Viet Nam Paper Day 2022: Sự kiện lớn nhất trong năm của ngành giấy

Sự kiện Vietnam Paper Day 2022 bao gồm Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam lần thứ VIII, Hội nghị toàn thể và Hội thảo Kỹ thuật và Hội thảo, kết hợp chuyến tham quan Nhà máy Giấy bao bì Miza và cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa. 

Tại Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam lần thứ VIII, các lãnh đạo báo cáo tình hình hoạt động của Hiệp hội 9 tháng đầu năm 2022, kết quả tham dự hội thảo FAPPI 2022 tại Thái Lan, thảo luận tình hình kinh doanh và báo cáo công tác tổ chức đại hội 2 chi hội và hội nghị toàn thể 2023.

Trong Hội nghị toàn thể, các hội viên tiếp tục thảo luận, đề xuất, đóng góp những kinh nghiệm từ thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác sản xuất, đào tạo nhân sự ngành Giấy nhằm phục vụ phát triển doanh nghiệp nói riêng và ngành giấy Việt Nam nói chung. Hai chi hội chia sẻ những vướng mắc và bất cập trong cơ chế chính sách và hành lang pháp lý, đồng thời nghiên cứu, đề xuất chỉnh lý, bổ sung và xây dựng công tác của Hiệp hội phù hợp với sự phát triển của ngành Giấy. 

Chia sẻ tại Hội nghị VPPA cho biết giai đoạn khó khăn nhất trong 3 năm qua phải kể đến thời điểm bùng phát dịch Covid – 19. Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến kế hoạch của Hiệp hội. Tuy nhiên kịp thời nắm bắt tình hình, ban lãnh đạo VPPA đã nhanh đóng đề ra giải pháp đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Đoàn chủ tịch Hội nghị

Một trong các sự kiện quan trọng của chuỗi hoạt động Vietnam Paper Day 2022 chính là Hội thảo kỹ thuật Ngành công nghiệp Giấy. Đây có thể xem là hoạt động duy nhất và lớn nhất của ngành giấy do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức. Hội thảo năm nay có gần 120 doanh nghiệp trong và ngoài ngành giấy tham dự, từ công ty sản xuất đến các nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ, kỹ thuật,… cùng trao đổi về sản phẩm, công nghệ tân tiến nhất hiện nay trong Hội thảo Kỹ thuật.

 

Hội thảo gồm 9 bài báo cáo từ các công ty hàng đầu thế giới về kỹ thuật, sản xuất như Valmet, Andritz, Yunda, Sumec, VSEES, Kolbeco, Kurita cùng 2 đơn vị đóng góp lớn cho sự phát triển ngành giấy trong nước là Công ty Cổ phần Mạc Tích (Martech) và Công ty Cổ phần Đức Toàn… Bên cạnh đó, hội thảo cũng sắp xếp 24 bàn trưng bày giới thiệu công ty, sản phẩm và công nghệ hiện đại nhất hiện nay, mang danh tiếng của các công ty đến gần hơn với các khách hàng.

Đặc biệt hơn, ban tổ chức chương trình Vietnam Paper Day 2022 đã kết hợp cùng Công ty giấy bao bì Miza (Nghi Sơn) tổ chức thành công chuyến thăm quan nhà máy sản xuất giấy bao bì Miza và cảng nước sâu Nghi Sơn. Trong đó, Miza là nhà máy được đầu tư dây chuyền sản xuất bột giấy tái chế công suất 50.000 tấn/ năm, đồng thời chuyên sản xuất giấy Kraft sóng, Testliner… Đây là đơn vị tiên phong với hệ thống XLNT được đầu tư bài bản và công nghệ hiện đại nhất Miền Bắc nước ta. Đoàn khách mời đã được đón tiếp rất nồng hậu, thân tình từ lãnh đạo nhà máy. 

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn
Cũng tại buổi gặp gỡ và tham quan tại Nhà máy giấy bao bì Miza, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cũng khẳng định, Thanh Hóa có chính sách ưu đãi riêng và cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất nếu các doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất hoặc tham gia xuất nhập khẩu giấy qua Cảng Nghi Sơn.
Ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đánh giá cao những chính sách ưu đãi của tỉnh Thanh Hóa.

Các hình ảnh tổng hợp về buổi làm việc và gặp gỡ của các đại biểu:

VPPA tổng hợp

Tiềm năng lớn của Việt Nam khi biến rác thải thành nhiên liệu

Đồng xử lý chất thải đã áp dụng rộng rãi ở châu Âu và được coi là phương pháp giải quyết nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phương pháp này chỉ được một số ít nhà máy áp dụng.

Trao đổi với Zing, PGS.TS Lương Đức Long – Phó chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam – chỉ ra ba rào cản lớn nhất đối với các nhà máy xi măng tại Việt Nam trong việc áp dụng phương pháp này. Đầu tiên phải kể tới nỗ lực về phía các doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nỗ lực áp dụng phương pháp đồng xử lý vào các nhà máy. Bên cạnh đó, họ phải bỏ ra số vốn lớn để đầu tư máy móc, thiết bị, cũng như gặp khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ mới. Cuối cùng, để sử dụng phương pháp này trong nhà máy, các doanh nghiệp cần phải xin cấp phép”, ông nhận định bên lề Hội thảo Đồng xử lý các nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô trong ngành xi măng tại Việt Nam.

Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, đồng xử lý chất thải là việc kết hợp quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý.

Hội thảo này được tổ chức sáng 29/9, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Na Uy (SINTEF) phối hợp với Hiệp hội Xi măng Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đồng xử lý chất thải trong ngành công nghiệp xi măng, cũng như các kết quả cuộc trình diễn gần đây sử dụng chất thải nhựa không thể tái chế tại nhà máy INSEE ở Hòn Chông, Kiên Giang, từ đó thảo luận về tiềm năng đồng xử lý trong tương lai của ngành xi măng Việt Nam.

