Công điện của Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023

Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu: Tại Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 8/7/2023, văn bản số 225/TB-VPCP ngày 15/6/2023, Chính phủ, Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cần thiết, hợp lý trong năm 2023, phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai trong tháng 6/2023 để các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm 2023; chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022, khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực; kết quả cấp tín dụng của từng tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đến thời điểm hiện tại để theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023 kịp thời, hiệu quả, khả thi, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm. Trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành tăng trưởng tín dụng. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện trước ngày 1/12/2023.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc xử lý theo thẩm quyền. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

 

Theo Báo tin tức/TTXVN

Báo tin tức

Bản tin tổng hợp PPIA từ 20/11-25/11/2023

Giá hợp đồng tương lai giảm ngăn nỗ lực tăng giá BSK ở Trung Quốc; Giá BHK tăng

Giá bột kraft mềm tẩy trắng (BSK) trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm trong tuần này đã cản trở kế hoạch tăng giá bột nhập khẩu tại Trung Quốc.

Giá hợp đồng tương lai BSK cho tháng 1 năm 2024 dễ giao dịch nhất đã giảm trong bốn ngày liên tiếp bắt đầu từ thứ Hai ngày 20 tháng 11, ổn định ở mức 5.780 RMB/tấn vào thứ Năm và giảm 282 RMB/tấn. Mức đó tương đương 706 USD/tấn, chưa bao gồm 13% VAT và 120 RMB/tấn chi phí hậu cần.

Việc giá BSK của hợp đồng tương lai giảm được coi là dấu hiệu cho thấy nhu cầu bột BSK suy yếu.

Một số nhà cung cấp vẫn kiên trì tăng 20-50 USD/tấn đối với BSK phương bắc Bắc Âu (NBSK), với giá niêm yết ở mức 800-810 USD/tấn.

Những nhà cung cấp khác thận trọng hơn. Arauco đã giữ nguyên giá niêm yết của bột kraft gỗ thông radiata và bột gỗ mềm chưa tẩy trắng cho các lô hàng tháng 12 ở mức lần lượt là 780 USD/tấn và 740 USD/tấn, trong khi các nhà sản xuất Canada đã hạn chế lượng NBSK đưa ra thị trường.

Tin rằng, với việc đồng tiền Trung Quốc tăng giấ mạnh so với đồng đô la Mỹ khách hàng Trung Quốc sẽ tăng cường mua bột nhập khẩu, nhiều nhà cung cấp gồm cả Bracell theo gương Suzano cũng tăng 20 USD/tấn đối với giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng Nam Mỹ. (BHK). Giá trị đồng Nhân dân tệ đã tăng vọt 3,1% trong tháng qua, tương đương với mức chiết khấu khoảng 20 USD/tấn trở lên đối với người mua Trung Quốc khi mua bột giấy BSK hoặc BHK ở giá hiện tại.

Các nhà cung cấp tin sẽ thực hiện được việc tăng giá khi APP và Arauco quyết định không chào bán BHK cho tháng 12. Điều này sẽ thắt chặt nguồn cung BHK tại Trung Quốc.

Các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc đang tăng 200 RMB/tấn đối với giá giấy cao cấp và bìa tráng phấn màu ngà ở thị trường nội địa. Việc này đã hỗ trợ cho mức tăng đối với giá BHK.

Giá bán lại NBSK đã giảm 288 RMB/tấn so với tuần trước xuống còn 6.122 RMB/tấn và giá bột gỗ thông radiata bán lại giảm 310 RMB/tấn, đạt mức 6.010 RMB/tấn. Giá của hai loại này tương ứng là 745 USD/tấn và 731 USD/tấn, sau khi trừ VAT và 150 RMB/tấn cho chi phí hậu cần.

BSK của Nga bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với giá bán lại giảm 326 RMB/tấn xuống còn 5.707 RMB/tấn, tương đương 694 USD/tấn, trừ VAT cho chi phí hậu cần.

Mức giảm đối với giá bán lại BHK Nam Mỹ tương đối thấp, giảm 150 RMB/tấn xuống còn 5.438 RMB/tấn, tương đương 660 USD/tấn trừ VAT và chi phí hậu cần.

Giá NBSK Bắc Âu tăng thêm 20-50 USD/tấn lên 750-780 USD/tấn. Giá NBSK của Canada vẫn giữ nguyên ở mức 750-780 USD/tấn. Do đó, giá trung bình của NBSK đã tăng 11 USD/tấn lên 765 USD/tấn.

Giá BHK Nam Mỹ đã tăng 20 USD/tấn lên 640-660 USD/tấn.

 

 Hokuetsu (Nhật Bản) tạm ngừng sản xuất ở Niigata

Khu phức hợp bột giấy, giấy và bìa của Công ty giấy Hokuetsu Corporation ở thành phố Niigata, tỉnh cùng tên, bị sét đánh hôm thứ Hai ngày 20/11. Sét đã làm cho mọi hoạt động tại nhà máy phải ngừng.

Nhà máy Niigata hiện có 5 máy xeo giấy in và viết, một máy xeo bìa từ bột nguyên chất và một máy xeo giấy làm lớp sóng tái chế với tổng công suất khoảng 1,2 triệu tấn/năm.

Nhà máy cũng có dây chuyền bột kraft từ gỗ cứng tẩy trắng công suất khoảng 1 triệu tấn/năm.

 

 Giá tăng làm tăng doanh số bán hàng của hầu hết các công ty giấy, bìa Nhật Bản, lợi nhuận hoạt động trong nửa đầu năm tài chính 2023

Hầu hết các nhà sản xuất giấy và bìa (P&B) hàng đầu của Nhật Bản đều có doanh thu bán hàng tăng so với cùng kỳ năm trước trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2023, nửa đầu năm tài chính của Nhật Bản.

Doanh thu tăng là do các nhà sản xuất P&B Nhật Bản đã nỗ lực thực hiện việc tăng giá kể từ cuối năm 2021 vì chi phí đầu vào và hậu cần tăng cao.

Thị trường Nhật Bản nói chung đã có ba đợt tăng giá đối với các loại giấy in và viết, và hai đợt tăng giá đối với các loại P&B làm bao bì chính, bao gồm giấy làm thùng sóng, bìa hộp và giấy kraft, từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, và giá cả đã ổn định kể từ đó.

Những đợt tăng giá liên tiếp cũng làm tăng lợi nhuận của hầu hết các công ty được khảo sát trong nửa đầu năm tài chính 2023, cho thấy sự cải thiện đáng kể so với một năm trước đó khi chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng vọt ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Trong số chín công ty Nhật Bản được khảo sát, chỉ có Mitsubishi Paper Mills (MPM) và Tomoegawa có mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước về doanh thu thuần trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9.

MPM báo cáo doanh thu thuần là 96,7 tỷ Yên (646,62 triệu USD) trong sáu tháng kết thúc vào tháng 9, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu ròng của Tomoegawa giảm 5,9% so với một năm trước đó xuống còn 16,5 tỷ Yên trong giai đoạn này.

Lợi nhuận hoạt động của Oji giảm: Doanh thu thuần của Oji Holding tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước lên 847,1 tỷ Yên trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9. Bất chấp ảnh hưởng của việc tăng giá và nỗ lực giảm chi phí, lợi nhuận hoạt động của công ty vẫn giảm xuống 38,8 tỷ Yên, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do lợi nhuận ở bộ phận tài nguyên rừng sụt giảm.

NPI đã có lợi nhuận hoạt động dương: Mặc dù khối lượng tiêu thụ giảm mạnh (giảm 9,9%) nhưng doanh thu thuần của NPI vẫn đạt 583,9 tỷ Yên trong giai đoạn này, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thuần cao hơn và các biện pháp cắt giảm chi phí đã giúp NPI chuyển khoản lỗ hoạt động 12 tỷ Yên trong năm tài chính trước đó thành lợi nhuận hoạt động 4,9 tỷ Yên trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9.

Lợi nhuận của Rengo, Daio tăng vọt: Doanh thu thuần của Rengo tăng 9,5% lên 452,9 tỷ Yên trong nửa đầu năm tài chính hiện tại do giá bán sản phẩm cao hơn và số lượng công ty con hợp nhất tăng lên. Lợi nhuận hoạt động của công ty đã tăng vọt lên 25,7 tỷ Yên, tăng 65,3% so với một năm trước, trong đó hoạt động kinh doanh thùng sóng là ngành đóng góp lớn nhất.

Bao bì làm từ giấy và bìa tạo ra 255 tỷ Yên, tương đương 56,3% doanh thu thuần của Rengo. Trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9, tổng sản lượng giấy làm thùng sóng của công ty đạt 1,22 triệu tấn, giảm 6,2% so với năm trước do nhu cầu trong nước trì trệ và xuất khẩu giảm mạnh. Sản lượng của tấm sóng giảm 3,5% xuống 2,13 tỷ m2.

Tương tự, Daio Paper cũng sụt giảm doanh số bán sản phẩm bìa làm bao bì tại Nhật Bản và thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, trong 6 tháng tính đến ngày 30/9. Doanh số bán giấy in báo, ngoài giấy in và giấy truyền thông cũng giảm do sụt giảm lượng phát hành giấy in báo và sự sụt giảm trong việc in tờ rơi và sách nhỏ.

Nhưng Daio Paper được hưởng lợi từ nhiều đợt tăng giá sản phẩm của mình, ghi nhận doanh thu ròng là 331,2 tỷ Yên trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9, tăng 7,3% so với năm trước. Lợi nhuận hoạt động của công ty đạt 7,4 tỷ yên, trái ngược hẳn với khoản lỗ 7,3 tỷ yên vào năm trước.

 

APP, Arauco không chào bán bột tại Trung Quốc do không đủ bột cung cấp

Công ty Asia Pulp & Paper (APP) sẽ không cung cấp bột giấy kraft cứng (BHK) đã tẩy trắng từ nhà máy OKI cho các lô hàng vào tháng 12 và tháng 1 năm 2024 tại Trung Quốc do phải thực hiện các đơn hàng chưa thực hiện được vì nhà máy ngừng hoạt động 8 ngày, công ty cho biết vào thứ Ba ngày 21 tháng 11.

Một nguồn tin của công ty cho biết thời gian ngừng hoạt động bất ngờ bắt đầu vào ngày 15 tháng 11 do vấn đề kỹ thuật và hai dây chuyền BHK, có tổng công suất 2,8 triệu tấn mỗi năm, dự kiến sẽ tiếp tục sản xuất vào thứ Năm.

Thật trùng hợp, Arauco cũng đã thông báo với khách hàng Trung Quốc rằng họ sẽ không thể thực hiện việc cung cấp BHK cho tháng 12 cũng vì lý do tương tự và các vấn đề về sản xuất.

Thông báo của hai nhà cung cấp BHK lớn cho thị trường Trung Quốc được đưa ra đúng lúc Suzano đang thúc đẩy mức tăng 20 USD/tấn cho loại này ở Trung Quốc. Công ty Brazil cũng tăng BHK thêm 80 USD/tấn ở Bắc Mỹ và Châu Âu.

 

Essity tiết lộ các cuộc đàm phán đang diễn ra với một số người mua tiềm năng để mua phần lớn cổ phần của Duy Đạt

Essity tiết lộ vào thứ Hai ngày 20 tháng 11 rằng các cuộc thảo luận đang diễn ra với một số người mua tiềm năng về việc bán 51,59% cổ phần của Essity tại Công ty CP Quốc tế Duy Đạt (Vinda International Holdings), nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.

Essity đã công bố vào ngày 26 tháng 4 về việc bắt đầu đánh giá chiến lược có thể dẫn đến việc thoái vốn phần lớn cổ phần tại Duy Đạt.

Essity (Thụy Điển) cho biết việc tiết lộ thông tin được công bố trong tuần này là bắt buộc theo luật pháp Hồng Kông và vì Duy Đạt được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông nên công ty phải tuân theo các luật đó.

Suzano, nhà cung cấp bột giấy kraft (BHK) gỗ cứng đã tẩy trắng lớn, đã đưa ra thông báo quan tâm đến cơ hội mua lại.

Hai nhà cung cấp bột giấy khác của BHK là Asia Pulp & Paper (APP) và Asia Pacific Resources International, cũng được cho là quan tâm đến cơ hội này, trong khi APRIL từ chối bình luận trực tiếp.

APP là nhà sản xuất sản phẩm giấy tissue lớn nhất châu Á, vận hành một số nhà máy ở Indonesia và Trung Quốc. Suzano và APRIL đang đa dạng hóa hoạt động kinh doanh hạ nguồn của mình để đầu tư vào sản xuất giấy lụa.

Duy Đat vận hành 11 nhà máy giấy lụa với tổng công suất 1,4 triệu tấn/năm. Công ty mua bột giấy trên thị trường để sản xuất các sản phẩm giấy tissue được làm hoàn toàn từ sợi nguyên chất, trong đó phần lớn là bột kraft gỗ cứng tẩy trắng.

 

Giấy Thái Dương của Trung Quốc đặt mua ba máy xeo giấy tissue (TM) mới cho nhà máy ở thành phố Nam Ninh ở Quảng Tây

Công ty giấy Thái Dương Sơn Đông của Trung Quốc đã đặt mua ba máy TM mới, mỗi máy có công suất 25.000 tấn/năm, cho nhà máy ở thành phố Nam Ninh, thuộc khu tự trị Quảng Tây, miền nam Trung Quốc.

Công ty chế tạo thiết bị giấy Bảo Tháp sẽ cung cấp các TM, tất cả đều có chiều rộng cắt 2,85 mét và tốc độ thiết kế 1.800 mét mỗi phút. Các TM sẽ được khởi động vào cuối 2024.

Ba TM mới này là một phần trong kế hoạch mở rộng sản xuất giấy tissue của Giấy Thái Dương tại nhà máy ở thành phố Nam Ninh và vào cuối tháng 10, Giấy Thái Dương đã thông báo rằng họ sẽ bổ sung công suất giấy tissue 300.000 tấn/năm cho nhà máy theo hai giai đoạn.

Hiện tại, nhà máy có hai máy PM sản xuất giấy làm thùng sóng tái chế với tổng công suất 1 triệu tấn/năm, một dây chuyền bột kraft không tẩy trắng công suất 544.000 tấn/năm, một dây chuyền bột kraft tẩy trắng 150.000 tấn/năm và một máy xeo giấy cao cấp không tráng phấn 200.000 tấn/năm.

 

Japan Pulp & Paper bán công ty con tại Việt Nam

Japan Pulp & Paper (JPP) đã bán 100% cổ phần của mình trong công ty con JP CORELEX (Việt Nam), một nhà sản xuất và kinh doanh khăn giấy có trụ sở tại tỉnh Hưng Yên, miền Bắc Việt Nam.

Người mua là Stavian Pulp & Paper  – một công ty Việt Nam kinh doanh bột giấy và sản xuất bộ đồ ăn bằng giấy  – và một cá nhân giấu tên. Giá trị của thương vụ không được tiết lộ.

Được thành lập vào năm 2006, JP CORELEX (Việt Nam) vận hành một nhà máy ở Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, với công suất sản xuất lên đến 80 tấn giấy lụa tái chế mỗi ngày.

Theo công ty mẹ cũ JPP, hiệu quả kinh doanh của công ty đã sa sút nhiều trong ba năm qua. Doanh thu ròng của nó giảm từ 17,47 triệu USD vào năm 2020 xuống còn 12,42 triệu USD vào năm 2021 và 8,99 triệu USD vào năm 2022, trong khi lợi nhuận 1,22 triệu USD vào năm 2020 chuyển thành khoản lỗ 2,19 triệu USD vào năm 2021 và lỗ 4,92 triệu USD vào năm 2022.

 

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 10:

Xuất khẩu giảm xuống 4,484 triệu tấn, tồn kho tăng lên 40 ngày cung cấp, tỷ lệ thành phẩm so với công suất giảm xuống 85%

Theo dữ liệu gần đây nhất từ Hội đồng Sản phẩm Giấy và Bột giấy (PPPC), xuất khẩu bột giấy toàn cầu giảm 12,7% so với tháng trước xuống 4,484 triệu tấn trong tháng 10, giảm từ mức 5,136 triệu tấn trong tháng 9. Tỷ lệ sản phẩm xuất bán so với công suất giảm xuống 85%, giảm từ mức 100% của tháng trước.

Lượng bột giấy xuất bán trong tháng 10 đã tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, khi đạt mức 4,287 triệu tấn vào tháng 10 năm 2022.

Theo báo cáo, lượng bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) xuất bán đã giảm xuống 1,897 triệu tấn trong tháng 10, so với 1,962 triệu tấn trong tháng 9, trong khi việc xuất bán bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) đã giảm từ 3,009 triệu tấn trong tháng 9 xuống còn 2,423 triệu tấn vào tháng trước theo PPPC.

Tồn kho của các nhà sản xuất trên toàn cầu tăng 1 ngày lên 40 ngày cung cấp trong tháng 10 (38 ngày đối với BSK và 42 ngày đối với BHK) và thấp hơn 4 ngày so với tháng 10 năm ngoái.

 

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                                   

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
24/11/2023 17/11/2023 10/11/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 765 754 754 0,00%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 765 765 765 0,00%
  BSK Nga* 735 735 735 0,00%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 650 630 630 0,00%
  BHK Nga* 630 610 610 0,00%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 700 700 700 0,00%
  Nga 670 670 670 0,00%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 555 555 555 0,00%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 560 560 560 0,00%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 880 880 880 0,00%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

Nguồn: PPIA – Ban Biên tập VPPA

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 1 tỷ USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2023, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 268,37 nghìn tấn, với trị giá 136,49 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9/2023 và so với cùng kỳ năm 2022 tăng 12,6% về lượng và tăng 33% về trị giá.

Trong tháng 10/2023, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 508,6 USD/tấn, tăng 8,8% so với tháng 9/2023 và tăng 18,1% so với tháng 10/2022.

