàng có mức độ tạp chất vượt hạn mức quy định.

Hằng năm, Australia sẽ cấp phép xuất khẩu khoảng 375.000 tấn RCP chưa phân loại và đến tháng 7/2024, toàn bộ RCP sẽ được tái chế trong nước.

Đầu tháng 7/2020, Chính phủ Australia đã công bố một quỹ hỗ trợ chương trình tái chế, có trị giá khoảng 135 triệu USD./.

   >>> Double A Thái Lan chuyển đổi dây chuyền sản xuất

Theo Fastmarkets RISI

Double A Thái Lan chuyển đổi dây chuyền sản xuất

Dây chuyền PM1 cải tiến chuyển đổi lần này có khổ giấy 6,9 m và tốc độ tối đa 1.300 m/phút. Tuy nhiên, khi chuyển sang sản xuất giấy lớp sóng giữa tái chế định lượng thấp, dây chuyền đã buộc phải giảm tốc độ vận hành.

Dây chuyền PM1 đã đi vào sản xuất thương mại từ tháng 5/2020 và bán sản phẩm mới tại thị trường Thái Lan vào tháng 6/2020 và chào bán trên thị trường quốc tế vào tháng 8/2020.

Hai dây chuyền khác tại nhà máy vẫn đang sản xuất giấy in, viết cao cấp không tráng, có công suất kết hợp 510.000 tấn/năm.

Từ đầu 2020, Double A lên kế hoạch tìm nguồn cung cấp nguyên liệu OCC từ nước ngoài, chủ yếu OCC Mỹ để sản xuất bột giấy tái chế tại Prachinburi, với mục đích xuất sang Trung Quốc cho nhà máy của Shanying International Holdings.

Shanying, nhà sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế lớn thứ ba tại Trung Quốc, đã ký hợp đồng với Double A mua 300.000 tấn bột giấy tái chế/năm từ nhà máy Prachinburi./.

   >>> Tỷ lệ tái chế giấy tại châu Âu năm 2019 tăng tới 72%

Theo Fastmarkets RISI

Biến phụ phẩm ngành giấy thành phụ gia thức ăn chăn nuôi giàu protein

Giải quyết hàng ngàn tấn phụ phẩm

Báo cáo với Đoàn công tác kiểm tra định kỳ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, do Bộ Công Thương thành lập, PGS.TS Lê Quang Diễn, chủ nhiệm đề tài cho biết, từ tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng protein trên thế giới cho thấy, protein đơn bào là nguồn cung cấp protein ổn định của tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu của con người cũng như làm nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm.
PGS.TS Lê Quang Diễn báo cáo về tiến độ thực hiện đề tài trước đoàn công tác của Bộ Công Thương
Đặc biệt, protein đơn bào có thể được sản xuất trên các cơ chất là đường C5, C6 từ các loại phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp, trong đó có phế phụ phẩm lignocellulose của ngành công nghiệp giấy. Những dạng phế phụ phẩm, chất thải hữu cơ tiềm năng này có thể tiếp cận và tận dụng khá thuận lợi, để sản xuất ra sản phẩm giá trị gia tăng cho các ngành sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm. Bên cạnh đó, tận dụng phế phụ phẩm, chất thải, để tái sử dụng là một trong những đóng góp quan trọng trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Theo PGS.TS Lê Quang Diễn, hiện nay nguyên liệu sản xuất bột giấy ở nước ta chủ yếu là gỗ keo, chiếm >80% lượng nguyên liệu gỗ, trong đó chủ yếu là Keo tai tượng. Sản lượng dăm mảnh gỗ nguyên liệu giấy của cả nước có thể đạt khoảng 7-8 triệu tấn/năm, sử dụng cho sản xuất bột giấy trong nước và xuất khẩu. Chỉ riêng phế liệu dưới dạng dăm mảnh vụn, có thể đạt hàng ngàn tấn (chiếm tới trên 2% khối lượng dăm mảnh), được tập trung tại các nhà máy chế biến dăm mảnh nguyên liệu giấy.
Về tính chất, dăm mảnh vụn có thành phần hóa học tương đương gỗ, tức có hàm lượng polysaccarit đạt >70 %, nhưng do có kích thước quá nhỏ và chứa nhiều tạp chất hơn, nên không phù hợp làm nguyên liệu sản xuất bột giấy. Hơn nữa, dăm mảnh vụn là dạng vật liệu lignocellulose ít bị phân hủy sinh học và dễ dàng thu gom, tồn trữ. “Vì vậy, việc tận dụng loại phế liệu này để chuyển hóa thành đường, sử dụng cho sản xuất protein vi sinh làm thức ăn chăn nuôi là phù hợp” – PGS.TS Lê Quang Diễn cho hay.
Xuất phát từ thực tế đó, PGS. TS Lê Quang Diễn và các cộng sự tại Viện Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào từ nguồn phụ phẩm ngành giấy và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi”. Đề tài nằm trong khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì.

