Triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 9 ngành công nghiệp Giấy và Bột giấy tại Việt Nam

Vượt qua những khó khăn sau đại dịch Covid-19, PAPER VIETNAM 2022 vẫn thu hút các doanh nghiệp từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Trung Quốc, Việt Nam. Đây thực sự là một cơ hội giá trị để các doanh nghiệp, các chuyên gia gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng hợp tác, tiếp cận thị trường và công nghệ mới. Triển lãm dự kiến sẽ đón hơn 4,000 lượt khách tham quan thương mại.

Tại các Hội thảo chuyên đề, các chuyên gia hàng đầu trong ngành sẽ cập nhật xu hướng công nghệ và diễn biến thị trường. “Sự phát triển của ngành giấy Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới” – Ông Đặng Văn Sơn (Phó chủ tịch, Tổng Thư ký VPPA); Tái chế giấy thu hồi nói chung và hộp đựng chất lỏng (sữa, nước hoa quả…) nói riêng ở Việt Nam” – Ông Hoàng Trung Sơn (Phó Chủ tịch VPPA, Chủ tịch Chi hội II, VPPA, Tổng Giám đốc Giấy Đồng Tiến); “Tổng quan ngành giấy bột giấy Ấn Độ” – Ông. B P Thapliyal (Tổng thư ký, Hiệp hội Nông nghiệp và Nhà máy giấy tái chế Ấn Độ IARPMA); “Máy xeo giấy làm thùng sóng trong những năm tới ở Việt Nam” – Chuyên gia của Valmet (Phần Lan)… là một số chủ đề đáng chú ý tại triển lãm.

Chương trình “Gặp gỡ giao thương các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam và quốc tế” do BTC phối hợp với Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) chủ trì sẽ là một trong những hoạt động đáng chú ý.

Chương trình Kết nối giao thương B2B cũng luôn được BTC chú trọng phát triển. Việc sắp xếp trước các cuộc hẹn ngay tại gian hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được các cuộc gặp hiệu quả và đáng tin cậy với các đối tác phù hợp, để thương thảo về sản phẩm và công nghệ, lựa chọn người mua – người bán phù hợp, đi đến ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó, Khu vực trưng bày giấy tissue là nơi các đơn vị sản xuất sản phẩm giấy tissue được trưng bày miễn phí, nhằm tạo cơ hội trao đổi và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy Việt Nam.

Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí đi lại cho các đoàn khách tham quan từ 30 người trở lên.

Chúng tôi tin rằng PAPER VIETNAM 2022 sẽ là cầu nối thương mại lý tưởng, nơi hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Giấy và Bột giấy Việt Nam.

Thời gian: 03-05/08/2022

Địa điểm: Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Trần Nguyên Thu Thủy (Ms. Rosie) – Phụ trách dự án
Công ty TNHH MTV DV QC & Triển lãm Minh Vi (VEAS)
Phòng 803, tòa nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : 028 384 88 561  Di động : 093 8300 391
Email: Rosie.tran@veas.com.vn
Website: https://www.paper-vietnam.com/

Phát triển lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật hiện đại

Chương trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm 2021 đến năm 2025.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ carbon từ rừng, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26); góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Bảo vệ, phát triển bền vững toàn bộ diện tích rừng hiện có

Chương trình đặt mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; góp phần duy trì ổn định tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0-5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Nâng cao năng suất, chất lượng rừng

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu như: Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng.

Các nội dung ưu tiên thực hiện gồm: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ven biển; phát triển giống cây lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình dự kiến 78.585 tỷ đồng.

    >>> Doanh nghiệp giấy ‘khó chồng khó’ khi giá nước sạch tăng sốc

Theo báo Chính phủ

Chuyển đổi số trong ASEAN: Cơ hội và thách thức

Trong một bài viết trên East Asia Forum, TS. Giulia Ajmone Marsan, Giám đốc Chiến lược và đối tác của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), đã chỉ những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số ở khu vực Đông Nam Á.

Sự năng động kinh tế của ASEAN đang ngày càng được minh chứng rõ ràng. Trong những năm gần đây, khu vực này đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của một số nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất thế giới.

Xu hướng đổi mới kỹ thuật số

Bối cảnh đại dịch Covid-19 càng thúc đẩy xu hướng này với 60 triệu người sử dụng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu và nền kinh tế Internet của ASEAN đang trên đà phát triển, được dự báo sẽ chiếm 360 tỷ USD vào năm 2025.

Sự tăng tốc của nền kinh tế kỹ thuật số cùng nhu cầu sử dụng gia tăng đã thúc đẩy sự đổi mới và làn sóng kinh doanh thông qua phương tiện kỹ thuật số trong khu vực.

Theo Bloomberg, các công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á đã huy động được khoảng 8,2 tỷ USD vào năm 2020, vượt trội so với hầu hết các thị trường mới nổi khác. Tuy nhiên, con số này đã chậm lại vào năm 2022 theo xu hướng toàn cầu.

