Nga sẽ gia tăng mạnh mẽ sản lượng giấy lớp sóng trong thời gian tới

Theo báo cáo “Phân tích thị trường giấy lớp sóng ở Nga” do cơ quan phân tích địa phương BusinesStat thực hiện, sản lượng giấy lớp sóng ở Nga trong 5 năm qua (2016-2020) đã tăng 27,8%, từ 1,55 triệu tấn lên 1,98 triệu tấn.

Theo các nhà phân tích, sự tăng trưởng chủ yếu là do nhu cầu ổn định đối với các sản phẩm từ các nhà sản xuất bao bì lớp sóng và giấy bìa sóng trong nước.

Mức tăng lớn nhất trong sản xuất giấy lớp sóng được ghi nhận vào năm 2020 (+ 10,4%, tương đương 187.300 tấn so với sản lượng năm 2019). Vào năm 2020, bất chấp khủng hoảng kinh tế, việc sản xuất các thùng các-tông sóng vẫn tăng do nhu cầu đóng gói để vận chuyển hàng hóa, hàng tạp hóa và thực phẩm chế biến sẵn tăng lên. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng cao, đạt 190.300 tấn vào năm 2020 (so với chỉ 100 tấn năm 2019).

Hiện nay, một số nhà sản xuất giấy đang bắt đầu tăng năng lực sản xuất vật liệu đóng gói. Điển hình là nhà máy giấy và bột giấy Volga gần đây đã công bố kế hoạch tăng sản lượng giấy bao bì lên tới 60% so với công suất hiện nay./.

      >>> Trung Quốc xem xét áp thuế chống bán phá giá đối với giấy bao bì kraft chưa tẩy nhập khẩu từ EU, Nhật Bản và Mỹ

Theo Pulpapernews

Trung Quốc xem xét áp thuế chống bán phá giá đối với giấy bao bì kraft chưa tẩy nhập khẩu từ EU, Nhật Bản và Mỹ

Loại giấy này có mã HS là 48042100 và 48043100, chủ yếu được làm bằng bột gỗ chưa tẩy trắng, hoặc cũng có thể làm từ các loại nguyên liệu khác như giấy thu hồi và sợi tre.

Giấy có định lượng cơ bản không quá 115 g/m² và có thể được sử dụng để làm bao bì cho xi-măng, hóa chất và bao gói hàng khô.

Tháng 4 năm 2016, Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng ADDs trên giấy kraft bao bì không tẩy trắng từ Mỹ, EU và Nhật Bản. Tỷ lệ thuế suất áp đặt cho mặt hàng này ở mức 14,9% đối với các nhà xuất khẩu Mỹ, 23,5-29% đối với các nhà xuất khẩu EU và 20,5% đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản.

Các mức thuế có hiệu lực trong 5 năm, nhưng sẽ được giữ nguyên trong quá trình xem xét, sẽ kết thúc vào ngày 09 tháng 4 năm 2022./.

Theo VPPA tổng hợp

Giá bột giấy BEK tăng vọt tại Brazil

Do ảnh hưởng của đại dịch đang hoành hành tại Brazil, giá bột BEK sẽ sớm đạt đỉnh khi giá nguyên liệu xơ sợi tăng cao. Các nhà sản xuất giấy tissue tại Brazil đang đứng trước nguy cơ buộc phải ngừng hoạt động do thiếu nguồn cung cấp giấy thu hồi (SOP), và giá nguyên liệu quá cao trong khi giá sản phẩm lại không tăng.

Giá bột BEK trong tháng 3/2021 ở mức 585-780 USD/tấn, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trên thực tế giá còn gồm mức chiết khấu trung bình tăng 43% so với hàng năm nên sẽ ở mức 639 USD/tấn.

Nếu giá bột BEK tại châu Âu trong tháng 4 cán mốc 1.010 USD/tấn, thì giá bán nội địa Brazil sẽ đạt hơn 5.000 Real/tấn (tương đương 888,78 USD/tấn), cao hơn rất nhiều so với mức kỷ lục của năm 2018.

Những khách hàng Mỹ Latinh cũng đang phải chịu mức giá tăng chóng mặt tại thị trường Trung Quốc. Theo đó, giá CIF trung bình của khu vực này đã đạt 700-720 USD/tấn trong tháng 3, tăng 39,2% so với trung bình hàng năm. Trong một số đơn hàng, giá còn ở mức 750 USD/tấn, và dự báo còn tiếp tục tăng trong tháng 4/2021.

