Quyết sách chưa có tiền lệ trong giai đoạn cao điểm chống dịch

Bước vào giai đoạn cao điểm của cuộc chiến chống dịch Covid-19, Chính phủ cùng các địa phương đã ban hành hàng loạt quyết sách, chỉ đạo quyết liệt.

Tối muộn 24/3, thêm 11 ca nhiễm Covid-19 ở một số tỉnh, thành được công bố, nâng tổng số người mắc của cả nước lên 134.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 3 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 khi có những thay đổi về nguồn bệnh – 3 cán bộ y tế mắc Covid-19, trong đó có 1 ca lây nhiễm chéo khi trực tiếp điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh

Vài giờ trước đó, UBND TP.HCM ban hành chỉ đạo khẩn chưa từng có tiền lệ ở thành phố: Tạm ngừng các hoạt động giải trí trên địa bàn trong thời gian dịch. Các khu vui chơi giải trí, quán bia, nhà hàng (công suất phục vụ 30 người trở lên), câu lạc bộ bi-a, thể hình, cơ sở làm đẹp phải ngừng hoạt động từ 18h ngày 24/3 đến hết 31/3.

Gần như ngay lập tức, nhiều nhà hàng, quán bia, quán ăn… đã nghiêm túc thực thi yêu cầu của lãnh đạo TP trong sự ngỡ ngàng của khách.

 

Đây là một trong những biện pháp cứng rắn của UBND TP.HCM sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 23/3. Thủ tướng yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết để hạn chế việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ mặt hàng thiết yếu. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các nghi lễ và hoạt động tập trung đông người.

Xử lý nghiêm nếu không chấp hành cách ly

Trong các ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận ở Việt Nam, cá biệt có trường hợp không khai báo y tế, hoặc thuộc diện cách ly nhưng không thực hiện nghiêm túc.

Điển hình, ca thứ 100 ở Việt Nam được Bộ Y tế công bố tối 22/3 khiến nhiều người bức xúc khi nhìn lịch trình đi lại của người này. Người đàn ông thuộc diện cách ly y tế tại nhà song vẫn đi lễ 5 lần/ngày trong suốt 14 ngày (4-17/3) tại thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar ở quận 8, TP.HCM. Như vậy, trong thời gian cách ly tại nhà, ông này dự lễ hơn 60 lần trước khi phát hiện dương tính với Covid-19.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp trốn cách ly tập trung để về nhà.

Trước thực tế này, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm khắc các trường hợp không khai báo, khai báo không đúng, không chấp hành cách ly theo đúng quy định, cần thiết phải điều tra truy tố theo pháp luật.

Sau chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Công an – cũng quán triệt công an toàn quốc xử lý nghiêm những ai chống đối, không thực thi các quy định phòng, chống dịch bệnh cũng như đăng tin xuyên tạc gây hoang mang dư luận.

Rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh từ 8/3

Với hàng loạt ca mắc Covid-19 xuất phát từ những người ở nước ngoài trở về Việt Nam, Chính phủ đã lần lượt ban hành các quyết định dừng nhập cảnh với công dân các nước châu Âu, châu Á. Đến 21/3, quyết định này được áp dụng với công dân tất cả các nước.

Tất cả người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8/3 phải được rà soát và yêu cầu cách ly tại nhà trước 12h ngày 25/3. Ảnh: Duy Hiệu.

Trước Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát tất cả trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8/3. Việc rà soát phải hoàn thành trước 12h ngày 25/3.

Các trường hợp này phải thực hiện yêu cầu cách ly tại nhà, nơi lưu trú, thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, kịp thời phát hiện các ca mắc bệnh, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Với những người Việt ở nước ngoài, Thủ tướng vận động không dồn về nước như thời gian qua.

Theo quan điểm của Chính phủ, dù còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất trong trường hợp bà con ở nước ngoài thực sự cần thiết phải về nước. Song, Chính phủ khuyến nghị nếu không thực sự cần thiết, không nên ồ ạt về nước vào thời điểm này.

Hạn chế hạ cánh tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất

Tính từ giai đoạn 2, Việt Nam đã đón hàng trăm nghìn lượt từ nước ngoài trở về qua sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 23/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết từ đầu tháng 3 đã có trên 350.000 người nhập cảnh, trong đó gần 100.000 từ Mỹ và châu Âu.

Mặt khác, tới đây sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, DN).

Ngoài ra, thực tế cho thấy hàng chục ca mắc Covid-19 cũng xuất phát từ chính những chuyến bay chở người từ nước ngoài về Việt Nam, điển hình là các chuyến bay của Vietnam Airlines mang số hiệu VN54 và cả chuyến bay của Bamboo Airways, VietJet Air.

Thủ tướng yêu cầu giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, hạn chế hạ cánh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Ảnh: Việt Linh.