Năm 2021, có hơn 30 công ty khởi nghiệp ở các nước ASEAN có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên và con số này vẫn đang tiếp tục tăng nhanh chóng.

Nhờ sự năng động, các nhà đầu tư đang hướng tầm nhìn xa ngoài các nơi truyền thống của khởi nghiệp như Singapore, trung tâm về đổi mới sáng tạo toàn cầu lâu đời hay Indonesia, điểm đến được ưa chuộng vì quy mô thị trường lớn, để tiếp cận các quốc gia “tân binh” như Malaysia và Việt Nam.

Mặt khác, nhóm người tiêu dùng thế hệ trẻ và thế hệ Z ngày càng hiểu biết về công nghệ đang trở thành động lực thiết yếu cho chuyển đổi số, tạo ra triển vọng tích cực cho sự đổi mới trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Khi đại dịch là chất xúc tác

Những thách thức do đại dịch gây ra đã thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, y tế, giáo dục…

Tại Singapore, các sáng kiến ​​chính sách mới, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và các quy định để giúp thúc đẩy sản xuất thịt nuôi trong phòng thí nghiệm và nông nghiệp đô thị bền vững đã thu hút các công ty khởi nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.

Ở các nước ASEAN khác, các ứng dụng di động kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ y tế đã phát triển mạnh trong thời gian đại dịch giãn cách xã hội.

Là một trong những nền tảng mạng lưới chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển trong khu vực, công ty Halodoc của Indonesia đã kết nối bệnh nhân trên khắp đất nước với bác sĩ và cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà trong thời gian nước này ở đỉnh dịch.

Công nghệ giáo dục trở thành nhu cầu thiết yếu khi dịch Covid-19 khiến nhiều trường học bị đóng cửa. Lĩnh vực này đã phát triển đáng kể từ năm 2020.

Cũng có một số ví dụ điển hình trong các công ty khởi nghiệp về công nghệ giáo dục trong khu vực trước đại dịch như cổng thông tin trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á dành cho giáo dục đại học, EasyUni, được thành lập ở Kuala Lumpur vào năm 2008, nhằm kết nối sinh viên trong khu vực với các cơ hội học tập quốc tế.

ASEAN phải tiếp tục mở rộng đầu tư vào phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, đổi mới kỹ thuật số, đặc biệt tập trung vào các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. (Nguồn: SIIA)

Nắm bắt cơ hội đổi mới

Nếu ASEAN muốn tận dụng, phát huy những bước phát triển tích cực này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đưa mức thu nhập của người dân trong khu vực lên thu nhập trung bình và cao, thì cần phải giải quyết một số vấn đề.

Các doanh nghiệp kỹ thuật số có kỹ năng cao chính là chìa khóa cho sự thiết lập và phát triển những trung tâm về đổi mới kỹ thuật số. ASEAN phải tiếp tục mở rộng đầu tư vào phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, đặc biệt tập trung vào các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Hiện nay, tỷ lệ đăng ký vào giáo dục đại học ở khu vực ASEAN thấp hơn đáng kể so với khu vực Đông Á. Trừ các trường ở Singapore, các nước còn lại tại Đông Nam Á cần nâng cao chất lượng của các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học để bắt kịp với các nước khác ở châu Á-Thái Bình Dương.

Không mấy ngạc nhiên khi nhiều doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực kỹ thuật số ở ASEAN là những người từng du học nước ngoài. Tự do hóa hơn nữa lĩnh vực giáo dục đại học để cung cấp chất lượng giáo dục tốt thông qua việc tạo điều kiện trao đổi với các trường đại học nước ngoài hàng đầu và kết nối với mạng lưới giáo dục toàn cầu là điều cần thiết để cung cấp nền tảng cho các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ.

Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách ASEAN nên suy nghĩ về các giải pháp nhằm trao đổi nhân tài dễ dàng hơn trong khu vực. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đơn giản hóa tính di động trong nội khối ASEAN và thu hút thêm nhiều nhân tài đổi mới kỹ thuật số đến khu vực.

Singapore đã đi tiên phong trong ý tưởng này với chương trình Tech.Pass (chương trình visa thu hút nhân tài công nghệ) mới ra mắt gần đây và các nước ASEAN khác có thể tham khảo. Tiện nghi đa dạng là một yếu tố quan trọng giúp khu vực ngày càng thu hút được nhiều nhân tài trong lĩnh vực công nghệ.

Giải quyết vấn đề hội nhập là rất quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số. Các khu vực đô thị ASEAN đã được hưởng lợi một cách không cân đối về khởi nghiệp kỹ thuật số.

Một số quốc gia không có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đầy đủ, nhất là ở vùng sâu vùng xa, nơi mà doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật số là một thách thức lớn.

