Nhu cầu gia tăng, thúc đẩy OCC tăng giá tại Mỹ và Trung Quốc

Tại thị trường Trung Quốc, tuần đầu tháng 8/2020, tại thị trường Trung Quốc, DSOCC(12) của Mỹ có giá 215 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với trung tuần tháng 7. Giá OCC Châu Âu và OCC Nhật Bản đều tăng 5 USD/tấn, ở mức 165 USD/tấn.

Giá OCC nhập khẩu bán lại  và OCC nội địa chưa qua sử dụng so với giá OCC Mỹ nhập khẩu đã giảm 45 RMB/tấn trong hai tuần qua, ở mức 2.430 RMB/tấn, tương đương 288 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT and 150 RMB/tấn chi phí logistics, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với giá DSOCC nhập khẩu từ Mỹ.

Giá OCC leo thang do nhu cầu thị trường tăng cao

Tại các thị trường châu Á khác, giá OCC11 Mỹ ở mức 160 USD/tấn hoặc cao hơn, tăng 5-10 USD/tấn so với trung tuần tháng 7. Tại Ấn Độ, giá OCC nâu cao cấp đã phân loại được nhập khẩu từ Bờ Đông nước Mỹ được chào bán ở mức 175 USD/tấn.

Giá OCC châu Âu (95/5) đã tăng 10-15 USD/tấn, lên 135-140 USD/tấn, được bán chủ yếu ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ. Giá OCC Nhật Bản tăng 10 USD/tấn, lên 155-160 USD/tấn, do nguồn cung hạn chế. Bột giấy tái chế của Ấn Độ được sản xuất từ OCC có giá 320-340 USD/tấn.

   >>> Thị trường bột giấy châu Á: bột Acacia giá thấp gây áp lực giá lên bột BEK

Tại thị trường Mỹ, do nhu cầu nhập khẩu loại DSOCC từ Trung Quốc đã gia tăng mạnh trong tháng 7, giá DSOCC của Mỹ đã tăng 20-25 USD/tấn trong tuần đầu tháng 8, trong khi cả nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước giảm đối với SOP, nên giá xuất khẩu giảm khoảng 20-30 USD/tấn và giá nội địa giảm 40 USD/tấn.

So với mức giá tháng 12/2019, DSOCC(12) tại Mỹ đã tăng tổng cộng 122 USD/tấn, riêng tháng Bảy tăng 15-20 USD/tấn. OCC(11) tăng thêm 15 USD/tấn trong tuần đầu tháng 8, sau khi giảm 5-10 USD/tấn trong tuần đầu tháng 7. Mức giá chênh lệch giữa số DSOCC12 và OCC(11) là khá cao và Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu loại DSOCC(12) nhằm hoàn thành hạn ngạch nhập khẩu trong năm 2020, trong khi các nước Đông Nam Á và Ấn Độ lại chú trọng đến loại OCC(11).

Trái ngược với diễn biến giá của OCC, trong tháng này SOP lại đang có mức giá giảm do nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy giấy tissue đang giảm. Do ảnh hưởng của COVID-19, văn phòng đóng cửa, công sở, nhà hàng, sân vận động, v.v… không hoạt động trong vài tháng nay đã làm sụt giảm mạnh tiêu thụ loại giấy tissue sử dụng di động (Away from Home-AfH). Một số nhà máy tissue sản xuất loại giấy này hiện nay chỉ hoạt động ở mức 25%, một số đang tính chuyển đổi sản xuất sang các loại mặt hàng khác./.

Theo Fastmarkets RISI

 

Nhu cầu lớn, khủng hoảng thiếu container, OCC Mỹ xuất khẩu tăng giá

Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, ổn định đối với RCP của Mỹ bắt đầu từ tháng 2/2020 lại được tiếp diễn trong tháng 3/2020. Giá tiêu thụ của OCC Mỹ tại thị trường nội địa đã tăng 15-20 USD/tấn, giá xuất khẩu cũng tăng 20-25 USD/tấn. Trong khi đó xuất khẩu hai loại chính là OCC11 và OCC12 (DSOCC) của Mỹ sang thị trường Trung Quốc và các nước châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á đã tăng cả về số lượng và giá.

Trong khi đó, thiếu hụt container để xếp hàng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng giá xuất khẩu của loại hàng này, bình quân giá xuất khẩu OCC khi về đến thị trường châu Á đã được đẩy lên cao hơn 25-30 USD/tấn so với thời kỳ cuối tháng 1/2020. Cộng với đó các nhà sản xuất lo ngại tình hình thiếu hụt nguyên liệu nên cũng đẩy mạnh mua vào, trữ hàng đề phòng tình trạng khó khăn sắp tới nên càng làm cho tình trạng khan hàng được gia tăng.

Vấn đề lớn nhất hiện nay là khủng hoảng của vận chuyển và logistics đã làm gia tăng chi phí vận chuyển cộng vào giá, và đặc biệt là không có cont để book hàng. Đã có dự báo bi quan rằng tình trạng này sẽ hoàn toàn suy sụp trong tháng 4/2020, khi mà giá cước vận tải hiện tại đã tăng 50-300 USD/cont. 40 feet. Chính điều này đã làm gia tăng giá xuất khẩu OCC và giá nội địa Mỹ trong tháng 3/2020.

Cũng nhân cơ hội này một số nhà cung cấp đã đơn phương hủy các đơn hàng đã đặt trước đó với mức giá thấp và chuyển sang thực hiện các đơn hàng với mức giá cao hơn. Việc hủy đơn này đã vô hình chung đẩy các nhà sản xuất vào tình trạng trở tay không kịp, không có nguyên liệu sản xuất nối tiếp, nếu chấp nhận các đơn hàng giá cao hơn hiện tại thì cũng phải mất khoảng thời gian chờ đợi hàng về.

Trong tháng 3, các nhà xuất khẩu OCC của Mỹ chủ yếu vận chuyển hàng đến Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Mexico và Canada. Nhu cầu này đã đẩy giá của OCC12 tăng thêm 15-20 USD/tấn, FAS sang Trung Quốc, châu Á từ Bờ Tây lên 125-128 USD/tấn và lên 120-125 USD/tấn từ Bờ Đông. Giá OCC11 của Mỹ xuất khẩu sang châu Á đã tăng 20-25 USD/tấn, đạt 100-105 USD/tấn, FAS tại Bờ Tây, đạt 110-115 USD/tấn tại Bờ Đông./.

VPPA