Trung Quốc nhập khẩu khối lượng lớn khiến giá OCC tại châu Á tăng mạnh

Khối lượng hạn ngạch OCC chia cho các nhà máy hầu hết đã bị giảm 40% so với vòng trước. Ba nhà sản xuất bao bì hàng đầu là Nine Dragons Paper (Holdings), Lee and Man Paper Manufacturing và Shanying International Holdings nhận được tổng cộng 539.000 tấn, tương đương 76%, trong tổng số 710.850 tấn.

Theo các nhà cung cấp lớn, giá OCC Mỹ và Châu Âu xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc và các nước châu Á khác vẫn đang ở mức cao. Khách hàng Trung Quốc đẩy mạnh mua vào tất cả các loại giấy từ giấy hỗn hợp để cung cấp cho các nhà máy bột giấy tái chế của họ ở Đông Nam Á đến OCC được phân loại kép Mỹ (DS OCC 12), báo cũ chất lượng cao (ONP) và các loại cao cấp khác.

Hầu hết các nhà máy ở Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ đều dự đoán giá OCC(11) của Mỹ sẽ giảm ngay sau khi người mua Trung Quốc ngừng mua.

    >>> Arauco thông báo tăng giá bột giấy tại Trung Quốc từ tháng 10/2020

Giá OCC tại Châu Á trung tuần tháng 9 đã tăng từ 160-170 USD/tấn lên 170-175 USD/tấn so với tuần đầu tháng 9. Giá ở Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam đứng ở mức 165-170 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn ở cuối mức giá thấp nhất. Tại  Hàn Quốc, giá OCC ghi nhận đạt khoảng 170 USD/tấn, DS OCC cao cấp (12) với mức giới hạn tạp chất 3% có giá 180-210 USD/tấn.

Tại Indonesia, OCC(11) của Mỹ có giá 185 USD/tấn. Thậm chí, các nhà máy Indonesia đã phải trả thêm 5-10 USD/tấn để tiến hành kiểm tra trước khi giao hàng tại Mỹ nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ chính phủ Indonesia. Các nhà cung cấp thường tránh thị trường này hoặc tăng thêm 20 USD/tấn, bao gồm phí kiểm tra trước. Giá OCC của Mỹ tăng cao đã thúc đẩy các nhà máy Indonesia, cùng với những người mua khác trong khu vực và ở Ấn Độ, chuyển sang giấy nâu châu Âu rẻ hơn.

Giá OCC châu Âu vẫn ổn định dù do nguồn cung hạn chế. Loại 95/5 được bán ở mức 155-160 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với mức giá thấp nhất.

Mặc dù đắt nhất trong các loại OCC, OCC Nhật Bản vẫn ổn định ở mức 170-185 USD/tấn. Các khách hàng Trung Quốc đẩy mạnh mua OCC Nhật Bản thay vì OCC Mỹ và Châu Âu vì quãng đường và thời gian vận chuyển ngắn hơn. Tháng 11/2018, giá OCC của Nhật Bản đã cán mốc 315-325 USD/tấn và có khả năng sẽ tái diễn trong năm nay.

Giá giao dịch nội địa tại Trung Quốc vẫn ở mức ổn định, DS OCC(12) có giá 230 USD/tấn ở Trung Quốc, cao hơn nhiều so với giá OCC(11) của Mỹ ở hầu hết các thị trường châu Á khác, với mức chênh lệch lớn từ 60-65 USD/tấn. Nhu cầu từ các nhà máy Trung Quốc dự báo có thể đẩy giá OCC vốn đang cao sẽ tiếp tục leo thang trong vài tháng cuối năm.

So với OCC nội địa, hàng nhập khẩu, đặc biệt là từ Mỹ, có chất lượng tốt hơn và rẻ hơn. Giá OCC nhập khẩu vào Trung Quốc, so với OCC Mỹ, đã giảm 57 RMB/tấn, ở mức 2.463 RMB/tấn, tương đương 302 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí logistics./.

Theo Fastmarkets RISI

Hà Nội: Lượm hàng tấn giấy vụn, quần áo cũ để làm đồ tái chế

Mùa hè ý nghĩa

Nếu như những năm trước, Nguyễn Đức Hoàng Anh (học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) dành thời gian nghỉ hè để ngủ nướng và đọc truyện, thì năm nay, kế hoạch đã thay đổi hoàn toàn.