Tiềm năng lớn

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó đại sứ Na Uy Mette Møglestue cho biết Na Uy và Việt Nam, cũng như các thành viên tham gia Thỏa thuận Paris, đều cam kết mạnh mẽ trong việc chống biến đổi khí hậu và thực hiện các Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC) nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bà Møglestue nhận định để đạt được mục tiêu này cần sự tham gia của nhiều lĩnh vực.

“Chính phủ Na Uy đánh giá cao vai trò quan trọng của các viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các ngành công nghiệp trong quá trình này. Tôi rất vui khi biết rằng kết quả nghiên cứu của SINTEF trong việc sử dụng chất thải nhựa không thể tái chế làm nhiên liệu thay thế cho lò nung xi măng đã được chứng minh là thành công và có thể được nhân rộng ở Việt Nam”, vị phó đại sứ cho hay.

Bà Møglestue mong rằng thông qua Dự án OPTOCE do chính phủ Na Uy tài trợ và đang được thực hiện tại 5 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, “chúng tôi hy vọng Na Uy có thể giúp ngành xi măng Việt Nam nâng cao năng lực xử lý chất thải nhựa không thể tái chế, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam”.

Biến rác thải nhựa trên đại dương thành cơ hội trong nền kinh tế tuần hoàn (OPTOCE) là dự án khu vực do chính phủ Na Uy tài trợ và thực hiện ở 5 quốc gia, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

dong xu ly chat thai anh 2
Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Møglestue phát biểu tại hội thảo sáng 29/9. Ảnh: Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam.

Dự án này nhằm giảm bớt lượng chất thải nhựa ra đại dương bằng cách huy động các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng tại địa phương tham gia quản lý chất thải và thu hồi năng lượng. Điều này nâng cao năng lực xử lý chất thải ở các nước châu Á và hình thành phương án hiệu quả, bền vững về chi phí trong quản lý tổng hợp chất thải.

Phát biểu tại hội thảo, nhắc tới bất cập của việc không tái chế chất thải nhựa, tiến sĩ Kåre Helge Karstensen – chuyên gia cao cấp và quản lý chương trình của SINTEF – cho rằng cần cải thiện và quản lý rác thải nhựa, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, quản lý chặt chẽ hơn việc đổ rác thải ra các bãi chôn lấp.

Do đó, ông đề cập tới vai trò ngành xi măng trong đồng xử lý khi ngành này có thể tăng cường năng lực xử lý rác thải nhựa không thể tái chế. Nhìn từ kinh nghiệm của Na Uy, vị tiến sĩ cho hay sau hơn 30 năm, nước này quyết định không xây dựng lò đốt nhiệt năng lớn, mà thay vào đó là sử dụng các lò xi măng để giải quyết vấn đề về rác.

“Hiện tại, ngành xi măng của Na Uy đã có thể thay thế hơn 75% than bằng các chất thải này. Nhờ đó, chúng ta có thể giảm thiểu quy mô của các lò đốt rác. Trong ngành xi măng, chúng tôi đã tiết kiệm được nhiên liệu than, và qua đó giảm khí CO2 thải ra, giảm giá thành so với khi xây dựng các trang thiết bị mới”, ông Karstensen cho hay.

Không chỉ vậy, ông nhận thấy công nghệ đồng xử lý xi măng có công suất xử lý chất thải rất lớn, hiệu quả thu hồi năng lượng cao so với các lò đốt rác khác.

“Đây là giải pháp xử lý hoàn chỉnh và sau cùng, không cần thải bỏ bã hay chất thải nữa vì tro sẽ được tái chế. Phương pháp này cũng giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm tiêu thụ than và nguyên liệu thô, giảm CO2 so với lò đốt rác và bãi chôn lấp”, vị chuyên gia nhận định.

Ngoài ra, ông cho rằng phương pháp này tiết kiệm chi phí khi không cần xây dựng cơ sở mới. Do đó, chính phủ cần tập trung xây dựng các khung pháp lý để đảm bảo quy định đưa vào áp dụng.

Nhà khoa học từ SINTEF nhận thấy tiềm năng lớn của châu Á trong đồng xử lý. Ông chỉ ra 5 quốc gia được Na Uy tài trợ đại diện cho khu vực đặc biệt quan trọng, có khoảng 3 tỷ dân, là nơi tiêu thụ và sản xuất nhựa hàng đầu thế giới, trong khi chưa có đủ cơ sở hạ tầng và năng lực để xử lý hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là khu vực công nghiệp hóa hàng đầu thế giới.

Vì thế, 5 quốc gia này “cần cải thiện năng lực để loại bỏ rác thải nhựa và giảm tích tụ thêm rác thải nhựa. (Đồng xử lý trong ngành xi măng) có thể thay thế than đá bằng rác thải nhựa không thể tái chế, tạo thành tình huống đôi bên cùng có lợi”, ông Karstensen kết luận.

Rào cản không nhỏ

Dù có nhiều tiềm năng phát triển phương pháp này, các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức, chẳng hạn về nguồn vốn đầu tư cho đồng xử lý. Rất ít hoặc chưa có đơn vị chuyên thực hiện việc thu gom chất thải và cung cấp đến nhà máy xi măng.

Bên cạnh đó, họ cũng gặp một số bất cập về thủ tục pháp lý hoặc thiếu các chính sách khuyến khích áp dụng phương pháp này, cũng như các doanh nghiệp có liên quan, theo thông cáo của Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam.

dong xu ly chat thai anh 3
Quang cảnh sự kiện sáng 29/9. Ảnh: Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam.