TRUNG QUỐC CHIẾM 90% THỊ PHẦN XUẤT KHẨU SẮN CỦA VIỆT NAM

Trong tháng 10/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 90,01% về lượng và chiếm 91,49% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, đạt 241,55 nghìn tấn, trị giá 124,88 triệu USD, giảm 4,7% về lượng, nhưng tăng 6,2% về trị giá so với tháng 9/2023; so với tháng 10/2022 tăng 16,6% về lượng và tăng 40,2% về trị giá.

“Trong tháng 10/2023, giá bình quân xuất khẩu các sản phẩm tinh bột sắn sang Trung Quốc ở mức 517 USD/tấn, tăng 11,5% so với tháng 9/2023 và tăng 20,2% so với tháng 10/2022”.

Hiệp hội Sắn Việt Nam.

Lũy kế 10 tháng của năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt trên 2,39 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD; giảm 6,4% về lượng và giảm 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, mặc dù tổng lượng sắn xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022, như thị trường Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, EU. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc 2,18 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 929,57 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết hiện các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá trong khoảng 535-550 USD/tấn FOB giao tại cảng TP.HCM. Giá tinh bột sắn giao tại Móng Cái và Lạng Sơn dao động ở mức 4.100 – 4.350 CNY (Nhân dân tệ)/tấn. Trong khi đó, giá xuất khẩu sắn lát sang thị trường Trung Quốc khoảng 295 USD/tấn FOB tại cảng Quy Nhơn; còn giá xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc khoảng 335 USD/tấn FOB tại cảng Quy Nhơn.

Theo thông báo từ phía Trung Quốc, nước này sẽ áp dụng chính sách nhập khẩu cư dân biên giới từ ngày 1/11/2023. Theo đó, hàng hóa không thuộc loại hình gia công chế biến tại địa phương như bột sắn, lá chè khô, hạt điều và các mặt hàng tạp hàng khô khác sẽ không được áp dụng quy định thông quan đi thẳng “cả xe nhập, cả xe xuất” như thời gian vừa qua, mà khôi phục quy định bốc dỡ sang xe.

Đáng chú ý, phí đón hàng tại khu vực cửa khẩu bên phía Trung Quốc tăng thêm khoảng 100 CNY/tấn cho chi phí bốc xếp, xe trung chuyển và tiền thuế, phí khác. Như vậy, mỗi xe hàng xuất qua cửa khẩu sẽ phải mất tổng chi phí 8.000 CNY.

Về nguồn cung sắn trong nước, Hiệp hội Sắn Việt Nam thông tin, năm nay, tình trạng mưa lớn kéo dài tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và cả Campuchia khiến chất lượng sắn thu hoạch kém hơn mọi năm. Dự kiến nguồn cung sắn lát khi bước vào vụ sản xuất tháng 12 sắp tới sẽ giảm, do dự báo nguồn nguyên liệu sắn củ tươi giảm mạnh.

Dự báo trong niên vụ 2023/24, các đơn vị kinh doanh mặt hàng này có thể phải tăng nhập khẩu sắn lát từ Lào và Campuchia về Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu của nhà máy thức ăn chăn nuôi trong nước, cũng như cho xuất khẩu.

NGÀNH SẮN ĐẶT MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 2 TỶ USD NĂM 2028

Tây Ninh là địa phương đứng đầu về số lượng nhà máy chế biến sắn cả nước. Hiện trên địa bàn tỉnh này có 65 nhà máy chế biến sắn với tổng công suất 6,4 triệu tấn củ/năm.

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, cho biết Tây Ninh hiện là thủ phủ của ngành sắn cả nước, hơn 50% kim ngạch xuất khẩu sắn hàng năm thuộc về các doanh nghiệp Tây Ninh.

Tuy nhiên, diện tích vùng trồng của Tây Ninh không phải lớn, toàn tỉnh hiện có khoảng 62 ngàn ha, năng suất khoảng 2 triệu tấn/năm, chỉ đáp ứng 50% nguyên liệu cho ngành chế biến sắn địa phương. Để đủ nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp thu mua sắn từ các tỉnh lân cận và cả các tỉnh Campuchia giáp ranh.

Theo ông Xuân, ngành sắn Tây Ninh vẫn còn hạn chế khi chưa có liên kết trong đầu tư thu mua nguyên liệu giữa nhà máy chế biến và người nông dân, chưa hình thành cơ chế chính sách liên kết vùng để thu hút nguồn đầu tư ổn định, lâu dài. Để cây sắn của Tây Ninh phát triển ổn định và thật sự bền vững, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng xây dựng vùng sản xuất lớn. Đây là cơ sở để liên kết với các doanh nghiệp nhằm giảm các khâu trung gian, tạo cơ hội nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm.

Bà Võ Thị Linh Phượng, Giám đốc Công ty CP Khoai mì Tây Ninh (Tây Ninh Tapioca JSC) cho hay hầu hết các nhà máy đều tăng công suất. Tuy nhiên, do nguồn sắn tại địa phương không theo kịp với việc chế biến nên đã xuất hiện tình trạng tranh mua, tranh bán dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, đẩy nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đầu ra không biến động nhiều khiến không ít doanh nghiệp lao đao. Doanh nghiệp nào làm chủ được vùng nguyên liệu thì doanh nghiệp đó mới thắng lợi.

“Hiện vùng nguyên liệu trồng sắn trong nước chỉ mới đáp ứng nhu cầu 30-40% công suất của nhà máy. Để đạt được mục tiêu đặt ra, trước mắt, cần phải giải được bài toán mất cân đối giữa chế biến và nguyên liệu. Để làm được điều đó cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và cái bắt tay liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông”.

Ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam.

Theo Hiệp hội sắn Việt Nam, diện tích trồng sắn cả nước hiện có khoảng 530.000 ha, tổng sản lượng trên 10 triệu tấn/năm. Ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam nhận định trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành sắn Việt Nam phát triển nhanh. Kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tăng từ 0,958 tỷ USD năm 2018 lên gần 1,5 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về sắn, sau Thái Lan.

Hiệp hội Sắn Việt Nam đề ra mục tiêu xuất khẩu sắn đến năm 2028 sẽ đạt 2 tỷ USD/năm và tăng lên 2,5 tỷ USD/năm vào năm 2050.

Để đạt được con số này, ông Nghiêm Minh Tiến cho rằng ngành sắn cần phải giải quyết 3 điểm yếu hiện nay. Đó là: Xuất khẩu lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường; công nghệ chế biến còn lạc hậu, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu; mất cân đối giữa chế biến và vùng trồng sắn nguyên liệu…

“Để cho ngành sắn phát triển một cách ổn định, bền vững và có chất lượng, Việt Nam cần tái cơ cấu lại ngành sắn trong nước; đảm bảo cân đối nguyên liệu trong sản xuất. Đồng thời, xây dựng Trung tâm phát triển giống sắn có sự liên kết, nhằm tạo nguồn giống mới đáp ứng kịp thời nhu cầu giống cho bà con nông dân; đảm bảo công bằng chính sách tín dụng và chính sách thuế; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; khuyến khích, tiếp sức cho doanh nghiệp đầu tư xử lý môi trường và sản xuất chế biến có chiều sâu để nâng cao giá trị sau tinh bột”, ông Nghiêm Minh Tiến nhấn mạnh.

Nguồn: Chu Khôi – Báo mới

Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương “được mùa” thu hút FDI

Việc chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, cải cách hành chính, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư… đã trực tiếp tạo tác động tích cực đến doanh nghiệp và nhà đầu tư. Minh chứng rõ nét nhất cho điều này là, trong thời gian gần đây, các dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng liên tục tăng.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, tính đến trung tuần tháng 11/2023, Hải Phòng đã cấp mới 62 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đạt 3.102 triệu USD, bằng 183,07% so với cùng kỳ năm trước, bằng 155,1% so với kế hoạch năm. Lũy kế đến hết tháng 11/2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng thu hút 511 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 25.933 triệu USD.

Theo thống kê, trong tổng số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký vốn FDI tại Hải Phòng, thì Hàn Quốc vẫn là quốc gia đứng đầu về cả số dự án và vốn đầu tư (khoảng 11 tỷ USD, với 105 dự án).

Chia sẻ tại buổi trao giấy chứng nhận mở rộng đầu tư, ông Cho Ji Tae, Phó chủ tịch Tập đoàn LG Innotek cho rằng, những nỗ lực của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng trong cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh là lý do hàng đầu giữ chân các nhà đầu tư như chúng tôi ở lại địa phương.

Còn với tỉnh Quảng Ninh, trong 10 tháng, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 24 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho một dự án. Riêng tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 34.657 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD).

Mới đây, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Ninh – Nhật Bản năm 2023, Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhiều dự án FDI Nhật Bản trên địa bàn tỉnh, gồm Dự án Nhà máy sản xuất cơ khí chính xác Castem Việt Nam, Dự án Parts Seiko Việt Nam, Dự án Nhà máy Tamagawa Việt Nam, Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp Fujix Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD.

Theo ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, từ đầu năm đến hết tháng 10/2023, tổng vốn FDI thu hút vào các khu công nghiệp, khi kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là 3,103 tỷ USD (tương đương trên 72.910 tỷ đồng), đạt 258,57% chỉ tiêu thu hút vốn FDI được UBND tỉnh giao. Lần đầu tiên, Quảng Ninh thu hút vượt ngưỡng 3 tỷ USD vốn FDI, đồng thời vượt qua các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM…, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI trong 10 tháng năm 2023.

Với tỉnh Hải Dương, theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh này, từ đầu năm đến ngày 12/11, các khu công nghiệp trong tỉnh thu hút 889,16 triệu USD vốn FDI, vượt gần 4,5 lần kế hoạch năm.

Cụ thể, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 45 dự án FDI mới, với tổng vốn đầu tư 771,39 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 26 lượt dự án FDI, với tổng vốn tăng thêm 117,77 triệu USD.

Đến nay, các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút 278 dự án FDI thứ cấp đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,87 tỷ USD.

“Thời gian qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đã tích cực rút ngắn các thủ tục hành chính. Việc cấp phép đầu tư cho các dự án mới đã được rút ngắn xuống còn 5-10 ngày, thay vì 15 ngày theo quy định; 100% thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn. Ban cũng thường xuyên phối hợp các sở, ban, ngành trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư”, ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương thông tin.

 

Nguồn: Báo đầu tư

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc

Sáng ngày 22/11, trang tin kinh tế tài chính CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP đã tổ chức Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình” với sự đồng hành về chuyên môn của các đơn vị quản lý, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các đơn vị tư vấn, và sự hỗ trợ về tổ chức của các doanh nghiệp: ACB, Manulife, Masan Group, Xanh SM, HSBC Việt Nam, SHB, Gamuda Land, T&T Group và Nhựa Tái Chế Duy Tân (DUYTAN Recycling).

PHIÊN THẢO THUẬN THỨ 2: Những vấn đề cấp thiết doanh nghiệp cần hành động để đạt mục tiêu Xanh và tránh Green Washing

Trả lời câu hỏi của ông Phạm Hải Âu, Giám đốc – Dịch vụ Tư vấn Rủi ro PwC Việt Nam về hoạt động trong phát triển xanh, ông Lưu Bách Đạt – Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết: “Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực liên quan rất nhiều đến phát thải, khí thải lớn nhất của chúng tôi là CO2”.

Đối với việc giảm phát thải CO2 và thu hồi CO2, trong thời gian qua, Đức Giang đã thực hiện rất nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp mạnh nhất mà công ty đã làm  là hóa lỏng.

“Chúng tôi đã lắp đặt và phát triển hệ thống xử lý khí CO2. Chúng tôi khảo sát nhu cầu xử lý CO2 và cung cấp cho miền Bắc khoảng 20.000 mét khối khí trên một tháng. Đây là một số liệu rất lớn. Hiện nay chúng tôi cũng đang biến hoạt động hóa lỏng CO2 thành công nghiệp” – Ông Đạt cho biết.

Một giải pháp thứ hai để giảm phát thải CEO, giống như Hòa Phát là có khí CO trong trong các lỏ nhiệt, 100% khí CO này không đưa trực tiếp ra ngoài môi trường.

Đối với chất thải rắn Đức Giang cũng có nhiều biện pháp xử lý. Trong đó, các thành phần như canxi oxit, nhôm oxit… rất phù hợp để làm phụ gia cho ngành xi măng. Hiện nay, 100% một số chất thải được chuyển giao cho ngành xi măng. Đây chính là hoạt động cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

“Có một giải pháp chúng tôi sẽ tiếp tục làm đó là xử lý CO2, đưa khí CO2 vào sử dụng trong lĩnh vực khác để không phát tán CO2 ra ngoài.”

Theo ông Lưu Bách Đạt, đối với cổ đông, đối với các nhà đầu tư và các đối tác, một doanh nghiệp phát triển bền vững đi theo kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh thì sản phẩm sẽ càng được tin tưởng.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.Ông Lưu Bách Đạt – Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Chia sẻ các mục tiêu chính về giảm phát thải khí nhà kính của XanhSM từ nay tới năm 2030 và đánh giá về mức độ khả thi của các mục tiêu này, ông Nguyễn Văn Thanh – Tổng Giám đốc Công ty GSM toàn cầu cho biết, theo tính toán dự theo nghiên cứu của EPA, với 70 triệu km Xanh di chuyển trong vòng 7 tháng, sẽ tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg C02, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng. Theo kế hoạch, từ năm 2025 trở đi, GSM giảm 400 triệu kg CO2 mỗi năm.

“Dựa trên tính hiệu quả của những phương pháp đang triển khai, chúng tôi cho rằng tính khả thi của kế hoạch này khá cao” – Ông Thanh nói.

Ông Thanh cũng cho biết, dựa trên kế hoạch dự kiến, công ty sẽ sở hữu 30-40 nghìn xe taxi điện, vài chục nghìn xe máy điện. Nếu theo lượng nhân sự, công ty cần một lượng nhân sự khá lớn lên đến vài chục nghìn người, chủ yếu là tài xế. Bài toán chuyển hướng thành công ty theo nền tảng chia sẻ vẫn đang được đặt lên bàn cân. Cách làm hiện tại được khách hàng tốt, vì tài xế là nhân viên và được hưởng phúc lợi của công ty nên sẽ đảm bảo chất lượng đặt ra hơn việc mở rộng rãi kinh tế chia sẻ.

Khi đưa ra sản phẩm xanh, Xanh SM nhận được sự đón nhận tích cực của người tiêu dùng. Họ chấp nhận trả một mức phí để đáp ứng cùng một nhu cầu và việc lựa chọn sản phẩm xanh vẫn được ưu tiên hơn. Thêm vào đó, thông qua truyền thông hành động xanh cũng tác động tích cực đến trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp tiên phong đi đầu như chúng tôi được hưởng lợi khi có thể tạo dựng thương hiệu và đón nhận được “làn sóng” khách hàng ưa chuộng xu hướng này.

Trả lời câu hỏi về danh mục tín dụng mà SHB đang tài trợ và trong bối cảnh pháp lý quy định quy chuẩn chưa thật sự đầy đủ, liệu SHB có công khai bộ tiêu chuẩn riêng khi cấp tín dụng xanh hay không, nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn thì làm thế nào, ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng SHB cho biết: Trong 11 lĩnh vực mà SHB hướng đến cấp tín dụng, tập trung vào công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời với tỷ trọng 10%, dành nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 3.

Ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng SHB

Vừa qua, SHB cũng đã dành các gói ưu đãi, lãi suất thấp hơn thông thường 1-1,5% áp dụng cho tín dụng xanh, hỗ trợ DN phát triển ổn định. Hiện nay, tín dụng xanh phát triển hơn thì chính sách ưu đãi quan trọng, SHB cũng đang có gói quy mô 6.000 tỷ đồng triển khai giải đoạn 2023-2024 hỗ trợ vốn lưu động với lãi suất thấp, trong đó cũng có ưu tiên cho phát triển xanh. Tại SHB từ sớm, ngân hàng đã xác định chiến lược Ngân hàng Xanh, chúng tôi đã và đang triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế trong tư vấn tiêu chí tiêu chuẩn tài trợ các dự án xanh. Họ cũng hỗ trợ SHB đưa ra bộ tiêu chuẩn cụ thể.

“Trước mắt, chúng tôi cũng tuân thủ theo quy định của NHNN về đánh giá ảnh hưởng môi trường xã hội,… để cấp tín dụng” – ông Đinh Ngọc Dũng cho biết.

Ông Lê Anh – Giám đốc phát triển bền vững Công ty Nhựa Tái Chế Duy Tân nêu ý kiến: Kinh tế tuần hoàn là khái niệm mới nhiều người không biết đến. Duy Tân bắt đầu tìm hiểu về công nghệ từ năm 2016, bắt đầu xây dựng từ năm 2019 và vận hành từ năm 2021. Nhựa tái sinh trên thế giới đắt hơn khá nhiều, thậm chí đắt hơn tới 40-50%. Do đó khá dễ hiểu khi ít doanh nghiệp sử dụng.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 4.

“May mắn là chúng tôi cũng đã có thị trường, có cả nước ngoài. Thành thực chia sẻ về mặt kinh doanh, chúng tôi chưa có lãi. Đó là bài toán khó, kinh tế tuần hoàn thực sự thách thức vì chi phí đầu tư tái chế công nghê cao rất lớn, người tiêu dùng chưa đón nhận, khách hàng chưa sẵn sàng” – Ông Lê Anh nói.

Tuy nhiên, đại diện từ Nhựa tái chế Duy Tân cũng kỳ vọng khi Nghị định 08 đi vào thực tế, tôi tin ngành tái chế công nghệ cao sẽ có sự thay đổi năng động hơn, doanh nghiệp dấn thân hơn, có thêm nhiều ngành tham gia, chẳng hạn như doanh nghiệp giấy. Về nguồn vốn, trước đây vốn của của Nhựa tái chế Duy Tân chủ yếu là vốn tự có. Tuy nhiên, cách đây 2 ngày, Nhựa tái chế Duy Tân đã là DN đầu tiên được cấp chứng chỉ tín dụng xanh của HSBC.