Mặt khác, phụ nữ thường bị tụt hậu về cơ hội khởi nghiệp, kỹ năng chuyên môn và khả năng lãnh đạo. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong ASEAN đầu tư và áp dụng công nghệ kỹ thuật số có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các tập đoàn lớn.

Sự phát triển của các sáng kiến ​​khu vực, chẳng hạn như Go Digital ASEAN, đang góp phần mở rộng sự tham gia chuyển đổi số ở 10 quốc gia, nhằm thu hẹp những khoảng cách này.

Cuối cùng, cần theo dõi các chỉ số và triển khai các biện pháp giám sát nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN để hiểu được sự phát triển trong khu vực. Khoảng cách trong lĩnh vực kỹ thuật số ngày càng tăng đòi hỏi sự nghiên cứu tốt hơn và lập bản đồ theo dõi sự xuất hiện của các trung tâm về đổi mới kỹ thuật số ở ASEAN.

Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cần phải suy nghĩ sáng tạo và sử dụng lượng dữ liệu dồi dào sẵn có để theo dõi các xu hướng và sự phát triển. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về khu vực và đưa ra các biện pháp cần thiết nhất để phát triển năng lực kỹ thuật số rộng khắp ASEAN trong tương lai.

    >>> BVDM kêu gọi bãi bỏ ADDs và CVDs đối với CFP nhập khẩu từ Trung Quốc

Theo báo Quốc tế

BVDM kêu gọi bãi bỏ ADDs và CVDs đối với CFP nhập khẩu từ Trung Quốc

Tháng 7/2022, EC đã bắt đầu xem xét thời hạn hết hiệu lực của ADD và CVD đối với CFP nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các sản phẩm bị điều tra là giấy, bìa có tráng một hoặc cả hai mặt, không bao gồm giấy, bìa kraft, ở dạng tấm hoặc cuộn với định lượng cơ bản là 70-400 g/m² và độ sáng ISO trên 84.

Các sản phẩm này hiện đang chịu thuế ADDs 8-35,1% và CVDs 4-12%, áp dụng từ tháng 5/2011, sau đó gia hạn thêm 5 năm nữa kể từ tháng 7/2017.

 Arctic Paper Grycksbo, Burgo, Fedrigoni, Lecta và Sappi Europe đưa ra yêu cầu xem xét lại thời gian hết hiệu lực nhằm xác định ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá hay không.

Ngành công nghiệp in ấn và truyền thông đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm giấy chưa từng có kể từ giữa năm 2021, cũng như tình trạng lạm phát, tăng giá khó lường và logistics bị trì trệ ./.

    >>> Doanh nghiệp giấy ‘khó chồng khó’ khi giá nước sạch tăng sốc

Theo Fastmarkets RISI

Doanh nghiệp giấy ‘khó chồng khó’ khi giá nước sạch tăng sốc

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam vừa báo cáo Tổ điều hành thị trường (Bộ Công Thương) về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022.

Ông Đặng Văn Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, việc chuyển trạng thái từ phòng chống dịch sang trạng thái bình thường đã tạo ra rất nhiều mặt tích cực như tiêu dùng giấy các loại đã tăng 3,6%, nhập khẩu tăng 14,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản xuất lại giảm nhẹ 1,1% và xuất khẩu giảm 3,2%.

Nguyên nhân là do nguyên liệu sản xuất biến động tăng mạnh và liên tục. Giá bột giấy đến thời điểm tháng 6 đã thiết lập mức đỉnh: Bột giấy tẩy trắng gỗ cứng (BHKP) ở mức 830 USD/tấn, Bột giấy tẩy trắng gỗ mềm (BSKP) ở mức 1.088 USD/tấn. Giá bột giấy phế liệu (OCC) ở mức 270-280 USD/tấn.

Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển vẫn tăng cao và khó khăn vận chuyển dẫn đến nhiều đơn hàng bị pending (chưa giải quyết) và delay (chậm trễ) dài ngày. Thêm vào đó, giá than, xăng dầu, khí đốt… tăng đột biến và khan hiếm nguồn cùng tạo nên áp lực rất lớn cho chi phí giá thánh sản phẩm.

“Cùng với đó là tâm lý sợ thiếu hụt hàng do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, các nhà nhập khẩu và sản xuất gia công gom tích hàng rất nhiều, tuy nhiên do nhu cầu thị trường tiêu dùng tăng trưởng không quá mạnh dẫn đến tồn kho cao”, ông Sơn cho hay.

Trong bối cảnh khó khăn như vậy, đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho biết hiện nay một số tỉnh lại điều chỉnh tăng giá nước sạch cho sản xuất tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làm cho các doanh nghiệp thêm khó khăn. Đặc biệt, tại tỉnh Bình Phước đã có quyết định tăng từ tháng 6/2022 với mức tăng bình quân 6%/năm cho đến năm 2026, với mức tăng 22,5% so với giá nước hiện tại, trong khi đó, giá nước của Bình Phước đã ở mức cao so với các tỉnh trong khu vực.