Liên quan đến thực trạng hiện nay, ông Long nhận định “tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế trong toàn ngành rất thấp”. Theo chia sẻ của ông, Việt Nam có 82 lò nung clanke đang hoạt động, mỗi năm tiêu thụ trên 10 triệu tấn than antraxit. Tuy nhiên, vị tiến sĩ cũng tin tưởng vào triển vọng của phương pháp này, đặc biệt giữa lúc giá than và khí đốt tăng cao.

“Chính phủ Việt Nam có chủ trương tăng lượng sử dụng nhiên liệu thay thế lên mức 15% từ nay đến năm 2030 và 20% sau năm 2030. Như vậy, tiềm năng đồng xử lý chất thải, trong đó có nhựa không tái chế được, ở các lò nung xi măng tại Việt Nam là rất lớn”, ông Long nói.

Về vấn đề này, tiến sĩ Kare Helge Karstensen bổ sung rằng việc thực hiện đồng xử lý an toàn trong ngành xi măng cần có thời gian và sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện của các địa phương, quốc gia.

“Trước hết cần có phải có đủ khung pháp lý và các quy định, công ty xi măng và nhà điều hành đồng xử lý phải có đủ năng lực, kiến thức, thiết bị và giấy phép liên quan. Bên cạnh đó, phải có sự đồng hành ủng hộ của chính quyền địa phương và trung ương và phải có một sân chơi bình đẳng cho tất cả bên tham gia trong thị trường quản lý chất thải”, ông nói.

   >>> Giá OCC nhập khẩu tại Đông Nam Á tiếp tục giảm

Theo Zìngnews

Dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay một số Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 có nhiều quy định mới và thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề liên quan trực tiếp tới nội dung quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng dự thảo Thông tư Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (dự thảo Thông tư) thay thế Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN.

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đăng tải dự thảo Thông tư trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của tổ chức, cá nhân. Ngày hết hạn lấy ý kiến: 19/11/2022

   >>> Xem chi tiết Dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Giá OCC nhập khẩu tại Đông Nam Á tiếp tục giảm

Tình trạng dư nguồn cung OCC tại các thị trường Châu Âu và Mỹ tiếp tục ảnh hưởng đến giá OCC nhập khẩu tại thị trường Đông Nam Á, giá các loại OCC giảm xuống mức thấp mới. Trong hai tuần cuối tháng 9/2022, giá OCC 95/5 của Châu Âu đã giảm 20 USD/tấn và đạt mức 115-130 USD/tấn ở Đông Nam Á.

Mức giá này hiện áp cho cả Malaysia và Indonesia, là những quốc gia có quy định kiểm tra nghiêm ngặt xuất xứ đối với giấy thu hồi. Vấn đề là người cung cấp đang sẵn sàng trả chi phí từ 5-15 USD/tấn cho những lần kiểm tra đó.

Tại Ấn Độ, OCC 95/5 của Châu Âu có giá khoảng 135 USD/tấn, các khách hàng Ấn Độ đang tìm cách giảm giá trong khi giảm khối lượng mua trước khi diễn ra tháng lễ hội lớn của người Hindu vào tháng 10.

Do giá OCC của Châu Âu nhập khẩu hiện đang rẻ hơn so với OCC thu mua trong nước ở Đông Nam Á (khoảng 160 USD/tấn ở các nước như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam) nên nhiều nhà máy đã tăng cường mua OCC cao cấp của Châu Âu.

Các nhà máy lớn đã ký nhiều hợp đồng lớn, nhận hàng từ nay tới tháng 1 năm sau. Các nhà máy quy mô vừa và nhỏ cũng đã tận dụng cơ hội để tăng lượng OCC dự trữ.

Tuy nhiên, thị trường bao bì Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và nhu cầu của thị trường này đối với giấy bao bì và bột giấy tái chế từ các nước Châu Á vẫn chưa phục hồi trở lại. Mặc dù bột giấy tái chế được sản xuất tại Đài Loan, Đông Nam Á hoặc Ấn Độ được chào bán với giá chỉ 310 USD/tấn ở Trung Quốc, nhưng vẫn không nhận được quan tâm từ người mua.

Ngay cả bột tái chế xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan cũng đã giảm xuống mức thấp là 300-313 USD/tấn, nhưng hoạt động kinh doanh vẫn khá ảm đạm.

Giá OCC của Hoa Kỳ giảm: Giá OCC của Châu Âu giảm cũng đã buộc giá OCC của Mỹ giảm theo. Giá DS OCC 12 của Hoa Kỳ Mỹ vẫn tiếp tục giảm, xuống 130 USD/tấn ở Đài Loan và 140-160 USD/tấn ở hầu hết các nước Đông Nam Á ngoài Malaysia và Indonesia.

OCC cao cấp của Mỹ có giá 160-170 USD/tấn ở Malaysia, Indonesia và Ấn Độ.

Các nhà cung cấp lớn của Mỹ cho biết, trong vài tháng qua nguồn DS OCC 12 của Mỹ từ các siêu thị và các cửa hàng thương mại khác đã giảm mạnh, nguồn cung OCC cao cấp của Mỹ cũng đã giảm 60% do người tiêu dùng Mỹ đang cắt giảm chi tiêu.

Mặt khác, nhiều nhà máy tái chế tại Mỹ có kế hoạch ngừng máy dài ngày, nên giảm lượng tiêu thụ OCC 11 tại Mỹ và lượng OCC 11 dư này được chuyển sang thị trường Châu Á. Vì thế, giá OCC 11 của Mỹ trong tuần cuối tháng 9/2022 tại Đài Loan và Đông Nam Á đã giảm 10-15 USD/tấn xuống 125-150 USD/tấn.  Tại Ấn Độ, loại này có giá 150-155 USD/tấn.

OCC của Nhật Bản bán với giá 155-165 USD/tấn chủ yếu ở Đài Loan và Việt Nam.