Có mặt trong phiên thảo luận, ACB là ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững. Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và thương hiệu Ngân hàng ACB cho biết: Tháng 10 vừa qua, chúng tôi đã có báo cáo về phát triển bền vững. Đối với chữ S và G, ACB làm từ ngày đầu thành lập. Chữ E được ACB làm mạnh các năm gần đây, thay đổi nhận thức của toàn bộ nhân viên trong việc bảo vệ môi trường.

Trân trọng tài nguyên, ACB đã có các chương trình quản lý tác động tới môi trường, trong đó giảm thiểu cho vay các doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới môi trường.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 4.

Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và thương hiệu Ngân hàng ACB

Vì sao sau 10 năm, ACB chọn năm 2023 để công bố báo cáo này? Trả lời câu hỏi này, ông Tăng Hoàng Quốc Thái nhấn mạnh: Việc công bố báo cáo thể hiện rõ chúng tôi rất nghiêm túc trong việc thực hành ESG. Ngoài ra, báo cáo này phản ánh các chỉ số và từ đó chúng tôi có sự so sánh giai đoạn, chúng tôi tự theo dõi và phát triển hàng năm. Qua đó, ACB có thể xem xét để có những chiến lược mới. Là một ngân hàng, việc công bố này thể hiện tính minh bạch mà nhiều bên quan tâm, không chỉ là thông tin tài chính mà phi tài chính cũng rất quan trọng. Đặc biệt, điều này cũng truyền cảm hứng cho cộng đồng, cho đối tác, khách hàng và nhân viên của ACB.

Một đại diện đến Hanwha đặt câu hỏi: Chúng ta có nên học theo các nước khác, ví dụ như Hàn Quốc cũng có cam kết đến năm 2050 và họ làm rất nhanh, mạnh, kết hợp Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Nếu học, chuyên gia có thể gợi ý cách nào? Hanwha đang tìm kiếm dự án đạt chuẩn ESG, chúng tôi nên tìm hiểu và kết nối như thế nào?

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 6.

Ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng SHB: Một trong những định hướng của SHB về tín dụng xanh là hướng đến tệp khách hàng SME. Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển cũng là chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. Chúng tôi cũng đã có các buổi làm việc với hiệp hội để tìm cách tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ đang gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng cũng trong bối cảnh mới thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội theo hướng dẫn của NHNN. Chúng tôi cũng đang chủ động tham vấn ý kiến chuyên gia quốc tế. Từ đó xây dựng chính sách sản phẩm giới thiệu tới các khách hàng để khách hàng tiếp cận thời gian tới.

Ông Lê Anh – Giám đốc phát triển bền vững Công ty Nhựa Tái Chế Duy Tân: Thông tin các chủ đề ESG rất nhiều. Đừng coi ESG là chi phí mà là sự đầu tư. Đầu tư vào máy móc mới đắt tiền hơn, nhưng tiết kiệm năng lượng hơn, có tác động tích cực thời gian dài. Chúng tôi có đến một số doanh nghiệp làm sản xuất, việc chuyển đổi giúp họ tinh gọn, giảm thải, giảm năng lượng đáng kể. Hơn nữa, hiện nay cũng có nhiều đơn vị tư vấn về ESG, nếu thực sự muốn đầu tư cho tương lai, chúng ta có thể tìm đến họ.

Với Hóa chất Đức giang, khi làm việc với nhà đầu tư nước ngoài, ông Lưu Bách Đạt cho biết, chắc chắn NĐT nước ngoài sẽ yêu cầu về giải pháp phát triển xanh.

“Theo tôi, nếu chúng ta đáp ứng được thì nên chủ động làm, nếu không thì nên trao đổi với họ để nhận được sự hỗ trợ công nghệ, giải pháp” – Ông Đạt nói.

Ông Đạt nói thêm, làm thế nào để bắt đầu phát triển xanh thì doanh nghiệp hãy nghĩ khác đi một chút, hãy coi khí thải không phải là chất thải mà là tài nguyên khác. Khi đã coi là tài nguyên thì sẽ có cách xử lý và dùng hiệu quả.

Nhựa Tái chế Duy Tân: Đề xuất cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ cá nhân kinh doanh theo cơ chế ủy quyền cho Công ty

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty Nhựa Tái chế Duy Tân

Nhằm tăng cường quản lý, tái chế và giảm thiểu chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường và đại dương (Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển), Nhựa Tái Chế Duy Tân (DUYTAN Recycling) đã đầu tư và xây dựng nhà máy nhựa tái chế nhằm cung cấp sản phẩm nhựa tái chế chất lượng cao với công nghệ “Bottle to Bottle”, mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp mới, qua đó, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc đã phân tích mức độ rác thải nhựa có trong các đại dương vào năm 2010, kết quả cho thấy trong 12 quốc gia có tác động lớn đến môi trường biển thì Đông Nam Á đã có đến 5 đại diện là Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đứng đầu là Trung Quốc với 8,8 triệu tấn chất thải nhựa và Việt Nam xếp thứ 4 với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp hoặc đốt và chỉ có 10% còn lại được tái chế.

Nhà máy DUYTAN Recycling có tổng diện tích 65.000m², được vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe. Đặc biệt, chúng tôi có tiêu chuẩn FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận EFSA của Cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu và 15 chứng chỉ khác. Sản phẩm chính của nhà máy là hạt nhựa tái sinh rPET cho bao bì thực phẩm và rHDPE cho bao bì hóa mỹ phẩm được sản xuất với quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn đối với bao bì. Khi hoàn thành, nhà máy sẽ có công suất xử lý sẽ đạt 100.000 tấn nhựa/năm tương đương 7 tỷ chai nhựa được tái sinh mỗi năm.

Ngày 30/10/2023, DUYTAN Recycling đạt Chứng nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao do Bộ Khoa học & Công nghệ cấp.

Chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao là chứng nhận danh giá của Bộ Khoa học & Công nghệ. Để đạt được chứng nhận này, toàn bộ hệ thống công nghệ của DUYTAN Recycling đều phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao; có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

Với công nghệ tái chế chất lượng cao, 10 tháng đầu năm 2023 nhà máy đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu với sản lượng xuất khẩu 9.100 tấn/56%.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Về thuận lợi và trở ngại trong ngành tái chế nhựa Việt Nam, trước hết thuận lợi đến từ sự đồng hành của Chính phủ. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm chú trọng đến vấn đề môi trường, đặc biệt là việc thu gom và xử lý rác thải nhựa. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đưa ra khái niệm EPR trong đó quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất và nhập khẩu trong việc tái chế và xử lý các sản phẩm, bao bì thải bỏ.

Thứ hai, sự đồng hành của các Doanh nghiệp, Hiệp hội. Công ty nhận được sự quan tâm, đồng hành trong các hoạt động, diễn đàn uy tín về kinh tế xanh, đóng góp sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững từ các doanh nghiệp hàng đầu như: Coca Cola, Nestle, Lavie, Unilever, Suntory Pepsico để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như từ các Hiệp Hội: Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA); Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và Hiệp Hội Tái Chế Chất Thải Việt Nam (VWRA).

Các thách thức là về phân loại. Rác thải hầu hết chưa được phân loại tốt tại nguồn. Các hoạt động thu gom, tái chế còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu làm thủ công ở các làng nghề, chưa tuân thủ công tác môi trường.

Thách thức về kỹ thuật: Việt Nam chưa có công nghệ tái chế phù hợp, các công nghệ tái chế hiệu quả phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí khá cao.

Bao bì chưa có tiêu chuẩn hóa và chưa thân thiện với công nghệ tái chế, chưa khuyến cáo phân rõ vật liệu dùng cho nắp chai, nhãn, keo để việc tái chế được thuận tiện và giảm chi phí, cũng như giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất.

Thách thức từ người tiêu dùng: Người tiêu dùng chưa được truyền thông đúng về sản phẩm tái chế. Người tiêu dùng chưa ưu tiên sử dụng sản phẩm có bao bì từ nhựa tái chế.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 3.

Nhựa Tái chế Duy Tân kiến nghị một số giải pháp để thành công trong việc xử lý rác thải nhựa cần sự chung sức của toàn xã hội. Với vai trò là đơn vị tái chế nhựa có các hoạt động tích cực trong quá trình xây dựng, triển khai và áp dụng các mô hình về kinh tế tuần hoàn:

Cần truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích người tiêu dùng đón nhận sản phẩm bao bì nhựa tái chế;

Cơ quan quản lý cần ban hành tiêu chuẩn thiết kế bao bì & tem nhãn thuận lợi cho việc tái chế;

Ban hành tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho bao bì sử dụng nhựa tái chế;

Mã số HS Code cần tách biệt dành cho nhựa tái chế và nhựa nguyên sinh để phòng vệ thương mại.

Do thu mua từ ve chai nhỏ lẻ nên doanh nghiệp chưa có chứng từ, hóa đơn đầu vào để ghi nhận chi phí hợp lý, hợp lệ Để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về thuế và đảm bảo cho các chi phí thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ kinh doanh được khấu trừ khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhựa Tái chế Duy Tân xin được đề xuất cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ cá nhân kinh doanh theo cơ chế ủy quyền cho Công ty chúng tôi thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay các vựa phế liệu đối với khoản thu nhập từ bán phế liệu nhựa mà Công ty chi trả cho các vựa phế liệu là các cá nhân/hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với mức thuế suất áp dụng theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC là 1% thuế GTGT và 0,5% thuế thu nhập cá nhân tính trên giá thanh toán cho vựa phế liệu.

Tập đoàn Hòa Phát: 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Đức Duyến, Phó Giám đốc CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương

Hoà Phát hiện nay có 3 khu liên hợp sản xuất thép tại Yên Mỹ, Hưng Yên; Kinh Môn, Hải Dương; Dung Quất, Quảng Ngãi. Tổng công suất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, trong đó: 3,0 triệu tấn thép cuộn cán nóng, 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng.

Chúng tôi có 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng. Giải pháp thứ nhất là thu hồi nhiệt dư, khí nóng Lò cốc, Lò cao, Lò thổi sản xuất điện. Nhiệt dư phát sinh từ quá trình sản xuất than cốc, khí dư từ quá trình luyện gang, luyện thép được thu hồi, tận dụng phục vụ cho phát điện để cung cấp cho sản xuất. Hiện nay, Hoà Phát tự chủ đến 80% nhu cầu sử dụng điện của khu liên hợp sản xuất thép.

Giải pháp thứ hai là Hòa Phát sử dụng công nghệ dập cốc khô thân thiện với môi trường để sản xuất điện. Tiết kiệm đến 10% điện năng trong sản xuất toàn KLH. Điện năng tiết kiệm hàng tháng là trên 15 triệu kWh; hàng năm là hơn 180 triệu kWh.

Giải pháp thứ ba là Công nghệ Tuabin thu hồi năng lượng gió Lò cao (BPRT). Chúng tôi sử dụng công nghệ Tua bin thu hồi năng lượng gió Lò Cao (BPRT) ứng dụng tại các nhà máy thép tại Hải Dương, Dung Quất. Áp lực khí than lò cao lớn đi trực tiếp vào Tuabin mà không cần phải chuyển hóa thành hơi nước để vận hành Tuabin (công nghệ áp dư). Giải pháp này giúp Tiết kiệm đến 35% điện năng trong sản xuất thép. Hàng tháng tiết kiệm trên 13 triệu kWh; hàng năm tiết kiệm hơn 145 triệu kWh.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Giải pháp thứ tư là Sử dụng nhiệt dư sản xuất điện trong thiêu kết. Hệ thống S.H.R.T Tận dụng nhiệt dư làm mát vòng, nhiệt dư từ ống khói lớn của nhà máy Thiêu kết để nấu nồi hơi tạo hơi nước. Hơi nước phát sinh động năng làm quay Tuabin, kết hợp bộ kết nối điều tốc đồng bộ, giảm công suất tiêu thụ điện cho động cơ quạt gió chính thiêu kết.

Giải pháp này tiết kiệm đến 60% điện năng công suất điện của quạt gió Thiêu Kết. Điện năng tiết kiệm hàng tháng là trên 11triệu kWh; hàng năm là hơn 130triệu kWh.

Giải pháp thứ năm là Đúc – Cán liên tục, tận dụng nhiệt từ phôi nóng. Trong tương lai, Hòa Phát đặt ra 3 giai đoạn để hành động. Mục tiêu của giai đoạn 1 là giảm 30% CO2, tối ưu hóa và tái chế nguyên, nhiên liệu sử dụng, sử dụng năng lượng tái tạo.Giai đoạn 2, chúng tôi sẽ giảm 50% CO2. Giai đoạn 3, Hoà Phát tiến tới không phát thải CO2 bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ngân hàng SHB: Sẽ tập trung tài trợ vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh thuộc 11 lĩnh vực xanh

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách khối Ngân hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng SHB

Thực hiện theo chỉ đạo NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, ngành Ngân hàng nói chung và SHB nói riêng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Tại SHB, dư nợ tín dụng xanh tập trung chủ yếu ở các ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, công nghiệp xanh. Các dự án này đều được SHB áp dụng các chính sách, chương trình ưu đãi từ nguồn vốn trực tiếp hoặc thông qua kết nối với các nguồn vốn quốc tế.

Tính riêng dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của SHB chiếm tới 37% tổng dư nợ. Rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực này đang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế như chứng chỉ Vietgap, Global gap, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao… Đây chính là tập khách hàng tiềm năng để SHB tiếp tục tăng trưởng dư nợ nông nghiệp xanh trong tương lai.

Định hướng phát triển tín dụng xanh giai đoạn 2022-2027, SHB sẽ tập trung tài trợ vốn cho các dự án/ phương án sản xuất kinh doanh thuộc 11 lĩnh vực xanh gồm: nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo-năng lượng sạch, tái chế tái sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường thiên nhiên và phòng chống thiên tai, quản lý nước sạch, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…

Với kinh nghiệm của mình, SHB nhận thấy triển khai các dự án tín dụng xanh vừa giúp xã hội, doanh nghiệp phát triển bền vững vừa trực diện giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. SHB đã và đang mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho chủ đầu tư các dự án xanh như ưu đãi thời hạn vay, ưu đãi lãi suất thấp hơn so với lãi suất thông thường. Đặc biệt từ rất sớm, SHB đã hợp tác với các đối tác quốc tế như WB, IFC, ADB, KfW… và hiện đang tiếp tục tăng cường để tìm kiếm nguồn vốn trung dài hạn ưu đãi đồng thời tư vấn về an toàn, kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho khách hàng và SHB trong việc thực hiện, tài trợ có hiệu quả các dự án.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, SHB đã xây dựng Khung quản lý rủi ro ESG và áp dụng trên phạm vi toàn hệ thống và chúng tôi cũng đồng thời là một trong những ngân hàng tiên phong thiết lập nền tảng quản lý rủi ro ESG toàn diện và chặt chẽ, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ngân hàng cũng triển khai mạnh mẽ các gói tài trợ chuỗi khép kín, từ tài trợ nhà phân phối đến các nhà cung cấp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững chuỗi toàn cầu.

Hiện SHB đang tham gia Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE) do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ thông qua WB với vai trò Đơn vị triển khai dự án (PIE) và là Đơn vị phát hành bảo lãnh cho các Ngân hàng tham gia cấp tín dụng với tổng giá trị Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF) là 75 triệu USD. Dự án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Trong lĩnh vực lúa gạo, SHB cho vay tài trợ chuỗi lúa gạo khép kín, góp phần liên kết giữa hàng trăm nghìn hecta vùng nguyên liệu, hàng chục nghìn hộ nông dân, hợp tác xã ở khu vực ĐBSCL và các doanh nghiệp. Đặc biệt, SHB có 4 dự án xanh đã được tham gia chương trình bán tín chỉ carbon do WB thu xếp cho đối tác Thụy Sỹ, …

Nhờ những chiến lược phát triển đồng bộ, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại Ngân hàng chiếm gần 10% trên tổng dư nợ, có xu hướng tăng trưởng ngày càng tăng và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường. Từ năm 2018 đến nay dư nợ tài trợ của SHB cho các dự án xanh tăng trưởng gần 150%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng là 70%.

Nhờ những nỗ lực, kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB được nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh như: “Top 10 Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững”, “Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh”,”Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất” và nhiều giải thưởng uy tín khác.

Trong thời gian tới, tuy vẫn còn gặp một số khó khăn chung, nhưng với vai trò của trung gian tài chính, song SHB tiếp tục cam kết đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước cho các dự án “xanh” nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.

Gamuda Land: Để kiến tạo những khu đô thị lý tưởng, điều đầu tiên phải làm là tôn trọng giá trị vốn có của vùng đất

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông James Lai Siaw Pin, TGĐ Gamuda Land

Dự án vươn tầm quốc tế của Gamuda Land bắt từ 2007 và đến nay, chúng tôi đã xây dựng được hơn 52.000 ngôi nhà trên khắp thế giới. Xin được chia sẻ về triết lý kinh doanh của chúng tôi đó chính là tâm huyết, uy tín và tiên phong.

Đây là ba giá trị đồng thời trở thành một định hướng dẫn dắt chúng tôi trên con đường kiến tạo, quy hoạch đô thị, công trình xanh cùng với các sáng kiến bền vững.

Đối với chúng tôi, để kiến tạo như những khu đô thị lý tưởng thì điều đầu tiên phải làm là tôn trọng giá trị vốn có của vùng đất, tôn trọng những cây xanh sẵn có ở đấy, và từ đó chúng tôi tạo ra sự kết nối.

Trên toàn thế giới, chúng tôi đã có 13 đại dự án, có 6 dự án ở Đông Nam Á, 2 dự án ở Singapore và 4 dự án ở Việt Nam, còn lại là các dự án mang tính toàn cầu ở Úc và Anh. Chúng tôi phát triển dự án Gamuda city gồm có Celadon city và Elysian ở TP. HCM.

Phát triển bền vững là một phần quan trọng của Gamuda Land. Năm 2021, Gamuda đã công bố một loạt kế hoạch xanh. Trong 4 nền tảng phát triển của chúng tôi thì nền tảng thứ nhất là quy hoạch, thiết kế bền vững, quy trình tuần hoàn. Trong đó, chúng tôi chú trọng đến hạ tầng giao thông, tích hợp với vận hành và xây dựng, lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường.