“Ngành giấy có đặc điểm là sử dụng nhiều nước trong hoạt động sảm xuất kinh doanh, bình quân nhà máy trung bình sử dụng 10.000m3/ngày-đêm, điều này dẫn đến chi phí tiền nước sạch cho sản xuất tăng cao và gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Sơn chia sẻ.

Theo đó, Hiệp hội kiến nghị áp dụng mức tăng giá nước sạch bình quân là 3%/năm thay vì 6%/năm so với mức giá hiện tại và lộ trình tăng giá kéo dài đến năm 2030 thay vì đến năm 2026 là phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất, ổn định an sinh xã hội, góp phần thực hiện chính sách kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Trước đó, công ty TNHH MTV Giấy Khôi Nguyên (Bình Phước) có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước, chia sẻ hiện nay mặc dù tình hình dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường từ tác động bên ngoài lãnh thổ. Đơn cử việc Trung Quốc áp dụng biện pháp khống chế dịch bệnh một cách mạnh mẽ khiến cho một phần lưu thông hàng hải quốc tế bị tê liệt trong một thời gian dài.

Với mức tăng giá nước mà UBND tỉnh Bình Phước đưa ra, công ty Giấy Khôi Nguyên nhận định đây là mức tăng giá không phù hợp trong điều kiện các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức từ dịch bệnh và chiến tranh.

“Đối với đơn giá điều chỉnh khoảng 6%/năm từ năm 2023 đến năm 2026 là chưa đủ căn cứ. Hơn nữa, việc xây dựng đơn giá nước phải được đánh giá vào tình hình thực tế của từng năm và thông qua việc kiểm tra của Sở Tài chính làm cơ sở quy định áp dụng đơn giá. Đáng lưu ý, với việc sử dụng nước là do chỉ định, các doanh nghiệp không thể trực tiếp thỏa thuận nên việc áp giá chúng tôi hoàn toàn không có sự lựa chọn hay đàm phán”, Công ty Giấy Khôi Nguyên phản ánh.

Vì vậy, công ty Giấy Khôi Nguyên bày tỏ mong muốn UBND tỉnh và các cơ quan liên quan của tỉnh Bình Phước xem xét lại giá nước cho phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi kinh tế trong giai đoạn hết sức khó khăn này.

Theo Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 9/5/2022 của UBND tỉnh Bình Phước về lộ trình tăng giá nước từ năm 2022 – 2026, trong đó với mức tăng giá áp dụng từ tháng 6/2022 so với giá nước hiện tại tăng 22,5% (mức giá sỉ đối với tổ chức, cá nhân sản xuất vật chất hiện tại là 11.619 đồng/m3 nước, mức giá theo Quyết định 08/2022/QĐ-UBND áp dụng từ tháng 6/2022 là 14.233 đồng/m3 nước), đồng thời tiếp tục tăng bình quân 6%/năm theo lộ trình cho đến năm 2026.

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đây là mức tăng quá cao và quá nhanh trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải cố gắng vật lộn để duy trì và phục hồi sản xuất trong khi vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức từ dịch bệnh và chiến sự Nga – Ukraine. Qua tham chiếu chi phí đầu tư và sản xuất nước sạch ở các địa bàn tương tự thì giá bán nước sạch sử dụng cho hoạt động sản xuất, ổn định ở mức giá 11.000 – 12.000 đồng/m3 là phù hợp trong tình hình hiện nay.

   >>> Hiệp hội Giấy kiến nghị ‘không tăng kịch trần giá nước sản xuất’

Theo VnBusiness

Hiệp hội Giấy kiến nghị ‘không tăng kịch trần giá nước sản xuất’

TP HCM đã tăng giá nước từ đầu năm nay, với mức giá nước cấp cho sản xuất tăng từ 11.400 đồng lên 12.100 đồng mỗi m3 (tức tăng hơn 6%).

Nhiều địa phương từ đầu tháng 6 cũng tăng giá nước cho sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp với mức tăng bình quân trên 20%. Chẳng hạn, tỉnh Bình Phước tăng giá nước thêm 22,5%, lên mức giá sỉ 14.233 đồng một m3. Tỉnh này cũng áp dụng lộ trình tăng giá bình quân 6% một năm từ nay tới 2026.

Ngoài ra, một số địa phương khác đang có kế hoạch tăng giá nước theo lộ trình từ nay tới 2026, với mức tăng 5-7%.

Ông Đặng Văn Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam cho hay, bình quân doanh nghiệp ngành này sử dụng 10.000 m3 một ngày đêm cho sản xuất. Giá nước sạch tăng trên 20%, có nơi gần 30% so với trước dẫn tới chi phí tiền nước, sản xuất của các doanh nghiệp tăng vọt.

“Đây là mức tăng quá cao và nhanh trong bối cảnh các doanh nghiệp đang vật lộn duy trình sản xuất, chưa phục hồi sau dịch”, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam nhận xét.

