--Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam--

Thông tin nhanh về biến động giá giấy

Theo ghi nhận của VPPA, do ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc và quốc tế, hiện nay các loại giấy thu hồi (RCP) làm nguyên liệu sản xuất giấy và giấy cuộn thành phẩm trong nước đều đã bắt đầu tăng giá. Dự kiến giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn khi thị trường Trung Quốc hồi phục sau dịch bệnh.

Sau những ngày dài bị ngưng trệ do dịch bệnh Covid – 19, thị trường giấy Trung Quốc đang có những biến động khá mạnh và rõ cả trong nhập khẩu và xuất khẩu.

Cụ thể, Trung Quốc đang và sẽ thiếu hụt nghiêm trọng giấy thu hồi (RCP) làm nguyên liệu sản xuất khi trong nước không có người thu gom, các trạm ép đóng cửa và thiếu phương tiện vận chuyển do thiếu tài xế, cùng với việc khoanh vùng ngăn chặn dịch bệnh lây lan của chính phủ, trong khi hàng nhập khẩu cũng bị ứ đọng tại các cảng biển do ảnh hưởng của dịch bệnh; Rất nhiều nhà máy giấy tại Trung Quốc chỉ đủ nguyên liệu chạy đến hết tháng 2/2020. Đồng thời, dịch bệnh cũng đã làm cho chi phí vận chuyển (Logistic) nội địa tăng cao hơn hai lần so với thời điểm trước dịch bệnh, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm của các nhà máy giấy.

Thêm vào đó, tại thời điểm hiện nay, nguồn giấy thu hồi (RCP) nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu thêm chi phí khoảng 30 USD/tấn, do phải trả thêm phụ phí cao điểm dao động khoảng 250 USD/cont và phí trả container rỗng khoảng 500 USD/cont (vì không có nhiều tàu). Giá giấy EOCC95/5 trước đây khoảng 85 – 95 USD/tấn, nay lên khoảng 120 – 130 USD/ tấn; Giá AOCC11 của Mỹ hiện nay khoảng 145 USD/ tấn; Chưa kể việc tăng giá còn là để đảm bảo ổn định việc thu gom, phân loại RCP đã giảm mạnh thời gian qua, do giá xuống quá thấp dưới cả chi phí giá thành. Cũng chính vì giá RCP tăng đột biến, nên rất nhiều nhà cung cấp RCP cho thị trường Việt Nam cũng đã huỷ hợp đồng, đơn hàng đã ký, ngay cả khi LC đã được mở.

Cộng hưởng các yếu tố trên, nên tại Trung Quốc, dù các nhà máy giấy ngoài vùng tâm dịch đã được phép hoạt động trở lại, nhưng do thiếu nguyên liệu và nhân công nên hoạt động cầm chừng, cùng với giá nguyên liệu tăng cao, đã làm tăng chi phí giá thành sản xuất, cũng như không có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu giấy của thị trường đang bắt đầu tăng lên. Điều này đã gây nên tình trạng thiếu hụt giấy thành phẩm, đẩy giá cả lên cao tại thị trường Trung Quốc trong những ngày gần đây và sẽ còn kéo dài, theo dự báo có thể tới tháng 06/2020.

Do đó, trong thời gian tới, nhiều loại giấy xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sụt giảm, trong khi nhu cầu nhập khẩu giấy, đặc biệt là giấy bao bì của Trung Quốc sẽ tăng nhanh. Cùng với đó, hai nguồn xuất khẩu giấy lớn khác là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường giấy quốc tế, nhất là với các nước Asean trong đó có Việt nam. Trong tuần qua, đã có nhiều đơn đặt hàng mua giấy xuất đi Trung Quốc với giá tăng thêm 20 – 30 USD/tấn so với giá trước tết Nguyên Đán.