Các nhà cung cấp bột BEK ở Mỹ Latinh tiếp tục thông báo tăng giá bán trong tháng 4/2021 cho các thị trường xuất khẩu chính của họ. Tại Trung Quốc, giá BEK Mỹ Latinh ở mức 780 USD/tấn, tăng 60 USD so với tháng 3. Tại Mỹ và Châu Âu, giá  niêm yết cũng tăng 100 USD, lần lượt ở mức 1.240 USD/tấn và 1.010 USD/tấn.

Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ vẫn rất tốt, các đơn hàng gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: nguồn cung tiếp tục hạn chế, tồn kho nhà sản xuất tiếp tục sụt giảm và thời gian ngừng máy đột xuất để bảo trì cùng với các hạn chế về logistics.

Hiện nay mức chênh giữa bột BSK và BHK vẫn còn khá lớn, bởi vậy theo dự báo giá bột BEK vẫn có thể tăng hơn nữa ngay cả khi bột BSK bột gỗ mềm ổn định.

Tại Trung Quốc, giá bột BEK đạt 760-780 USD/tấn trong tháng 3, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi ở Bắc Mỹ bột BEK được giao dịch với giá 1.140 USD/tấn, cao hơn 28,1% so với năm trước./.

     >>> Thị trường Mỹ: RCP, bột giấy tăng giá liên tục, nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh

VPPA tổng hợp

Thị trường Mỹ: RCP, bột giấy tăng giá liên tục, nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh

Từ cuối năm 2020, bột giấy nguyên sinh đã nhiều lần tăng giá, thậm chí có lần tăng đạt mức 3 con số, khiến cho các nhà sản xuất chuyển chú ý sang nguyên liệu RCP. SOP tăng 10USD/tấn trong tuần đầu tháng 4/2021, đạt mức tăng 35 USD/ tấn kể từ đầu năm.

Giá SOP xuất khẩu tăng trở lại, thêm 20 USD/tấn, FAS lên 200 USD/tấn. Kể từ tháng 01/2021, giá của SOP khi xuất khẩu đã tăng thêm 80USD/tấn do nhu cầu tăng mạnh từ Mexico, Nam Mỹ, Ấn Độ và Châu Âu. OCC được xuất khẩu nhiều hơn sang châu Á và châu Âu.

Thị trường Ấn Độ vẫn đạt mức giá cao nhất do nhu cầu cao, trong khi Indonesia vẫn giữa nguyên mức phí bảo hiểm 30 USD/tấn do nước này yêu cầu các thủ tục kiểm tra bổ sung. Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu RCP từ đầu năm cũng khiến cho xuất khẩu đi khi vực này cũng có nhiều thay đổi.

OCC(11) tăng 15 USD/tấn, FAS lên 202-205 USD/tấn ở các cảng New York/New Jersey, và 15 USD/tấn ở các cảng Los Angeles/Long Beach lên 172-175 USD/tấn. OCC(12) (DSOCC) đang có nhu cầu cao trở lại tại Ấn Độ và Indonesia, tăng 15 USD/tấn, lên 217-220 USD/tấn tại khu vực Bờ Đông (Mỹ) và tăng 20 USD/tấn, lên 192-195 USD/tấn tại khu vực Bờ Tây (Mỹ).

Tháng 4/2021 đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp cả giá nội địa và xuất khẩu OCC của Mỹ đều tăng./.

     >>> Bột giấy tái chế ổn định trở lại tại Đông Nam Á

VPPA tổng hợp

Bột giấy tái chế ổn định trở lại tại Đông Nam Á

Sau khi giá bột giấy tái chế đã tăng 40 USD/tấn, lên 520 USD/tấn, CIF, Trung Quốc vào đầu tháng 3 thì đến cuối tháng mức giá này vẫn giữ nguyên và có dấu hiệu chậm lại, hiện nay các nhà nhập khẩu Trung Quốc chỉ đưa ra mức giá 490 USD/tấn, CIF.