Các doanh nghiệp ngành giấy cho rằng, mức giá bán nước sạch cho sản xuất ở ngưỡng 11.000-12.000 đồng một m3 sẽ phù hợp, giúp họ bớt gánh nặng chi phí. “Các doanh nghiệp sản xuất đều có hệ thống tuần hoàn, tiết kiệm dùng nước nhưng chi phí nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất. Việc tăng giá nước lúc này sẽ càng bồi thêm khó khăn”, lãnh đạo một doanh nghiệp giấy tại Bình Phước chia sẻ.

Trước những khó khăn này, Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam đề nghị các địa phương xem xét lại quyết định tăng giá nước, và không tăng kịch trần mức bình quân hằng năm 6%. “Tỷ lệ tăng giá nước bình quân hằng năm nên ở mức 3%, lộ trình kéo dài tới năm 2030 để bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp”, đại diện Hiệp hội Giấy kiến nghị.

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải, Tổ trưởng Tổ điều hành thị trường trong nước cho rằng, việc tăng giá nước với ngành sử dụng nhiều như sản xuất giấy sẽ làm tăng chi phí sản xuất, dẫn tới tăng giá thành và tác động tới chỉ số CPI.

Ông đề nghị các địa phương xem xét lại lộ trình tăng giá mặt hàng này và giảm một nửa tỷ lệ tăng giá hằng năm so với hiện nay. Việc này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất, góp phần thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô.

Sáu tháng đầu năm, sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp giấy tăng gần 4% so với cùng kỳ, nhưng sản xuất và xuất khẩu lại giảm do giá bột giấy – nguyên liệu sản xuất chính đã lập mức đỉnh trong tháng 6, với mức tăng 18-60%.

Chẳng hạn, bột giấy tẩy trắng gỗ cứng ở mức 830 USD một tấn, bột giấy tẩy trắng gỗ mềm “vọt” lên 1.088 USD một tấn. Còn bột giấy phế liệu cũng ở mức 270-280 USD một tấn.

Nửa cuối năm, Hiệp hội Giấy và bột giấy nhìn nhận vẫn là khoảng thời gian thách thức với ngành này khi giá nguyên nhiên liệu, năng lượng và áp lực chi phí gia tăng. Trong khi đó giá giấy sẽ giảm do tiêu dùng thấp, còn xuất khẩu vẫn bấp bênh do “cầu” thị trường Trung Quốc vẫn thấp do chính sách phòng dịch, zero Covid.

    >>> Ủy ban Châu Âu xem xét áp thuế ADDs và CVDs đối với giấy CFP nhập khẩu từ Trung Quốc

Theo VnExpress

Ủy ban Châu Âu xem xét áp thuế ADDs và CVDs đối với giấy CFP nhập khẩu từ Trung Quốc

Các sản phẩm được điều tra là giấy hoặc bìa được tráng một hoặc cả hai mặt (không bao gồm giấy kraft hoặc bìa kraft), ở dạng tấm hoặc cuộn, có định lượng cơ bản từ 70-400 g/m2 và độ sáng ISO trên 84.

Tại Liên minh châu Âu (EU), các nhà xuất khẩu Trung Quốc hiện đap bị áp mức thuế ADDs từ 8 – 35,1% và CVDs từ 4 – 12% cho các sản phẩm.

Việc xem xét thời hạn áp dụng, được đưa theo yêu cầu của bốn nhà sản xuất giấy tráng phủ Châu Âu – Artic Paper Grycksbo, Burgo Group, Fedrigoni và Lecta Group – nhằm xác định xem việc dừng thực hiện các biện pháp hiện tại có thể dẫn đến việc tiếp tục hay không tái diễn tình trạng bán phá giá và trợ cấp, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp EU.

Các nghĩa vụ thuế sẽ vẫn có hiệu lực trong thời gian kiểm tra và dự kiến sẽ kết thúc trong vòng một năm.

Tháng 5/2011, EC đã áp các mức thuế trừng phạt đối với hàng nhập khẩu CFP từ Trung Quốc với thời hạn 5 năm. Sau đó được chính thức gia hạn vào tháng 7/2017 thêm năm năm sau khi tiến hành rà soát hết hạn./.

    >>> Trung Quốc thúc đẩy thương mại dăm gỗ cứng toàn cầu

Theo Fastmarkets RISI

Trung Quốc thúc đẩy thương mại dăm gỗ cứng toàn cầu

Trong năm 2021, giao dịch dăm mảnh gỗ cứng chiếm khoảng 4/5 tổng số giao dịch, chủ yếu từ các nhà máy bột giấy ở châu Á, khối lượng còn lại là dăm gỗ mềm.