BỘT TÁI CHẾ NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC

Thực giá, USD/tấn, CIF tại các cảng chính của Trung Quốc 

Giá hiện tại % so với
Tháng 09, 2022 Tháng 08, 2022 Tháng 07, 2022 tháng trước
Bột màu nâu tái chế
  từ Mỹ 350 400 455 -12,50%
  từ Châu Á 330 355 440 -7,04%

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan

30/9/2022 16/9/2022 2/9/2022 So với 2 tuần trước
OCC (11) từ Mỹ 137,5 150 180 -8,33%
OCC (90/10) từ Châu Âu 112,5 132,5 150 -15,09%
OCC (95/5) từ Châu Âu 122,5 142,5 160 -14,04%
OCC Nhật Bản 160 170 180 -5,88%

   >>> Viet Nam Paper Day 2022: Kết nối doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy phát triển bền vững

Nguồn FastMarkets RISI

Thanh Hóa cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu giấy qua Cảng Nghi Sơn

Ngày 23-9, gần 100 lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy lớn trong cả nước là thành viên của Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa và hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng giấy qua cảng Nghi Sơn.

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tiếp và làm việc với đoàn. Cùng tham gia có đồng chí Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

thanh-hoa-cam-ket-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-dau-tu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-giay-qua-cang-nghi-son
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các thành viên trong đoàn thăm tình hình sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn.
thanh-hoa-cam-ket-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-dau-tu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-giay-qua-cang-nghi-son
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn doanh nghiệp đã đến tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn là doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì lớn tại khu kinh tế Nghi Sơn; tìm hiểu các điều kiện, thủ tục, tình hình thông quan hàng giấy qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn hiện nay.

thanh-hoa-cam-ket-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-dau-tu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-giay-qua-cang-nghi-son
Các đại biểu tại buổi gặp gỡ và làm việc.
thanh-hoa-cam-ket-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-dau-tu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-giay-qua-cang-nghi-son
Ông Đặng Văn Sơn – Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đánh giá cao những chính sách ưu đãi của tỉnh Thanh Hóa.

Tại buổi gặp gỡ và làm việc, đại diện nhiều doanh nghiệp ngành giấy trong cả nước bày tỏ sự quan tâm đến những thuận lợi trong môi trường đầu tư, trong đó có các chính sách ưu đãi của tỉnh Thanh Hóa khi đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm đến thủ tục hải quan và điều kiện để xuất nhập khẩu hàng giấy qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn.

thanh-hoa-cam-ket-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-dau-tu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-giay-qua-cang-nghi-son
Đại diện Công ty TNHH Miza Nghi Sơn phát biểu tại hội nghị.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi bày tỏ vui mừng và cảm ơn đại diện các doanh nghiệp lớn trong ngành giấy cả nước đã chọn Thanh Hóa là điểm đến tìm hiểu cơ hội hợp tác.

Đồng chí phân tích nhiều điều kiện thuận lợi với hoạt động sản xuất giấy và xuất nhập khẩu hàng giấy qua Cảng Nghi Sơn. Theo đó, Thanh Hóa có 11 huyện miền núi với diện tích rừng rộng lớn, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các vùng trồng cây nguyên liệu giấy. Tỉnh có số dân đông thứ 3 cả nước, trong đó có 2,6 triệu người trong độ tuổi lao động vàng (từ 18 đến 40 tuổi), là nguồn lao động dồi dào cho các doanh nghiệp ngành giấy. Hệ thống giao thông cũng vô cùng thuận lợi với đầy đủ các loại hình, kết nối với các vùng kinh tế quan trọng, trong đó có vùng nguyên liệu giấy thuộc vùng Tây Bắc như Sơn La, Hòa Bình… Các tuyến Quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc Bắc – Nam, ga đường sắt Khoa Trường đều đi qua Khu kinh tế Nghi Sơn, thuận lợi cho vận chuyển hàng giấy đến Cảng Nghi Sơn.

thanh-hoa-cam-ket-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-dau-tu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-giay-qua-cang-nghi-son

Cùng với giới thiệu năng lực bốc xếp và các điều kiện thuận lợi khi trung chuyển hàng hóa nói chung, ngành hàng giấy nói riêng qua Cảng Nghi Sơn, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã nêu những ưu đãi riêng của tỉnh nếu các doanh nghiệp chọn hệ thống cảng nước sâu của tỉnh làm nơi xuất khẩu sản phẩm.

Theo đó, từ năm 2017 HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nghị quyết riêng để hỗ trợ các hãng tàu container quốc tế và hàng hóa thông qua cảng biển Nghi Sơn. Tháng 7-2022 HĐND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ban hành nghị quyết để điều chỉnh các chính sách ưu đãi, khuyến khích hàng hóa trung chuyển qua cảng.

Theo đó, tỉnh tăng mức hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế qua Cảng Nghi Sơn lên 500 triệu đồng/chuyến, tăng 300 triệu đồng/chuyến so với chính sách hỗ trợ cũ. Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải nội địa bằng container 300 triệu đồng/chuyến. Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn cũng được hỗ trợ 2 triệu đồng/container loại 20 feet và 3 triệu đồng/container loại 40 feet khi mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa; hỗ trợ 700.000 đồng/container loại 20 feet và 1 triệu đồng/container loại 40 feet khi doanh nghiệp không mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa.

thanh-hoa-cam-ket-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-dau-tu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-giay-qua-cang-nghi-son
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi giải đáp những vấn đề doanh nghiệp ngành Giấy quan tâm.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định, nếu các doanh nghiệp giấy lựa chọn xuất khẩu sản phẩm qua Cảng Nghi Sơn sẽ được hưởng các ưu đãi giống như các hàng hóa khác; tỉnh đã và sẽ chỉ đạo cơ quan Hải quan tạo mọi điều kiện, thông thoáng các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Thanh Hóa rất mong chờ các doanh nghiệp ngành giấy trong cả nước đến hợp tác, đầu tư kinh doanh và trung chuyển sản phẩm qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn.