Nguyên nhân chính của việc tăng giá bột tái chế tại thị trường Trung Quốc là do tác động của nhu cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm nhập khẩu giấy thu hồi có hiệu lực từ đầu năm 2021. Bên cạnh đó, giá giấy thu hồi cao hơn đã đẩy giá bột giấy nâu tái chế tăng theo. Tuy nhiên, cuối tháng 3/2021 nhu cầu suy yếu và giá giấy thành phẩm cũng không tăng, khiến giá bột giấy tái chế màu nâu chững lại.

Từ đầu năm 2021, Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu giấy thu hồi hàng đầu của Mỹ, từ trung tuần tháng 3/2021 đã cắt giảm nhập khẩu OCC và chuyển sang mua bột giấy nâu tái chế.

Malaysia là một nước Đông Nam Á đang gia tăng nhập khẩu OCC của Mỹ, nhưng lại giảm nhập giấy loại hỗn hợp. Năm 2020, Malaysia nhập khẩu OCC đạt 314.518 tấn, tăng 239,5%, tương đương 221.869 tấn so với mức nhập 92.649 tấn năm 2019. Trong vòng hai năm, Malaysia nhập khẩu OCC của Mỹ tăng 552%, tương đương 266.275 tấn.

Trong khi đó, nhập khẩu giấy hỗn hợp của Malaysia đã giảm một nửa: năm 2020, Malaysia nhập khẩu 26.071 tấn, giảm 50% so với 52.938 tấn của năm 2019.

Lý do là vì bột giấy nâu tái chế được sản xuất 100% từ OCC của Mỹ đạt chất lượng tốt và có mức giá cao nhất. Còn bột giấy tái chế từ giấy hỗn hợp có chất lượng thấp hơn và giá rẻ hơn.

Hơn nữa, nhu cầu về bột giấy tái chế từ giấy hỗn hợp tại Malaysia giảm hơn so với năm ngoái và nước này đang có kế hoạch cấm nhập khẩu giấy loại hỗn hợp./.

     >>> CEPI: Nhu cầu giấy bao bì của thế giới sẽ tiếp tục tăng cao

VPPA tổng hợp

CEPI: Nhu cầu giấy bao bì của thế giới sẽ tiếp tục tăng cao

Trong khi thị trường nguyên liệu thô thứ cấp thường xuyên biến động, nhu cầu giấy tái chế ở châu Âu và trên toàn thế giới vẫn sẽ tăng ổn định trong tương lai. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng, giấy thu hồi, nguyên liệu chính để tái chế vẫn sẽ đóng vai trò thiết yếu cho nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, giá giấy thu hồi vẫn bị ảnh hưởng do mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Theo CEPI, để thực hiện cam kết tăng tỷ lệ tái chế giấy trong hai thập kỷ qua, châu Âu phải khuyến khích việc thu gom và phân loại giấy tại nguồn vừa giúp đảm bảo giấy chất lượng tốt để tái chế vừa không bị phụ thuộc vào những yếu tố bất lợi bên ngoài.

Cepi đã thành lập 4evergreen Alliance với mong muốn tất cả bao bì làm từ xơ sợi đều được thu gom, phân loại và tái chế hiệu quả trong ngành công nghiệp giấy.

Cepi là hiệp hội Châu Âu đại diện cho ngành công nghiệp giấy. Thông qua 18 hiệp hội quốc gia, Cepi gồm 500 công ty vận hành 895 nhà máy trên khắp châu Âu và có 180.000 nhân công.

     >>> Liên bang Nga đối mặt tình trạng thừa gỗ, thiếu giấy trong năm 2021

Theo Pulpapernews

Liên bang Nga đối mặt tình trạng thừa gỗ, thiếu giấy trong năm 2021

Nga hiện đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung giấy in offset, điều này có thể dẫn đến việc giá sách sẽ tăng 15-20%. Nhiều nhà xuất bản trong nước đã phải thông báo tạm ngừng phát hành các ấn phẩm mới trong nửa đầu năm nay.

Ngoài lĩnh vực xuất bản sách, tình trạng thiếu giấy,  đặc biệt là giấy bao bì các tông ngày càng trầm trọng tại Nga đã ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác.

Hiện nay, Nga đang phải nhập khẩu tới khoảng 80% các loại giấy, từ giấy in, viết tới giấy bao bì công nghiệp, chủ yếu là nhập từ Trung Quốc và châu Âu.