Nền tảng thứ hai là đầu tư và phát triển cộng đồng trong doanh nghiệp. Chúng tôi có quỹ, có học viện để hỗ trợ các tài năng trẻ, chúng tôi có các học bổng, các học bổng dành cho các tài năng trẻ.

Điều đó thể hiện sáng kiến và tầm nhìn của tập đoàn trong phát triển xanh.

Thứ ba là bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Trong đó, chúng tôi chú trọng về cảnh quan môi trường, về tiết kiệm năng lượng và bảo tổn động vật, thảm thực vật.

Thứ tư, chúng tôi nâng cao tính bền vững thông qua số hóa và các kỹ thuật hóa vào dữ liệu và hiệu quả sử dụng dữ liệu.

Ông Nguyễn Văn Thanh, TGĐ GSM: Giao thông xanh vừa giải quyết yêu cầu phát triển bền vững vừa tiết kiệm chi phí

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thanh, TGĐ GSM

Chúng tôi được thành lập nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái di chuyển xanh và thông minh tại Việt Nam, cung cấp cho người dùng thêm lựa chọn để có thể sử dụng xe điện với chi phí hợp lý hơn. GSM ra đời trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động xấu tới con người. Sự ra đời của GSM phù hợp với xu thế chung của thế giới và nỗ lực, cam kết của Việt Nam nhằm hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ở góc độ về quy hoạch đô thị, hướng tới phương tiện giao thông xanh, với dịch vụ chuyên nghiệp, chỉn chu, GSM còn góp phần làm thay đổi diện mạo giao thông đô thị. Đồng thời, GSM còn tạo ra mạng lưới kết nối thái di chuyển và du lịch.

Sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng khi sản phẩm ra đời đã chạm được tới sự trăn trở của người dân. GSM đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: dịch vụ di chuyển chất lượng cao, an tâm, an toàn, góp phần bảo vệ môi trường. Đây cũng là lý do, sau 7 tháng đi vào hoạt động GSM đã gặt hái được những thành công vượt bậc, có thể nói chưa từng có của ngành di chuyển Việt Nam.

GSM đã mang đến việc làm và cơ hội phát triển, chuyển đổi xanh cho hơn 20.000 tài xế taxi và xe máy điện. Chúng tôi đã có mặt tại 2 quốc gia, Việt Nam và Lào. Theo tính toán dự theo nghiên cứu của EPA, với 70 triệu km Xanh di chuyển trong vòng 7 tháng, sẽ tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg C02, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng.

Đây có thể là con số chưa đủ lớn nhưng nó tác động trực tiếp tới những gì chúng ta đang cố gắng.

Sau 7 tháng thành lập, chúng tôi đã hợp tác với nhiều tổ chức đang vận hành cho thuê xe điện. Họ đang từng bước chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. Chúng tôi cũng hợp tác với ngân hàng để chuyển đổi không chỉ cho GSM mà còn đối tác của GSM. Bài toán của GSM không chỉ ở Việt Nam mà còn ra khu vực. Chúng tôi dự kiến năm sau vận hành 1.000 xe điện tại Lào. Năm sau mở rộng ra 5 khu vực trên thế giới.

Chúng ta không chỉ làm ở Việt Nam mà đi hướng toàn cầu hơn. Đó là điều GSM đang cố gắng theo đuổi.

Giao thông xanh có thể làm ra tiền và phát triển bền vững không? Câu trả lời đó đã được giải đáp từ chính câu chuyện ra đời của GSM. Theo thống kê, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng. Rõ ràng, giao thông xanh vừa giải quyết yêu cầu phát triển bền vững vừa tiết kiệm chi phí.

Trong khi đó, một dữ liệu khảo sát khác ghi nhận, doanh thu từ thị trường taxi khoảng 600 triệu USD và xe ôm là 2,5 tỷ USD/năm. Khách hàng đang có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ chất lượng cao và phát triển bền vững. Con số này cho thấy, cơ hội có lớn cho dịch vụ xe điện chất lượng cao vẫn còn nhiều dự địa phát triển.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.
Theo thống kê, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng

Mô hình hoạt động của GSM đang chứng minh được hiệu quả. GSM đang tiếp tục phát triển thêm 27.000 xe taxi điện và 20.000 xe máy điện trong năm 2023 và đã chính thức tiến ra thị trường nước ngoài.

Điều này cho thấy, phải thực sự được thị trường và khách hàng đón nhận thì GSM mới có thể đạt được những con số kỷ lục trong một thời gian rất ngắn như vậy.

PHIÊN THẢO LUẬN 1: Dịch chuyển từ nền kinh tế nâu sang xanh

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đánh giá: Tín hiệu cho thấy NET ZERO khả thi.

Theo ông Hùng, NET ZERO là thách thức rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Theo kịch bản thông thường, tổng phát thải của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 932 triệu tấn, trong đó ngành năng lượng chiếm 680 triệu tấn. Do đó, để đạt được mục tiêu Net Zero là thách thức rất lớn. Theo quy hoạch điện 8 được công bố vừa qua, lượng phát thải đến năm 2030 còn có thể 250 triệu tấn.

Song hành với thách thức vẫn có cơ hội, trong quá trình chuyển đổi có hai cách (1) chuyển dịch cơ cấu tăng cường năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu sạch hơn, thay thế dần các nguyên liệu cho tầm nhìn 2025. Tầm nhìn năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo cao, điều này vừa là thách thức và cơ hội.

Lĩnh vực điện gió, mặt trời có thể thu thu hút nhà đầu tư tiềm năng, tạo điều kiện ngân hàng tài trợ vốn khi xu hướng vốn xanh rất quan trọng trong ngành tài chính. Hiện tại, thế giới rất ưa chuộng nguồn vốn xanh, tài chính xanh và đây sẽ là tiêu chí cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thời gian tới.

Về giải pháp về phía người sử dụng và doanh nghiệp, điều quan trọng là giảm bớt nhu cầu và đảm bảo tiêu chí xanh. Hiện, một số nước đã sản xuất và sử dụng nguồn nguyên liệu xanh và thương mại hoá không còn xa. Đây là tín hiệu cho thấy Net zero khả thi.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương)

PGS.TS Trần Đình Thiên đặt câu hỏi cho HSBC: Trong thách thức hiện nay, HSBC định làm gì để khai mở cơ hội không chỉ hỗ trợ mà còn dẫn dắt cung cấp vốn phát triển dự án xanh?

Trả lời câu hỏi này, bà Lâm Thuý Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: “Với vị thế ngân hàng toàn cầu, chúng tôi có những tham vọng lớn với phát triển xanh. Sau khi Thủ tướng công bố tại COP 26, HSBC đã cam kết thu xếp 12 tỷ USD tài trợ phát triển bền vững cho Việt Nam. Sau thời điểm đó, HSBC cũng có hành động phối hợp với cơ quan quản lý, các tổ chức để phối hợp đưa ra chương trình hành động, chia sẻ kinh nghiệm từ thị trường quốc tế. Hiện tại chúng tôi đã thu xếp được 2 tỷ USD cho thị trường Việt Nam.

Ngoài trực tiếp thu xếp vốn cho các dự án, chúng tôi cũng đồng hành với khách hàng trong chuyển đổi xanh, giúp họ chuyển đổi công nghệ, xây dựng các khung chính sách. Năm 2021, HSBC đã làm việc với VinGroup xây dựng khung tài trợ xanh, thu xếp trái phiếu chuyển đổi bền vững đầu tiên”.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 3.

Bà Lâm Thuý Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn Ngân hàng HSBC Việt Nam

Một câu hỏi khác cho Manulife: Trong việc phát triển xanh, thay đổi hành vi rất khó khăn, đặc biệt là từng cá nhân. Manulife nhìn câu chuyện này ra sao, để giúp Việt Nam trong ứng xử, hành vi với xanh hoá?

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 4.

Bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc Manulife Investment Việt Nam

Bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc Manulife Investment Việt Nam cho biết, Maulife có trụ sở chính ở Canada. Và tại Canada, Manulife đã bắt đầu hành động từ lâu, trong đó thúc đẩy trồng cây, mở rộng diện tích rừng. Đến nay, Manulife đã thực hiện trồng được 1,3 tỷ cây với 2,2 triệu hecta trải dài ở các nước. Và công ty sẽ tiếp tục làm điều đó, Manulife là một trong những tập đoàn dẫn đầu về việc trồng cây và tiếp tục hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

“Tháng 12/2022 tại diễn đàn kinh tế thế giới có chương trình bảo tồn trồng 1.000 tỷ cây trồng để cứu trái đất, Manulife và Prudential cũng đã cam kết tham gia. Tôi nghĩ rằng, khi tất cả tổ chức đóng góp cùng nhau sẽ tạo sự lan toả rất lớn. Chúng tôi cũng có chương trình để nhân viên tham gia hoạt động nhặt rác, trồng cây, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tới biến đổi khí hậu” – Bà Kim Cương cho biết.

Bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh – Tổng giám đốc Sun Hospitality Group Sungroup chia sẻ, ngay từ những ngày đầu, khi “dấn thân” vào mảng du lịch, SunGroup đã đặt ra triết lý hài hoà là sự phát triển doanh nghiệp đi đôi với sự phát triển của địa phương. SunGroup vẫn đang kiên định và quyết liệt thực hiện chiến lược này.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 5.

SunGroup đặt ra triết lý là sự phát triển doanh nghiệp đi đôi với sự phát triển của địa phương

Về câu chuyện cụ thể với du lịch xanh, SunGroup không đầu tư dự án nhỏ lẻ, chủ yếu là tổ hợp điểm. Vai trò của doanh nghiệp với việc làm đẹp và làm giàu dự án đó mà đến từ việc định hình lợi ích cho người, làm giàu cho họ về cả kiến thức và đời sống. Những sản phẩm du lịch cần phát triển bền vững, bảo vệ thiên nhiên, giá trị và bản sắc văn hoá tại mỗi điểm đến.

Với dự án Sapa, SunGroup lần đầu tiên mang đến lợi thế hệ sinh thái nhằm phát huy tất cả vẻ đẹp tiềm ẩn thiên nhiên. SunGroup đồng hành địa phương, đưa văn hoá bản địa trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du lịch nước ngoài. Song hành sản phẩm du lịch bài bản, văn minh, SunGroup tập trung lan toả văn hoá đó đến những đối tác cung ứng, xây dựng, kinh doanh và quan trọng nhất nâng cao nhận thức người dân thông qua những dự án.

Để tiếp tục phát triển dự án xanh, thời gian tới SunGroup tiếp tục hợp tác đối tác hàng đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng để những dự án, tổ hợp được đưa vào vận hành sẽ đạt được tiêu chí cao nhất về chất lượng dịch vụ và tiêu chí xanh.

PGS.TS Trần Đình Thiên đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng về sự đánh đổi xanh trong phát triển lĩnh vực xây dựng: Công nghệ sẽ giúp thay đổi thế nào trong phát triển xanh?

Ông Nguyễn Công Thịnh cho biết: “Thực tế, ngành xây dựng có nhiều khâu bao gồm cả hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng, từ đó tạo nên các công trình xây dựng, chúng tôi quan điểm không đánh đổi môi trường trong xây dựng”.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 6.

“Chúng tôi quan điểm không đánh đổi môi trường trong xây dựng” – ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng

Trong nền kinh tế tuần hoàn, chất thải của lĩnh vực này có thể đưa nào đầu vào lĩnh vực khác. Chất thải của ngành xây dựng có thế chất cao như núi, cau khi có đề án 452 của thủ tường, ngành xây dựng là ngành ngốn nhiều chất thải của ngành khác, ví dụ ngành xi măng dùng tới 50-60% chất thải của lĩnh vực khác, đó là 1 trong những câu chuyện của chuyển đổi xanh.

“Nếu chúng ta cứ để tự nhiên thì tác động môi trường rất ít, chúng ta phải phát triển kinh tế đi kèm với bảo vệ môi trường. Theo đó, thứ nhất, chúng ta phải cân bằng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Thứ hai, tăng đầu vào sử dụng chất thải công nghiệp, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thứ ba, sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả” – Ông Thịnh nói.

Ở khía cạnh cấp giấy phép công trình, Bộ xây dựng đưa ra tiêu chuẩn thiết bị công trình thoe tiêu chuẩn xanh. Trong các công trình, các thiết bị có vai trò rất quan trọng. Trong năm 2022, Bộ Xây dựng đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng thi công nhà.

Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các công trình xanh cần kiểm soát các tiêu chuẩn chất lượng thi công nhà. Tiếp cận một công trình không chỉ là mảng xanh mà còn là nhiều câu chuyện khác như câu chuyện tái sử dụng, đồng thời nhiều công nghệ trong xây dựng sẽ được áp dụng nhiều hơn. Một công trình sẽ là một tế bào của xây dựng, Bộ Xây dựng cũng đang xây dựng bộ tiêu chí về đô thị tăng trưởng xanh, bộ tiêu chí này sẽ có các con số cụ thể để mỗi họ gia đình hay mỗi tòa nhà đều tuân thủ tăng trưởng xanh.

Bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, TGĐ Sun Hospitality Group: Du lịch đóng góp vào chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”

Du lịch – ngành công nghiệp không khói đang trở thành một trong những trụ cột chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mang lại đóng góp lớn cho xã hội, trở thành một trụ cột thiết yếu của phát triển bền vững. Sớm xác định vai trò của du lịch đối với KT-XH, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự là mũi nhọn của nền kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, và Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, TGĐ Sun Hospitality Group

Du lịch – một trong những trụ cột của phát triển bền vững

Theo Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới (WTTC), năm 2019 – trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành du lịch tạo ra khoảng 330 triệu việc làm và đóng góp hơn 10% GDP toàn cầu, tương đương gần 9,2 nghìn tỷ USD. WTTC dự báo du lịch và lữ hành sẽ tăng tỷ trọng đóng góp GDP lên 15,5 nghìn tỷ USD vào năm 2033, chiếm 11,6% nền kinh tế toàn cầu, sử dụng 430 triệu người làm việc trên khắp thế giới, với gần 12% dân số trong độ tuổi lao động.

Ngành du lịch đóng góp tới 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 2,5 triệu người và gián tiếp cho khoảng 2 triệu người.

Không chỉ đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, du lịch còn tạo ra số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp khổng lồ, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân. Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định: “Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam”.

Việc phát triển du lịch một cách bài bản, có chiến lược, quy hoạch đồng bộ, định hướng phát triển rõ nét là giải pháp tối quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch song hành bảo tồn thiên nhiên, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và con người Việt Nam. Đó chính là hướng đi nhằm phát triển du lịch bền vững, giúp ngành công nghiệp không khói thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn và trụ cột cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Du lịch đóng góp vào chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”

Ngành du lịch Việt Nam đã có sự bứt phá vượt bậc trong hơn 1 thập kỷ qua. Năm 2019, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Du lịch phát triển đúng hướng sẽ giúp nền kinh tế từng bước dịch chuyển từ “nâu” sang “xanh”.

Xin lấy dẫn chứng từ điển hình Quảng Ninh – tỉnh vẫn được ví là “Việt Nam thu nhỏ”, và là minh chứng tiêu biểu cho thành công trong chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Kinh tế Quảng Ninh cách đây hơn 1 thập kỷ luôn phụ thuộc vào công nghiệp, với tỷ trọng chiếm trên 50%, là một điển hình của nền kinh tế “nâu”. Dù sở hữu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, nhưng từ 2001 đến 2010, tổng vốn đầu tư vào du lịch ở Quảng Ninh xấp xỉ 20.000 tỷ đồng. Trong khi con số ở Đà Nẵng là 54.000 tỷ. Dù nằm trên “mỏ vàng” du lịch, nhưng cơ sở vật chất du lịch miền đất Rồng cực kỳ nghèo nàn, hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm thiếu thốn, trải nghiệm tham quan trên Vịnh Hạ Long cũng chỉ mới bắt đầu bằng vài chiếc tàu gỗ đưa khách thăm Vịnh, bãi tắm Bãi Cháy ngày càng thưa vắng du khách vì ngập rác và bùn đen…

Để thay đổi thực tế đó, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đưa ra mục tiêu chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh, giảm dần khai khoáng, hướng mạnh sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh đã kêu gọi đầu tư hàng loạt công trình trọng điểm tạo lực đẩy cho ngành “công nghiệp không khói” tăng tốc. Đáng chú ý, Quảng Ninh tập trung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại để đi trước một bước, “mở đường” cho du lịch bứt phá. Theo đó, hệ thống “không-thủy-bộ” gồm Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, các tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Vân Đồn – Móng Cái đã đi vào vận hành. Nhờ những dự án động lực, chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2013 tới 2018, Quảng Ninh thu hút 100 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 110.000 tỷ đồng.

Song song hạ tầng giao thông là sự lột xác về hạ tầng du lịch với hàng loạt công trình hiện đại như khu vui chơi giải trí đẳng cấp như Sun World Ha Long, các khách sạn, resort sang trọng như Premier Village Ha Long Bay, khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh và rất nhiều công trình, dịch vụ khác. Những dự án bài bản, đẳng cấp đã tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, mang đến nhiều trải nghiệm vượt trội cho du khách, góp phần đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp của cả nước và quốc tế. Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch thời gian qua đã mang đến diện mạo hấp dẫn cho vùng đất vốn bị găm sâu vào ký ức của nhiều người là nơi chỉ có Vịnh Hạ Long và khoáng sản.

Nhờ hướng đi đúng đắn, lựa chọn thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch làm 2 gọng kìm mạnh mẽ góp phần chuyển đổi kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh đã hái trái ngọt với đà tăng trưởng du lịch ngoạn mục. Năm 2017, Quảng Ninh đón 9,87 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt trên 17.800 tỷ đồng, đến năm 2018, tổng lượng khách đạt trên 12 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt trên 23.000 tỷ đồng. Đỉnh cao là năm 2019, Quảng Ninh đón 14 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt gần 30.000 tỷ đồng. Năm 2020, mặc dù du lịch, dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn đón 8,8 triệu lượt du khách – con số được đánh giá là mức kỷ lục trong thời điểm đại dịch.