Hoàng Anh thức dậy vào lúc 5 rưỡi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân và ăn sáng, bạn bắt xe buýt đến trường THCS Giảng Võ. Tại đây, bạn và các thành viên của dự án Striped Project sẽ thu gom chai lọ, sách vở và quần áo cũ cho sự kiện “Lượm Đây”.

Hoàng Anh được phân công “quản lí” bao tải đen. Mỗi khi các bạn nữ sắp xếp, phân loại sách, báo và truyện, Sau đó, Hoàng Anh sẽ buộc lại theo từng chồng và xếp gọn gàng vào chiếc bao tải màu đen.

Hà Nội: Lượm hàng tấn giấy vụn, quần áo cũ để làm đồ tái chế
Hoàng Anh và các thành viên trong nhóm cùng nhau sắp xếp, phân loại sách, báo. Ảnh: Hoài Anh.

Ngoài ra, Hoàng Anh cũng có một “nghề tay trái” khác đó là shipper. Đối với những người không sắp xếp được thời gian để mang đồ đến khuyên góp, Hoàng Anh sẽ cùng một bạn khác trong nhóm đến tận nơi và nhận đồ.

“Một số người ở rất xa so với địa điểm tập kết như Phú Diễn hay Nhổn, dù thời tiết nắng nóng nhưng chúng mình vẫn đến tận nơi để nhận đồ. Có người khuyên góp tới 50kg sách và quần áo cũ nên phải đi thành 2 chuyến.

Những việc làm này khá mệt và vất vả, nhưng mình rất vui vì nó làm mùa hè của mình thêm phần ý nghĩa”, Hoàng Anh nói.

    >>> “Cần quan tâm đầu tư cho phát triển bền vững”

Lan toả thói quen tái chế

Cùng với Hoàng Anh, 160 thành viên khác của Striped Project cũng đang làm công việc này với mong muốn lan toả thói quen tái chế đến người dân Việt Nam.

Bạn Nguyễn Thủy Lam – Trưởng Ban tổ chức Striped Project cho biết, “Lượm Đây” là sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức và tạo dựng thói quen tái chế của người dân. Năm 2020, ban tổ chức sẽ thu gom đồ trong 2 ngày là (12-13/9).

“Chúng mình thu gom những đồ có thể tái chế tới nơi tập kết. Ngay sau đó, những sản phẩm thu gom sẽ được tổng hợp và ủng hộ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ ủng hộ, nhờ vào những bàn tay khéo léo của các thành viên, những vật dụng tưởng như bỏ đi này còn được làm thành những vật dụng có ích, đáng yêu.

Chỉ trong ngày đầu tiên, số lượng đồ mà chúng mình thu về được đã lên tới hơn 1 tấn”, Thuỷ Lam chia sẻ.

Hà Nội: Lượm hàng tấn giấy vụn, quần áo cũ để làm đồ tái chế

Một số hình ảnh trong sự kiện “Lượm Đây” của Striped Project. Ảnh: Hoài Anh.

Theo Lao Động

Arauco thông báo tăng giá bột giấy tại Trung Quốc từ tháng 10/2020

Cụ thể, giá bán bột giấy của Arauco như sau:

Bột  gỗ thông radiata đã tẩy trắng (BKP) sẽ tăng lên 620 USD/tấn CFR, tăng 40 USD/tấn so với mức giá giao dịch tháng 9.

Bột kraft không tẩy (UKP) sẽ có mức tăng 30 USD/tấn, lên 565 USD/tấn.

Mức giá giao dịch tháng 10 sẽ đánh dấu đợt tăng giá hàng tháng thứ hai liên tiếp của nhà sản xuất và cung cấp bột giấy Arauco tại thị trường Trung Quốc. Trước đó, trong các giao dịch tháng 9, công ty đã tăng 15 USD/tấn đối với BKP và 10 USD/tấn đối với UKP.

Hiện nay, công ty vẫn chưa công bố giá tháng 10 cho kraft bạch đàn tẩy trắng (BEK).