Trong khi đó, LB Nga hiện đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ thô, sở hữu tới 25% tài nguyên rừng trên thế giới, nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất bột giấy và giấy các loại, tuy nhiên ngành giấy của nước này lại đang trong tình trạng chưa phát triển.

Nga đang có kế hoạch đẩy mạnh việc khai thác nguồn tài nguyên gỗ và xuất khẩu gỗ. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm liên quan đến gỗ hiện chiếm tới 3% trong tổng kim ngạnh hàng hóa xuất khẩu của Nga./.

     >>> Định hướng hoạt động khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp Giấy giai đoạn mới

 

Theo Pulpapernews

Định hướng hoạt động khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp Giấy giai đoạn mới

Cùng với tăng trưởng công nghiệp của cả nước, nhờ chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ, cũng như những thay đổi về cơ cấu doanh nghiệp sản xuất giấy của các nước trong khu vực, nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu giấy tăng dần trong những năm gần đây. Đặc biệt, xuất khẩu giấy bao bì công nghiêp sang một số nước trong khu vực đã tăng trên 65%, đồng thời nhu cầu giấy tissue chất lượng cao tăng đều mỗi năm trong 5 năm gần đây, đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất với công suất tối đa. Nhiều dây chuyền hiện đại sản xuất giấy bao bì công nghiêp, giấy tissue đã đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo việc làm và diện mạo mới cho ngành công nghiệp giấy.