Theo Wood Resource Quarterly, xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2021 đạt mức cao kỷ lục mới, đạt 14,8 triệu tấn khô, tăng 12% so với năm 2020. Năm 2008, Trung Quốc mới chỉ nhập khẩu lượng dăm mảnh khoảng 1 triệu tấn, nhưng từ đó đến nay nước này đã gia tăng nhập khẩu mạnh mẽ.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, nhu cầu xơ sợi gỗ của Trung Quốc tiếp tục tăng và cao hơn 10% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 56% tổng lượng dăm gỗ nhập khẩu của thế giới.

Giao dịch buôn bán dăm mảnh gỗ trên thế giới (không tính Trung Quốc) là tương đối ổn định trong mười năm qua, bình quân khoảng 19-21 triệu tấn/năm, trừ năm 2020, khi tổng lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn hơn 17 triệu tấn. Nguyên nhân là do gián đoạn chuỗi cung ứng ngắn hạn do COVID-19 chứ không phải vì thay đổi xu hướng sản xuất.

Vào đầu năm 2022, tổng nhập khẩu sang châu Á (trừ Trung Quốc) và châu Âu thực tế không thay đổi so với năm 2021.

Khi các nhà máy sản xuất bột giấy mở rộng quy mô lớn ở Trung Quốc từ năm 2008, xơ sợi gỗ được ưa chuộng chủ yếu là dăm gỗ keo giá rẻ và chất lượng thấp từ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Điều này bắt đầu thay đổi vào năm 2013-2014 khi các nhà máy bột giấy nhận thấy lợi ích về chi phí và chất lượng của việc sử dụng các loại dăm gỗ có mật độ cao hơn như bạch đàn Nitens và bạch đàn Globulus từ Úc và Chile.

Kết quả là, từ năm 2012 đến năm 2017, tỷ trọng của loại xơ sợi có hiệu suất cao (high-yield fiber) đã tăng đáng kể, từ 11% lên 47% trong tổng lượng nhập khẩu.

Tuy nhiên, năm 2018, mức tăng liên tục trong 5 năm trước đã chững lại và giảm trong giai đoạn 2019-2022 xuống chỉ còn 30% trong Q1/2022./.

    >>> Bản tin ngành Giấy tháng 6/2022

Theo Pulpapernews

ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai

Hồi năm 2009, chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái, ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), tăng cường cam kết về một nền thương mại khu vực mở và hội nhập. Vào ngày 16/3/2022, trước đại dịch Covid-19 chưa từng có và các cuộc khủng hoảng địa chính trị gia tăng, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã khởi động chiến lược các cuộc đàm phán để nâng cấp ATIGA.

Tình thế gần đây tạo cơ hội cho ASEAN tăng cường hội nhập trong bối cảnh những thách thức toàn cầu mới. Điều này đảm bảo việc tăng cường ATIGA, hiệp định thương mại hàng đầu của ASEAN, sẽ đưa ASEAN vào vị thế kinh tế mạnh mẽ hơn để đáp ứng với những chuyển dịch cơ cấu toàn cầu sắp tới do chuyển đổi công nghệ và tuần hoàn mang lại và sẽ mang lại những lợi ích đáng kể, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh và mức độ phù hợp của ASEAN trên toàn cầu về thương mại và đầu tư. ASEAN mong muốn đàm phán về một ATIGA được nâng cấp có lợi hơn và có tác động hơn so với các thỏa thuận khu vực hoặc ASEAN cộng hiện có.

ATIGA, một dấu ấn của sự hội nhập kinh tế của ASEAN

ATIGA phát triển từ các hiệp định thương mại trước đó của ASEAN. Cơ chế ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), cơ chế chính để đạt được các mục tiêu của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN được ký kết năm 1992, là tiền thân trực tiếp của ATIGA. Sau khi sửa đổi CEPT vào năm 1995 và 2003, ASEAN đã nhất trí về một thỏa thuận mới, trở thành ATIGA.

ATIGA được xây dựng dựa trên các mục tiêu của CEPT là thiết lập ASEAN như một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, đặc trưng bởi sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và vốn. Hiệp định đã cung cấp các biện pháp thương mại toàn diện – chẳng hạn như tự do hóa thuế quan, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, tạo thuận lợi thương mại và thủ tục hải quan giúp dễ dàng di chuyển hàng hóa trong khu vực.

Thành công của ATIGA cho đến nay với kết quả quan trọng nhất của ATIGA là giảm thuế quan thương mại nội khối ASEAN xuống 0 đối với hầu hết các loại hàng hóa. Cho đến nay, 99% tất cả các dòng thuế đều có thuế suất bằng 0. Quan trọng hơn, ATIGA đã thiết lập một loạt các biện pháp để giúp các doanh nghiệp điều chỉnh các quy tắc thương mại. Ví dụ, Cơ chế một cửa ASEAN cho phép trao đổi điện tử liền mạch các chứng từ thương mại, chẳng hạn như Giấy chứng nhận xuất xứ và Tờ khai hải quan, cho tất cả 10 cơ quan hải quan của ASEAN.