Theo đánh giá của các chuyên gia việc giá tăng như trên chưa phải là đỉnh điểm. Dự báo giá giấy sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 20 – 30 ngày tới, khi thị trường Trung Quốc bắt đầu phục hồi sau dịch, các dịch vụ thương mại trở lại hoạt động. Chính lúc này, cuộc khủng hoảng nguyên liệu ở Trung Quốc sẽ bộc lộ rõ nhất và dự kiến có thể kéo dài nhiều tháng. Tại thị trường Việt Nam, dự kiến giá giấy bao bì sẽ tăng khoảng 500 – 1.000 đ/kg trong 2-3 tháng tới. Tuy nhiên, điều này sẽ ít tác động đến thị trường bao bì trong nước do giá giấy bao bì thời gian qua đã hạ xuống mức “đáy” khá lâu.

Trước thực tế trên, các chuyên gia khuyến cáo đến các nhà máy giấy Việt Nam cần theo dõi các hoạt động phòng chống dịch của Trung Quốc và nước ta cũng như thế giới. Theo dõi diễn biến thị trường Trung Quốc và trong nước để duy trì sản xuất và điều chỉnh giá bán hợp lý, đồng thời cần đảm bảo cung ứng ổn định cho nhu cầu giấy trong nước; Hết sức tránh không để xảy ra tình trạng thiếu hụt như giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018. Trao đổi nhanh với chúng tôi, nhiều đại diện nhà máy giấy Việt Nam cho biết họ vẫn đang giữ giá bán giấy ổn định, đồng thời sẽ đảm bảo cung ứng đầy đủ cho các khách hàng chiến lược của mình, góp phần hỗ trợ kinh tế trong nước vượt qua khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra.