Bên cạnh sự hình thành những khu vực có ngành công nghiệp giấy hiện đại, với công nghệ thiết bị tiên tiến so với thế giới, như khu vực Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, công nghiệp giấy trong nước vẫn có phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm có quy mô vừa và nhỏ, dây chuyền sản xuất lạc hậu công suất <10.000 tấn/năm, nhưng chỉ chiếm khoảng 20% tổng công suất toàn ngành. Sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do những yếu tố lịch sử, phải đối mặt thách thức về bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên nhóm các doanh nghiêp này đã và đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với phân khúc chất lượng sản phẩm giá thấp, đồng thời gắn liền với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nhằm phát triển ngành công nghiệp giấy theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, đồng thời từng bước nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội, ngày 15 tháng 3 năm 2021 Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ ngành công nghiệp giấy giai đoạn 2021-2025, có xét tới năm 2030”. Ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì Tọa đàm. Cùng tham gia Tọa đàm có các chuyên viên của Vụ Khoa học và Công nghệ, các chuyên gia và đại diện một số doanh nghiệp ngành Giấy.
dinh-huong-hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-cho-nganh-cong-nghiep-giay-giai-doan-moi
Ông Trần Việt Hòa – Vụ trưởng Vụ KHCN chủ trì Tọa đàm
Hội nghị đã diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở và thẳng thắn. Các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay, những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã thực hiện và đang triển khai. Từ đó chỉ ra những cơ hội, thách thức mà ngành Giấy sẽ gặp phải trong giai đoạn tới, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ một phần các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển đã được các đại biểu cùng bàn luận. Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng khoa học và công nghệ ứng dụng cho ngành công nghiệp Giấy Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025, tính đến 2030.
Thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam
TS. Dương Xuân Diêu, chuyên viên theo dõi ngành đã trình bày báo cáo về thực trạng ngành công nghiệp giấy, đưa ra dự thảo các định hướng khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Về nguyên liệu và sản phẩm, các sản phẩm của ngành giấy Việt Nam khá đa dạng, gồm: giấy in, giấy viết, giấy tissue, giấy làm bao bì, giấy làm vàng mã, giấy chống thấm dầu mỡ, giấy cách điện, bột hóa tẩy trắng, bột giấy hiệu suất cao làm giấy bao bì, giấy vàng mã. Năm 2020, tổng sản lượng giấy đạt > 4,5 triệu tấn. Tổng năng lực sản xuất bột giấy của toàn ngành ước đạt 420.000 tấn, trong đó có 250.000 tấn bột hóa tẩy trắng và khoảng 180.000 tấn bột giấy hiệu suất cao. Nhập khẩu bột giấy khoảng 350.000 tấn, bao gồm bột giấy kraft cho sản xuất giấy bao bì, bột hóa tẩy trắng cho sản xuất giấy in, giấy viết và giấy tissue. Bên cạnh đó, ngành giấy vẫn nhập khẩu khoảng 3,0 triệu tấn giấy phế liệu mỗi năm cho sản xuất giấy bao bì công nghiệp. Năng lực thu gom giấy phế liệu trong nước đạt tỉ lệ khá cao, khoảng 2,0 triệu tấn.
TS. Dương Xuân Diêu trình bày báo cáo thực trạng KHCN ngành Giấy
Về công nghệ, toàn bộ bột hóa tẩy trắng chỉ do hai doanh nghiệp sản xuất, là Tổng công ty Giấy Việt Nam, áp dụng công nghệ nấu mẻ và tẩy trắng truyền thống cải tiến. Công ty CP Giấy An Hòa, với dây chuyền sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ nấu liên tục và tẩy trắng không sử dụng clo nguyên tố (ECF). Bột giấy hiệu suất cao được sản xuất theo công nghệ kiềm lạnh và nấu mẻ sử dụng nồi nấu hình cầu, tại các doanh nghiệp nhỏ, phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, trung du, chủ yếu sử dụng nguyên liệu đặc thù là tre nứa. Các cơ sở sản xuất này đa phần không có hệ thống thu hồi hóa chất và xử lý nước thải phù hợp, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên đang dần bị thu hẹp.
Về năng lực sản xuất và cơ cấu doanh nghiệp, hiện nay năng lực sản xuất còn chưa đáp ứng được so với nhu cầu tiêu dùng. Năng lực sản xuất tăng mạnh chủ yếu đối với sản phẩm giấy bao bì. Sản lượng giấy do các doanh nghiệp FDI sản xuất chiếm > 50% tổng sản lượng giấy sản xuất trong nước. Trong khi đó năng lực sản xuất giấy tissue cũng tăng gần gấp đôi nhờ đầu tư mới và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Thị trường xuất khẩu giấy, chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á, như Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản,… Các mặt hàng xuất khẩu của ngành giấy có giá trị thấp, chủ yếu là giấy bao bì, giấy vàng mã, sổ ghi chép, giấy tissue. Mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp FDI với những dây chuyền sản xuất quy mô, công nghệ hiện đại, tân tiến, đã góp phần thúc đẩy đầu tư, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tạo động lực sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 biểu hiện ở mọi lĩnh vực công nghiệp và đời sống, giá nguyên liệu bột giấy và giấy phế liệu vẫn tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2021, năm 2020 ngành công nghiệp Giấy Việt Nam lại có được những kết quả sản xuất kinh doanh ngoài mong đợi: sản lượng các sản phẩm giấy đạt công suất tối đa, tiêu thụ hàng hóa tốt và nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất hết quý 2/2021. Các Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất mới đang gấp rút triển khai để khởi động, nhiều Dự án đầu tư mới và dài hạn trước đây chậm tiến độ nay đã khởi động trở lại, các Dự án đầu tư FDI mới khu vực miền Bắc với tổng mức đầu tư lên đến 1 tỉ USD tiếp tục được thúc đẩy. Những thay đổi rõ rệt cho thấy tiềm năng và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp Giấy Việt Nam giai đoạn tới, trong xu hướng hiện đại hóa công nghiệp, hội nhập và tiếp nhận chuyển dịch đầu tư nước ngoài. Trong xu hướng phát triển này, ứng dụng những tiến bộ Khoa học Kỹ thuật cần được chú trọng.
Một số đề xuất phát triển khoa học và công nghệ ngành công nghiệp giấy giai đoạn tới