Arauco – Nhà sản xuất và cung cấp bột giấy Chile có công suất ước tính 3,95 triệu tấn/năm tại các nhà máy ở Chile, Uruguay và Argentina./.

    >>> Sản xuất giấy bìa gấp hộp tại Mỹ tháng 8 giảm 8%

Theo FastMakets RISI

Sản xuất giấy bìa gấp hộp tại Mỹ tháng 8 giảm 8%

Sản lượng bìa gấp hộp trong 8 tháng đầu năm 2020 đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ hoạt động của các nhà máy đạt 90,4%, giảm 3,6 điểm so với tháng 8/2019.

Về giấy, bìa cứng gấp hộp tẩy trắng (Solid Bleached Boxboard), sản lượng trong tháng 8/2020 đã giảm 13% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, sản lượng đã giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019.

Về giấy, bìa gấp hộp tái chế (Recycled Boxboard), sản lượng tháng 8/2020 đã giảm 6% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, sản lượng đã giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019.

Về giấy kraft chưa tẩy trắng & tấm thạch cao (Unbleached Kraft & Gypsum), sản lượng trong tháng 8/2020 đã giảm 2% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, sản lượng đã giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019./.

   >>> Kimberly-Clark hoàn tất mua lại Công ty Softex, Indonesia

Theo Pulpapernews

Kimberly-Clark hoàn tất mua lại Công ty Softex, Indonesia

Theo Kimberly-Clark, thương vụ mua lại rất phù hợp chiến lược cạnh tranh, giúp đẩy nhanh tốc độ mở rộng của công ty tại các thị trường đang phát triển và mới nổi.

Bên cạnh đó, việc Softex, Indonesia trở thành thương hiệu của Kimberly-Clark sẽ nâng cao triển vọng tăng trưởng cơ bản và tạo ra giá trị lâu dài cho cổ phiếu của công ty.

Indonesia là một thị trường lớn, phát triển nhanh với triển vọng tương lai hấp dẫn. Việc mua lại này của Kimberly-Clark ngay lập tức đã cải thiện vị thế hạn chế hiện tại của mình tại quốc gia này, trở thành một công ty có thị phần lớn trong ngành hàng chăm sóc cá nhân tại nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á.

Thị trường tã giấy ở Indonesia hiện ước tính đạt 1,6 tỷ USD, lớn thứ sáu trên thế giới, với khoảng năm triệu ca sinh hàng năm. Khoảng 80% doanh số bán hàng của Softex Indonesia đến từ tã giấy và hiện đang giữ vị trí số hai thị phần. Doanh số còn lại của Softex Indonesia chủ yếu từ các danh mục chăm sóc phụ nữ và chăm sóc người lớn tuổi.

Kể từ năm 1976, Softex Indonesia được thành lập và đã được biết đến là một doanh nghiệp trong ngành chăm sóc cá nhân thành công với vị trí vững chắc trên thị trường và liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số. Công ty có năng lực sản xuất xuất sắc và mạng lưới phân phối mạnh mẽ. Năm 2019, Softex Indonesia đạt doanh thu ròng khoảng 420 triệu USD./.

   >>> Nhu cầu gia tăng, các nhà cung cấp tìm kiếm khả năng tăng giá bột giấy tại Trung Quốc và châu Á

Theo Pulpapernews

Về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện một số quy định của Nghị định số 40/2019/ND-CP trong bối cảnh đại dịch Covid-19

– Cho phép gia hạn thời gian hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục quy định tại Khoản 20 và Khoản 23 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 (thay vì ngày 31 tháng 12 năm 2020)

– Cho phép gia hạn đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho doanh nghiệp) thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 39 Điều 3 Nghị định số 40/2019/ND-CP, đồng thời không phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt nếu không thay đổi địa điểm, tăng quy mô công suất theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

– Cho phép gia hạn đến hết ngày ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 39 Điều 3 Nghị định số 40/2010/ND-CP, đồng thời không phải lập lại ĐTM đã được phê duyệt nếu không thay đổi địa điểm, tăng quy mô công suất theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

– Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc, chủ động thông tin, hướng dẫn công khai, minh bạch trên phương . tiện thông tin đại chúng cho doanh nghiệp và không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính trong quá trình triển khai. Đồng thời tiếp tục rà soát, phát hiện bất cập, tồn tại trong quá trình thực hiện Nghị định số 40/2019/ND-CP, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, chống tiêu cực, tham nhũng; phòng, chống ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.