Cùng với đà tăng tốc du lịch là sự bứt tốc mạnh mẽ của tăng trưởng kinh tế. Từ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 8,8% năm 2014 đã tăng lên mức 2 con số qua các năm lần lượt là 11% năm 2015, và 12,1% năm 2019. Nếu năm 2013 GDP bình quân đầu người đạt 2.958 USD/người thì năm 2018 con số này đã tăng gần gấp đôi với 5.110 USD/người.

Cuộc chuyển mình của kinh tế Quảng Ninh nhờ kiên định mục tiêu chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”, vận dụng thành công hợp tác công tư, đưa hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông làm động lực dẫn dắt sự phát triển, đã biến vựa than đen huyền thoại trở thành điểm đến du lịch hàng đầu, địa chỉ thu hút các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Công Thịnh (Bộ Xây dựng): Công trình được thiết kế, xây dựng, vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh sẽ thúc đẩy các chuỗi cung ứng theo hướng Xanh

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã thể hiện rõ chủ trương phát triển nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó xác định công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đã tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trong dòng chảy và xu hướng chung đó, các lĩnh vực của ngành Xây dựng cũng phải chuyển đổi theo hướng xanh để cùng đất nước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đạt trung hòa các bon vào năm 2050 theo như cam kết.

Hiện trạng phát triển công trình xanh, tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính trong ngành Xây dựng

Ngành Xây dựng là ngành kinh tế có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Theo báo cáo, đóng góp trung bình của ngành Xây dựng và bất động sản vào GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách. Mặc dù tốc độ tăng trưởng lĩnh vực xây dựng và bất động sản có chậm lại trong năm 2022 và đầu năm 2023 nhưng xây dựng và bất động sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của nền kinh tế. Về tỷ lệ đô thị hóa, đến cuối năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt 41.7%, tăng 1,2% so với năm 2021 và cả nước hiện đã có khoảng 890 đô thị.

Quá trình tăng trưởng nhanh của lĩnh vực xây dựng, bất động sản và phát triển đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở, phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng của xã hội. Cùng với các kết quả mang lại về tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa, chúng ta cũng đang gặp phải những rào cản, những áp lực và mặt trái của quá trình phát triển. Đó là các áp lực về gia tăng dân số, về suy thoái, ô nhiễm môi trường, về cạn kiệt tài nguyên, về thiếu hụt nguồn cung năng lượng.

Theo tài liệu nghiên cứu, các công trình xây dựng trên thế giới phát thải khoảng gần 40% tổng lượng khí thải các bon, trong đó lượng các bon vận hành công trình chiếm khoảng 28% và hơn 11% phát thải đến từ các bon hàm chứa từ quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và quá trình thi công xây dựng công trình. Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo của chuyên gia Eurocham tại Diễn đàn kinh tế xanh 2023, các công trình xây dựng chiếm 39% năng lượng tiêu thụ, 12% lượng nước tiêu thụ, phát thải khoảng 38% lượng khí thải các bon.

Công trình xanh phát triển ở Việt Nam đến nay khoảng trên dưới 15 năm. Theo giải thích từ ngữ tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung của dự án đầu tư xây dựng, công trình xanh (Green Building) là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường sống bên trong công trình và bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.

Hiện có 4 hệ thống đánh giá, chứng nhận công trình xanh phổ biến ở Việt Nam đó là Lotus (của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam), Edge (của Tổ chức Tài chính quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới, IFC-WB), LEED (của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ) và Greenmark (của Singapore). Theo số liệu báo cáo, tính đến hết quý 3 năm 2023, số lượng công trình xanh ở Việt Nam là 305 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng được chứng nhận gần 7,5 triệu mét vuông.

Nếu so sánh con số hàng năm trên 100 triệu m2 sàn cho diện ích nhà ở và văn phòng, số lượng công trình xanh trong 15 năm qua quá nhỏ. Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn. Câu chuyện xanh hay không xanh cần dựa vào các chỉ số tiêu chí, đơn cử như phác thải bao nhiêu trên một sản phẩm, tổng tiêu thụ năng lượng,…

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Tính đến hết quý 3 năm 2023, số lượng công trình xanh ở Việt Nam là 305 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng được chứng nhận gần 7,5 triệu mét vuông.

Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng

Hài hòa và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, giữa phát triển và bảo tồn, giữa nâng cao mức sống, thu nhập của người dân và đảm bảo công bằng, an sinh xã hội là việc làm không đơn giản. Để quốc gia phát triển công trình xanh, từng tế bào, từng cơ sở sản xuất, từng bệnh viện, từng trường học để thực hiện các mục tiêu đó. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ có 305 công trình xanh, chưa kể đến các chứng chỉ quan trọng khác.

Mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội đều có vai trò đóng góp để thực hiện các mục tiêu đó. Lĩnh vực xây dựng công trình có liên quan chặt chẽ với nhiều khâu và nếu công trình được thiết kế, xây dựng, vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh thì sẽ thúc đẩy các chuỗi cung ứng vật liệu, thiết bị cũng như nguồn nhân lực tư vấn quy hoạch, thiết kế, xây dựng theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn xanh.

Trong giai đoạn quy hoạch, thiết kế dự án: Việc áp dụng các tiêu chuẩn, giải pháp về xanh được đưa vào giai đoạn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo của dự án như thi công xây dựng, vận hành và khi đó khái toán kinh phí cho các giải pháp xanh cũng đã được đặt ra từ ban đầu nên sẽ tránh gặp phải vấn đề lớn do tăng chi phí cho các giải pháp xanh của dự án.

Trong giai đoạn lựa chọn vật liệu, trang thiết bị và tổ chức thi công xây dựng công trình: Khi các loại vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn công trình xanh, sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát thải thấp được lựa chọn, sử dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình sẽ thúc đẩy sự phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các trang thiết bị trong công trình, tăng lượng cầu, tạo động lực để phát triển sản xuất xanh và tiêu dùng xanh. Mặt khác, các sản phẩm, trang thiết bị, vật liệu xây dựng đáp ứng các tiêu chí xanh khi được dán nhãn, chứng nhận xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát thải thấp cũng sẽ thuận lợi hơn khi xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi chứng nhận xuất xứ, trách nhiệm môi trường và mức độ phát thải của sản phẩm.

Trong giai đoạn sử dụng, vận hành công trình: Quá trình quản lý, sử dụng vận hành các công trình xanh cũng đòi hỏi người quản lý, sử dụng công trình cần có nhận thức, kỹ năng quản lý, vận hành, sử dụng các trang thiết bị, các tiện ích của công trình và cũng sẽ có ý thức hơn đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải, thay đổi hành vi để sống xanh hơn.

Trong Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị cũng đã đưa chỉ tiêu về số công trình xanh trong việc đánh giá, phân loại đô thị. Đốu với các đô thị, các tỉnh, thành phố, khi có được nhiều các dự án công trình xanh, khu đô thị xanh cũng sẽ làm tăng mức độ xanh của đô thị, của tỉnh, thành phố và góp phần làm giảm mức phát thải, tăng chỉ số bảo vệ môi trường của đô thị, của địa phương và tăng số điểm khi đánh giá, phân loại đô thị.

Xu hướng phát triển công trình xanh, chuyển đổi xanh và một số giải pháp phát triển công trình xanh, thúc đẩy chuyển đổi xanh của ngành Xây dựng

Trên phương diện toàn cầu và ở Việt Nam đều cho thấy xu hướng phát triển mạnh mẽ của công trình xanh và trong thời gian tới là công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng không.

Để tạo điều kiện cho việc phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng đề xuất triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

(1) Về cơ chế, chính sách: Cần chú trọng việc nghiên cứu, lồng ghép, tích hợp các vấn đề về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kinh trong quá trình xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành để đáp ứng mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Tập trung nghiên cứu để xây dựng khung pháp lý cho các loại hình công trình, đô thị như công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng không, đô thị xanh, đô thị phát thải thấp, đô thị trung hòa các bon…

(2) Về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật: Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cần được thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành mới để tích hợp, điều chỉnh, bổ sung các quy định, yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật nhằm hướng dẫn, thúc đẩy, hỗ trợ các dự án, công trình xây dựng thiết kế, thi công xây dựng, vận hành đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận về sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, công trình xanh, phát thải thấp, trung hòa các bon.

(3) Thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng tuyên bố môi trường cho sản phẩm (Environmental Product Declaration – EPD) có liên quan đến lĩnh vực xây dựng như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các trang thiết bị, sản phẩm sử dụng trong công trình ở trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm, thiết bị, vật liệu có EPD sẽ thuận lợi hơn cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và người sử dụng khi lựa chọn đưa vào dự án đầu tư công trình cũng như minh bạch và lượng hóa trong tính toán phát thải và tác động môi trường của sản phẩm, thiết bị, vật liệu. EPD cũng là điều kiện để hàng hóa, sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam dễ dàng xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu có chứng nhận dấu chân các bon như thị trường các nước EU…

(4) Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường nhận thức, năng lực chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng liên quan đáp ứng các yêu cầu về quản lý, nghiên cứu, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, đánh giá, chứng nhận, quản lý vận hành các dự án, công trình, sản phẩm vật liệu xây dựng xanh.

(5) Thúc đẩy phát triển tài chính xanh, tín dụng xanh và các cơ chế ưu đãi phi tài chính cho các dự án đô thị xanh, công trình xanh, sản xuất vật liệu xây dựng xanh…

(6) Đẩy mạnh việc tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phát triển các công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới, trung hòa các bon cả ở phía các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng cơ chế, chính sách, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu, trang thiết bị, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu thi công xây dựng và đối tượng quản lý, sử dụng công trình. Đưa các kiến thức chuyên môn về xanh vào đào tạo, giảng dạy trong các trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp nghề lĩnh vực xây dựng để giảng dạy cho sinh viên, học viên.

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc HDBank: Chuyển đổi xanh giúp thăng hạng tín nhiệm, thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc HDBank

Tầm nhìn xanh đang là mối quan tâm của toàn cộng đồng. Nhưng phát triển xanh ở Việt Nam đang có hai thách thức lớn.

Thứ nhất là về nguồn vốn, theo WorldBank, đến năm 2040, Việt Nam sẽ cần 368 tỷ USD để đạt NET ZERO. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng xanh của Việt Nam đến 30/6/2023 còn khá khiêm tốn, đạt gần 528,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Do đó việc tìm nguồn vốn cho phát triển xanh là thách thức.

Khi chúng tôi làm việc với các định chế tài chính trên thế giới, chúng ta hay nói là lấy nguồn vốn tài chính quốc tế cho phát triển xanh sẽ rẻ hơn, nhưng thực tế hiện tại không còn rẻ nữa. Thậm chí hiện nay nguồn vốn trong nước còn rẻ hơn quốc tế. Hiện nay lãi suất của FED, các nước Châu âu ở mức rất cao, cao hơn Việt Nam, chưa bao giờ có tình cảnh như hiện nay.

Tuy nhiên, nguồn vốn từ định chế tài chính quốc tế vẫn quan trọng trong lâu dài để tiến đến trái phiếu xanh, tín dụng xanh.

Thách thức thứ hai là về năng lực đổi mới với phát triển xanh. Trong đó, bao gồm hạ tầng và các điều kiện sản xuất; Đào tạo đội ngũ nhân lực và người lao động; Các chuẩn mực quản trị điều hành, chuẩn mực công bố thông tin. Điều này dẫn đến quá trình chuyển đổi không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng, đặc biệt là về nguồn vốn đầu tư và hoạt động vận hành.

Song hành với thách thức luôn có cơ hội. Việt Nam có thể tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi. Nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới cùng các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cam kết, hỗ trợ và không ngừng nâng hạn mức nguồn tài trợ tín dụng xanh. Chuyển đổi xanh sẽ giúp giảm thiểu chi phí trong tương lai và thực thi các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, chuyển đổi xanh còn giúp thăng hạng tín nhiệm, thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tái cơ cấu hoạt động sản xuất, nguồn nhân lực và năng suất lao động, các chuẩn mực quản trị điều hành. Từ đó, doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, đặc biết các thị trường yêu cầu có chứng chỉ xanh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đối với ngành ngân hàng, NHNN đã phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. NHNN cũng đã ban hành Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh phù hợp với từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý yêu cầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng quy định về quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng xanh. NHNN định hướng mục tiêu đến cuối 2025, tỷ trọng tín dụng Xanh trong nền kinh tế đạt 10% từ khoảng 4,2% hiện nay. Đây là con số thách thức, nhưng tôi nghĩ là chúng ta sẽ đạt được.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Cơ quan quản lý yêu cầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng quy định về quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng xanh

Với HDBank, chúng tôi đã sớm xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi xanh toàn diện và phát triển bền vững. HDBank là một trong những NHTM tiên phong tích hợp, thực thi ESG trong hoạt động kinh doanh.

Chúng tôi đã làm việc IFC, Proparco, ADB để thúc đẩy nguồn vốn tín dụng xanh và đạt kết quả tích cực. Chúng tôi cũng xây dựng quy trình quy chế ESG vào quy trình rủi ro tín dụng, thành lập bộ phận chuyên trách về ESG và tổ chức thi đua về xanh hoá để nhân viên HDBank hiểu và tham gia.

Riêng HDBank đã tài trợ nhiều dự án năng lượng tái tạo. Trong đó, đã dành hạn mức gần 8.000 tỷ đồng cho các dự án điện mặt trời (Solar farm), hơn 6.100 tỷ đồng cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà, ngoài ra còn có 750 tỷ đồng cho dự án điện gió. Tổng số lượng dự án năng lượng tái tạo mà HDBank đã tài trợ lên tới 625 dự án. 09:25 AM

PGS.TS Trần Đình Thiên: Việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 đã gây sửng sốt cho toàn nhân loại

Tầm nhìn xanh là sứ mệnh phải thực hiện, là sứ mệnh sống còn, đem lại lợi ích cao nhất. Nó là cuộc đua của loài người, của Tổ quốc Việt Nam. Việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 đã gây sửng sốt cho toàn nhân loại bởi vì những nước mạnh hơn cũng chỉ cam kết như Việt Nam. Những nước như Ấn Độ cũng cam kết một cách dè dặt là đến năm 2070, Trung Quốc cam kết đến năm 2060.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Đình Thiên – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng xanh là xu hướng chi phối toàn cầu, là lựa chọn ưu tiền hàng đầu của cả thế giới. Việt Nam cũng đang chịu áp lực trước xu hướng đó, đồng thời đây cũng là một hướng phát triển. Lựa chọn đi theo hướng này có khả năng đưa Việt Nam trở thành nước đi đầu trong khu vực.

Người đi đầu sẽ có gian khổ nhưng cũng là người có lợi đầu tiên. Đó là lợi ích cho người dân Viêt Nam đầu tiên.

Thế giới đang triển khai rất nhiều chiến lược tăng trưởng xanh cấp quốc gia, cấp toàn cầu. Việt Nam – có một cái hay – đó là không nước nào cam kết dữ dội như Việt Nam, cam kết với toàn thế giới mà toàn cam kết đỉnh cao.

Vì cam kết lớn như vậy thì chúng ta có thể đương đầu với những thách thức lớn. Nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta tiếp nhận được các nguồn hỗ trợ, chính sách, công nghệ…Với những yếu tố đó, Việt Nam có thể đi sau về trước.

Việt Nam đặt mục tiêu cụ thể: Trở thành quốc gia phát triển, thu nhập bình quân cao (lớn hơn 12.000 USD) vào năm 2045. Thu nhập bình quân hiện tại mới hơn 3.000 USD mà đã tiêu như này thì khi thu nhập ở mức 12.000 USD, không biết cuộc sống sẽ như thế nào? Mục tiêu đó sẽ có nhiều thách thức.

Từ nay đến năm 2045, chúng ta sẽ phát triển khác thường so với giai đoạn trước đây. Nếu làm được thì tăng trưởng sẽ vượt qua nền kinh tế thâm dụng lao động rẻ tiền.

Bên cạnh đó, khi thay đổi phương thức phát triển, chúng ta còn phải chống chịu với thách thức khác với nhiều nước, đó là chống chịu được biến đổi khí hậu. Đồng thời, thay đổi phương thức sống, áp lực phát triển đô thị. Theo đó, phải thay đổi phương thức phát triển, trong đó xanh là chủ yếu.

Việt Nam đã ban hành 2 chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Giai đoạn 2011-2020 đã qua, giờ đây chúng ta đang triển khai thời kỳ mới với tầm nhìn rõ ràng cụ thể. Tôi nhắc lại cam kết để thấy trách nhiệm của mình.

Để cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược tăng trưởng xanh này, Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch, theo đó Chính phủ đã cam kết cụ thể chứ không chỉ là cam kết chung. Tôi thấy rất rõ là kế hoạch hành động ngày càng cụ thể hơn, có 17 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ và 143 nhiệm vụ cụ thể đồng thời xây dựng tích hợp chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp. Đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng, không có thì chúng ta không tăng trưởng được.

Để làm được điều này, chúng ta phải làm nhiều việc, có thể phải bỏ đi rất nhiều nhưng đồng thời phải tạo ra nhiều thứ mới. Nói chung nguồn lực sẽ rất khác, tức là nguồn lực phải thay đổi đi rất nhiều. Có thể chúng ta cần cần 200-300 tỷ USD vào năm 2030, đây là chi phí rất lớn.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Trong nhiều năm qua, chúng ta thấy nguồn lực cho tăng trưởng xanh đã bắt đầu rất lớn

Trong nhiều năm qua, chúng ta thấy nguồn lực cho tăng trưởng xanh đã bắt đầu rất lớn. Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp, nên quy mô đến giờ chưa đc bao nhiêu, nhiều kênh huy động nguồn lực nhiều khi chưa thông.

Hiện nay, nguồn đầu tư công, tín dụng xanh… đang rất dữ dội, đồng thời cấu trúc cơ cấu kinh tế đều hướng tới phát triển xanh. Chúng ta càng ngày thấy rằng những nguồn lực này sẽ mở rộng hơn nữa. Tới đây công nghệ cho tăng trưởng xanh sẽ được phát triển hơn nữa.