Ông Trần Việt Hòa – Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh trong lời phát biểu khai mạc Tọa đàm: “Hoạt động khoa học công nghệ với định hướng trước hết là phải đồng hành và tiến tới từng bước đột phá trong sự phát triển của toàn ngành. Để làm được như vậy cần có những định hướng cụ thể về KHCN và tầm nhìn xa hơn, đóng góp cho sự phát triển của ngành giấy, tiến tới ứng dụng những công nghệ then chốt, tạo động lực phát triển cho ngành, đồng thời nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của công nghệ tiên tiến khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Các nhiệm vụ KHCN cần được xây dựng và triển khai thực hiện phù hợp với tình hình mới, tăng cường chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm, tạo ra giá trị gia tăng cho ngành, đặc biệt là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học để bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao tính cạnh tranh cho toàn ngành hay bao bì giấy thân thiện môi trường, là những thế mạnh của ngành giấy”.
dinh-huong-hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-cho-nganh-cong-nghiep-giay-giai-doan-moi
Ngành Giấy cần tăng cường nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có tiềm năng ứng dụng lớn, sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước. Ảnh: Internet
Phát biểu tại Tọa đàm, ông Hoàng Trung Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nêu ý kiến: “Sự hỗ trợ về công nghệ của Bộ Công Thương trong thời gian qua đối với ngành công nghiệp giấy rất đáng ghi nhận. Những nhiệm vụ KHCN quy mô lớn đã và đang được thực hiện, đã góp phần kịp thời hỗ trợ tháo những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn không đủ điều kiện để triển khai ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất kinh doanh, đồng thời đã tạo động lực cho ngành về tăng cường ứng dụng KHCN để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và có cơ sở để lạc quan hơn về triển vọng của ngành. Nhiều vấn đề của ngành giấy không thể giải quyết thiếu ứng dụng KHCN, như các giải pháp, chính sách về giấy thu hồi, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp giấy, các giải pháp xử lý môi trường, tiếp cận thông tin và truyền thông”.
Ông Ngô Tiến Luân – Trưởng Phòng Kỹ thuật Tổng công ty Giấy Việt Nam cho biết: “Tổng Công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp vốn nhà nước duy nhất của ngành. Hiện nay tuy không phải là doanh nghiệp có sản lượng giấy lớn nhất, nhưng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty liên quan đến nhiều ngành nghề, như trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất hóa chất. Từng là đơn vị chủ quản của hai viện nghiên cứu, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương và Nhà nước. Tuy nhiều kết quả nghiên cứu cần tiếp tục phải triển khai, nhưng các nhiệm vụ nghiên cứu đã có những đóng góp thiết thực cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với dây chuyền sản xuất vận hành trong gần 30 năm qua, nhu cầu cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ mới để duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là tất yếu, như cải tạo giống cây nguyên liệu, nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật trồng rừng, cải tiến hệ thống thu hồi hóa chất và nhiệt, điện, xử lý nước thải và tận dụng chất thải rắn, các giải pháp về điều khiển tự động hóa, ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng bột giấy, giấy và cải thiện quá trình vận hành. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, của đội ngũ khoa học công nghệ trong và ngoài nước”.   
PGS.TS. Lê Quang Diễn – Giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật Xenlulo – Giấy, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Doanh nghiệp cần phải chủ động và tự lực hơn nữa trong ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh, với sự hỗ trợ của các nhà khoa học. Các định hướng khoa học và công nghệ trong thời gian tới cần phải hướng tới xây dựng những nhiệm vụ thiết thực, khả thi nhằm khai thác những thế mạnh của ngành công nghiệp giấy phục vụ nhu cầu cho toàn ngành và xã hội. Một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết là phát triển công nghệ sản xuất bao bì giấy thân thiện môi trường thay thế túi nilong, ứng dụng công nghệ sinh học, vật liệu mới, tận dụng chất thải công nghiệp giấy để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Tuy vậy, đội ngũ KHCN và cơ sở vật chất nghiên cứu KHCN còn rất hạn chế, sự phối kết hợp giữa các nhóm nghiên cứu, các cơ quan KHCN và doanh nghiêp còn hạn chế. Cần tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ là một trong những vấn đề then chốt của ngành giấy để đáp ứng tình hình thực tế hiện nay.”
dinh-huong-hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-cho-nganh-cong-nghiep-giay-giai-doan-moi
Ý kiến của chuyên gia là cơ sở để Bộ Công Thương xây dựng định hướng nghiên cứu KHCN cụ thể cho ngành giấy trong giai đoạn 2021-2025, xa hơn nữa đến 2030.
Bên cạnh các định hướng về nghiên cứu KHCN, các đại biểu tham dự cũng đề xuất một số chính sách để phát triển ngành giấy giai đoạn tới. Theo đó, cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ xây dựng cơ chế, chính sách giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước quản lý thống nhất, có hiệu quả đối với toàn ngành, đồng thời hỗ trợ, định hướng kịp thời cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp (quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp) với Tổ chức Thương mại thế giới, Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại và pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm bột giấy và giấy.
Tổng kết các ý kiến tham luận của các thanh viên tham dự Tọa đàm, một số đề xuất phát triển KHCN ngành công nghiệp giấy giai đoạn tới, đi đôi với những nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết những vấn đề bức thiết của doanh nghiệp ngành giấy, như nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm, tận dụng chất thải, tiết kiệm năng lượng, cần có những định hướng phát triển công nghệ tiếp cận với những vấn đề chung của cả nước, với xu hướng của thế giới, cụ thể là 09 định hướng chính:
  • Chính sách quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, thu hồi tái chế và quản trị doanh nghiệp.
  • Ứng dụng Công nhệ sinh học, vật liệu mới, vật liệu nano trong công nghiệp giấy;
  • Ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0;
  • Xử lý và tận dụng chất thải công nghiệp giấy;
  • Vật liệu, bao bì giấy thân thiện môi trường thay thế túi nilong;
  • Vật liệu mới trên nền xenlulo;
  • Giấy đặc biệt ứng dụng trong thực phẩm, bảo an và phục vụ an ninh quốc phòng;
  • Sản phẩm giấy và vật liệu xơ sợi phòng chống covid và biến đối khí hậu;
  • Thiết bị và hệ thống tái chế giấy, năng lượng sinh khối;
dinh-huong-hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-cho-nganh-cong-nghiep-giay-giai-doan-moi
Ứng dụng công nghệ tự động hóa giải quyết vấn đề cho ngành giấy và bao bì giấy. Ảnh: Internet