Trong nước chưa có công nghệ tương tự

Mục tiêu cụ thể của đề tài là tuyển chọn được chủng giống nấm men phát triển trên đường xylose-glucose chuyển hóa từ phế liệu gỗ keo tai tượng, đồng thời xây dựng được quy trình công nghệ và mô hình thiết bị quy mô bán công nghiệp sản xuất protein đơn bào từ phế liệu gỗ keo tai tượng, ứng dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Quy trình công nghệ sản xuất protein đơn bào từ phế liệu gỗ keo tai tượng, được xây dựng trên cơ sở công nghệ hiện đại sản xuất protein từ nguyên liệu lignocellulose trên thế giới, có quy mô tương đương bán công nghiệp, có thể chuyển đổi thành quy mô sản xuất lớn. “Trong nước chưa có công nghệ tương tự. Ngay cả trên thế giới cũng chưa có nghiên cứu nào về nuôi cấy nấm men đơn bào trên cơ chất là dịch đường glucose chế tạo từ gỗ theo phương pháp đường hóa bằng enzyme” – PGS.TS Lê Quang Diễn khẳng định.
Chia sẻ về khả năng ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu, PGS.TS Lê Quang Diễn cho rằng, nhu cầu về protein đơn bào làm thức ăn chăn nuôi rất lớn. Vì vậy, thành công của đề tài sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành công nghiệp giấy, có thể chuyển giao công nghệ này cho các doanh nghiệp chế biến dăm mảnh nguyên liệu giấy, sản xuất bột giấy, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước cũng như có thể hợp tác với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm như một đối tác nguồn cung cấp thức ăn có giá trị dinh dưỡng đảm bảo và ổn định. Kết quả của nghiên cứu còn có thể làm cơ sở để mở rộng nghiên cứu và phát triển công nghệ đối với các nguồn đường khác nhau làm dinh dưỡng cho nấm men khác, như rỉ mật sản xuất mía đường, hay phế phụ phẩm chứa đường của chế biến trái cây.
Như vậy, thông qua việc triển khai đề tài, các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ giải quyết được vấn đề xử lý chất thải sản xuất bằng công nghệ phù hợp, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu trong nước về thức ăn chăn nuôi, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ngoài ra, còn góp phần đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng nghiên cứu khoa học và phát công nghệ phục vụ sản xuất; nâng cao được năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.

Biến phụ phẩm ngành giấy thành phụ gia thức ăn chăn nuôi giàu protein

Theo Công Thương

Thu gom, tái chế vỏ đồ uống: Góc nhìn của người trong cuộc

Vào những năm 1950, tập đoàn bao bì Tetra Pak đã phát minh ra hộp giấy đựng đồ uống, tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Từ đó cho đến nay, nhiều sản phẩm đồ uống, đặc biệt là sữa đều được đóng trong những hộp giấy tiệt trùng.

Cấu tạo hộp giấy của Tetra Pak khá phức tạp, với 6 lớp, có các thành phần chủ yếu bao gồm 75% bột giấy, 25% nhôm và polyester nhưng lại có tiềm năng tái chế rất cao.

Các chuyên gia môi trường cho biết, hộp giấy đựng đồ uống có khả năng tái chế với tỷ lệ 100% thành các sản phẩm hữu ích với chất lượng tốt. Tuy nhiên, nếu không được thu gom và tái chế, các hộp giấy này lại trở thành mối hiểm họa cho môi trường khi chứa nhiều thành phần không thể phân hủy tự nhiên.

Hộp giấy đựng đồ uống được cung ứng và sử dụng rộng rãi bởi các thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), bao gồm Tetra Pak, TH Truemilk, FrieslandCampina, Nesle… Hướng tới mục tiêu tái chế 100% bao bì, PRO Việt Nam đã phối hợp cùng một số doanh nghiệp, tổ chức chuyên môn nhằm xây dựng kế hoạch phân loại, thu gom và tái chế hộp giấy đựng đồ uống.

Tại Hội nghị Tổng kết một năm hoạt động của PRO Việt Nam, các nhà tái chế đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực tái chế bao bì nói riêng và tái chế hộp giấy đựng đồ uống nói chung tại Việt Nam.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), Tổng giám đốc Công ty giấy Đồng Tiến cho biết, tái chế hộp giấy không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn tiết kiệm được nguồn tài nguyên và chi phí sản xuất.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), Tổng giám đốc Công ty giấy Đồng Tiến tại Hội nghị Tổng kết một năm hoạt động của PRO Việt Nam.

Tái chế hộp giấy: dễ mà khó

Tuy có tiềm năng kinh tế và ý nghĩa thiết thực cho môi trường nhưng các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn tỏ ra e dè khi gia nhập lĩnh vực sản xuất kinh doanh tái chế hộp giấy đựng đồ uống.