Nội dung chi tiết của Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 (ngày 04/9/2020): Nghị quyết 129/NQ-CP

VPPA (tổng hợp)

Nhu cầu sụt giảm do COVID-19, nhưng giá giấy, bìa Nhật Bản vẫn ổn định

Dịch COVID-19 khiến hàng loạt công ty phải làm việc từ xa, thay đổi đáng kể công việc và lối sống của người dân Nhật Bản. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể nhất đến tiêu dùng giấy in, viết, gây ra sụt giảm đáng kể lợi nhuận tại các công ty  sản xuất giấy, bìa, khiến kỳ vọng nhu cầu phục hồi như trước đây trở nên xa vời.

Đặc biệt với đề xuất tạo ra một “doanh nghiệp truyền thông kỹ thuật số” nhằm tạo điều kiện chuyển đổi các công việc hành chính, giáo dục và y tế sang các nền tảng trực tuyến có thể đẩy nhanh hơn nữa sự sụt giảm nhu cầu trong việc sử dụng giấy in, viết. Bất chấp nhu cầu giảm, các nhà máy vẫn cố gắng giữ giá giấy in, viết ở mức ổn định, đặc biệt là khi giá bột giấy trong nước và nhập khẩu dường như không thay đổi so với quý trước.

Về phía giấy in báo, nhu cầu cũng giảm mạnh do tỷ lệ phát hành, quảng cáo giảm. Hiệp hội Giấy thu hồi Kanto ước tính rằng tỷ lệ phát hành của một số nhà xuất bản lớn vào giữa năm 2020 đã giảm 5-11% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi cơ quan kiểm toán Nhật Bản cũng ước tính rằng lượng phát hành của các đầu sách lớn đã giảm 5,5% so với cùng kỳ. Việc thắt chặt ngân sách tiếp thị của các công ty Châu Á cũng khiến tỷ lệ quảng cáo xuống dốc. Trong khi đó, nhu cầu tờ rơi, in ấn thương mại và tạp chí giảm do các sự kiện và lịch phát hành các ấn phẩm bị hủy bỏ hoặc lùi lại khiến tiêu thụ giấy có tráng cũng nằm chung xu hướng.

    >>> Bản tin tháng 9/2020

Về giấy bao bì, giá cũng không thay đổi so với quý II, mặc dù nhu cầu thấp, các nhà máy vẫn đang hoạt động dưới công suất và có dấu hiệu tăng nhẹ trong tháng 8. Xuất khẩu tăng 77,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7. Trung bình hàng tháng xuất khẩu cao hơn khoảng 20.000 tấn so với trung bình năm 2019./.

 

Theo Fastmarkets RISI

Nhu cầu gia tăng, các nhà cung cấp tìm kiếm khả năng tăng giá bột giấy tại Trung Quốc và châu Á

Công ty Giấy và Bột giấy Châu Á (APP) của Indonesia vừa ra thông báo, hợp đồng giao hàng bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) của họ đã kín hết tháng 10, bất kỳ hợp đồng nào đặt hàng bổ sung trong giai đoạn này sẽ được chuyển sang giao hàng từ tháng 11/2020.

Tình hình thị trường có  sự thay đổi mạnh mẽ là do nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc, ngành công nghiệp giấy của nước này cũng đang bước vào mùa cao điểm truyền thống Quý IV và hoạt động mua vào bột giấy đang tăng lên.

Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu hộp bánh và quà tặng Tết Trung thu đang gia tăng mạnh mẽ nên vật liệu đóng gói, đặc biệt là bìa carton, hiện đang khan hiếm nguồn cung.

Trong khi đó, nhu cầu về giấy in, viết dung in sách giáo khoa và tài liệu học tập cho học kỳ mới vào đầu năm tới dự kiến ​​sẽ tăng mạnh vào cuối tháng 9/2020 cũng thúc đẩy tiêu thụ bột giấy.

Ngoài sự tăng trưởng nhu cầu dự kiến ​​trong quý IV đối với giấy, bìa,  giao dịch kỳ hạn bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) cũng sôi động trở lại đã thúc đẩy các nhà cung cấp đang nỗ lực tìm kiếm sự tăng giá bột giấy ở Trung Quốc.