    >>> Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp vượt khó

Theo báo Thanh Hóa

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp vượt khó

Lợi ích của doanh nghiệp, Ngành Giấy làm động lực cho “Nhiệm kỳ thách thức”

Trong Nhiệm kỳ VI (2018 -2023), VPPA đã 3 lần tham dự và tổ chức hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy quốc tế vào 10/2018, 10/11-2019 và 9/2022. Đặc biệt, tháng 10/11-2019, Hiệp hội đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Công nghiệp Giấy và Bột giấy Đông Nam Á lần thứ 34 (34th FAPPI), tại Đà Nẵng.

VPPA cũng đã tổ chức thành công 8 Hội nghị Ban Chấp hành, 4 Hội nghị Ban Thường vụ, 2 Hội nghị toàn thể hội viên.Trong bối cảnh dịch Covid -19, năm 2020, 2021, VPPA vẫn đồng thời đều đặn cập nhật, cung cấp thông tin cho hội viên, xây dựng các bản tin, hỗ trợ các doanh nghiệp

Trong nhiệm kỳ VI, VPPA thay đổi, mở rộng kết nạp thêm hội viên là các thành phần kinh tế khác có liên quan, gắn kết với ngành Giấy. Các hội viên khi tham gia hoạt động Hiệp hội đều nhận thấy VPPA ngày càng có vai trò quan trọng, có tiếng nói trong việc tư vấn chính sách và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã tích cực, kiên trì xây dựng Hiệp hội.

Năm 2020 và 2021, trong bối cảnh của dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, đặc biệt Hà Hội, Hồ Chí Minh dịch lớn, kéo dài thiếu thốn về tài chính và nhân lực nhưng VPPA cho biết vẫn tổ chức thực hiện các công tác thường xuyên, đồng hành hiệu quả cùng hội viên. Với quyết tâm lấy lợi ích của Ngành, hội viên làm động lực vượt qua thử thách, Hiệp hội đã từng bước ổn định và có những kết quả đáng ghi nhận.

Năm 2021, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, bên cạnh những hoạt động truyền thống, VPPA đã triển khai nhiều hoạt động: cập nhật thông tin về biến động giá cả thị trường chính sách, quy định của Nhà nước, các bộ ban ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Giấy; nắm bắt các khó khăn, vướng mắc từ các doanh nghiệp để phản hồi và đề xuất giải pháp với bộ, ban, ngành tháo gỡ khó khăn…Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ, đề tài KHCN, nghiên cứu các giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng xu thế và những đòi hỏi bức thiết của các doanh nghiệp ngành Giấy.

hiep-hoi-giay-va-bot-giay-viet-nam-dong-hanh-hieu-qua-cung-doanh-nghiep-vuot-kh
Chia sẻ tại Hội nghị VPPA cho biết giai đoạn khó khăn nhất trong 3 năm qua phải kể đến thời điểm bùng phát dịch Covid – 19. Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến kế hoạch của Hiệp hội. Tuy nhiên kịp thời nắm bắt tình hình, ban lãnh đạo VPPA đã nhanh đóng đề ra giải pháp đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Phối hợp với các Hội viên VPPA kiến nghị với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh vừa phòng dịch, vừa tổ chức sản xuất, cụ thể: Công ty CP XNK Bắc Giang, Công ty Giấy Sài Gòn…Với hỗ trợ và cổ vũ của Hiệp hội các hội viên VPPA chủ động, tích cực trong phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên, duy trì sản xuất, cung cấp hàng đúng và đủ với khách hàng trong ngoài nước.

Nhiều doanh nghiệp – hội viên VPPA đã đưa ra các sáng kiến phòng chống dịch hiệu quả, an toàn cho chính đơn vị mình nhưng cũng mang lại những giá trị xã hội tốt đẹp như sáng kiến dùng giường, vách ngăn… bằng bìa giấy của Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, Công ty Giấy Đồng Tiến chuyển đổi công năng của các container thành những phòng nghỉ cho cán bộ công nhân viên khi thực hiện 3 tại chỗ trong giai đoạn dịch…

Trong giai đoạn đầy biến động của đại dịch Covid – 19, công tác đề xuất xây dựng chính sách, tháo gỡ khó khăn là phần công việc VPPA nhận định mang lại hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp hội viên. Điển hình như: Tháo gỡ khó khăn, xử lý ách tắc, tồn đọng nguyên liệu cho các doanh nghiệp cuối 2019, đầu 2020; Kiến nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong 2 năm 2020 và 2022;Tham gia góp ý, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với ngành, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp…

Tham gia hiệu quả trong đề xuất, kiến nghị xây dựng chính sách, gỡ khó cho Hội viên

Trong Nhiệm kỳ VI nhiều thách thức, VPPA liên tục cập nhật thông tin về Ngành, thị trường chính sách, quy định của Nhà nước, các bộ ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Ngành Giấy… cung cấp cho các doanh nghiệp hội viên; Đồng thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc từ các doanh nghiệp để phản hồi với các cơ quan quản lý nhà nước, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn.