Ông Trần Việt Hòa cũng nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc đề xuất và tham gia tích cực các hoạt động KHCN phục vụ chính doanh nghiệp của mình và toàn ngành, tạo ra động lực cho phát triển KHCN của ngành công nghiệp giấy, liên kết cùng phát triển với các ngành công nghiệp khác. Các nhiệm vụ Khoa học Công hướng tới tất cả các đối tượng, tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển đội ngũ KHCN, phát triển thương hiệu và uy tín quốc tế. Ngoài tạo ra các sản phẩm KHCN ứng dụng kịp thời phục vụ phát triển của doanh nghiệp, các hoạt động KHCN hướng tới chủ động được nguồn nguyên vật liệu trong nước, làm chủ công nghệ trong bối cảnh của những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và khủng hoảng toàn cầu, đồng thời giữ vững vị thế cân bằng của khối doanh nghiệp trong nước trước làn sóng đầu tư FDI. Cần tăng cường nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có tiềm năng ứng dụng lớn, sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước”.

Kết luận tại Tọa đàm, Bộ Công Thương đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Các ý kiến của chuyên gia là cơ sở để Bộ Công Thương xây dựng định hướng nghiên cứu KHCN cụ thể cho ngành giấy trong giai đoạn 2021-2025, xa hơn nữa đến 2030.
Theo KHCN Công Thương

Ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc tới giá giấy bao bì, giấy in viết tại Đông Nam Á

Các nhà sản xuất và tham gia thị trường giấy bao bì Đông Nam Á đều nhận định rằng, nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do hai yếu tố chính: chi phí giấy thu hồi (RCP) tăng cao đột biến, và sức mua lớn từ Trung Quốc. Do bị tác động bởi chi phí vận chuyển, thiếu hụt nguồn cung, trong 3 tháng đầu năm 2021, giá RCP tại thị trường Đông Nam Á đã lập kỷ lục. Tuy nhiên, từ trung tuần tháng 3/2021, nhu cầu của Trung Quốc đã dần ổn định, có chiều hướng giảm xuống, khiến mức tăng chững lại.

Giấy kraft-top liner vẫn duy trì mức giá 540-730 USD/tấn, testliner ở mức 500-600 USD/tấn, giấy lớp sóng tái chế ở mức 450-600 USD/tấn. So với mức giá tháng 12/2020, các loại giấy này đã tăng bình quân 50-130 USD/tấn.Trái ngược, giá bìa carton được ghi nhận tăng mạnh với mức giá thấp nhất tăng 50 USD/tấn. Giá bìa duplex gáy xám có tráng phủ ở mức 500-680 USD/tấn và bìa duplex trắng có tráng phủ ở mức 600-790 USD/tấn.