Sau quyết định của Tập đoàn Ilim tăng giá bột BSK của Nga lên 40 USD/tấn trong tuần đầu tháng 9, Arauco đã làm theo, nâng mức giá thông radiata cho các lô hàng tháng 10 lên 40 USD/tấn.

Tập đoàn Ilim cũng đã tăng giá bột BHK của Nga thêm 20 USD/tấn, trong khicác nhà cung cấp khác cân nhắc về kế hoạch tăng giá bột BHK lên them 20-30 USD/tấn./.

   >>> “Cần quan tâm đầu tư cho phát triển bền vững”

Theo Fastmarkets RISI

“Cần quan tâm đầu tư cho phát triển bền vững”

Theo ông Sơn, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư cho phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn như đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, cùng với việc đầu tư cho đào tạo và tự đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, trình độ và năng lực quản lý của người lao động theo từng bước đi phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp mình, khuyến khích tinh thần sáng tạo và triệt tiêu lãng phí.

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 những năm qua được nhắc đến nhiều với những hứa hẹn sẽ tạo ra nền sản xuất công nghiệp hiện đại hơn, năng suất hơn. Là doanh nhân ngành giấy giữ vai trò Phó Chủ tịch VPPA, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Như chúng ta đã biết, cuộc CMCN 4.0 đã diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm qua tại các nước phát triển và cả Trung Quốc với nền tảng khoa học công nghệ vững chắc, đã tạo ra những chuyển biến to lớn, góp phần tạo ra nền sản xuất công nghiệp hiện đại tự động hóa ở cấp độ cao với nền tảng Internet Of Things (IOT) góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và giải phóng sức lao động cho con người. Tại Việt Nam, Chính phủ cùng với các doanh nghiệp cũng đã rất quan tâm tới vấn đề này, nhưng đến nay, hiệu quả chưa đạt như mong muốn vì nhiều lý do.

Riêng tại Công ty Đồng Tiến, việc đầu tư đáp ứng cuộc CMCN lần thứ 4 đã được quan tâm thế nào và hiệu quả mang lại ra sao, thưa ông?

Về phần mình, trong mấy năm qua, Đồng Tiến cũng đã tập trung đầu tư cho việc tăng cường tự động hóa dây chuyền sản xuất, trang bị và kết nối các phương tiện, công cụ hỗ trợ quản lý cũng như đào tạo nâng cao năng lực, trình độ người lao động phù hợp với bối cảnh Công ty và đã đạt được những kết quả bước đầu. Cụ thể đã góp phần ổn định chất lượng, tiết giảm chi phí, triệt tiêu lãng phí, cũng như tăng thêm tính linh hoạt trong quản lý và sản xuất đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng cả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

So với các doanh nghiệp FDI, năng lực của các doanh nghiệp ngành Giấy & Bao bì Việt Nam còn hạn chế. Được biết, nhiều sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng cao hiện doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) chưa thể sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng giá thành cao dẫn đến khó cạnh tranh. Ông đánh giá thế nào về thực trạng này?

Thực trạng này là một thực tế đang tạo ra rất nhiều áp lực và khó khăn cho các DNVN nói chung. Với các doanh nghiệp ngành giấy và bao bì nói riêng còn phải chịu áp lực lớn hơn, khi mà đầu tư FDI dù có trình độ kỹ thuật, công nghệ và quản lý cao hơn, nhưng hầu như cũng chỉ tập trung vào các sản phẩm không đòi hỏi công nghệ và chất lượng quá cao (các DNVN hoàn toàn có thể làm tốt), nhưng lại có nhu cầu lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh để dễ thực hiện và thu hồi nhanh vốn đầu tư. Điều này làm mất đi cơ hội đầu tư phát triển của các DNVN và bỏ lỡ cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn của ngành giấy Việt Nam, đồng thời làm giảm đi tính lan tỏa và tác động tích cực đối với nền kinh tế đất nước như chúng ta luôn kỳ vọng vào đầu tư FDI. Hy vọng với quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với đầu tư FDI trong thời gian tới, chúng ta sẽ khắc phục được sự bất hợp lý này.