Do các khu cách ly ở TP.HCM hết khả năng tiếp nhận, Bộ GTVT cũng gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các hãng hàng không ngừng chở công dân Việt Nam về sân bay Tân Sơn Nhất từ 25/3 đến hết 31/3.Bởi vậy, ngày 19/3, Vietnam Airlines cho biết sẽ tạm dừng khai thác tất cả đường bay quốc tế dự kiến đến hết ngày 30/4.

Ở cấp Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo và có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu hạn chế và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài. Đặc biệt, không làm quá tải tại các khu cách ly tập trung, hạn chế hạ cánh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Không nhận đồ tiếp tế ở khu cách ly tập trung

Trong khi quân đội và nhiều lực lượng đang căng mình lo “nơi ăn, chốn ở” cho hàng chục nghìn người tại các khu cách ly tập trung, khó khăn tiếp tục nảy sinh khi thân nhân của những người thuộc diện cách ly chuyển đến quá nhiều đồ “tiếp tế”, gây ra tình trạng quá tải.

Theo ghi nhận của Zing.vn những ngày qua, tại khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức, TP.HCM), nhiều người cùng ôtô, xe máy xếp hàng dài cùng đống đồ đạc gửi cho người nhà ở trong khu cách ly. Thậm chí, có người gửi cả tủ lạnh vào, hoặc “ngụy trang” bia trong các thùng đóng kín để gửi vào.

Sau phản ánh của báo chí, lãnh đạo các địa phương đồng loạt lên tiếng và đưa ra khuyến cáo.

Người dân xếp hàng dài cùng đống đồ tiếp tế khổng lồ chờ gửi vào cho thân nhân trong khu cách ly tập trung. Thủ tướng đã yêu cầu “không nhận nhu yếu phẩm tại các khu các ly tập trung”. Ảnh: Quỳnh Danh.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhấn mạnh người cách ly đang được đảm bảo các điều kiện tốt. Vì vậy, ông đề nghị người thân của họ không nên gửi đồ ăn vì rất có thể trong quá trình gửi đồ sẽ gây ra nguy hiểm do đồ ăn chưa được khử khuẩn.Nói về vụ việc người dân tụ tập tiếp tế đồ ăn tại khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, Bí thư TP Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nhu yếu phẩm bên trong khu cách ly đã được Nhà nước lo và đảm bảo điều kiện thiết yếu.

“Các đơn vị quản lý không nhận đồ ăn, đồ dùng mà người nhà gửi cho người đang thực hiện cách ly”, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu.

Quan điểm này được Thủ tướng quán triệt tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với tinh thần “không nhận hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các cơ sở cách ly tập trung”.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đồng ý huy động các khách sạn, resort, cơ sở lưu trú làm cơ sở cách ly tập trung có thu phí và ưu tiên cách ly người nước ngoài tại các cơ sở này.

Việc đảm nhận, điều phối cách ly tập trung tiếp tục được người đứng đầu Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng. Các bộ liên quan hỗ trợ tối đa với mục tiêu bảo đảm an toàn, không lây chéo và bảo đảm cuộc sống cho người được cách ly.

Khẩn trương mua trang thiết bị, bảo đảm xét nghiệm nhanh

Ngoài chống dịch, việc phát hiện các ca nhiễm sớm để kịp khoanh vùng đối tượng cách ly, và việc điều trị tốt cho những ca dương tính, cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt quan tâm.

Ông giao Bộ Y tế khẩn trương chỉ đạo mua trang thiết bị phương tiện, vật tư, kit thử, sinh phẩm chẩn đoán (ưu tiên hàng sản xuất trong nước)… bảo đảm năng lực xét nghiệm.

Mặt khác, tập trung xét nghiệm nhanh, chính xác các trường hợp tại các khu cách ly tập trung, trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh, nghi mắc bệnh trong cộng đồng để cách ly kịp thời.

Thủ tướng đồng ý đề xuất giao Bộ Quốc phòng mua 10 xe xét nghiệm lưu động phục vụ xét nghiệm tại cộng đồng.

Đặc biệt, ông giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành một số quy định cho phép Chính phủ, Thủ tướng áp dụng các biện pháp cần thiết như trong tình trạng khẩn cấp.

Nhận định trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch Covid-19, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, hệ thống chính trị quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch.

“Phải thành công chứ không thất bại, không để lây lan lũy thừa, nhiều người mắc, người chết tại Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo Zing.vn

Thống kê bột giấy toàn cầu tháng 2/2020

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Giấy và Bột giấy toàn cầu, trong tháng 02/2020 tiêu thụ bột giấy toàn cầu giảm 4,9% chỉ đạt 3,798 triệu tấn, so với 3,993 triệu tấn trong tháng 01/2020, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 là 0,2%, khi đó tiêu thụ bột giấy đạt 3,807 triệu tấn tháng 02/2020.

