Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 4/2020

Theo số liệu báo cáo của Hội đồng sản phẩm Giấy và Bột giấy toàn cầu, trong tháng 4 tiêu thụ bột giấy toàn cầu chỉ đạt 4,236 triệu tấn, giảm 12,6% so với 4,845 triệu tấn trong tháng 3 nhưng lại tăng 5,0% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 4,036 triệu tấn vào tháng 4/2019.

Tỷ lệ tiêu thụ trên công suất giảm xuống còn 89% trong tháng 4, so với 98% trong tháng 3.

   >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 3/2020

Tiêu thụ bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) tăng từ 2,071 triệu tấn trong tháng 3 lên 2,080 triệu tấn trong tháng 4. Trong khi đó, tiêu thụ bột giấy kraft gỗ cứng (BHK) đã giảm từ 2,614 triệu tấn trong tháng 3 xuống còn 2,013 triệu tấn trong tháng 4.

Tồn kho của nhà sản xuất toàn cầu tăng hai ngày, lên 41 ngày cung trong tháng 4 (34 ngày đối với BSK và 46 ngày đối với BHK) và thấp hơn mức tồn kho tháng 4/2019 là 27 ngày./.

Theo Fastmarkets RISI

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá OCC của Mỹ, Châu Âu nhập khẩu giảm tại Đông Nam Á và Đài Loan

Trước tháng 5/2020, dịch vụ thu gom tại Mỹ bị ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nguồn cung thấp đã buộc các nhà sản xuất giấy bao bì Mỹ phải chi trả phí bảo hiểm để đảm bảo giữ nguồn RCP cho hoạt động.

Điều đó đã dẫn đến khối lượng RCP xuất khẩu sang châu Á sụt giảm, ngay trước 01/5/2020 giá RCP đã tăng vọt lên 195-200 USD/tấn. Chỉ cho đến khi nhiều bang tại Mỹ nới lỏng lệnh phong tỏa và tồn kho tại các nhà máy tăng cao thì khối lượng RCP xuất khẩu mới dần được cải thiện.

Tuy nhiên ngay sau đó, các nhà cung cấp RCP của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng ở châu Á, chủ yếu tại thị trường Đông Nam Á, Đài Loan và Ấn Độ. Do giá OCC nhập khẩu cao, nhu cầu tiêu thụ và giá giấy bao bì thành phẩm sụt giảm đã khiến nhiều nhà máy đã buộc phải ngừng sản xuất.

Tỷ lệ hoạt động của BM ở Thái Lan và Việt Nam đã giảm 30-50%. Thậm chí, trong tháng 3, các nhà sản xuất ở Ấn Độ buộc phải dừng nhập khẩu RCP do lệnh phong tỏa quốc gia chống dịch COVID-19.

   >>> Thị trường giấy và bột giấy Trung Quốc cuối tháng 5

Do đó, cuối tháng 5, OCC (11) Mỹ đã giảm 35-38 USD/tấn so với hồi đầu tháng, đạt mức 150-160 USD/tấn. Như vậy, trong cả tháng 5, giá OCC(11) Mỹ đã giảm tổng cộng 40-45 USD/tấn. Nhưng dù các nhà cung cấp đã giảm giá mạnh, sức mua OCC từ thị trường vẫn không được cải thiện.

Giá OCC châu Âu (95/5) giảm mạnh 40-45 USD/tấn, chỉ còn 130-140 USD/tấn.

Giá OCC Nhật Bản cũng giảm 35 USD/tấn, ở mức 145-155 USD/tấn.

Tại thị trường Trung Quốc, OCC (12) Mỹ ở mức 190-195 USD/tấn, giảm 20-25 USD/tấn. Có nguồn tin ghi nhận OCC (12) đã được bán với giá thấp hơn, chỉ 175 USD/tấn vào ngày 28/5.

Tuy nhiên, so với giá OCC Mỹ, giá OCC nhập khẩu bán lại và thu gom tại Trung Quốc lại tăng 50 RMB/tấn, đạt 1.860-2.190 RMB/tấn, tương đương 212-252 USD/tấn, sau khi trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí logistics./.