Lý giải về việc này, ông Sơn cho biết, thực tế lĩnh vực tái chế hộp giấy vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề khó khăn chưa thể tháo gỡ.

Theo ông Sơn, khó khăn đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến ý thức của người tiêu dùng – nơi rác thải bắt đầu phát sinh. Phó chủ tịch VPPA nhấn mạnh, không chỉ đảm bảo việc phân loại rác khi vứt bỏ, người tiêu dùng nên xử lý sơ bộ (gấp, rửa sơ, ép phẳng) bao bì giấy để việc thu gom và tái chế được tiến hành thuận lợi.

Bên cạnh đó, do bản chất là rác thải từ sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, công tác thu gom hộp giấy đựng đồ uống cũng tiêu tốn rất nhiều chi phí khi phải thu gom liên tục với số lượng nhỏ. Hộp giấy sau khi được thu thập về cũng rất cồng kềnh, gây cản trở quá trình vận chuyển.

Ở các trạm thu gom, xử lý, hiện tượng phân hủy của sữa, nước ngọt còn sót lại trong vỏ hộp gây ra mùi hôi khó chịu, khiến doanh nghiệp phải chi thêm tiền để giải quyết.

Ngoài ra, với bãi tập kết phế liệu, công ty thu gom rác thải không sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp vì nhiều lý do: khó khăn trong việc phân loại, đã có khách hàng đặt mua…

Gồng gánh nhiều chi phí nhưng lượng giấy hộp thu gom về không đủ để tạo ra lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp và đơn vị tái chế, đặc biệt là quy mô nhỏ đã phải từ bỏ cuộc chơi.

Trong tình hình đó, đại diện VPPA cũng cho biết, các chính sách của nhà nước về vấn đề thu gom, tái chế chưa thực sự đi vào thực tế, chưa có sự hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp tái chế, bên cạnh đó lại siết chặt những quy định bảo vệ môi trường.

Nếu được xử lý sơ bộ trước khi thu gom, việc tái chế vỏ hộp sữa sẽ trở nên thuận lợi hơn.

   >>> Tỷ lệ tái chế giấy tại châu Âu năm 2019 tăng tới 72%

Cơ hội cho tái chế hộp giấy đựng đồ uống

Đứng trước những thách thức đặt ra cho tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống, ông Sơn vẫn bày tỏ một thái độ hết sức lạc quan cho lĩnh vực này trong tương lai.

Theo Tổng giám đốc của đơn vị tái chế giấy Đồng Tiến, phát minh của Tetra Pak vẫn là sự lựa chọn tối ưu của ngành bao bì F&B, bởi những tiện ích khó có thể thay thế được. Điều này giúp lượng rác cung ứng cho hoạt động tái chế được đảm bảo tăng trưởng không ngừng.

Bên cạnh đó, vỏ hộp giấy đựng đồ uống là nguồn nguyên liệu có giá trị cao, nếu được xử lý đúng cách sẽ đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp.

Ông Sơn đánh giá cao những nỗ lực của PRO Việt Nam và Tetra Pak Việt Nam trong việc cam kết thúc đẩy quá trình tái chế bao bì. Không chỉ đóng vai trò truyền thông thay đổi hành vi của người tiêu dùng, sự tham gia của nhà sản xuất còn góp phần đưa ra nhiều giải pháp về công nghệ và kỹ thuật để quá trình tái chế được diễn ra triệt để và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các đơn vị tái chế cũng bày tỏ hy vọng rằng những cam kết, hành động của chính quyền các cấp cùng nhiều bộ, ban ngành liên quan sẽ đem lại những kết quả khả quan, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động tái chế ở Việt Nam hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Theo The Leader

Tỷ lệ tái chế giấy tại châu Âu năm 2019 tăng tới 72%

EPRC cho rằng việc thu gom PfR đạt mức cao tại châu Âu là một tín hiệu tuyệt vời dù mức tiêu thụ giấy và bìa tại châu Âu giảm.

Bên cạnh đó, nhu cầu giấy tái chế của Trung Quốc giảm mạnh và liên tục được cân bằng bởi nhu cầu gia tăng từ các quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Theo Chủ tịch EPRC, tỷ lệ giấy được tái chế đạt được 72% đã cho thấy sự đóng góp tích cực của ngành công nghiệp giấy châu Âu đối với Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal).

EPRC cho biết họ đang theo dõi tỷ lệ tái chế giấy tại Châu Âu và hướng tới mục tiêu tỷ lệ giấy được tái chế đạt 74% vào năm 2020.

    >>> Thị trường RCP châu Á: giá có xu hướng tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc thúc đẩy nhập khẩu

Hội đồng tái chế giấy châu Âu (EPRC) được thành lập vào tháng 11 năm 2000 để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu về tái chế giấy được nêu trong Tuyên bố Tái chế giấy châu Âu 2000 (2000 European Declaration on Paper Recycling).

Theo Fastmarkets RISI