Tiêu thụ bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) đạt 1,836 triệu tấn trong tháng 2, giảm so với mức 2,804 triệu tấn trong tháng 01. Trong khi đó, tiêu thụ bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) lại tăng không đáng kể từ 1,778 tấn trong tháng 1 lên 1,797 trong tháng 2.

Tồn kho nhà sản xuất toàn cầu giảm còn 42 ngày cung cấp trong tháng 2 (37 ngày bột BSK và 47 ngày bột BHK),  thấp hơn 13 ngày so với cùng kỳ 02/2019 là 13 ngày./.

RISI – VPPA

 

Tắc nghẽn chuỗi cung ứng ở Mỹ và Châu Âu, giá OCC tăng đột biến tại châu Á

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã gây bất lợi cho xuất khẩu giấy thu hồi (RCP) từ Mỹ và Châu Âu sang Châu Á, khiến giá OCC tăng chóng mặt.

Giá vận chuyển tăng hơn gấp 3 lần

Các nhà cung cấp ở Bắc Mỹ và Châu Âu buộc phải hủy đơn đặt hàng RCP của Châu Á ngay cả khi hàng hóa đã được đóng kiện và sẵn sàng chuyển đi.

Nguyên nhân là do các nhà cung cấp gặp khó khăn trong việc đặt container xếp hàng và tàu vận chuyển RCP trong bối cảnh chi phí vận chuyển hiện đang không ổn định.

Bên cạnh đó, số lượng tàu chở hàng bị cắt giảm nhiều bị giữ lại ở Trung Quốc và các cảng khác để thực hiện các biện pháp kiểm soát, cách ly nghiêm ngặt phòng trừ Covid-19.

Tuần đầu tháng 3/2020, các nhà cung cấp ở châu Âu cho biết, chi phí vận chuyển từ cảng châu Âu đến cảng châu Á đã lên tới 1.600 USD/cont. 40 feet, tăng gấp hơn 3 lần so với mức giá thông thường trước đây là 400-500 USD/cont.

Tính trung bình mỗi tấn RCP vận chuyển từ châu Âu sang châu Á đã bị đội cước vận tải thêm 64 USD/tấn.

giá OCC

Thiếu hụt nguồn cung RCP từ Mỹ và Châu Âu

Trong khi đó, nguồn cung RCP ở Mỹ và châu Âu cũng đã giảm đáng kể do sự bùng phát của Covid-19.

Việc thu gom và vận chuyển RCP tại đây cũng có nguy cơ bị ngưng trệ do các nhà máy và các cơ sở thug om, phân loại RCP bắt buộc phải đóng cửa vì đại dịch.

Đây cũng là một trong các nguyên nhân đẩy giá OCC tại thị trường Châu Á tăng vọt.

Từ trung tuần tháng 3, tại Đài Loan và Đông Nam Á, ngoại trừ Indonesia, giá bao bì hòm hộp cũ OCC11 của Mỹ đã có mức giá 160-170 USD/tấn, tăng 10-15 USD/tấn so với hồi cuối tháng 2/2020.

Hiện nay, Indonesia chủ yếu nhập khẩu OCC12 của Mỹ do quy định chỉ cho phép nhập khẩu RCP với mức tạp chất tối đa không vượt quá 0,5%. Giá của loại OCC cao cấp màu nâu có giá 180-185 USD/tấn.

OCC Châu Âu (95/5) đã tăng 25-30 USD/tấn, đạt mức 140-155 USD/tấn. Loại OCC (90/10) tăng 30 USD/tấn, đạt 130-140 USD/tấn.

Đối với các đơn hàng mới ký, giao hàng trung tuần tháng 4, OCC (95/5) châu Âu chốt giá 165 USD/tấn, CIF.

OCC Nhật Bản xuất đi châu Á cũng tăng 10-25 USD/tấn từ cuối tháng 2/2020, đạt mức 140-150 USD/tấn, nhưng lượng cung hạn chế, cộng với các nhà máy nội địa Nhật đang tăng mua vào.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đang nhập khẩu OCC Hàn Quốc với giá 160-170 USD/tấn, tăng 40-50 USD/tấn so với tháng 2/2020, mặc dù vậy nhưng nguồn cung cũng rất nhỏ giọt./.

RISI – VPPA

Trung Quốc: Giá giấy bao bì hòm hộp tái chế giảm

Sau khi tăng vọt trong tháng 2, giá giấy bao bì hòm hộp tái chế tại Trung Quốc có dấu hiệu giảm từ trung tuần tháng 3/2020.

Cung giảm, giá tăng 

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, giá giấy bao bì hòm hộp tại đây tăng liên tục do nguồn cung bị hạn chế.