VPPA đồng thời tích cực tham dự các phiên họp và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, đề xuất các ý kiến gỡ khó cho các doanh nghiệp trong việc thực thi các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và các Bộ; Đại diện hoặc làm đối tác cùng hội viên trong Hiệp hội đàm phán mua công nghệ, máy móc thiết bị, hoá chất – phụ gia, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành giấy; Tìm kiếm đối tác tin cậy, bảo đảm chất lượng cho việc nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp hội viên; Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề (hội nghị, hội thảo và triển lãm để kết nối quảng bá các sản phẩm, dịch vụ cho hội viên…

Tham dự, góp ý, kiến nghị hiệu quả chính sách và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tại các cuộc họp với: Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Cục Công Nghiệp, Cục xuất nhập khẩu và các cơ quan xây dựng chính sách… trong bối cảnh dịch Covid-19; Thực hiện các nhiệm vụ, các đề tài khoa học công nghệ đáp ứng thực tiễn của Ngành ( Xây dựng Chiến lược Ngành giấy giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến 2045…)… mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên và sự phát triển của Ngành.

Đặc biệt từ năm 2020 đến nay Hiệp hội tích cực tham gia các buổi họp, thảo luận, góp ý và kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp… Tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 – Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020, các kiến nghị và đề xuất của VPPA đều được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ chấp thuận và đưa vào văn bản khi ban hành Nghị định.

Dự thảo QCVN 33:2021/BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu (Ban soạn thảo đã nhất trí với kiến nghị của VPPA là cơ quan giám định và thực hiện kiểm tra là Tổ chức giám định độc lập, Hải quan, Sở TNMT không còn đóng vai trò trong việc kiểm tra nhà nước về nhập khẩu phế liệu giấy); Dự thảo QCVN 40:2021/BTNMT về nước thải công nghiệp (Ban soạn thảo đã nhất trí với kiến nghị của VPPA: Loại bỏ hai chỉ tiêu phải xét nghiệm dioxin và fural trong nước thải, đối với các nhà máy sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại, chỉ áp dụng đối với các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có sử dụng hóa chất tẩy trắng……;

Tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp, VPPA đồng thời kiến nghị gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với Bộ TNMT, Văn phòng Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng… về những bất cập trong nội dung của Nghị định 40/2019/ND-CP, Thông tư 25/TT-BTNMT, về các quy chuẩn QCVN 33:2020, QCVN 12:2015, Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu (thay thế QĐ 73/2014)…

Trong giai đoạn tới, VPPA định hướng tiếp tục làm đầu mối tập hợp, đoàn kết các hội viên cùng nhau hoạt động nhằm thúc đẩy liên doanh, liên kết phát triển bền vững Ngành giấy Việt Nam. Phấn đấu trở thành thành tố quan trọng trong hoạt động xúc tiến, hỗ trợ của mối quan hệ: Nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng.

   >>> Nhiều công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng được giới thiệu tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Giấy

Theo báo Công Thương

Viet Nam Paper Day 2022: Kết nối doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy phát triển bền vững

Sau 2 năm 2020 và 2021 nhiều thách thức gián đoạn, do ảnh hưởng của dịch covid-19, ngày 21/9/2022 tại Thanh Hóa, Hiệp Hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) tổ chức chuỗi hoạt động Việt Nam Paper Day 2022. Sự kiện kéo dài hết 23/9/2022.

Chuỗi hoạt động nhằm gắn kết, cung cấp thêm các thông tin, giải pháp, hỗ trợ các hội viên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững góp phần nâng cao vị thế của ngành Công nghiệp Giấy. Sáng 22/9/2022 nội dung quan trọng của Việt Nam Paper Day, Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy Việt (Hội thảo) đã được tổ chức.

Hội thảo là hoạt động thường niên, sự kiện độc quyền và duy nhất của Ngành Giấy Việt Nam do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) tổ chức. Theo Ban tổ chức Hội thảo năm nay quy tụ đông đảo các đơn vị cung cấp công nghệ, thiết bị, vật tư, hóa chất ngành Công nghiệp Giấy trong và ngoài nước… và toàn thể doanh nghiệp hội viên với số lượng đăng ký tham dự lên đến trên 250 người.

nhieu-cong-nghe-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong-duoc-gioi-thieu-tai-hoi-thao-ky-thuat-nganh-giay
Đoàn chủ tịch Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Nguyễn Việt Đức – Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam hy vọng sự kiện sẽ là nơi để các doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hội, các đối tác gặp gỡ, giao lưu, thảo luận; Các đơn vị cung cấp công nghệ, thiết bị giới thiệu, trưng bày các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới trong ngành công nghiệp giấy; Các chuyên gia gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, tiếp cận tri thức mới, thị trường…qua đó nâng cao hiệu quả, tối ưu chi phí, và nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển theo hướng bền vững cho doanh nghiệp ngành Giấy Việt Nam.

nhieu-cong-nghe-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong-duoc-gioi-thieu-tai-hoi-thao-ky-thuat-nganh-giay
Đáp ứng xu thế chuyển đổi, tiết kiệm nhiên liệu Công ty CP Mạc tích giới thiệu giải pháp Chuyển hóa rác thải và sinh khối thành năng lượng trong nhà máy bột giấy và giấy

Ghi nhanh tại Hội thảo cho thấy sự kiện năm nay thu hút sự tham gia của hầu hết hội viên với sự góp mặt của nhiều tên tuổi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất giấy như: Miza, Andritz, Valmet Group, Kurita…cùng các hoạt động gặp gỡ kết nối, trưng bày, giới thiệu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ dịch vụ mới tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giải pháp xanh thân thiện môi trường…

Cụ thể Tại Hội thảo Tập đoàn Kurita trao đổi về công nghệ mới tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng hơi cho lô sấy trong sản xuất giấy góp phần bảo tồn môi trường và tài nguyên (Ảnh minh họa)

Andritz Hongkong Co., Ltd mang tới sự kiện hệ thống ép kiểu giày mới áp dụng cho quả lô sấy giúp nâng cao hiệu suất tăng cường sản lượng, chất lượng giấy qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp giấy.