Theo tôi, vốn là một phần nhưng cần sự tham gia từ phía chính phủ, các doanh nghiệp để phục vụ xanh. Đặc biệt là xã hội của chúng ta, làm thế nào để tất cả đều tham gia vào và hướng tới mục tiêu xanh.

Có thể chúng ta chưa quen với cam kết mang tính thách thức. Không có vấn đề gì chúng ta không thực hiện được hết, chúng ta phải hành động quyết liệt cho cam kết này.

Thách thức phát thải 2050 rất thách thức, cam kết áp lực là  thế nhưng phải làm thế nào. Làm sao biến thách thức thành cơ hội thì mới thành công.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Phó TGĐ VCCORP: NET ZERO đã trở thành một mục tiêu truyền cảm hứng rất lớn

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Phó TGĐ VCCORP

Như quý vị đã biết, việc đạt NET ZERO vào năm 2050 cho Việt Nam mà Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố tại COP 26 là một mục tiêu rất nhiều người đánh giá là khó hoàn thành, bởi nó tương đương với cam kết của các nước phát triển như Mỹ và Canada. Thậm chí, những nước lớn như Ấn Độ còn đặt mục tiêu xa hơn, là phải tới năm 2070, còn Trung Quốc là 2060.

Muốn Việt Nam đạt được NET ZERO vào năm 2050, chúng ta đều hiểu nỗ lực không chỉ đến từ Chính phủ, mà phải đến từ rất nhiều tổ chức, cá nhân, trên khắp Việt Nam, đồng thời phải huy động được sự hỗ trợ từ cả quốc tế. Nói cách khác, NET ZERO là một mục tiêu siêu thách thức.

Thế nhưng, chính mục tiêu siêu thách thức đó lại là cơ hội cho sự kết nối, huy động tâm huyết, trí tuệ, sức mạnh của những người tài trên khắp Việt Nam cùng chung tay giải bài toán lớn của đất nước. Nhìn từ góc độ đó, NET ZERO lại trở thành một mục tiêu truyền cảm hứng rất lớn.

[Trực tiếp] Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”

Trước khi lắng nghe các tham luận của các diễn giả, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện nhỏ mà chúng tôi đã trải nghiệm có nét tương đồng với mục tiêu của cam kết NET ZERO.

Khi VCCorp bắt đầu thực hiện phương pháp quản lý bằng OKR (Objectives and Key Results) – một phương pháp quản lý bắt nguồn từ Intel, được phát triển và phổ cập rộng rãi trong số các công ty công nghệ lớn nhờ Google, hầu hết mọi người đều thấy mục tiêu kiểu OKR là đánh đố.

Bởi kể cả mục tiêu mức 1 – thấp nhất của OKR cũng đòi hỏi mọi người, mọi bộ phận phải vượt qua ngưỡng rất cao của họ. Không chỉ thế, các cá nhân, bộ phận trong VCCorp còn phải hợp tác, kết nối với nhau rất chặt chẽ, cùng hợp lực thì mới có thể hoàn thành.

Thế nhưng, khi thực hiện OKR, nhiều điều thú vị đã diễn ra. Ngay cả khi không thể hoàn thành OKR mức 1 trong một quý, nhiều người nhận ra rằng họ đã vượt qua ngưỡng rất cao của chính mình trước đây, đưa cả cá nhân và bộ phận họ quản lý tới một mặt bằng mới.

Câu chuyện nhỏ từ chính doanh nghiệp của chúng tôi cho thấy, một mục tiêu dễ hay khả năng đạt được cao không thể dẫn tới sự thay đổi lớn hay một mặt bằng mới và khó có khả năng truyền cảm hứng hoặc huy động tối đa năng lực của những người tài.

Khi tham vấn TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, về mục tiêu Xanh mà cả nền kinh tế đang hướng tới, chúng tôi cũng đặt những câu hỏi về tính khó khả thi của mục tiêu cùng những thách thức, nhưng TS. Trần Đình Thiên khẳng định: “Đất nước cần những thách thức như NET ZERO 2050 để huy động trí tuệ của cả dân tộc cùng vào cuộc!”.

Đó cũng là lý do mà CafeF – một thành viên của VCCorp, tổ chức hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”

Chúng tôi mong muốn các quý vị tới tham dự Hội thảo ngày hôm nay có thể tìm thấy một thông tin, bài học nào đó hữu ích cho cá nhân hoặc tổ chức mà mình đang làm việc từ các bài tham luận, phần thảo luận của các diễn giả. Chúng tôi cũng mong muốn những bài học, điển hình được chia sẻ ở hội thảo này có thể được lan tỏa, phát triển, góp một phần nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu NET ZERO 2050.

Nguồn: Cafef

Tăng lương tối thiểu: Thế khó của cả doanh nghiệp và người lao động

Từ năm 2014 đến nay, LTT trải qua 8 lần điều chỉnh với mức tăng như sau: 15,2% (năm 2014); 14,2% (năm 2015); 12,4% (năm 2016); 7,3% (năm 2017); 6,5% (năm 2018); 5,3% (năm 2019); 5,5% (từ năm 2020 đến tháng 6/2022); 6% từ tháng 7/2022 đến nay. Hiện LTT đang được áp dụng tại 4 vùng như sau: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương tối thiểu giờ tại vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Theo thông lệ, mỗi kỳ họp Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ diễn ra 2-3 phiên, phương án và thời điểm tăng lương thường chốt vào phiên họp thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.

Vào mỗi mùa thương lượng tiền LTT, trong khi phía NLĐ luôn mong muốn tăng thì ngược lại, phía DN lại luôn lo lắng. Trong Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ là một bên tham gia, hội đồng còn có đại diện của người sử dụng lao động (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Liên minh Hợp tác xã, đại diện các hiệp hội sử dụng nhiều lao động, chuyên gia độc lập. Lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giữ ghế chủ tịch Hội đồng.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Tại phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8/2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất hoãn thương lượng tăng LTT đến cuối năm để đánh giá thêm tình hình lao động, việc làm và khả năng phục hồi của DN trước khi đưa ra quyết định. Nguyên nhân là kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ, lạm phát tăng 4,74%.

Phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng khoảng 6%, tức tiền lương tương ứng thấp nhất là 195.000 đồng với vùng 4 và 280.000 đồng với vùng 1. Song Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc cho lao động cấp thiết hơn tăng lương.

Theo các chuyên gia, việc tăng LTT vùng năm 2024 là quyết định khó do xu hướng kinh tế còn nhiều khó khăn, DN thiếu đơn hàng, tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp vẫn có thể tăng. Trong khi đó, cuộc sống NLĐ cũng không dễ thở do giảm thu nhập vì thiếu việc làm. Nếu không tăng lương sẽ khó đáp ứng được cuộc sống trong bối cảnh lạm phát và lương cơ sở của khối nhà nước, lương hưu đã tăng từ tháng 7 vừa qua.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Đứng ở góc độ NLĐ, ông Lê Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam cho biết, nếu như trước năm 2020 ngành có khó khăn, song giai đoạn 2021 – 2023 nhờ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nên việc làm được cải thiện đáng kể. Một số bộ phận khó khăn là thuộc các đơn vị trước đây do cổ phần hóa yếu kém, nợ lương không khắc phục được. Về thu nhập, khối đường bộ hiện đạt mức bình quân 7,5 triệu đồng/tháng; khối xây dựng cơ bản khoảng 10 triệu đồng/tháng; khối công nghiệp cơ khí khoảng 9 triệu đồng; khối khảo sát thiết kế dịch vụ gần 12 triệu đồng…

Với mức thu nhập như trên, đời sống NLĐ vẫn rất khó khăn. Bởi mức lương phải “gánh” rất nhiều khoản phải chi phí trong khi giá cả tăng chóng mặt. Vì vậy, Công đoàn ngành giao thông vẫn đề xuất tiếp tục tăng LTT vùng trong năm 2024.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao độngThế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Trong khi đó, về phía DN, đại diện cho DN, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, NLĐ là tài sản vô giá của DN. Trong bối cảnh hiện nay DN đang chồng chất khó khăn, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh để tạo việc làm cho NLĐ.

Phó Chủ tịch VCCI nhận định, tăng LTT vùng là mong muốn chính đáng của NLĐ, nhưng vẫn cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về việc điều chỉnh mức lương khi DN đang gặp nhiều khó khăn. Bởi tiền LTT sẽ tác động đến rất nhiều chính sách của DN như quỹ công đoàn, BHXH… trong khi đó, hiện nay các DN khó khăn vẫn đang đề xuất giảm đóng các quỹ này.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Bên cạnh đó, hiện các DN trong ngành đều trả lương cho NLĐ cao hơn mức LTT vùng, nên nếu tiếp tục tăng thì DN sẽ phải gánh thêm chi phí tăng thêm từ phần đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn. Còn thực tế, thu nhập của NLĐ chưa chắc đã tăng, thậm chí giảm đi vì tỉ lệ phải đóng bảo hiểm và các khoản khác tăng theo.

Đại diện Công đoàn Dệt may cho rằng, việc điều chỉnh LTT vùng trong năm 2024 cần cân nhắc một mức tăng và thời điểm phù hợp để đảm bảo hài hòa quyền lợi của cả NLĐ và khả năng cạnh tranh của DN. Việc điều chỉnh LTT vùng nên cân nhắc, so sánh yếu tố tác động việc điều chỉnh lương, tránh tác động tiêu cực với NLĐ, đặc biệt là các yếu tố về tâm lý.

“Việc điều chỉnh lương cơ sở gần đây đã khiến cho giá cả thị trường tăng theo. Lương danh nghĩa của NLĐ tăng, nhưng lương thực tế giảm đi bởi giá cả tăng, dẫn đến đời sống NLĐ giảm đi. Tôi nhất trí nên cân nhắc mức tăng để đảm bảo bù đủ trượt giá theo kế hoạch Quốc hội đề ra. Không tăng không được, việc tăng đối với đối tượng NLĐ không đảm bảo mức LTT vùng thì sẽ được hưởng lợi. Để đảm bảo quyền lợi cho những người hưởng lương thấp và lợi ích lâu dài của tất cả NLĐ, chúng tôi đề nghị có mức tăng hợp lý với cả DN và NLĐ”, ông Dương kiến nghị.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Mới đây, Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành về việc điều chỉnh tiền LTT theo vùng năm 2024. Trong văn bản kiến nghị, JCCI dẫn khảo sát “Thực trạng của các DN Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài” với hơn 600 DN đã cho thấy, các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam tỏ ra không mấy lạc quan về kết quả kinh doanh năm 2023. Tại thời điểm khảo sát có hơn 46% DN dự báo doanh thu sẽ “suy giảm” hoặc “duy trì” so với năm 2022.

Riêng về chi phí nhân công, hơn 75% các DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nói rằng chi phí nhân công tăng chính là rủi ro lớn nhất khi đầu tư tại Việt Nam trong tương lai. Con số này cao hơn so với thứ hạng và tỉ lệ trong cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ở Thái Lan và Philippines (Thái Lan 71,4%; Philippines 61,1%).

JCCI cho rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam giữ nguyên mức LTT theo vùng nhưng các DN Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam vẫn quyết định tăng lương với mức 5,4% từ năm 2020 đến năm 2021, và 5,8% từ năm 2021 đến 2022, từ năm 2022 đến năm 2023 dự kiến tăng 5,9%. Tỉ lệ tăng này cao hơn so với các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Ngoài ra, một khảo sát mà JCCI thực hiện trong tháng 1/2023 cũng cho thấy, dù Chính phủ Việt Nam quyết định giữ nguyên mức LTT vùng nhưng có tới 65% số lượng DN Nhật Bản trong khối sản xuất hoạt động tại miền Bắc Việt Nam quyết định tăng lương cho NLĐ.

Tính tổng các DN đã thực hiện tăng lương trong năm 2022, thì có tới 96% số lượng DN đã tiến hành tăng lương trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến 2023. Kết quả của những đợt tăng lương này là mức lương bình quân của các DN sản xuất Nhật Bản ở miền Bắc Việt Nam đạt hơn 5,1 triệu đồng (khu vực 1, 2, 3 và 4), cao hơn nhiều so với mức LTT vùng 4,68 triệu đồng ở khu vực 1.

Trước những thực tế nêu trên, JCCI kiến nghị duy trì mức LTT vùng trong năm 2023, không phản đối việc điều chỉnh mức LTT vùng từ tháng 1/2024, nhưng cần lưu ý mức điều chỉnh. Ngoài ra, có thể dễ xảy ra tranh chấp lao động ở những DN không có năng lực cạnh tranh về chi phí. Thay vì quyết định theo các chỉ số như CPI, Hiệp hội này kiến nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia cần điều tra thực tế mặt bằng tiền lương và đề xuất điều chỉnh theo tình hình thực tế.

“Các DN đều đã tự tiến hành điều chỉnh lương nên giả sử nếu mức LTT được điều chỉnh tăng mạnh sẽ khiến cho DN không thể chịu được gánh nặng về chi phí nhân công”, JCCI phân tích.

Theo JCCI, nền kinh tế trong và ngoài nước luôn có sự thay đổi khó lường nên rất khó dự đoán. Vì vậy mức LTT cần được xác định dựa trên các chỉ số kinh tế và xu hướng kinh tế hàng năm.

Liên quan đến năng lực chi trả của DN, Hiệp hội này cũng mong muốn làm rõ phương pháp đánh giá cụ thể. Ngoài ra, việc hỗ trợ các DN nhỏ và vừa là không thể thiếu để củng cố nền tảng của ngành công nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi xác định mức LTT cần coi “năng lực thanh toán tiền lương” là chỉ số đánh giá quan trọng.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đã xác định, định kỳ hàng năm cơ quan thống kê phải công bố mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ để Hội đồng Tiền lương Quốc gia làm căn cứ điều chỉnh tiền lương.

Tuy nhiên, từ Nghị quyết 27 năm 2018 đến nay, có thể nói việc công bố mức sống tối thiểu hàng năm vẫn chưa làm được, đây là việc chúng tôi nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng, để làm căn cứ cho các bên trong thương lượng về tiền LTT định kỳ hàng năm.

PV: Theo tính toán của công đoàn thì tiền LTT hiện nay đã đáp ứng bao nhiêu % nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ, thưa ông?

Ông Lê Đình Quảng:

Khi thương lượng tiền lương ở Nghị định 38 về điều chỉnh tiền LTT vùng, mức lương tăng thêm 6%, qua ghi nhận chúng tôi thấy phần lớn các DN đã đáp ứng được, NLĐ cũng cho rằng phù hợp.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Nghĩa là thời điểm áp dụng từ tháng 7/2022 đến nay, mức lương trên đảm bảo, tuy nhiên cũng từ đó đến nay chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, điều kiện kinh tế – xã hội cũng có những biến động, nhu cầu chi tiêu của NLĐ và gia đình họ cũng tăng lên, đó là các yếu tố cần xem xét để điều chỉnh tiền lương trong thời gian tới.

Về mức cụ thể tiền lương đáp ứng bao nhiêu nhu cầu sống tối thiểu hiện chúng tôi chưa có số liệu tính toán cụ thể, tuy nhiên nhìn chung Nghị định 38 đã đáp ứng được giai đoạn đầu rất phù hợp, cả DN và NLĐ đều có sự cải thiện.

PV: Vậy phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã dự kiến các phương án điều chỉnh LTT cho năm tới ra sao, thưa ông?

Ông Lê Đình Quảng:

Đến thời điểm này, tổ chức công đoàn đã chuẩn bị tất cả số liệu, căn cứ để chuẩn bị thương lượng. Tuy nhiên, năm nay trong bối cảnh khó khăn chung, chúng tôi sẽ đưa ra nhiều phương án chứ không có một phương án cụ thể nào. Trong quá trình đàm phán, các thành viên của tổ chức công đoàn sẽ thống nhất rồi sẽ có phương án sau.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

PV: Về thời điểm điều chỉnh thì sao thưa ông, trong khi các DN kiến nghị lùi thời gian trong năm 2024?

Ông Lê Đình Quảng:

Có thể nói trong phiên đàm phán đầu tiên, thời điểm điều chỉnh cũng là nội dung mà các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần thảo luận, bởi nếu lùi lại đến đầu năm 2024 thì theo Nghị định 38 cũng đã mất hơn một năm rưỡi chưa tăng. Trong khi đó, Nghị quyết 27 xác định cần định kỳ điều chỉnh hàng năm LTT vùng.

Mặc dù vậy, chúng tôi thấu hiểu hiện nay DN khó khăn, do đó việc đề nghị lùi thời gian điều chỉnh tiền lương cũng là một yếu tố cần thảo luận kỹ lưỡng để vừa đảm bảo quyền lợi NLĐ, vừa bảo đảm khả năng chi trả của người sử dụng lao động.

Còn với góc độ cá nhân, tôi cho rằng mức tăng lương năm tới chỉ nên điều chỉnh làm sao đủ bù đắp trượt giá, NLĐ vẫn duy trì được tiền lương theo Nghị định 38.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

PV: LTT đã được điều chỉnh nhiều lần, nhưng vẫn chưa giải quyết được cốt lõi được vấn đề về đời sống của NLĐ, theo ông giải quyết vấn đề tiền lương đủ sống cần giải pháp gì thay vì cứ đến thời điểm lại chờ lương tăng?

Ông Lê Đình Quảng:

Thực tế, nhiều quốc gia xác định không quan tâm đến tiền LTT mà tập trung vào tiền lương đủ sống, làm sao mức lương đó vừa đảm bảo đời sống nhưng NLĐ cũng có một phần tích lũy để giảm thiểu những tình huống rủi ro.

Dịch bệnh vừa qua, NLĐ của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn vì một phần chưa tính đến các yếu tố đó. Dần dần, tiền LTT chỉ làm đúng chức năng của nó, là sàn thấp nhất bảo vệ NLĐ yếu thế để DN không được trả thấp hơn, đồng thời là căn cứ để các bên thương lượng tiền lương.