Cụ thể về giấy bao bì, tại trung tuần tháng 2/2020, giá giấy lớp mặt (testliner) và giấy kraft lớp mặt (Kraft-top liner) đã tăng tổng cộng 300-600 RMB/tấn (42-84 USD/tấn) và giá giấy lớp sóng giữa có độ bền cao tăng 500-700 RMB/tấn.

Thậm chí, tại Guangdong rất nhiều nhà máy sản xuất vừa và nhỏ còn muốn tăng giá giấy lớp sóng giữa thêm tận 800 RMB/tấn.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 2, dịch bệnh đã được kiểm soát ở Trung Quốc, gánh nặng logistic đã giảm bớt, nguồn cung RCP trong nước được cải thiện đáng kể và các nhà máy đã gia tăng công suất hoạt động.

Ngay tại tỉnh Hồ Bắc, hàng loạt các nhà máy lớn như Jingzhou, công suất 550.000 tấn/năm của Shanying International hay Songzi, công suất 1,15 triệu tấn/năm của Long Chen Paper đều đã sản xuất trở lại

Nguồn cung tăng giá bắt đầu hạ nhiệt

Tuy nhiên, theo ghi nhận, khi thị trường đi vào sản xuất trở lại, nguồn cung tăng thì giá các loại giấy lại có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đầu tháng 3/2020, giá các loại giấy lớp sóng giữa của những nhà máy nhỏ tại tỉnh Quảng Đông đã giảm khoảng 200 RMB/tấn.

Kể từ ngày 18/3, giá giấy lớp đế tái chế đã giảm khoảng 200-300 RMB/tấn và giá giấy lớp sóng giữa giảm 250-350 RMB/tấn.

Trong khi đó thị trường giấy thu hồi nội địa Trung QUốc lại có diễn biến trái ngược với thị trường thế giới và khu vực.

Từ trung tuần tháng 3/2020, giá nguyên liệu RCP trong nước và OCC nhập khẩu bán lại của Trung Quốc đã giảm 430-450 RMB/tấn, ở mức 1.920-2.420 RMB/tấn (tương đương với 220-282 USD/tấn, sau khi trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí logistic).

Việc giảm giá lần này sẽ cân bằng lại cán cân cung cầu của thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhu cầu giấy bao gói của các ngành công nghiệp như thực phẩm và đồ uống vẫn giảm.

Nhu cầu từ các dịch vụ chuyển phát nhanh khá lớn nhưng giá sản phẩm nội địa hiện vẫn cao khiến nhiều hãng tìm kiếm các loại sản phẩm nhập khẩu thay thế./.

giấy bao bì

RISI – VPPA

Bộ Công Thương: EU, Mỹ không có chủ trương tạm dừng nhập hàng Việt Nam

Châu Âu và Mỹ đóng cửa biên giới là để kiểm soát dịch bệnh lây lan do sự di chuyển của các cá nhân, chứ không phải đóng cửa giao thương hàng hóa, ngừng nhập khẩu hàng Việt Nam.

Thông tin trên được ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ, đưa ra tại cuộc họp của Bộ Công Thương bàn các giải pháp ứng phó dịch COVID-19 của ngành công thương vào chiều 20/3.

Theo đó, ông Linh cho biết Đại sứ quán Mỹ khẳng định cơ quan nước này không áp dụng biện pháp nào ngăn chặn trực tiếp việc tiếp cận thị trường với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Tương tự với Liên minh châu Âu (EU), phái đoàn EU tại Việt Nam cũng khẳng định hàng hóa dịch vụ cơ bản vẫn tiếp tục lưu thông, đảm bảo nguồn cung ứng, đặc biệt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, thuốc men… mặc dù các nước trong EU đóng cửa biên giới.

Mặc dù vậy, theo ông Linh, các chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, di chuyển của các cá nhân có thể làm chậm trễ dòng chảy thương mại và dịch vụ, lưu kho, lưu thông hàng hóa trong thời gian tới.

Đặc biệt trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, nhiều cửa hàng bán lẻ tại các nước đóng cửa, nên nhu cầu hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm, những mặt hàng không thiết yếu sẽ bị giảm tiêu thụ, làm ảnh hưởng chung tới tăng trưởng xuất khẩu vào hai thị trường lớn là Mỹ và EU.

“Tiêu dùng trong nước chỉ chiếm 10% so với năng lực sản xuất của toàn ngành dệt may và da giày. Số lượng lao động hai ngành rất lớn, lên tới hàng triệu lao động, phần đông là lao động nông thôn, công tác an sinh xã hội đặt ra rất lớn” – ông Hoài cho hay cần duy trì sản xuất tối thiểu cho ngành mới đảm bảo được.

Ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công Thương, thông tin thêm tình trạng rải rác có một số đối tác hủy, giãn đơn hàng với các ngành dệt may, da giày, gỗ và lâm sản diễn ra, về ngắn hạn có thể làm đứt gãy nguồn cung và lưu thông thương mại trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, về dài hạn dự báo kinh tế thế giới suy thoái, có thể ảnh hưởng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, do đó, ông Khánh khuyến nghị cần sớm trình lên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU để phê chuẩn, tận dụng hiệu quả.

xuất khẩu việt nam

VPPA tổng hợp

 

 

 

Các hãng giấy vệ sinh đối phó thế nào khi nhu cầu tăng đột biến?

Trước nhu cầu quá lớn về giấy vệ sinh, các công ty đã phải vận hành 24/7, nhân viên làm việc hết công suất, nhiều nơi cắt bớt sản lượng khăn giấy, khăn bếp,…

Đại dịch Covid-19 lan rộng đã khiến các nước châu Âu rơi vào khủng hoảng giấy vệ sinh. Người dân đổ xô đi tích trữ, kệ hàng luôn trong tình trạng trống trơn.

Theo CNN Business, các công ty sản xuất giấy đang cố gắng điều chỉnh để đáp ứng đủ nguồn cung. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất vận hành 24/7, nhân viên làm việc hết công suất.

“Tôi thực sự không thể giải thích được tại sao mọi người mua nhiều giấy vệ sinh như vậy. Điều này có thể khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn”, Tom Sellars, CEO cơ sở sản xuất giấy tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ cho biết.

Georgia-Pacific, một trong những nhà sản xuất khăn giấy, bột giấy hàng đầu thế giới, cho biết, đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ đã tăng gần gấp đôi chỉ trong một tuần. Công ty phải tăng công suất làm việc lên hơn 20% so với bình thường.

Heidi Brock, CEO của Hiệp hội Giấy & Lâm nghiệp Mỹ (AFPA) cho biết, ngành công nghiệp giấy đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến từ thị trường. Nhưng điều đó không dễ dàng cho các nhà máy.

giấy vệ sinh
Kệ giấy vệ sinh gần như trống rỗng trong siêu thị Tesco, Banbury, Anh ngày 14/3. Ảnh: Chris Jones.

“Chúng tôi nhập cuộn lớn từ các nhà máy, sau đó cắt và đóng gói thành các sản phẩm như giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn bếp,… tùy thuộc vào chất lượng của giấy”, Tom Sellars nói.Giấy vệ sinh được làm từ bột giấy nguyên chất tinh chế từ ​​gỗ hoặc bột giấy tái chế. Bột giấy nguyên chất thường nhập khẩu từ Canada và Mỹ. Nguyên liệu được chuyển đến nhà máy giấy để sản xuất thành những cuộn giấy lớn gọi là “cuộn chủ” rộng khoảng 250cm. Các cơ sở nhập cuộn chủ về và chuyển đổi thành các loại giấy thông thường.

“Các nhà máy đều hoạt động 24/7 và làm việc với công suất tối đa”, Sellars nói.

“Tôi cho rằng, các nhà bán lẻ đang bán lượng hàng tồn kho sẵn có trong khi chờ đợi lô hàng mới từ nhà sản xuất”, ông nhận định.

Đối với nhà sản xuất, việc tăng sản lượng một cách gấp rút là không khả thi. Thay vào đó, họ có thể hiệu chỉnh việc phân bổ các loại sản phẩm. “Ví dụ, cắt sản lượng của khăn giấy, khăn bếp,… và dốc toàn lực vào giấy vệ sinh”, Sellars cho biết.

Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Kimberly-Clark (KMB), sở hữu 2 thương hiệu giấy vệ sinh Scott và Cottonelle, cho biết họ đang tiến hành đẩy nhanh sản xuất và phân bổ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu hiện tại.

“Chúng tôi muốn đảm bảo với người tiêu dùng rằng chúng tôi đang cố gắng hết sức để đáp ứng nguồn cung cho thị trường, và sẽ tiếp tục điều chỉnh khi cần thiết”, KMB nói với CNN Business.

Một số nhà phân phối đưa ra phương án rút ngắn quy trình bằng cách vận chuyển trực tiếp từ nhà máy đến các điểm bán lẻ nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, Scott Luton, CEO của Supply Chain Now Radio, công ty truyền thông kỹ thuật số tập trung vào quản lý chuỗi cung ứng cho biết.

giấy vệ sinh
ST Paper & Tissue sản xuất các sản phẩm giấy vệ sinh từ 100% vật liệu tái chế cho các doanh nghiệp, khách sạn và trường học. Ảnh: CNN.