Đáp ứng xu thế chuyển đổi, tiết kiệm nhiên liệu Công ty CP Mạc tích giới thiệu giải pháp Chuyển hóa rác thải và sinh khối thành năng lượng trong nhà máy bột giấy và giấy

Giải pháp Sử dụng máy lọc đĩa trong hệ thống nước trắng của nhà máy giấy của Công ty CP Đức Toàn được giới thiệu đến các hội viên VPPA có nhiều ưu điểm giúp tiết kiệm, giảm nguồn nước sạch, giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo chất lượng nước thải ra môi trường đồng thời nâng cao giữ ổn định chất lượng giấy, giảm chi phí về hóa chất điện năng…

Buổi chiều cùng ngày Hội nghị toàn thể hội viên Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cũng đã được tổ chức sau 2 năm 2020, 2021 trì hoãn do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Tại đây VPPA và các hội viên cùng nhìn lại, tổng kết hoạt động thời gian qua thảo luận các vấn đề bức thiết và hữu ích, định hướng cho hoạt động của Hiệp hội trong giai đoạn tiếp theo.

Nhận định về giai đoạn đầy thử thách vừa qua tại sự kiện VPPA chia sẻ thời gian vừa qua đối mặt với nhiều biến động và khó khăn thách thức, tuy nhiên với sự đoàn kết chủ động, linh hoạt VPPA đã nỗ lực phát huy hiệu quả vai trò đồng hành, kết nối, gỡ khó cùng doanh nghiệp giấy và bột giấy sản xuất kinh doanh hiệu quả khẳng định vị thế, vai trò trong nền kinh tế đất nước.

nhieu-cong-nghe-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong-duoc-gioi-thieu-tai-hoi-thao-ky-thuat-nganh-giay
Được thành lập từ năm 1992, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam có vai trò chủ yếu là tập hợp, tổ chức và tạo điều kiện để các hội viên hợp tác, hiệp lực và giúp đỡ lẫn nhau; Cung cấp cho hội viên các thông tin trong nước và thế giới trong lĩnh vực về giấy và bột giấy, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, giúp đỡ hội viên vượt qua khó khăn trong sản xuất kinh doanh; Đại diện hội viên làm việc với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, hiệp hội trong và ngoài nước…

Giai đoạn từ năm 2020 – 2022, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển sản xuất đầu tư của các doanh nghiệp ngành Giấy. Tuy nhiên với quyết tâm lấy lợi ích của doanh nghiệp, của người dân làm động lực vượt qua thử thách, VPPA đã từng bước ổn định và có những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể năm 2021, bên cạnh những hoạt động truyền thống, Văn phòng Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động Cập nhật thông tin về chính sách, quy định của Nhà nước, các bộ ban ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành giấy; nắm bắt các khó khăn, vướng mắc từ các doanh nghiệp để phản hồi và đề xuất giải pháp với bộ, ban, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn.

Đặc biệt VPPA cũng đã tham gia có hiệu quả vào các buổi họp, thảo luận, góp ý và kiến nghị nhiều ý kiến quan trọng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp… trong các văn bản, quy định pháp luật quan trọng như: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020; Dự thảo QCVN 33:2021/BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu; Dự thảo QCVN 40:2021/BTNMT về nước thải công nghiệp.

*) Tiêu đề do VPPA đặt

   >>> Những nhóm sản phẩm, bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải?

Theo báo Công Thương

Thủ tướng đề nghị có giải pháp về visa phù hợp để thúc đẩy phục hồi du lịch quốc tế

Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; ông Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, cùng tham dự phiên họp.

Kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm tiếp tục ổn định và khởi sắc

Trong buổi sáng, Chính phủ đã tập trung thảo luận về: Tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2022, tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tình hình phân bổ, giải ngân vốn ngân sách nhà nước, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm tiếp tục ổn định và khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá trong tháng 8, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và xuất hiện thêm các yếu tố, động thái mới liên quan đến cạnh tranh địa chiến lược và xung đột Nga–Ukraine; áp lực lạm phát cao; thị trường xuất khẩu thu hẹp; chính sách tiền tệ và chống dịch của các nước có nhiều thay đổi, khác nhau, gây nhiều khó khăn; giá cả nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn định. Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, chúng ta phải tiếp tục xử lý các nhiệm vụ tồn đọng, kéo dài.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, bài bản, tập trung, bình tĩnh, kiên định, sáng tạo, thực chất, lấy hiệu quả làm trọng, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình thực tiễn, biến động nhanh trên thế giới để có giải pháp linh hoạt, phù hợp.

Thủ tướng nêu rõ 12 kết quả nổi bật trong 8 tháng vừa qua. Trong đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng, tăng trưởng GDP quý III có thể đạt cao hơn quý II nếu không có những biến động lớn. Kết hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện. Các hoạt động chăm lo đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động được triển khai tích cực, hiệu quả. Các hoạt động kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, an toàn, thiết thực. Theo điều tra sơ bộ, tỉ lệ hộ có thu nhập không đổi và tăng lên là 82,2%. Số khách du lịch nội địa 8 tháng gần bằng cả năm 2019.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Tiếp tục tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tích cực rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cương quyết bỏ khâu trung gian, nhất là giảm cấp tổng cục.

Có giải pháp về visa phù hợp để thu hút mạnh hơn du khách

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi; tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện, tổng thể, quyết liệt, hiệu quả các chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, tăng cường phân cấp, phân quyền, nắm tình hình, ứng phó diễn biến mới.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện các trọng tâm chỉ đạo, điều hành đã được phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 xác định, gồm “4 ổn định” (ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội); 3 “tăng cường” (tăng cường nắm tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và công tác y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, tiêm phòng vaccine COVID-19; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính nhà nước); “2 đẩy mạnh” (đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch); “1 tiết giảm” là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết; và “1 kiên quyết không” là không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện các trọng tâm chỉ đạo, điều hành đã được phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 xác định - Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện các trọng tâm chỉ đạo, điều hành đã được phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 xác định – Ảnh: Nhật Bắc

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Xây dựng các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn.