Theo PPI Asia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thị trường giấy và bột giấy Trung Quốc cuối tháng 5

Sau hai tháng giảm mạnh, vào cuối tháng 4, giá giấy bao bì hòm hộp tái chế dường như đã chạm đáy, khiến nhiều công ty gia công  hòm hộp đẩy mạnh việc mua hàng. Tuy nhiên, cuối tháng 5, các nhà sản xuất đã tăng giá bán giấy bao bì tái chế thêm khoảng 50 RMB/tấn (7 USD/tấn).

Từ ngày 27/5, tại các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và thành phố Thượng Hải, giá giấy testliner đã tăng từ 3.450-3.730 RMB/tấn lên 3.500-3.830 RMB/tấn, giá giấy kraft-top liner đã tăng thêm 50 RMB/tấn, đạt 4.000-4.140 RMB/tấn. Giá giấy white-top liner không đổi, vẫn ở mức 5.150-5.550 RMB/tấn. Giá giấy medium độ bền cao đã tăng 100 RMB/tấn, lên 3.250-3.610 RMB/tấn.

Các nhà sản xuất và gia công hòm hộp đã cắt  giảm nhập khẩu giấy medium vì giá CIF đến các cảng chính của Trung Quốc vượt quá 340 USD/tấn, tương đương gần 2.900 RMB/tấn, đã bao gồm thuế nhập khẩu 5% và thuế VAT 13% và chưa gồm bất kỳ phí xử lý tại hải quan hay chi phí logistics nội địa.

   >>> Andritz hỗ trợ kỹ thuật từ xa khởi chạy dây chuyền TMP tại nhà máy Volga Pulp and Paper Mill

Nguyên nhân tăng giá là do lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các dịch vụ chuyển phát nhanh đã góp phần kích cầu bao bì đóng gói tại Trung Quốc và dự kiến nhu cầu sẽ tiếp tục tăng cao trong lễ hội mua sắm trực tuyến giữa năm, diễn ra từ ngày 01 đến 18 tháng 6.

Mặc dù trong tháng 4, xuất khẩu đã bất ngờ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cuối tháng 5, thị trường xuất khẩu Trung Quốc vẫn rất ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các đơn đặt hàng tại một số nhà cung cấp đã bị cắt giảm 40% và hiện chưa có dấu hiệu phục hồi dù nhiều nước đã có lệnh nới lỏng phong tỏa.

 Thị trường giấy và bột giấy Trung Quốc cuối tháng 5

Nhu cầu KLB nhập khẩu bị chững lại vì loại hàng này chủ yếu được sử dụng để đóng gói hàng hóa xuất khẩu và ít khi dùng trong thương mại điện tử nội địa. Nhập khẩu KLB cho sản xuất trong tháng 5 vẫn ổn định trong khoảng giá 520-575 USD/tấn.

Trong tháng 5, giá giấy bìa cứng làm từ xơ sợi nguyên sinh tiếp tục giảm do nhu cầu thấp. Tại Chiết Giang, Giang Tô và Thượng Hải, giá bìa ngà có tráng cao cấp giảm 300-400 RMB/tấn, xuống còn 6.600-6.700 RMB/tấn. Loại thương mại cũng giảm từ 5.800-5.950 RMB/tấn xuống còn 5.100-5.400 RMB/tấn.Thậm chí, một số nhà phân phối ở phía nam tỉnh Quảng Đông đã bán bìa ngà thương mại chỉ với giá chưa đến 4.500 RMB/tấn.

Tương tự, tại phía Nam Trung Quốc, giá bìa cứng tái chế cũng đi xuống. Giá bìa duplex gáy xám có tráng cao cấp đã giảm 200 RMB/tấn, xuống còn 4.250-4.350 RMB/tấn. Giá bìa duplex gáy xám có tráng thương mại giữ nguyên, ở mức 3.900-4.100 RMB/tấn.

Trong tháng 5, giá giấy in viết có tráng (CFP) cao cấp giảm từ 5.250-5.500 RMB/tấn xuống còn 5.050-5.400 RMB/tấn. Loại thương mại đã giảm 200 RMB/tấn, xuống mức 4.750-5050 RMB/tấn.

Giấy in viết không tráng (UFP) làm từ 100% bột giấy hóa học đã giảm từ 6.100-6.300 RMB/tấn xuống còn 6.000-6.100 RMB/tấn. UFP từ bột hóa cơ đã giảm 50-100 RMB/tấn, xuống còn 5.000-5150 RMB/tấn. Một số nhà cung cấp còn bán với giá 4.500 RMB/tấn. UFP gỗ hỗn hợp/phi gỗ đang được bán với giá 4.600-4.700 RMB/tấn, giảm 100 RMB/tấn.