Sahil Tak đồng sở hữu thương hiệu ST Paper & Tissue cho hay, công ty của anh sản xuất từ các sản phẩm thô đến thành phẩm hoàn chỉnh như giấy vệ sinh, khăn giấy. Sản phẩm của công ty được làm từ giấy tái chế chủ yếu phục vụ cho khách sạn, bệnh viện, trường học và văn phòng. Tak gọi đó là thị trường “xa nhà”, ít bị ảnh hưởng khi xảy ra khủng hoảng như hiện nay.

Điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp của anh không bị ảnh hưởng. Tak cho biết anh đã nhận được yêu cầu từ các nhà sản xuất giấy vệ sinh cho thị trường gia đình hỏi liệu anh có hàng để cung cấp cho họ hay không.

“Nguồn cung của chúng tôi đang bị thắt chặt. Công ty hiện có hơn 200 nhân viên, hoạt động 24/7. Nhân sự không phải vấn đề, mà việc cần quan tâm là làm thế nào để tăng năng suất hiệu quả nhất”, Tak nói.

Tuy nhiên, Tak quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của nhân viên. “Dịch bệnh đang diễn biến khó lường. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhân viên nhiễm bệnh, công ty phải đóng cửa?”, Tak lo ngại.

Rob Baron, CEO của Marcal Paper, công ty chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm giấy cho cả đối tượng khách hàng gia đình và thương mại, cũng có mối quan tâm tương tự.

Marcal Paper vừa hoạt động trở lại vào tháng một, một năm sau khi đám cháy thiêu rụi cơ sở sản xuất 80 năm tuổi. “Trước khi giải quyết các nhu cầu tăng đột biến, chúng tôi cần đảm bảo an toàn cho nhân viên của công ty”, ông Baron nói.

Nhu cầu về giấy vệ sinh Marcal từ khách hàng bán lẻ tăng hơn 25%, ông nói. “Công ty đang vận hành 24/7. Có rất nhiều thứ cần phải làm để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu này, vì chúng tôi không có nhân sự dư thừa”.

Baron cho biết, Marcal chưa có thêm khách hàng mới tại thời điểm này. “Chúng tôi phải chăm sóc các khách hàng dài hạn hiện tại và đảm bảo cung cấp đủ cho họ trước”.

Một lo lắng lớn khác là việc người dân dự trữ giấy vệ sinh, có thể làm ảnh hưởng đến doanh số của các nhà sản xuất.

“Họ đã mua rất nhiều giấy vệ sinh và có thể sẽ không có nhu cầu mua thêm trong vòng 3-4 tháng nữa. Nó có thể khiến các nhà sản xuất lao đao”, Baron nói.

Theo Zing

Điểm tin dịch Covid-19

Các ổ dịch ở Hà Nội sẽ nâng mức cách ly lên 28 ngày, trong đó người già cần người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác. Trên thế giới, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu tấn công mạnh vào châu Phi, đây là điều đáng lo mới với số người chết có thể sẽ rất lớn…

Các ổ dịch ở Hà Nội sẽ nâng mức cách ly lên 28 ngày

Tại phiên họp thứ 21, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) cho biết, việc giám sát phát hiện, bao vây khoanh vùng dịch bệnh được triển khai rất bài bản, tất cả những nơi xác định ổ dịch trên địa bàn Hà Nội đều không có ca bệnh thứ phát; Các ca bệnh đều xác định nguồn gốc rõ ràng, chưa trường hợp nào chưa tìm thấy nguồn lây; Giám sát, phát hiện lấy mẫu tất cả các trường hợp nghi ngờ.

Theo chỉ đạo chung, Hà Nội áp dụng cao hơn một bậc so với quy định, theo đó tất cả các trường hợp F1 đều khử khuẩn. Đối với ổ dịch thay vì khoanh vùng cách ly 21 ngày nâng lên 28 ngày. Tuy nhiên, số người đi từ vùng có dịch về tăng cao nên số người về khu cách ly tập trung đông.

Giám đốc CDC đề nghị, các trung tâm y tế được giao giám sát sức khỏe khu vực nào, cần giám sát chặt chẽ khi có ca nghi ngờ tổ chức cách ly. Trung tâm CDC Hà Nội sẽ lấy mẫu bệnh phẩm 100% và xét nghiệm lần 2 trước khi đủ 14 ngày trước khi về nếu có kết quả âm tính.

Đặc biệt, để phục vụ xét nghiệm, CDC Hà Nội đề xuất huy động mỗi quận, huyện ít nhất thêm 3 người để tập huấn lấy mẫu bệnh phẩm sau đó vận chuyển lên CDC Hà Nội để xét nghiệm; Huy động bổ sung các bác sỹ (Y6) dự phòng của Đại học Y Hà Nội và cử nhân y tế công cộng năm thứ 4.

Hai bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng, Bộ Y tế khuyến cáo người cao tuổi

Người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác.