Như vậy, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới phải tăng cường đối thoại, thương lượng về tiền lương, bởi lâu nay thương lượng của chúng ta chưa tốt nên thường dựa vào điều chỉnh tăng LTT để các DN tăng tiền lương theo.

Thực chất việc này phải thương lượng trực tiếp bằng tiền lương hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế xây dựng thang, bảng lương hoặc điều chỉnh tiền lương hàng năm. Tăng cường thương lượng, đối thoại trực tiếp về tiền lương sẽ tốt hơn là dựa vào LTT để điều chỉnh để tăng theo.

Nguồn: Báo Hải Quan

Bản tin tổng hợp PPIA từ 13/11-18/11/2023

Giá OCC của Mỹ giảm 10 USD/tấn nhưng ổn định ở Đông Nam Á và Đài Loan; Giá OCC Châu Âu, Nhật Bản ổn định

Các cuộc đàm phán giữa nhà cung cấp và khách hàng về giá giấy thu hồi (RCP) nhập khẩu ở Đông Nam Á (SEA) và Đài Loan đã đi vào bế tắc trong tuần này, khi nhà cung cấp tìm cách giữ giá, còn khách hàng lại ép giá xuống.

Tính thời vụ rõ ràng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của cả hai bên.

Khách hàng tin rằng người bán, đặc biệt là ở Mỹ và Châu Âu, đang chịu áp lực phải giải phóng RCP tồn kho trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới.

“Các nhà cung cấp Mỹ và châu Âu thường ngừng nhận đơn đặt hàng sau giữa tháng 12 cho đến khi họ quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Trong khi đó, việc thu gom dự kiến sẽ tăng sau kỳ nghỉ lễ. Người bán sẵn sàng hạ giá để thu hút khách hàng trong thời gian này”, một khách hàng cuối cho biết.

Tuần trước, giá DS OCC 12 của Mỹ giảm 5 USD/tấn, chốt ở mức 185-190 USD/tấn tại Đông Nam Á, ngoại trừ Indonesia và Đài Loan.

Những khách hàng có đủ RCP cho sản xuất trước Tết Nguyên đán năm sau, tức ngày 10/2, đang thúc ép giảm giá mạnh mẽ hơn. Họ cũng nêu rõ các nhà sản xuất lớn ở Trung Quốc đang giảm giá giấy làm bao bì, một phần do nhu cầu thấp, phần nữa do làn sóng nhập khẩu giấy bìa tái chế giá rẻ từ các thị trường châu Á khác trong hai tháng qua.

Người mua, đặc biệt là ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Đài Loan, tiếp tục giảm giá loại OCC cao cấp của Mỹ trong tuần này, với niềm tin rằng xuất khẩu giấy làm bao bì sang Trung Quốc sẽ chậm lại trước Tết Nguyên đán.

Động thái này đã gặp phải sự phản kháng từ người bán OCC.

Các nhà cung cấp cho biết các Công ty thu mua OCC của các Công ty lớn của Trung Quốc ở Mỹ đã tăng 3 USD/tấn đối với OCC từ Mỹ và Châu Âu trong tuần này để ngăn chặn việc giảm giá.

Nguồn tin từ một trong những bộ phận thu mua này chỉ ra rằng việc thu gom RCP trên toàn thế giới đang bị thu hẹp, xuất phát từ việc tiêu thụ giấy và bìa giảm, và những người mua này sẽ tiếp tục tìm kiếm RCP có sẵn để xuất khẩu sang Đông Nam Á và họ đang nhắm vào thị trường RCP ở Úc.

Trong khi đó, một nhà máy lớn có liên kết với Trung Quốc đã trả 192 USD/tấn cho lô hàng US DS OCC 12 đến Việt Nam.

Các nhà cung cấp cũng đang xem xét nhu cầu RCP tăng do tháng Ramadan năm tới, đặc biệt là ở Indonesia. Tháng Ramadan năm 2024 bắt đầu vào ngày 10 tháng 3 và kết thúc vào ngày 8 tháng 4. Các nhà máy Indonesia được cho là đã bắt đầu chuẩn bị dự trữ RCP cho tháng Ramanan.

“Nhu cầu và giá giấy và bìa cứng thường tăng trong hai tháng trước tháng Ramadan. Nhưng khách hàng luôn yêu cầu các nhà cung cấp sắp xếp việc giao hàng RCP trước tháng Ramadan”, một khách hàng Indonesia cho biết.

Người bán cho biết lượng RCP sẵn có dự kiến sẽ giảm khi người mua Ấn Độ quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ Diwali trong tháng này và kết quả là giá có thể tăng.

Giá OCC của Mỹ giảm nhưng ổn định: Giá DS OCC 12 ở mức 185-190 USD/tấn trong hầu hết các giao dịch ở Đông Nam Á và Đài Loan, ngang bằng với tuần trước.

Giá US OCC 11 đóng cửa ở mức 175-180 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với hai tuần trước.

Giá OCC Châu Âu, Nhật Bản ổn định:

Giá OCC 95/5 châu Âu được giữ nguyên ở mức 130-135 USD/tấn.

Một người bán cho biết: “Người mua ở Việt Nam và Thái Lan đề nghị mua loại có giá dưới 130 USD/tấn, nhưng chúng tôi từ chối chấp nhận”.

Với việc các Công ty thu mua RCP của các nhà sản xuất lớn ở Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao hơn để có đủ lượng hàng xuất xứ châu Âu, các nhà cung cấp tự tin rằng giá loại này có thể sẽ ổn định trong thời gian tới.

Theo cách tương tự, các nhà cung cấp chống lại áp lực giảm giá từ người mua đang tìm cách giữ giá cho OCC Nhật Bản bằng cách hạn chế chào hàng.

Một thương nhân ở Tokyo cho biết ban đầu người mua ở Việt Nam đưa ra giá mua OCC Nhật Bản ở mức thấp 145 USD/tấn và không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ người bán.

“Khách hàng Việt Nam sau đó đã tăng giá chào mua lên 148 USD/tấn nhưng vẫn không thu được khối lượng nào. Cuối cùng, họ đã chốt giao dịch ở mức 152 USD/tấn trong tuần này”, nhà cung cấp cho biết.

Giá OCC của Nhật Bản ở mức 150-155 USD/tấn, không thay đổi trong hai tuần qua.

 Ngô Châu Cù Châu lắp máy xeo UPF công suất 300.000 tấn/năm tại nhà máy mới ở Hồ Bắc; khởi động dây chuyền APMP ở Giang Tây

Công ty Giấy chuyên dùng Ngô Châu Cù Châu sẽ bổ sung thêm một máy xeo giấy cao cấp không tráng phấn (UFP) công suất 300.000 tấn/năm tại nhà máy mới ở Hán Xuyên, thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.

Máy do Voith (Đức) cung cấp và dự kiến sẽ được khởi động vào năm 2025. Máy sẽ có chiều rộng 8,25 mét và tốc độ thiết kế 1.500 mét/phút. Nó được thiết kế để sản xuất giấy UFP và giấy đặc biệt có định lượng từ 35-120 g/m2.

Máy xeo UFP là một phần trong khoản đầu tư lớn của Giấy Chuyên dùng Ngô Châu Cù Châu vào nhà máy mới Hán Xuyên, nơi sẽ có tổng công suất 4,49 triệu tấn/năm bao gồm bột giấy, giấy và bìa.

Công ty đã thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn, Giấy Trí Hạn Hồ Bắc để vận hành nhà máy Hán Xuyên.

Hai máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế hiện đang được lắp đặt tại địa điểm này và dự kiến khởi động vào quý 2 năm 2024. Hai máy đã qua sử dụng này – một máy có chiều rộng 9,3 mét và máy kia có chiều rộng 7,9 mét – không rõ nguồn gốc và sẽ sản xuất giấy làm lớp sóng có độ bền cao và có tổng công suất 750.000 tấn/năm. Chúng sẽ được tích hợp với hai dây chuyền xử lý thùng sóng cũ (OCC) do Kadant cung cấp. – một dây chuyền có công suất xử lý 1.250 tấn/ngày và dây chuyền còn lại có công suất 1.100 tấn/ngày.

Dây chuyền APMP tại nhà máy ở Giang Tây: Ngoài việc đang xây dựng nhà máy mới ở tỉnh Hồ Bắc, Giấy chuyên dùng Ngô Châu Cù Châu cũng đang mở rộng sang những nơi khác ở Trung Quốc.

Vào tháng 9, Giấy Ngũ Tinh Giang Tây, một công ty con khác thuộc sở hữu hoàn toàn của Giấy chuyên dùng Ngô Châu Cù Châu, đã bắt đầu chạy thử dây chuyền bột giấy cơ học peroxide kiềm (APMP) công suất 500.000 tấn/năm tại một nhà máy hiện có ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.

Tuần trước, công ty xác nhận rằng dây chuyền APMP đã được đưa vào sản xuất thương mại, bột giấy được các máy sản xuất giấy và bìa tại chỗ sử dụng.

Hiện tại, nhà máy Cửu Giang vận hành một máy sản xuất bìa từ bột nguyên chất 500.000 tấn/năm, hai máy giấy chuyên dùng có công suất tổng hợp 300.000 tấn/năm và một máy xeo 300.000 tấn/năm khác có thể chuyển đổi giữa UFP và giấy làm lớp sóng.

Giấy Nhã Đô Hà Nam bổ sung công suất giấy bìa tái chế 350.000 tấn/năm cho nhà máy Thẩm Dương ở Trung Quốc

Giấy Nhã Đô Hà Nam của Trung Quốc sẽ lắp đặt một máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế mới có công suất 350.000 tấn/năm tại nhà máy duy nhất của họ ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Hà Nam.

Công ty Thiết bị giấy Hoa Đông Giang Tô sẽ cung cấp các bộ phận chính của máy xeo có chiều rộng cắt 6,6m và tốc độ thiết kế 1.100 mét/phút, dự kiến khởi động vào cuối năm 2024.

Sản phẩm của máy sẽ là testliner và giấy làm lớp sóng độ bền cao sử dụng giấy thu hồi tại địa phương.

Được thành lập vào năm 2020, Giấy Nhã Đô Hà Nam là công ty mới trong ngành giấy và bìa đã nhanh chóng mở rộng công suất tại nhà máy ở thành phố Thẩm Dương. Công ty đã đưa vào vận hành ba máy xeo có khả năng sản xuất tổng cộng lên tới 420.000 tấn/năm giấy làm lớp sóng trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022.

 NBSK CIF Trung Quốc

Nhu cầu bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) thấp và giá hợp đồng tương lại đình trệ ở Trung Quốc buộc các nhà cung cấp giữ giá bột kraft gỗ mềm phương bắc tẩy trắng (NBSK) nhập khẩu trong tuần qua.

Giá cho hợp đồng tương lai BSK tháng 1 năm 2024 phổ biến nhất hiện nay được chốt ở mức 6.060 RMB/tấn vào thứ Năm ngày 16 tháng 11, tương đương 725 USD/tấn sau khi khấu trừ 13% VAT và 120 RMB/tấn chi phí hậu cần.

Giá NBSK của Canada và Bắc Âu lần lượt là 750-780 USD/tấn và 730-755 USD/tấn, cả hai đều ổn định so với tuần trước, với mức giá trung bình cho NBSK không đổi ở mức 754 USD/tấn.

 Những bài học quan trọng từ Tuần lễ Bột giấy Luân Đôn và ý nghĩa đối với thị trường toàn cầu vào năm 2024

Trong bối cảnh giá bột giấy đang dần phục hồi ở Trung Quốc, với rủi ro tăng giá xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên sau hơn một năm, lãnh đạo các công ty hàng đầu trong ngành giấy và bột giấy đã gặp nhau vào tuần trước tại London. Nhu cầu tăng mạnh theo mùa ở Trung Quốc trong nửa cuối năm nay kết hợp với hoạt động tái dự trữ bột đã đẩy giá bột giấy ở Trung Quốc lên cao hơn so với ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong khi một số người nghi ngờ rằng đà tăng đang được hình thành ở Tây bán cầu trong ngắn hạn, thì câu hỏi đặt ra là về khả năng kéo dài của đợt phục hồi ở Trung Quốc, vì sức cầu theo mùa có thể sẽ suy yếu dần cho đến cuối năm. Dưới đây là bản tóm tắt các điểm thảo luận chính trong cuộc thảo luận của chúng tôi với những người tham gia thị trường và kỳ vọng của chúng tôi đối với thị trường bột giấy trong năm tới.

Trong năm qua, các nhà sản xuất bột giấy chứng kiến lượng hàng tồn kho của họ tăng mạnh, bao gồm cả mức cao kỷ lục đối với các nhà sản xuất bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK), sau đó giảm trong quý 2 và quý 3 để trở lại trạng thái cân bằng vào tháng 9. Các nhà sản xuất đã dựa vào hai thành phần thị trường để đạt được thành tích này chỉ trong vòng sáu tháng. Về phía cầu, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng do tiêu dùng trong nước Trung Quốc tăng và người mua chuyển sang dự trữ trong khi bột giấy tương đối rẻ. Về phía cung, các nhà sản xuất bột giấy đã loại khỏi thị trường hơn 1,4 triệu tấn do việc ngừng hoạt động vì lý do thị trường (để cân bằng cung-cầu – ND) trong suốt cả năm. Sự gia tăng xuất khẩu kết hợp với việc siết chặt nguồn cung đã giúp hàng tồn kho của nhà sản xuất giảm tương đối nhanh và về cơ bản loại bỏ phần dư thừa khỏi thị trường.

Việc đóng cửa công suất vĩnh viễn và vô thời hạn cũng tạo ra những cơn sóng ở phía cung bột gỗ mềm trong suốt cả năm, bao gồm sáu dây chuyền bột thương phẩm ở Bắc Mỹ và một nhà máy ở Phần Lan, đã cắt giảm tổng công suất bột thương phẩm là 1,6 triệu tấn bột kraft gỗ mềm phương bắc tẩy trắng (NBSK), bột kraft gỗ mềm phương nam tẩy trắng (SBSK), bột kraft gô mềm không tẩy (UKP) và thị trường bột gỗ mềm làm bỉm. Việc đóng cửa này phần lớn là kết quả của sự căng thẳng ngắn hạn và dài hạn trong việc cung cấp gỗ và do các thiết bị kỹ thuật đã cũ kỹ ở Bắc Mỹ xung đột với sự kết hợp mạnh mẽ giữa lãi suất cao và sự ế ẩm theo chu kỳ 5 quý ở thị trường giấy và bột giấy Bắc Mỹ và Châu Âu. Hầu hết những người tham gia thị trường đều đồng ý rằng nguy cơ đóng cửa thêm vẫn tăng cao khi các yếu tố này vẫn tồn tại; tuy nhiên, hậu quả của việc đóng cửa là việc khởi động nhà máy Metsä Fiber Kemi mới ― bắt đầu sản xuất ở Phần Lan vào tháng 9 ― đã được bù đắp một cách hiệu quả.

Để so sánh, thị trường bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) đã chứng kiến tương đối ít sự gián đoạn cho đến năm 2023. Một khoảng thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến không dài đã xảy ra ở thị trường BHK mặc dù thị trường bột BHK lớn hơn thị trường bột BSK tới 50%, và cho đến nay, chưa có thông báo đóng cửa công suất vĩnh viễn nào đối với BHK vào năm 2023. Khi tiêu thụ BHK toàn cầu có xu hướng cao hơn và tiêu thụ BSK có xu hướng thấp hơn, mô hình thay thế này tiếp tục diễn ra chứng minh rằng các nhà sản xuất giấy và bìa không ngừng tìm cách sử dụng nhiểu bột BHK rẻ hơn và chi phí thấp hơn.

Hướng tới năm 2024, thị trường bột giấy toàn cầu dường như đang bước vào một năm mới với nền tảng vững chắc hơn. Lượng hàng tồn kho dư thừa tràn ngập thị trường vào năm 2023 đã được dọn sạch, khiến phía cung có nguy cơ bị gián đoạn bất ngờ do đình công, thiên tai và/hoặc máy móc bị trục trặc. Chu kỳ đầu tư hiện tại vào công suất bột giấy trên thị trường mới cũng đang kết thúc, với một dự án lớn được lên kế hoạch cho năm tới và chỉ một dự án nữa vào năm 2025. Lãi suất cao có nguy cơ đóng cửa thêm các nhà máy cũ kỹ, đồng thời vẫn là rào cản cho sự phát triển của các dự án mới. Bất chấp việc quản lý nguồn cung thành công vào năm 2023 và rủi ro tăng lên do các điều kiện chặt chẽ hơn vào năm 2024, các nhà sản xuất bột giấy vẫn không thể tạo ra thành phần thiết yếu còn thiếu: nhu cầu. Với nhu cầu ngắn hạn suy yếu theo mùa ở Trung Quốc và các chỉ số vẫn mờ nhạt ở Châu Âu và Bắc Mỹ, ngành bột hiện đang chờ đợi một sự kiện chưa từng được chứng kiến kể từ khi bắt đầu đại dịch vào cuối năm 2024 – tăng trưởng nhu cầu đồng bộ trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á.

 ANDRITZ cung cấp xưởng hóa lỏng metanol cho nhà sản xuất bột giấy kraft không tẩy trắng của Nhật Bản Hyogo Pulp Industries

Tập đoàn công nghệ quốc tế ANDRITZ sẽ cung cấp một xưởng hóa lỏng metanol cho nhà sản xuất bột giấy kraft không tẩy trắng của Nhật Bản Hyogo Pulp Industries Ltd. Xưởng sẽ được lắp đặt tại nhà máy Tanigawa để thay thế nhiên liệu hỗ trợ từ hóa thạch bằng metanol lỏng tái tạo, một sản phẩm phụ của quá trình thu hồi hóa chất. Đây là xưởng đầu tiên ở Nhật Bản.

Naoki Ikawa, Giám đốc điều hành đại diện của Hyogo Pulp Industries, Ltd cho biết: “Với khoản đầu tư này, chúng tôi đang thực hiện bước đầu tiên hướng tới trở thành một nhà máy tinh chế sinh học”.