Thị trường UFP tại Trung Quốc hiện vẫn bị thừa cung dù một số nhà máy đã tạm dừng máy hoặc ngừng sản xuất giấy in viết.Tuy nhiên, trong tháng 5, nhu cầu giấy in, viết cao cấp không tráng (UFP) có tăng nhẹ vì nhiều trường học ở Trung Quốc đã mở cửa trở lại và mức giá thấp đã khiến các nhà phân phối đẩy mạnh việc mua vào UFP.

Giấy tráng định lượng thấp (LWC) nội địa đã giảm 100 RMB/tấn, xuống còn 6.300-6.400 RMB/tấn.

Giấy in báo trong nước ổn định ở mức 4.200-4.300 RMB/tấn.Trong khi đó, giá bán lại giấy in báo nhập khẩu chỉ ở mức 3.600-3.800 RMB/tấn, chủ yếu là từ Nga, chiếm 35% tổng khối lượng nhập khẩu.

Theo Fastmarkets RISI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng COVID-19

Chính phủ quyết nghị tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đã được Quốc hội đề ra. Trong đó, Chính phủ đưa ra 3 nhiệm vụ, giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

1- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không còn dư nợ đến ngày 31/12/2019; giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa từ tháng 3 cho đến hết tháng 9/2020; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ tháng 3 cho đến hết tháng 9/2020.

Giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.

   >>> Tiếp sức cho doanh nghiệp xuất khẩu trang thiết bị y tế

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3/2020; thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm ngày 31/12/2020. Nghiên cứu sửa đổi quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước.

Cấp phép thí điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile money).

Chính phủ cho phép các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài làm việc trong các dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, được nhập cảnh vào Việt Nam để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với các quy định về phòng, chống dịch. Nghiêm cấm phân biệt, kỳ thị người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Gia hạn giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp; cấp giấy phép lao động mới cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài để thay thế cho những người không được nhập cảnh hoặc không nhập cảnh trở lại Việt Nam.

Cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, kinh phí thực hiện năm Chủ tịch ASEAN 2020 và các hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết.

Chính phủ cho phép các khoản đóng góp, ủng hộ trong các hoạt động chống dịch COVID-19 là khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2- Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội.

Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp; tuyệt đối không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết; chủ động khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Đồng thời, hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho từng loại hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu kép: phòng, chống dịch tốt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo giai đoạn. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn lực đầu tư mới như: công tác quy hoạch; hạ tầng; công tác đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo về năng lượng; cải cách thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với quy định về phòng chống dịch COVID-19. Chủ động nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách; chấm dứt tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu; phát huy tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp.

Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 30/6/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các Chỉ thị số: 20/CT-TTg ngày 17/5/2017, 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát lại kế hoạch thanh tra, kiểm tra để hạn chế, giảm các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời kỳ dịch bệnh, không thanh tra ngoài kế hoạch, chuyển từ phương pháp tiền kiểm sang hậu kiểm. Đối với những dự án đã thanh tra, khẩn trương hoàn thành kết luận, tham mưu, đề xuất hướng xử lý theo quy định của pháp luật.

3- Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Chính phủ cho phép không áp dụng quy định tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư đối với dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và được bố trí vốn từ kế hoạch đầu tư công năm 2020.

Tiếp tục rà soát các quy định về ngân sách, đầu tư, xây dựng, tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công. Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 1 /8/2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chính phủ cho phép giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các chính sách đặc thù phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi và Đề án phát triển kinh tế – xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người theo các Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 và số 2086/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ theo tổng mức vốn cho từng địa phương. Giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể.

Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung sau: a) Quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay bằng 70%  mức thuế quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 đến hết ngày 31/12/2020; b) Miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020; c) Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để hỗ trợ trong bối cảnh đại dịch COVID-19; d) Giao Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi tổng số vốn ngân sách trung ương năm 2020 đã được Quốc hội quyết định; đ) Ban hành Nghị quyết về việc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với một số dự án thuộc đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư sang đầu tư công; e) Cho phép áp dụng một số quy định tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng có hiệu lực kể từ ngày thông qua Luật: – Miễn giấy phép xây dựng đối với công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng; – Bãi bỏ thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Bộ Xây dựng và phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt./.