Trong khi đó, tuy nhu cầu không cao nhưng do tác động của cước vận chuyển và giá bột giấy tăng cao nên giá giấy in, viết tại thị trường Đông Nam Á cũng đã có chuyển biến tiếp tục tăng trong Quý I/2021.Tháng 01/2021, giá giấy in, viết không tráng phủ (UFP) bắt đầu ở mức 620-740 USD/tấn, tăng từ mức 600-700 USD/tấn trong Q4/2020), tới tháng 2 giá tăng lên 650-830 USD/tấn, và tiếp tục cán mốc 750-880 USD/tấn trong cuối tháng 3/2021.

Tháng 01/2021, giá giấy in, viết có tráng phủ (CFP) đã tăng lên 570-740 USD/tấn, tang lên mức 600-770 USD/tấn vào tháng 02/2021, và sau đó tiếp tục tăng thêm 100 USD/tấn, lên mức 700-870 USD/tấn trong tháng 3/2021./.

    >>> Thị trường bột giấy thế giới tháng 4/2021: Tiếp tục tăng giá

VPPA (tổng hợp)

Thị trường bột giấy thế giới tháng 4/2021: Tiếp tục tăng giá

Thị trường Bắc Mỹ và châu Âu: Domtar nhà cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ rằng giá ba loại bột giấy chính trên thị trường sẽ tăng $ 145-155/tấn, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4.  Như vậy giá NBSK tháng tư của Domtar sẽ là 1.565 USD/tấn, tăng 145 USD/tấn so với giá NBSK công bố gần đây nhất. Trong bốn tháng liên tiếp từ tháng 01/2021, giá bột giấy của Domtar tại thị trường Bắc Mỹ đã tăng 425 USD/tấn (tháng 01/2021 – 50 USD/tấn; tháng 2 – 110 USD/tấn; tháng 3 – 120 USD/tấn và tháng 4 – 145 USD/tấn).

Bột SBSK của Domtar tháng 4 có giá 1.505 USD/tấn, tăng 155 USD/tấn. Bột giấy hút ẩm (Fluff pulp) cũng sẽ 155 USD/tấn, lên 1.535 USD/tấn. Các công ty International Paper (IP) và Resolute Forest Products cũng đã công bố mức tăng giá bột giấy hút ẩm lên 155 USD/tấn tại hai thị trường này.

Eldorado – công ty Brazil sản xuất bột bạch đàn (BEK) cũng tăng 100 USD/tấn, lên mức 1.240 USD/tấn và 1.010 USD/tấn tương ứng tại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu.

Thị trường châu Á và Trung Quốc: các nhà cung cấp Canada đã công bố tăng giá bột NBSK nhập khẩu từ Canada thêm 20-30 USD/tấn, lên mức 980-1.000 USD/tấn. Trong khi bột NBSK Bắc Âu vẫn ổn định ở mức 930-980 USD/tấn. Như vậy giá trung bình bột NBSK tại thị trường châu Á và Trung Quốc đang ở mức 973 USD/tấn, tăng13 USD/tấn so với trung tuần tháng 3/2021.

Bột gỗ thông Radiata đã tăng 80 USD/tấn lên 960-980 USD/tấn.

Giá bột BSK của Nga cũng tăng 70-90 USD/tấn lên 960-970 USD/tấn. Tập đoàn Ilim đang tìm kiếm thỏa thuận mức tăng 100 USD/tấn, nâng mức giá niêm yết BSK của Nga lên 1.000 USD/tấn, giao hang tháng 4/2021.

Bột kraft gỗ mềm không tẩy trắng (UKP) nhập khẩu từ châu Mỹ hiện ở mức 830-850 USD/tấn.

BHK nhập khẩu từ Nam Mỹ, Indonesia và Nga đã tăng 50 USD/tấn lên 760-780 USD/tấn.

Tại Đông Nam Á, bột BHK Nam Mỹ đạt 790-800 USD/tấn, cao hơn so với mức giá ở Trung Quốc. Giá bán lại bột BHK tại Thái Lan ở mức 720-750 USD/tấn và có thể sẽ tăng 50-70 USD/tấn trong tương lai.

Việc tăng giá bột giấy khiến chi phí sản xuất giấy cuộn lớn jumbo tăng vọt. Các nhà sản xuất giấy tissue lớn tại Trung Quốc (chiếm khoảng 30% thị phần) dự kiến sẽ tăng giá sản phẩm lên tới 10% kể từ ngày 1/4./.

    >>> Malaysia dự kiến ban hành quy định mới về kiểm tra giấy thu hồi nhập khẩu

VPPA (tổng hợp)