Một ví dụ khác là Trung tâm thông tin thương mại ASEAN đóng vai trò như một nguồn thông tin thống nhất về thuế quan, quy định và thủ tục hành chính. Các biện pháp này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại ASEAN. Ví dụ, thương mại nội khối ASEAN tăng từ 502,9 tỷ USD năm 2010 lên 712,0 tỷ USD năm 2021, chiếm khoảng 21,3% tổng thương mại của khối. Thị phần của ASEAN trong thương mại thế giới tăng đều đặn từ khoảng 6,5% năm 2010 lên 7,5% vào năm 2021, nhanh hơn các khu vực khác và minh họa bản chất hướng ngoại của hội nhập ASEAN. Đồng thời, ASEAN vẫn là một trong những khu vực nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Bối cảnh toàn cầu đang thay đổi trong một thập kỷ kể từ khi ATIGA được triển khai lần đầu tiên vào năm 2010, những thay đổi về cơ cấu trong các mô hình thương mại toàn cầu và hội nhập khu vực. Thứ nhất, mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, đang chuyển dịch, một phần được kích hoạt bởi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Căng thẳng đã khiến nhiều công ty đa quốc gia, bao gồm cả các tập đoàn của Trung Quốc, phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ để không tập trung hoàn toàn ở Trung Quốc.

Hầu hết các công ty đang xem xét chiến lược Trung Quốc +1 trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi ASEAN là một địa điểm thay thế đáng kể cho Trung Quốc. Kết hợp với những cú sốc do thiên tai, đại dịch, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và cuộc khủng hoảng quân sự đang diễn ra ở châu Âu, các chuỗi cung ứng toàn cầu đang dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Một ATIGA được nâng cấp cần phải đối phó với những thách thức này và củng cố ASEAN cho các doanh nghiệp toàn cầu.

Thứ hai, tiến bộ công nghệ nhanh chóng và mối quan tâm ngày càng tăng về biến đổi khí hậu đang thúc đẩy các mô hình thương mại mới và dẫn đến các loại hàng hóa và dịch vụ mới. Để đáp ứng những thách thức này, ASEAN tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự kinh tế mang tính chuyển đổi của mình. Dựa trên các hoạt động kỹ thuật số hóa rộng lớn của mình, ASEAN, vào năm 2021, đã thông qua Lộ trình Bandar Seri Begawan về chuyển đổi kỹ thuật số, bao gồm kế hoạch cho một thỏa thuận khung nền kinh tế kỹ thuật số. Cùng năm này, ASEAN đã thông qua một khuôn khổ nền kinh tế tuần hoàn.

Năm nay, ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình nghị sự về môi trường thông qua một kế hoạch chiến lược về trung tính carbon. Một loại trung tâm thương mại mới nổi khác về các giải pháp khí hậu – không chỉ tập trung vào thuế carbon xuyên biên giới, tín dụng carbon và bù đắp – mà còn cần các hiệp định FTA để phù hợp với tính tuần hoàn, mà ATIGA được nâng cấp hy vọng sẽ bao trùm và chuẩn bị cho khu vực.

Thứ ba, ASEAN đã mở rộng quy mô và phạm vi hội nhập bao gồm cả Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực vào đầu năm nay. RCEP gắn kết ASEAN với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, đồng thời đưa ra các lĩnh vực hợp tác kinh tế mới, bao gồm thương mại điện tử, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và mua sắm chính phủ. Thành công trong việc đàm phán RCEP đã thúc đẩy ASEAN xem xét và nâng cấp ATIGA và một số Hiệp định ASEAN +1 để đảm bảo các hiệp định tiếp tục phù hợp với các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong khu vực.

ATIGA được nâng cấp và hướng tới tương lai

Việc nâng cấp ATIGA thực sự là kịp thời. ATIGA được nâng cấp sẽ đơn giản hóa hơn nữa các quy tắc xuất xứ hàng hóa, mở rộng việc áp dụng các công nghệ thương mại và chứng từ không cần giấy tờ, đồng thời hài hòa hóa các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nó cũng sẽ tạo thuận lợi cho thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.

Một ATIGA được nâng cấp và hướng tới tương lai sẽ có những tác động đáng kể đến các doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Nó sẽ nâng cao vị thế của ASEAN trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm chi phí thương mại, giảm các rào cản pháp lý, giải quyết các nút thắt hậu cần và đưa ASEAN vào con đường tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm hơn. Do đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng vị thế của ASEAN như một thị trường chung và cơ sở sản xuất khu vực để nâng cao khả năng cạnh tranh chung của khu vực.

   >>> Thị trường OCC tại Đông Nam Á: OCC Châu Âu giảm giá, OCC Mỹ ổn định

Theo báo Công Thương

Áp dụng lương tối thiểu mới: Có giúp người lao động đỡ khó?