Đó là nội dung chính được Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khuyến cáo trong công văn gửi tới chủ tịch UBND các tỉnh thành cả nước chiều 19-3 về việc tăng cường phòng chống dịch COVID-19 đối với người bệnh, người cao tuổi và khai báo điện tử.

Đồng thời, phải khuyến cáo, thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác.

“Trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (như hết thuốc, cần chỉnh liều…), luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà” – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh nêu rõ yêu cầu.

“Trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (như hết thuốc, cần chỉnh liều…), luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà” – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh nêu rõ yêu cầu.

Trong văn bản này, cơ quan chức năng về phòng chống dịch bệnh cũng yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị cho các bệnh mãn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng, tối thiểu là hai tháng.

Các hãng hàng không Việt Nam tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế

Hãng hàng không Vietjet Air thông báo từ ngày 20/3, hãng sẽ dừng khai thác các đường bay đi/đến các nước trong khu vực ASEAN, gồm: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Indonesia.

Hãng hàng không Vietjet Air thông báo từ ngày 20/3, hãng sẽ dừng khai thác các đường bay đi/đến các nước trong khu vực ASEAN, gồm: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Indonesia.

Tuy nhiên, Vietjet Air chưa đưa ra quyết định cho một số đường bay quốc tế hãng đang khai thác, như giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Ấn Độ.

Thời gian dừng dự kiến có thể tới hết tháng 4/2020. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào diễn biến và khả năng kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Với Vietnam Airlines, theo thông báo chiều 19/3, hãng sẽ dừng khai thác các đường bay quốc tế trong khu vực ASEAN từ ngày 21/3, gồm bay đi/đến: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar.

Đường bay đi/đến Anh, Nhật Bản sẽ được Vietnam Airlines tạm dừng hai chiều từ ngày 23/3/2020. Đường bay Đức, Australia cũng được hãng này tạm dừng chiều Việt Nam đi từ ngày 24/3, dừng chiều về Việt Nam từ ngày 25/3/2020.

Tương tự, Jetstar Pacific cũng vừa ra thông báo tạm dừng khai thác các đường bay từ Việt Nam đi quốc tế đến hết ngày 30/4/2020.

Bamboo Airways cũng đã ra thông báo trước đó về việc lùi kế hoạch khai thác đường bay thẳng Hà Nội – Praha (Cộng hòa Séc) như dự kiến ban đầu là ngày 29/3 sang cuối tháng 4, cụ thể là ngày 26/4 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các chuyến bay đi quốc tế của Hãng được thông báo tạm dừng khai thác.

Dịch bệnh COVID-19 bắt đầu tấn công mạnh vào châu Phi

Ngay từ khi dịch bệnh viêm phổi do virus Corona mới (COVID-19) từ Trung Quốc lan ra thế giới, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bày tỏ lo lắng: nếu dịch bệnh lan tới châu Phi sẽ rất nguy hiểm, dịch bệnh sẽ có thể mất kiểm soát, số người chết có thể sẽ rất lớn do cơ sở hạ tầng y tế ở châu lục này rất kém so với phần còn lại của thế giới.

Nay thì điều lo ngại này đang dần trở thành thực tế. Theo Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc tính đến sáng ngày 19/3 đã có 24 trong số 54 quốc gia châu Phi bị dịch bệnh COVID-19 tấn công và con số này đang tiếp tục gia tăng.

Theo Tân Hoa xã, số quốc gia bị dịch bệnh tấn công và số người bị nhiễm bệnh hôm 18/3 ở các nước châu Phi đang tiếp tục gia tăng. Trong đó, số ca được xác nhận ở Nam Phi đã vượt quá 100; các nước Zambia, Djibouti… đã báo cáo những trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh đầu tiên .

Mấy hôm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đăng trên trang web của tổ chức này thông tin, tính đến ngày 12/3, 62 chuyên gia của WHO đã được đưa tới 18 quốc gia châu Phi để phối hợp với chính phủ các nước trong công tác điều trị, phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm. WHO dự kiến sẽ đưa thêm nhiều chuyên gia nữa tới để hỗ trợ các chính phủ ở khu vực được coi là có hạ tầng cơ sở y tế mỏng và yếu này trong việc đối phó với sự bùng phát và ngăn chặn sự lây lan của virus Corona mới.

Trung Quốc không có ca nhiễm mới trong nước ngày thứ 2 liên tiếp

Ngoài các trường hợp nhập cảnh, Trung Quốc không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm virus corona chủng mới trong nước trong ngày thứ 2 liên tiếp.

Trung Quốc cũng ghi nhận chỉ 3 ca tử vong trong ngày 19/3, mức thấp nhất theo ngày trong hai tháng qua tính từ ngày 21/1, hai ngày trước khi Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch bệnh.