Theo Chính Phủ

Andritz hỗ trợ kỹ thuật từ xa khởi chạy dây chuyền TMP tại nhà máy Volga Pulp and Paper Mill

Andritz đã nhận được đơn đặt hàng để cải tạo lại dây chuyền sản xuất bột gỗ nghiền và chuyển hóa sang sản xuất bột nhiệt cơ (TMP) tại nhà máy Volga Pulp and Paper ở Balakhna, vùng Nizhnij Novgorod, Liên bang Nga.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, và để bảo đảm tiến độ hoạt động của nhà máy, công việc khởi chạy máy đã được thực hiện từ xa để tránh mọi rủi ro về sức khỏe, nhưng vẫn bảo đảm về tiến độ vận hành.

Dây chuyền bột TMP mới tại Volga Pulp xử lý gỗ vân sam, có công suất 180 tấn dăm gỗ khô/ngày. Sản phẩm sẽ là nguyên liệu thô cho các máy sản xuất giấy in báo tại nhà máy Volga Paper.

   >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 3/2020

Trong dự án này, ANDRITZ sẽ nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống nghiền bột có nồng độ cao (HC) và nồng độ thấp (LC) cũng như bộ phận sàng lọc và cung cấp một số bộ phận thiết bị mới, gồm hệ thống rửa và sơ chế dăm gỗ, hệ thống nghiền nạp liệu máy nghiền và bộ phận lọc đĩa ANDRIT DiscFilter.

Ngoài ra, ANDRITZ cung cấp thiết bị tự động hóa và điện khí hóa hoàn chỉnh với hệ thống DCS cùng các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo và tư vấn cho công việc lắp đặt cơ khí.

Công ty Cổ phần Volga Pulp and Paper là một trong những nhà sản xuất giấy in báo lớn nhất của Nga và sử dụng nguyên liệu 100% bột TMP. Volga Paper là một trong 200 công ty xuất khẩu hàng đầu ở Nga, xếp hạng trong số 50 công ty hàng đầu trong ngành lâm nghiệp Nga và 100 công ty hàng đầu ở khu vực Nizhnij Novgorod./.

Theo www.pulpaper.com

 

 

 

 

Hiệp hội Giấy tham dự Hội thảo tham vấn và hoàn thiện “Kết quả nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn”

Mục tiêu của Hội thảo nhằm tham vấn các kết quả nghiên cứu về KTTH, trên cơ sở đó tổng hợp và đề xuất một số chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Hội thảo có sự tham dự của đông đảo của các chuyên gia, các nhà quản lý các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Quản lý…

Trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng. Đây là thách thức, thúc đẩy các nền kinh tế cần phải nhìn nhận, nhằm hướng tới phát triển bền vững và hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

   >>> Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 3/2020

Tại Hội thảo các đại biểu đã nghe báo cáo tóm tắt các chính sách về việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, xây dựng các phương pháp tiếp cận và đánh giá các ưu đãi và công cụ chính sách cho quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã thông tin đến Hội thảo, các đại biểu tham dự Hội thảo về tiềm năng, sự phù hợp và lợi thế của Ngành công nghiệp Giấy Việt Nam khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Kiến nghị với Nhóm nghiên cứu trong việc hoạch định và đề xuất chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới. Trong đó, nhất thiết phải coi giấy thu hồi là nguyên liệu thứ cấp, giấy thu hồi sau khi đã phân loại, lọc sạch và loại bỏ tạp chất theo quy định, cần được đối xử và quản lý như một loại hàng hóa thông thường, là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất giấy như các nước trên thế giới đang thực hiện./.

Theo VPPA

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 3/2020

Theo số liệu báo cáo của Hội đồng sản phẩm Giấy và Bột giấy toàn cầu, trong tháng 3/2020 tiêu thụ bột giấy toàn cầu tăng 12,8% đạt 4,845 triệu tấn, so với 4,295 triệu tấn trong tháng 02/2020, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 là 3,6%, khi đó tiêu thụ bột giấy đạt 4,675 triệu tấn tháng 02/2019.