Thu nhập tăng ít

Anh Nguyễn Văn Quân (công nhân một công ty dược ở Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam) cho biết, có nghe thông tin công ty sẽ tăng lương cho NLĐ từ tháng 7 này theo lương tối thiểu tăng, mức tăng theo đánh giá xếp loại từng NLĐ. “Thông tin tăng lương chỉ mới nghe nói, công ty chưa có thông báo chính thức”, anh Quân nói. Hiện anh Quân nhận lương 8 triệu đồng/tháng, còn vợ cả tăng ca mỗi ngày làm 12 tiếng được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Chi phí thuê nhà hết 2 triệu đồng/tháng, với 2 con nhỏ phải gửi trường tư tổng chi phí khoảng 6 triệu đồng, nếu gửi con học trường công sẽ rẻ hơn nhưng trường không nhận trông thứ 7 khi bố mẹ vẫn đi làm.

Còn theo chị Dương Thị Xuân, công nhân một công ty sản xuất linh kiện xe máy ở Khu công nghiệp Đồng Văn, hiện lương công ty trả cho NLĐ cũng cao hơn lương tối thiểu vùng. Hơn nữa, tháng 6 vừa qua công ty đã thực hiện tăng lương định kỳ, nên hiện không thấy thông tin gì từ phía công ty về việc tăng lương.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên cho biết, hiện nhiều DN trả lương cho NLĐ cao hơn lương tối thiểu, nên khi tăng lương cơ bản thu nhập NLĐ vẫn ít thay đổi. Tuy nhiên, khi lương tối thiểu tăng, chi phí nhân công sẽ tăng lên, khi cơ sở để tính các khoản bảo hiểm, công đoàn… tăng theo lương tối thiểu. Hiện DN này có khoảng 14 đơn vị thành viên, sử dụng hơn 6.000 NLĐ, lương bình quân trên 12 triệu đồng/người/tháng. Từ tháng 7 này, riêng chi phí các khoản bảo hiểm sẽ tăng thêm khoảng 1,6 tỷ đồng/tháng. Trong khi đó, các DN dệt may đang đối mặt nhiều nguy cơ, khi khách hàng có xu hướng kéo dài thời gian thanh toán; thị trường Mỹ, châu Âu giảm sức mua khi người dân thắt chặt chi tiêu do lạm phát.

Giám sát doanh nghiệp, địa phương thực hiện

Để triển khai mức lương tối thiểu vùng mới từ tháng 7 này, Bộ LĐ-TB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng vừa có văn bản đề nghị chính quyền địa phương, hệ thống công đoàn cùng vào cuộc giám sát.

Từ ngày 1/7, Nghị định 38/2022 của Chính phủ về lương tối thiểu vùng chính thức có hiệu lực, với mức tăng bình quân 6% so với trước đó. Cụ thể, lương tối thiểu Vùng I tăng lên 4,68 triệu đồng/tháng và 22,5 nghìn đồng/giờ; Vùng II tăng lên 4,16 triệu đồng/tháng và 20 nghìn đồng/giờ; Vùng III tăng lên 3,64 triệu đồng/tháng và 17,5 nghìn đồng/giờ; Vùng IV tăng lên 3,25 triệu đồng/tháng và 15,6 nghìn đồng/giờ.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, hiện đơn vị sử dụng hơn 7.500 NLĐ, lương bình quân khoảng 8,4 triệu đồng/người/tháng, quỹ lương khoảng 80 tỷ đồng/tháng. Do mức lương NLĐ đã cao hơn lương tối thiểu, lại tính lương theo sản phẩm, nên thu nhập NLĐ cơ bản vẫn không biến động. Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng, chi phí công đoàn, bảo hiểm sẽ tăng thêm khoảng 6 tỷ đồng/năm. Lãnh đạo May 10 cho rằng, tăng lương tối thiểu sẽ tác động nhiều nhất tới nhóm DN tính lương theo giờ làm việc, giờ tăng ca, sẽ phải tăng khung lương giờ làm căn cứ trả lương.

Ông Đào Quang Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội đánh giá: Lâu nay vẫn vòng luẩn quẩn tăng lương – tăng giá, nên điều quan trọng là khi tăng lương phải giữ được lạm phát, ổn định được giá cả. Nếu không, tăng lương cũng không giúp cải thiện được cuộc sống NLĐ, đặc biệt sau 2 năm COVID-19, bao nhiêu tiết kiệm của NLĐ đã dùng hết. Do đó, nhà nước cần có giải pháp để ổn định giá cả để việc tăng lương mang lại ý nghĩa cải thiện cuộc sống NLĐ, tránh việc lương tăng lên nhưng mức sống lại giảm đi vì giá cả. Thực tế giá cả ngoài chợ, giá xăng dầu đã tăng cao thời gian qua, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều vậy, rất khó khăn với NLĐ. Sau lần tăng lương này, cũng rất khó để tăng lương tiếp trong năm 2023 tới, vì DN cũng lao đao sau 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19.

    >>> Bản tin ngành Giấy tháng 6/2022

Theo CafeF