VPPA

Tháng 10/2019, nhập khẩu giấy tăng trở lại ở cả lượng và trị giá

Sau khi sụt giảm 2 tháng liên tiếp, tháng 10/2019 kim ngạch nhập khẩu giấy đã tăng trưởng trở lại, tăng 22,6% về lượng và 14,9% trị giá so với tháng 9/2019 đạt 208,13 nghìn tấn, trị giá 162,30 triệu USD.
Nâng lượng giấy nhập khẩu tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2019 lên 1,65 triệu tấn, trị giá 1,47 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 5,5% trị giá so với cùng kỳ năm 2018 – lọt vào TOP 33 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch tỷ USD 10 tháng năm 2019.
Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, chiếm 28,07% tổng lượng giấy nhập khẩu, tuy nhiên so với cùng kỳ tốc độ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đều suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 13,57% và 19,25%, tương ứng với 465,44 nghìn tấn, trị giá 588,26 triệu USD, giá nhập bình quân 984,58 USD/tấn, giảm 6,57% so với cùng kỳ 2018. Nhập từ các nước EU chỉ chiếm 0,004% thị phần.
Trong số những thị trường cung cấp giấy cho Việt Nam, Trung Quốc đại lục với vị trí và khoảng cách địa lý không xa , nhập khẩu giấy từ thị trường này chiếm thị phần lớn 22,19% đạt 367,98 nghìn tấn, trị giá 321,03 triệu USD, tăng 22,97% về lượng và tăng 18,02% trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 872,42 USD/tấn, giảm 4,03%. Riêng tháng 10/2019, đã nhập từ Trung Quốc đại lục 47,08 nghìn tấn, trị giá 39,88 triệu USD, tăng 18,62% về lượng và 15,71% trị giá, giá nhập bình quân 847,1 USD/tấn, giảm 2,45% so với tháng 9/2019, so sánh với tháng 10/2018 tăng 46,65% về lượng và 38,24% trị giá, giá nhập bình quân tăng 5,74%.
Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc 10 tháng đầu năm 2019 đạt 266,83 nghìn tấn, trị giá 239,82 triệu USD, tăng 4,664% về lượng nhưng giảm 1,15% trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 898,77 USD/tấn, giảm 5,56%. Tính riêng tháng 10/2019 cũng đã nhập 36,64 nghìn tấn từ Hàn Quốc, đạt 26,98 triệu USD, tăng 19,07% về lượng và 12,99% trị giá, giá nhập bình quân giảm 5,1% so với tháng 9/2019 ở mức 779 USD/tấn; nếu so sánh với tháng 10/2018 thì tăng 29,75% về lượng nhưng giảm 13,61% trị giá, giá nhập bình quân giảm 33,41%.
Kế đến là các thị trường Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan (TQ), Thái Lan…
Đáng chú ý, 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu giấy từ ba thị trường Thụy Điển, Italy và Pháp. Cụ thể, nhập từ thị trường Thụy Điển 17,29 nghìn tấn, trị giá 16,35 triệu USD, so với cùng kỳ 2018 tăng gấp 4,4 lần (tương ứng 338,16%) về lượng và gấp 3,6 lần (tương ứng 260,22%) về trị giá, giá nhập bình quân 945,65 USD/tấn, giảm 17,79%. Riêng tháng 10/2019 cũng đã nhập từ Thụy Điển 2,67 nghìn tấn, trị giá 2,39 triệu USD, tăng 57,71% về lượng và 49,15% trị giá, giá bình quân giảm 5,43% so với tháng 9/2019 đạt 892,85 USD/tấn, so với tháng 10/2018 tăng gấp 4,2 lần (tương ứng 317,13%) về lượng và gấp 3,7 lần (tương ứng 266,74%) về trị giá, giá nhập bình quân giảm 12,08%; nhập từ Italia đạt 10,9 nghìn tấn, trị giá 11,76 triệu USD, so với cùng kỳ tăng gấp 2,3 lần (tương ứng 130,62%) về lượng và tăng 43,51% trị giá, giá nhập bình quân 1071,18 USD/tấn, giảm 37,7%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu giấy từ thị trường Philippines với lượng nhập 3,67 nghìn tấn, trị giá 2,67 triệu USD, giảm 41,41% về lượng và giảm 34,71% trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 729,51 USD/tấn, tăng 12,35%. Riêng tháng 10/2019 cũng đã nhập từ Philippines 647 tấn, trị giá 384,66 nghìn USD, giá bình quân 594,54 USD/tấn.
Thị trường cung cấp giấy 10 tháng năm 2019
Thị trường 10 tháng năm 2019 +/- so với cùng kỳ 2018 (%)*
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá
Trung Quốc 367.986 321.038.757 22,97 18,02
Hàn Quốc 266.835 239.823.241 4,66 -1,15
Nhật Bản 227.487 180.846.123 -13,59 -10,36
Indonesia 222.458 177.989.615 -13,94 -17,57
Đài Loan 160.651 97.525.760 -11,98 -16,63
Thái Lan 152.744 133.070.847 -16,87 -18,02
Singapore 44.892 101.137.502 41,84 -23,88
Malaysia 41.675 43.389.263 -28,56 -17,03
Ấn Độ 37.745 34.018.725 8,63 -8,51
Nga 20.023 17.179.204 20,77 -0,39
Hoa Kỳ 19.219 20.340.497 11,5 9,93
Phần Lan 18.993 20.544.098 -3,5 -4,03
Thụy Điển 17.294 16.353.999 338,16 260,22
Italy 10.980 11.761.605 130,62 43,51
Đức 7.608 13.925.885 7,38 21,1
Philippines 3.672 2.678.776 -41,41 -34,17
Áo 1.037 664.319 117,4 48,87
Pháp 169 205.625 138,03 71,84
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn:VITIC 
Theo Vinanet

Trung Quốc cung cấp gần 46% giấy cho thị trường Việt

Số liệu nhập khẩu giấy được cập nhật hết tháng 5 của Tổng cục Hải quan cho thấy, Trung Quốc hiện là thị trường cung cấp giấy lớn nhất cho Việt Nam, chiếm gần 1/2 tỷ trọng.

Hết tháng 5, giấy nhập từ Trung Quốc về Việt Nam chiếm tỷ trọng 45,62%, đạt 133,47 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Nếu tính riêng tháng 5, nhập khẩu giấy từ Trung Quốc cũng tăng gần 19% so với cùng kỳ tháng 5.2018.
Một trong những lý do khiến tỷ trọng giấy cung cấp cho Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh, theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), do vị trí địa lý giáp biên và khoảng cách giữa hai nước không xa nhau nên khá thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa. Vì lý do đó, không chỉ có giấy, Trung Quốc lâu nay đã là thị trường cung cấp chính nguyên liệu và hàng hóa cho Việt Nam.
Sau Trung Quốc, thị trường Hàn Quốc xếp vị trí thứ 2 bán giấy cho Việt Nam với với kim ngạch đạt 28 triệu USD, tăng 0,84% trong 5 tháng đầu năm. Thứ 3 là thị trường Thái Lan và Nhật Bản, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu từ hai thị trường này đều sụt giảm so với cùng kỳ, giảm lần lượt 22% và 0,9% tương ứng với 26,8 triệu USD và 21,9 triệu USD.
Theo đánh giá của Trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm giấy của Việt Nam từ các thị trường hầu hết đều tăng trưởng. Trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Singapore, tuy chỉ đạt gần 784.000 USD nhưng tăng hơn 77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thanh niên