Tỷ lệ tiêu thụ so với công suất đạt 98%.

   >>> Thị trường giấy và bột giấy tại Trung Quốc tháng 5/2020

Tiêu thụ bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) đạt 2,071 triệu tấn trong tháng 3, tăng so với mức 1,889 triệu tấn trong tháng 02. Trong khi đó, tiêu thụ bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) tăng vọt lên 2,614 triệu tấn, so với mức 2,232 triệu tấn trong tháng 02/2020.

Tồn kho nhà sản xuất toàn cầu giảm còn 39 ngày cung cấp trong tháng 3 (36 ngày bột BSK và 43 ngày bột BHK), và thấp hơn mức tồn kho tháng 3/2019 là 15 ngày./.

Theo Fastmarkets RISI

Nghiên cứu lựa chọn giá thể tự do (MBBR) phù hợp với xử lý nước thải sản xuất giấy bao bì

Một trong những công nghệ đã và đang được nghiên cứu ứng dụng là giá thể tự do MBBR. Nghiên cứu tiến hành lựa các giá thể phù hợp với nước thải sản xuất giấy bao bì trong số các giá thể đặc trưng đang được sử dụng rộng rãi. 2 loại giá thể có đều màu trắng, hình trụ tròn, bằng nhựa HDPE, khối lượng riêng 60 kg/m3, xuất xứ Nhật Bản. Các đặc trưng riêng của giá thể khác nhau về kích thước loại thứ nhất có đưởng kính D =8mm; chiều cao H = 6mm; diện tích bề mặt riêng 950 m2/m3; loại giá thể thứ 2 đường kính D =25mm; chiều cao H = 10mm; diện tích bề mặt riêng 895 m2/m3. Hiệu quả xử lý BOD lần lượt là 90,44 và 89,63%; và COD lần lượt là 94,74 và 94,84%. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tiến hành thử nghiệm tại các nhà máy sản xuất giấy bao bì.

Mời bạn đọc thêm bài nghiên cứu TẠI ĐÂY

Theo Công nghiệp Sinh học

ABB cung cấp giải pháp công nghệ cho nhà máy mới ở Phần Lan của Metsä

Đơn hàng của Metsä Fiber trị giá khoảng 40 triệu EUR. Nhà máy mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023, có năng lực sản xuất 1,5 triệu tấn bột giấy mỗi năm, cũng như nhiều sản phẩm sinh học khác.

ABB cung cấp giải pháp công nghệ cho nhà máy mới ở Phần Lan của Metsä

Mục tiêu của Metsä Fiber là xây dựng một nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học không có hóa thạch ở Kemi và là nhà máy chế biến gỗ hiệu quả nhất trong lĩnh vực này.

   >>> Thị trường giấy và bột giấy tại Trung Quốc tháng 5/2020

Theo thỏa thuận sơ bộ, hơn 1.000 động cơ điện cho nhà máy sinh học Kemi sẽ được sản xuất tại Phần Lan tại các nhà máy của ABB, ở Vaasa và Helsinki. Các rơle bảo vệ và công tắc an toàn sẽ được cung cấp bởi các nhà máy ABB, ở Vaasa, và hơn 600 bộ truyền động sẽ được cung cấp bởi nhà máy sản xuất bộ truyền động lớn nhất thế giới ở Pitäjänmäki, Helsinki.

ABB Power Grids Finland cũng chịu trách nhiệm cung cấp máy biến áp cho dự án Kemi. Các máy biến áp chính cho nhà máy sẽ được sản xuất tại nhà máy biến áp ABB Power Grids ở Vaasa.

Nhà máy theo kế hoạch sẽ sử dụng công nghệ vận hành và điện khí hóa tiên tiến nhất của ABB. Các động cơ điện cho nhà máy sẽ được điều khiển bởi hệ thống điều khiển động cơ thông minh mới nhất của ABB. Để tiết kiệm năng lượng, các bộ truyền động mới của ABB sẽ điều khiển một nửa công suất động cơ điện của nhà máy.

Kemi sử dụng động cơ hiệu suất cao thế hệ mới nhất theo tiêu chuẩn của ABB. Hệ thống điện và công nghệ truyền động của nhà máy sẽ được tích hợp vào hệ thống giám sát và hỗ trợ từ xa của ABB./.

Theo Pulpapernews