Các nhà máy bột giấy truyền thống đang ngày càng phát triển thành các nhà máy tinh chế sinh học, nơi sinh khối được chuyển đổi thành nhiều sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như metanol tái tạo. ANDRITZ đã cung cấp một loạt công nghệ cho các nhà máy tinh chế sinh học trong tương lai và đang liên tục mở rộng việc cung cấp các giải pháp giúp khách hàng tận dụng các sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất bột giấy. Điều này tạo cơ sở cho các sản phẩm có giá trị gia tăng mới và đặt nền tảng cho quá trình không phát thải và không tạo ra chất thải.

Công nghệ hóa lỏng metanol của ANDRITZ chuyển đổi khí thải từ hệ thống loại bỏ nước ngưng tụ hôi của xưởng chưng bốc thành nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu lỏng giàu metanol này có thể được lưu trữ và sử dụng một cách an toàn làm nhiên liệu hỗ trợ trong nồi hơi thu hồi hoặc lò nung vôi, giúp giảm mức tiêu thụ dầu nặng của nhà máy và do đó giảm lượng khí thải CO2. Công nghệ ANDRITZ cũng cho phép chuyển đổi metanol thô thành biometanol (metanol sinh học) cấp thương mại. Biometanol, được tạo ra từ các nguồn phi hóa thạch, góp phần giảm phát thải khí nhà kính của nhiên liệu hóa thạch.

Việc khởi động xưởng hóa lỏng metanol, cùng với xưởng chưng bốc đa tác dụng được đặt hàng trước đó từ ANDRITZ, dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 7 năm 2025.

 Voith và Biểu Trưng Châu Á khởi động máy xeo bìa làm hộp tại Nhà máy Như Cao ở Thượng Hải, Trung Quốc

Voith công bố khởi động thành công máy xeo BM 13 của Biểu Trưng Châu Á tại Như Cao, nằm cách Thượng Hải, Trung Quốc 180 km về phía bắc. Máy hiện đại nhất hiện nay này có chiều rộng 8,16 mét với tốc độ thiết kế 1.400 m/phút và công suất hàng năm khoảng một triệu tấn.

BM 13 chủ yếu sản xuất các loại bìa cứng gấp màu trắng chất lượng cao với định lượng từ 170 đến 400 g/m2.

Eric Xu, Giám đốc BM 13 ở Như Cao cho biết: “Nhờ có gói thầu cung cấp toàn bộ dây chuyền của Voith, Rugao BM 13 đạt được kết quả xuất sắc về chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất cũng như chi phí vận hành và bảo trì, giúp củng cố hơn nữa lợi thế cạnh tranh của chúng tôi trên thị trường”.

Giải pháp toàn bộ dây chuyền do Voith cung cấp cho BM 13 bao gồm một loạt các giải pháp tiên tiến nhất hiện nay, từ giải pháp BlueLine cho chuẩn bị bột và giải pháp XcelLine thông minh cho máy xeo đến hai máy cuộn VariFlex Performance với khả năng thay cuộn mối nối bay hoàn toàn tự động.

Ngoài máy ép Triple NipcoFlex tiết kiệm tài nguyên, còn lắp đặt một chụp hút EcoHood tiết kiệm năng lượng, bộ chuyển giấy không dây trong khu vực sấy và bộ sấy khô Dry Pro không tiếp xúc với bộ phát hồng ngoại HelioX.

Voith cũng cung cấp gói phụ tùng dự phòng đồng bộ và nhiều giải pháp tự động hóa, bao gồm OnControl MCS, DCS, Drive Control, OnQuality MD/CD Control và hệ thống giám sát tình trạng của thiết bị OnCare Health.

Biểu Trưng Châu Á là nhà sản xuất giấy và bột giấy hàng đầu thuộc Tập đoàn RGE. Sản phẩm chính của công ty là BHKP, NBKP, DP, bìa đóng gói chất lỏng, bìa tráng phấn màu ngà cao cấp và giấy văn phòng, in nột hoá không tráng phấn.

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                                   

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
17/11/2023 10/11/2023 20/10/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 754 754 754 0,00%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 765 765 765 0,00%
  BSK Nga* 735 735 735 0,00%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 630 630 630 0,00%
  BHK Nga* 610 610 610 0,00%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 700 700 700 0,00%
  Nga 670 670 670 0,00%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 555 555 555 0,00%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 560 560 560 0,00%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 880 880 880 0,00%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan

17/11/2023 03/11/2023 20/10/2023 So với 2 tuần trước
OCC (11) từ Mỹ 177,5 187,5 202,5 -5,33%
OCC (90/10) từ Châu Âu 127,5 127,5 132,5 0,00%
OCC (95/5) từ Châu Âu 132,5 132,5 147,5 0,00%
OCC Nhật Bản 152,5 152,5 162,5 0,00%

Nguồn: PPIA – Ban Biên tập VPPA

Xuất khẩu hàng hoá liên tục khởi sắc, kỳ vọng nào cho năm 2023?

4 tháng liên tiếp, xuất khẩu vượt 30 tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, với các biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất trong nước, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục được triển khai mạnh mẽ nên hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục có những tín hiệu tích cực, đã lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 10/2023 sau khi chững lại trong tháng trước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 61,62 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10 lấy lại đà tăng trưởng, ước đạt 32,3 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Đà suy giảm đã hạn chế hơn nhiều so với mức giảm 2 con số của nửa đầu năm.

Sau nửa đầu năm nhiều ảm đạm, những kết quả tích cực gần đây giúp hoạt động xuất khẩu đang thu hẹp dần sự sụt giảm. Đáng chú ý, nếu như hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước mới đạt hơn 165 tỷ USD, (giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái), thì đến hết tháng 10 kim ngạch đã lên 291,46 tỷ USD, chỉ còn giảm 7% so với cùng kỳ 2022.

Liên tục trong 4 tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu đều đạt trên 30 tỷ USD (tháng 7 đạt 30 tỷ USD; tháng 8 đạt 32,37 tỷ USD; tháng 9 đạt 31,41 tỷ USD). Đây là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu. Con số bình quân hơn 30 tỷ USD đạt được trong 4 tháng gần đây cao hơn rất nhiều so với mức bình quân 27,61 tỷ USD/tháng của 6 tháng đầu năm 2023.

Kỳ vọng nào cho những tháng cuối năm?

Hy vọng xuất khẩu tiếp tục tăng tốc trong 2 tháng cuối năm là có nhiều cơ sở, bởi ngoài sự bứt phá liên tiếp gần đây, dịp cuối năm là thời điểm có nhu cầu mua sắm lớn của người tiêu dùng trên toàn thế giới để phục vụ mùa Giáng sinh và Tết Dương lịch.

Bên cạnh đó, một trong những điểm tích cực trong tháng 10 là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng. Trong đó, nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước, ước đạt 26,09 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tỷ trọng 89% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, cho thấy những dấu hiệu trong phục hồi trong sản xuất công nghiệp. Đây là tín hiệu cho thấy sản xuất đang dần phục hồi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu dịp cuối năm.

Mặt khác, trong nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp đang tiếp tục có nhiều nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Những tín hiệu tích cực có thể nhìn thấy ở nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ngoài những nhóm hàng “chục tỷ đô”, các ngành hàng quan trọng của ngành nông nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng ở mức cao và có đóng góp quan trọng vào kim ngạch chung của cả nước.

Hết tháng 10, có 10 nhóm hàng của ngành nông nghiệp đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó nhiều nhóm hàng tăng trưởng cao.

Điển hình là rau quả đạt 4,82 tỷ USD (tăng tới 75,5%); gạo đạt 3,95 tỷ USD (tăng 34%); hạt điều đạt 2,95 tỷ USD (tăng 15,9%); thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt hơn 1 tỷ USD (tăng 6,5%). Đây là kết quả tích cực của hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai mạnh mẽ trong suốt thời gian vừa qua.

Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ tháng 3/2023, Bộ đã giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp ký kết chương trình phối hợp với TikTok Việt Nam.

Với sự hỗ trợ, song hành của TikTok Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động như kết nối với các địa phương tổ chức các phiên chợ OCOP. Đến nay đã có 24 phiên chợ OCOP ở 24 địa phương với 700 phiên livestream sản phẩm được tổ chức, thu về 100 tỷ đồng, bình quân mỗi phiên đạt 130 – 150 triệu đồng

Từ kết quả tích cực đã đạt được, ông Tiến đánh giá hiện còn rất nhiều dư địa mà các sản phẩm nông nghiệp nông thôn có thể phát triển. Thậm chí, hoạt động livestream bán hàng được kỳ vọng sẽ không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà có thể tiến tới livestream bán sang thị trường Trung Quốc, góp phần gia tăng xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng.

“Chúng tôi đã thí điểm, hướng tới thuê kho ngoại quan ở các địa phương nằm sâu trong nội địa Trung Quốc để đưa các sản phẩm của Việt Nam sang tập kết tại kho. Trước hết tập trung ở các mặt hàng nông sản chế biến như yến, trái cây chế biến, rau củ quả, gạo, cà phê…, sau này khi đẩy mạnh được hệ thống logistics tốt hơn thì sẽ mở rộng sang sản phẩm trái cây tươi” – ông Tiến cho biết.

Đối với ngành dệt may – một trong những ngành hàng gặp vô vàn khó khăn trong những tháng đầu năm, ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK) cho biết, từ đầu năm 2023 tới nay ngành dệt may gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sụt giảm đơn hàng, không chỉ vậy tại nội địa sức tiêu thụ cũng giảm. Tuy nhiên bước sang quý IV năm 2023, tình hình của ngành đã có phần khởi sắc hơn khi thị trường nội địa và xuất khẩu bắt đầu có nhu cầu trở lại. “Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng đơn hàng sụt giảm từ 20 – 30% song 3 tháng cuối năm chúng tôi dự báo tình hình sẽ tốt hơn”- ông Hồng cho biết thêm.

Ông Phạm Văn Việt – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), Phó Chủ tịch AGTEK chia sẻ thêm, đơn hàng của doanh nghiệp bắt đầu “ấm dần” song mới chỉ phục hồi khoảng 80% so với trước đây. “Dù thị trường xuất khẩu chưa đạt được mục tiêu như các năm nhưng đây là động lực để doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và hoàn thành các đơn hàng cho 3 tháng cuối năm” – ông Việt chia sẻ.

Không chỉ giúp rút ngắn đà suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái, những tín hiệu khởi sắc gần đây giúp hoạt động xuất khẩu năm 2023 kỳ vọng về đích ở con số hơn 350 tỷ USD.

 

Nguồn: Báo Công Thương

Nguồn điện mặt trời và điện gió của Việt Nam chiếm gần 70% khối ASEAN

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện mặt trời và điện gió ở ASEAN đang chậm lại, chỉ còn 15% vào năm 2022 so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 43% kể từ năm 2015.

“Chúng tôi đã chứng kiến một số tiến bộ to lớn về phát triển năng lượng sạch ở một số nước ASEAN, được hỗ trợ bởi các chính sách mạnh mẽ”, tiến sĩ Dinita Setyawati, nhà phân tích chính sách điện lực cấp cao của Ember, tác giả báo cáo nói.

Setyawati đánh giá, điện mặt trời và điện gió là những công nghệ hứa hẹn nhất có khả năng tạo ra thị trường mới, thúc đẩy việc làm, tạo điều kiện chuyển đổi năng lượng công bằng và đảm bảo một ASEAN an toàn về năng lượng.

Báo cáo của Ember xác định, Việt Nam là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN trong những năm qua, chiếm 69% tổng sản lượng điện mặt trời và điện gió của khu vực năm 2022.

Năm 2017, Việt Nam ban hành cơ chế biểu giá điện hỗ trợ (FIT), mở ra kỷ nguyên vàng cho năng lượng mặt trời trong nước. Đầu tư tăng lên nhanh chóng sau khi các chủ sở hữu nhà máy điện mặt trời được đảm bảo mức giá cố định và hấp dẫn cũng như nhận được các ưu đãi thuế.

Tuy nhiên, FIT bị loại bỏ dần từ năm 2021 đến năm 2022 và điều đó là yếu tố chính dẫn đến sự chậm lại chung của tốc độ tăng trưởng năng lượng mặt trời trong khu vực, báo cáo của Ember cho biết.

Dù vậy, sản lượng điện mặt trời và điện gió vẫn chiếm 13% tổng sản lượng điện của Việt Nam hồi năm ngoái, tỷ trọng cao nhất ở Đông Nam Á. Xu hướng tăng trưởng điện mặt trời và điện gió của khu vực không nhất thiết phản ánh xu hướng tăng trưởng của các nước cụ thể.

“Nếu nhìn vào xu hướng của từng nước, tốc độ tăng trưởng sản xuất điện mặt trời tăng vào năm 2022 so với năm 2021 ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore”, Setyawati nói.

Theo Ember, Thái Lan có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn nhất và công suất điện gió tiềm năng lớn thứ ba trong khu vực. Năm 2022, nước này đóng góp 16% tổng sản lượng điện mặt trời và điện gió của ASEAN.

Thái Lan có nhu cầu điện bình quân đầu người cao gần gấp đôi mức trung bình của ASEAN. Tình trạng phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch thúc đẩy Thái Lan tăng tốc sản xuất năng lượng sạch,.

Chính phủ Thái Lan có kế hoạch bổ sung công suất mới từ các nhà máy điện sản xuất năng lượng tái tạo vào năm 2037, cũng như triển khai cấu trúc giá mới cho năng lượng tái tạo.

Theo báo cáo của Ember, Philippines là nước sản xuất nickel lớn thứ hai ở Đông Nam Á nên nhu cầu năng lượng từ ngành khai thác mỏ tăng mạnh. Do đó, sự phát triển của năng lượng tái tạo mang lại cơ hội cho quá trình khử carbon trong ngành này. Năm ngoái, Philippines đóng góp 5% tổng sản lượng điện mặt trời và gió của ASEAN.

Ember dự báo, sản lượng điện mặt trời và điện gió của khu vực sẽ tăng trưởng tích cực trở lại trong năm 2023. Điều này là nhờ các dự án điện mặt trời lớn được đưa vào vận hành, bao gồm nhà máy điện mặt trời nổi 192 MW của Indonesia bắt đầu hoạt động vào đầu tháng 11. Trong khi đó, Thái Lan triển khai cơ chế FIT cho năng lượng tái tạo hồi năm ngoái. Việt Nam đang đề xuất cơ chế đấu giá để phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Báo cáo của Ember lưu ý, hơn 99% tiềm năng về điện mặt trời và điện gió của ASEAN vẫn chưa được khai thác. “Các nước ASEAN có truyền thống dựa vào nhiều nguồn năng lượng khác nhau như khí đốt, than hoặc thủy điện để định hình cấu trúc năng lượng của từng quốc gia”, Setyawati nói và cho biết thêm, lưới điện trong khu vực quá phụ thuộc vào các nhà máy điện lớn để truyền tải điện.

Trong tương lai, bà cho rằng, sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ và cam kết của chính phủ vẫn rất quan trọng để thúc đẩy tiến bộ trong việc triển khai năng lượng tái tạo ở ASEAN.

“Khu vực ASEAN kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng năng lượng sạch thông qua sự hỗ trợ chính sách như cơ chế đấu giá ở Việt Nam, giá điện xanh ở Malaysia cùng các ưu đãi về hệ thống năng lượng mặt trời áp mái và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin ở Thái Lan”, theo báo cáo của Ember.

Nguồn Singapore Business Times

Một ‘ông lớn’ ngành sữa cam kết sẽ tái chế 100% rác thải bao bì

Ngày 14-11, Tập đoàn Friesland Campina – đơn vị sở hữu các thương hiệu sữa và sản phẩm từ sữa nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi… – đã ký thỏa thuận hợp tác cùng Công ty giấy Đồng Tiến Bình Dương và Công ty cơ khí xây dựng Trường Thịnh cam kết tái chế 100% rác thải bao bì của mình tới năm 2030.

Theo đó, “ông lớn” đầu ngành sữa sẽ hỗ trợ các đối tác trong việc thu gom và tái chế bao bì giấy vỏ hộp sữa và giấy các tông.

Cụ thể, Friesland Campina sẽ phối hợp Trường Thịnh đầu tư tạo mạng lưới thu gom bao bì giấy vỏ hộp sữa và giấy các tông ở các khu dân cư, trường học… và phối hợp cùng Đồng Tiến tái chế bao bì ứng dụng công nghệ cao.

Ông Richard Kiger – tổng giám đốc Friesland Campina Việt Nam – chia sẻ đây là bước đi tiên phong của Friesland Campina Việt Nam trong việc chủ động thực thi nghị định Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR – Extended Producer Responsibility) có hiệu lực từ 1-1-2024.

Theo thống kê, Việt Nam nằm trong 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình thế giới. Chỉ tính riêng các vỏ hộp sữa, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường đến 10 – 15 tỉ vỏ hộp, nhưng con số thu gom và tái chế các loại vỏ đồ uống chưa đến 5%.

Theo ông Hoàng Trung Sơn – tổng giám đốc Công ty TNHH giấy Đồng Tiến, vỏ hộp sữa được xem là một trong những loại rác thải khó tái chế bởi nó được tổng hợp từ nhiều loại vật liệu. Muốn tái chế phải qua nhiều công đoạn, ứng dụng dây chuyền, máy móc hiện đại để bóc tách phần của vỏ sữa.

Tuy gây tác động lớn tới môi trường nhưng hiện việc tái chế hộp sữa mới chỉ dừng lại ở các dự án manh mún, nhỏ lẻ, rời rạc.

Là một trong những thành viên đồng sáng lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), hiện bao bì của Friesland Campina đã có khả năng tái chế tới 95%. Trong đó nổi bật phải kể đến bao bì giấy nâu sữa Cô Gái Hà Lan có nguồn gốc từ bã mía ra mắt thị trường vào giữa năm 2022.

Ngay từ đầu năm 2023, thông qua PRO Việt Nam, Friesland Campina đã thực hiện thu gom và tái chế bao bì ngay trước khi EPR đi vào hiệu lực.

 

Nguồn: Tuoitre.vn