Đẩy mạnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà, các dự án dàn trải, điều chuyển vốn từ những dự án chậm, kém hiệu quả sang các dự án bảo đảm tiến độ. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát lại, Thanh tra Chính phủ vào cuộc ngay để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tế, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới việc bảo đảm nguyên vật liệu cho các dự án hạ tầng chiến lược theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án, nội dung trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội nghị Trung ương 6, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2023; định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Tập trung rà soát, hòa thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ban hành trong tháng 9 các nghị định về tổ chức bộ máy của các bộ, các ngành. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nâng cao vị thế đất nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan nghiên cứu, có giải pháp về visa phù hợp với tình hình hiện nay để thu hút mạnh hơn du khách, thúc đẩy phục hồi du lịch quốc tế.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, công tác phòng, chống dịch bệnh, các thành tựu phát triển của đất nước.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch của các ngành, các địa phương, nhất là các quy hoạch trình Trung ương, Quốc hội và quy hoạch điện VIII theo đúng mục tiêu đề ra./.

   >>> Những nhóm sản phẩm, bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải?

Theo Báo mới

Những nhóm sản phẩm, bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải?

Hỏi: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì nào thì phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty gia công các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải cho công ty khác thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải hay không?

Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, tuy nhiên đến nay còn nhiều nội dung, quy định trách nhiệm, quyền hạn cũng như các mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường vẫn chưa được nhiều tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nắm rõ, trong đó phải kể đến các nhóm sản phẩm bao bì được quy định phải có trách nhiệm xử lý chất thải.

Hiện đang có 6 nhóm sản phẩm, bao bì phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Điều 83 Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo Điều 83 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 6 nhóm sản phẩm, bao bì sau đây phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải: Thuốc bảo vệ thực vật (bao bì thuốc bảo vệ thực vật); pin dùng một lần các loại; tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần; kẹo cao su; thuốc lá; các sản phẩm khác có thành phần nhựa tổng hợp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì nêu trên nhưng không phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải nếu thuộc một trong 5 trường hợp: Sản xuất sản phẩm, bao bì để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất có doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng; nhà nhập khẩu có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.

Nếu doanh nghiệp của bạn gia công sản phẩm, bao bì cho doanh nghiệp khác (theo quy định của pháp luật về gia công hàng hóa, sản phẩm) thì không phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải. Theo quy định của pháp luật về môi trường thì chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất và đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu các sản phẩm, bao bì thuộc đối tượng xử lý chất thải thì mới phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải (trừ một số trường hợp không phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo quy định của pháp luật).

Theo phụ lục của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các sản phẩm khác có thành phần nhựa tổng hợp thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải gồm các nhóm: Khay, bát, đũa, ly, cốc, dao, kéo, đũa, thìa, dĩa, ống hút, que khuấy, hộp đựng, màng bọc thực phẩm sử dụng một lần; bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ rang, bàn chải đánh răng dùng một lần, kem đánh răng dùng một lần, dầu gội, dầu xả dùng một lần, dao cạo râu dùng một lần; quần, áo các loại và phụ kiện; đồ da, túi, giày, dép các loại; đồ chơi trẻ em các loại; đồ nội thất các loại; vật liệu xây dựng các loại; túi ni lông khó phân hủy sinh học…

    >>> Lee & Man khởi chạy dây chuyền giấy bao bì hòm hộp công suất 250.000 tấn/năm mới tại Selangor, Malaysia

Theo báo Công Thương

Lee & Man khởi chạy dây chuyền giấy bao bì hòm hộp công suất 250.000 tấn/năm mới tại Selangor, Malaysia

Lee & Man Paper Manufacturing đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm trên dây chuyền sản xuất giấy bao bì hòm hộp từ giấy thu hồi, đây là dây chuyền thứ 3 tại nhà máy ở Selangor, Malaysia.

Dây chuyền có công suất 250.000 tấn/năm, do công ty chế tạo máy Shanghai Qingliang Industry của Trung Quốc cung cấp, máy có khổ giấy sau cắt biên 5,6 m và tốc độ thiết kế 900 m/phút. Sản phẩm công bố là giấy tesliner và medium có độ bền cao.

Dây chuyền PM 27 là dây chuyền thứ ba trong số bốn dây chuyền sản xuất giấy bao bì hòm hộp được Lee&Man đặt hàng cho nhà máy Selangor.

Hai dây chuyền đầu tiên, có tên là PM 23 và PM 25, mỗi dây chuyền có công suất 350.000 tấn/năm, được đưa vào sản xuất lần lượt tháng 11 năm 2020 và tháng 4 năm 2021 với sản phẩm chính là giấy kraft-top liner.

Quá trình lắp đặt dây chuyền PM 26 gần như đã hoàn tất và dự kiến khởi chạy vào vào cuối năm nay.

Phần lớn sản lượng giấy bao bì của Lee&Man tại Slangor sẽ được xuất khẩu trở về Trung Quốc.

Lee & Man hiện là nhà sản xuất lớn thứ 3 tại Trung Quốc với tổng công suất giấy bao bì công nghiệp từ nguyên liệu giấy thu hồi đạt 6,34 triệu tấn/năm.

Nhằm đối phó với chính sách thắt chặt kiểm soát nhập khẩu giấy thu hồi, bắt đầu từ năm 2017 và cuối cùng phát triển thành lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn vào năm 2021, công ty đã tích cực mở rộng công suất giấy bao bì của mình tại Malaysia và một số nới khác./.