Hội viên

Công ty TNHH TMDV XNK Quang Minh Kiều Công ty cổ phần giấy HKB Công ty TNHH Giấy Bình Chiểu Công ty cổ phần Giấy Bình Minh Công ty TNHH Giấy Hưng Hà Công ty Sản xuất và Thương mại Việt Mỹ (TNHH) Công ty CP Tập đoàn HAPACO Công ty CP Giấy Việt Trì Công ty CP Giấy Vạn Điểm Công ty CP Giấy An Hòa Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ Công ty CP Kỹ nghệ Nồi hơi Sài Gòn Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ Viện Công nghiệp Giấy-Xenluylô Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng Công ty TNHH Giấy và Bao bì Phú Giang Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Công ty CP Xuất nhập khẩu Bắc Giang Công ty Cổ phần SX-TM Hưng Quốc Công ty cổ phần Hoá chất, Xơ sợi Maruni Trung tâm Công nghệ Polyme-Compozit và Giấy – Viện Kỹ thuật Hóa học, Đai học Bách Khoa Hà Nội Công ty TNHH Bắc Hà Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cường Thịnh Công ty CP Công nghệ Xen Lu Lo Công ty TNHH ABB Automation and Electrification (Việt Nam) Công ty TNHH Quảng Phát Công ty TNHH MTV Giấy Vĩnh Phú Công ty TNHH Valmet Technologies and Services Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu Công ty TNHH Giấy Kraft Vina Công ty TNHH Giấy Sức Trẻ Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đồng Tiến Công ty TNHH Công nghệ Cơ khí Huỳnh Quang Công ty CP Giấy Sài Gòn Công ty CP Giấy Rạng Đông Công ty CP Giấy Phùng Vĩnh Hưng Công ty CP Giấy Linh Xuân Công ty CP Giấy An Bình Công ty CP Đức Toàn Công ty TNHH Quốc tế NGO Công ty CP BATECO Việt Nam Công ty TNHH JP Corelex (Việt Nam) Công ty TNHH Công nghệ Mỹ Việt Công ty CP Giấy Sài Gòn Miền Trung Công ty CP Dịch vụ Thương mại Giấy Việt VPĐD Voith Turbo GMBH & CO.KG tại TP.HCM Công ty TNHH Thuận Phát Hưng Công ty TNHH SX và TM Tân Phát Công ty TNHH Giấy Xuân Mai Công ty CP Đầu tư công nghiệp XNK Đông Dương Công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương Công ty TNHH Bao bì Tấn Đạt Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam Công ty TNHH Lautan Luas Việt Nam Công ty TNHH MTV Hán Thái Việt Nam Công ty TNHH MTV Sản xuất và XNK Thuận Thiên Phát Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper Cty TNHH MTV Dịch vụ Quảng Cáo và Triển Lãm Minh Vi Công ty TNHH Khang Thành Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre Công ty TNHH Mạc Tích Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Môi trường Dương Nhật Công ty CP Sản xuất Thương mại Giấy Mê Kông Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Giấy Thuận An Công ty TNHH Siemens Công ty TNHH MTV Marubeni Việt Nam Công ty TNHH NTPM Công ty TNHH NEO Nam Việt Công ty TNHH Quốc tế Thiền Sinh Thái Công ty TNHH Kỹ thuật Cơ khí Khang Lâm Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát Công ty TNHH Welhunt Việt Nam Công ty CP Tetra Pak Công ty TNHH Sojitz Việt Nam Công ty CP VPP Hồng Hà Công ty CP MIZA Tổng công ty Giấy Việt Nam