Vậy để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI vốn mạnh về thương hiệu, tài chính, kỹ thuật… theo ông các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam cần phải làm gì?

Với thực trạng hầu hết các DNVN thua kém các doanh nghiệp FDI cả về năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và cả thương hiệu, theo tôi, các DNVN cần phải quan tâm đến đầu tư cho phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn như đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, cùng với việc đầu tư cho đào tạo và tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ và năng lực quản lý của người lao động theo từng bước đi phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp mình, đồng thời luôn khuyến khích tinh thần sáng tạo và triệt tiêu lãng phí.

    >>> Tích hợp bảy giấy phép về môi trường làm một để giảm thủ tục

Ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp, theo ông, Nhà nước cần có chính sách gì?

Nhà nước cần có chính sách định hướng và hỗ trợ các DNVN có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bền vững. Cụ thể với ngành giấy, Nhà nước cần có chính sách định hướng và chọn lọc đầu tư FDI phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển ngành giấy đảm bảo các tiêu chí cơ bản, như: (1) Thúc đẩy việc nâng cao trình độ công nghệ và hiện đại hóa thiết bị ngành giấy; (2) Tạo lập sự cân đối trong cung – cầu, cơ cấu sản phẩm giấy các loại, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu giấy cho tiêu dùng và phát triển kinh tế, đặc biệt là với các loại giấy chất lượng cao hiện Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu với số lượng lớn hàng năm; (3) Tạo cơ hội phát triển thuận lợi hơn cho các DNVN phát triển vươn lên ngang tầm quốc tế.

Hiện nay, bối cảnh dịch Covid-19 và những biến động thị trường tác động thế nào đến ngành giấy bao bì và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thưa ông?
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam do nền kinh tế có độ mở cao đã và đang chịu những tác động rất nặng nề, nhất là với các ngành như du lịch, vận tải và sản xuất hàng hóa xuất khẩu, ….

Ngành giấy là ngành kinh tế phục vụ nên đương nhiên cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực, nhưng với hiệu ứng chậm hơn. Cụ thể, sản lượng ngành giấy bắt đầu suy giảm mạnh đặc biệt từ tháng 4/2020 với sản lượng/nhu cầu sụt giảm trung bình lên tới 20-30% do nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đều sụt giảm, làm cho giá giấy thành phẩm giảm mạnh. Trong khi đó, giá nguyên liệu trong và ngoài nước lại tăng cao do thiếu nguồn cung và cước vận tải tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành giấy và tình hình này dự kiến còn có thể kéo dài tới hết năm 2021.

Chính vì thế, hoạt động đầu tư mới của Công ty cũng đang phải trì hoãn lại chờ đến khi dịch bệnh được khống chế hoàn toàn. Điều này làm chậm kế hoạch phát triển của Công ty khoảng 1-2 năm, nhưng có lẽ chúng tôi còn may mắn hơn một số công ty đang đầu tư dở dang mà phải bị ngưng trệ kéo dài do dịch bệnh.

Giấy đồng tiến

Trước những khó khăn và thách thức của nền kinh tế, Đồng Tiến có giải pháp gì để vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh cũng như việc làm cho người lao động và phát triển bền vững?

Để vượt qua khó khăn và thách thức hiện nay, Công ty đã và đang tích cực thực hiện một số giải pháp sau: (1) Ký kết thỏa ước với người lao động về các biện pháp phòng chống dịch bệnh và các phương án cần thiết phải tiến hành tương ứng với các tình huống khi sản lượng bị giảm 15-25%, trên 25% tới 40%, và trên 40% trở lên hoặc khi buộc phải ngưng sản xuất theo quyết định của các cơ quan chức năng. Qua đó người lao động hiểu rõ bối cảnh và yên tâm, tích cực hợp tác cùng Công ty vượt qua khó khăn. (2) Lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa, cải tiến, cải tạo máy móc thiết bị tương ứng với thời gian ngưng sản xuất ít hay nhiều ngày. (3).Tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người lao động, tổ chức phong trào cắt giảm chi phí và triệt tiêu lãng phí trong toàn công ty đang tạo ra hiệu quả rất tích cực.

Giấy đồng tiến

Theo Vietnam Business Forum