Theo số liệu được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố sáng 20/3, Trung Quốc đại lục (không tính Hong Kong, Macao và Đài Loan) ghi nhận 39 ca nhiễm mới trong ngày 19/3, toàn bộ đều là người vừa nhập cảnh Trung Quốc. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Trung Quốc không có ca nhiễm mới phát sinh trong nước.

Tổng cộng, Trung Quốc đã ghi nhận 80.976 ca nhiễm và 3.248 ca tử vong tại đại lục. Đến nay, 6.559 người đang được điều trị, với 2.136 ca bệnh nặng.

Số người thuộc diện nghi ngờ được thống kê trong ngày 19/3 là 31, nhưng không có ai tại Hồ Bắc, nơi Vũ Hán là tỉnh lỵ.

VPPA tổng hợp

Cổ phiếu ngành giấy “đối đầu” dịch Covid-19

Cổ phiếu ngành giấy được đánh giá có sự ổn định, tăng trưởng tốt từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trước dịch Covid-19. Vậy đối mặt các khó khăn của dịch bệnh gây ra, cổ phiếu ngành giấy có còn giữ được “phong độ” này?

Dù dịch bắt đầu vẫn được khuyến nghị mua

Ngày 20/2, Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra khuyến nghị, DHC (Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre) vẫn là cổ phiếu được khuyến nghị mua và đơn vị này vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với khả năng DHC tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ giấy bao bì tại Việt Nam, được thúc đẩy bởi việc mở rộng công suất gần đây của công ty.

VCSC duy trì giá mục tiêu khi cho rằng dịch virus corona (CoV) sẽ tạm thời ảnh hưởng ngành bán lẻ và xuất khẩu của Việt Nam, kéo theo nhu cầu giấy bao bì trong năm 2020 giảm tốc, nhưng diễn biến bất lợi này này được bù đắp bởi vòng quay tiền mặt tốt hơn kỳ vọng của DHC.

Cụ thể, VCSC cho rằng, dịch CoV-19 có khả năng ảnh hưởng nhu cầu giấy bao bì trong nước thông qua ảnh hưởng lên hoạt động bán lẻ và sản xuất tại Việt Nam, vốn là các yếu tố dẫn dắt cốt lõi cho tiêu thụ giấy bao bì. Trong kịch bản cơ sở, VCSC giả định dịch CoV-19 sẽ đạt đỉnh trước cuối quý 1. Do đó, VCSC kỳ vọng đà tăng trưởng tiêu thụ giấy bao bì nhìn chung sẽ chững lại trong quý 1/2020, sau đó tăng tốc dần trong quý 2/2020. VCSC cho rằng cho rằng mảng bao bì của CTCP Đông Hải Bến Tre (21% lợi nhuận gộp của DHC trong năm 2019, theo ước tính của VCSC) sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn so với mảng giấy do mảng bao bì có các khách hàng là các công ty xuất khẩu thủy sản và trái cây sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, VCSC kỳ vọng giá giấy sẽ giảm, tuy nhiên, mức giảm tương ứng của giá OCC sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận DHC. VCSC hiện kỳ vọng giá bán giấy trung bình của DHC trong năm 2020 sẽ giảm 12% so với năm trước, tương ứng với kỳ vọng của VCSC về tăng trưởng nhu cầu giấy thấp hơn.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng những gián đoạn của dịch CoV-19 đối với các nhà máy sản xuất giấy Trung Quốc (ví dụ, tạm thời đóng cửa nhà máy và thiếu hụt lực lượng lao động) sẽ ảnh hưởng giá OCC – nguyên liệu chính cho các nhà sản xuất giấy bao bì tại Việt Nam.

Ngoài ra, VCSC cho rằng việc mở rộng gần 4.5 lần công suất sản xuất giấy gần đây của DHC sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Nhà máy mới của DHC (Giao Long 2) đã bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 9/2019 và vận hành với gần như toàn bộ công suất trong quý 4/2019. Theo đó, doanh số và lãi sau thuế của DHC lần lượt tăng 168% so cùng kỳ và 245% so cùng kỳ trong quý 4/2019. VCSC hiện giả định DHC sẽ vận hành 82%/100% công suất nhà máy mới này trong năm 2020/2021.

Từ đó, VCSC khuyến nghị mua DHC với giá mục tiêu 47,700 đồng/cp.

Một cổ phiếu khác được giới đầu tư đánh giá cao giai đoạn dịch mới bắt đầu xảy ra là cổ phiếu của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì.

Nhiều từ ngữ như hốt bạc, trúng lớn, ngoạn mục… được dành cho nhà đầu tư kết thúc phiên giao dịch 24/2, cổ phiếu GVT của CTCP Giấy Việt Trì (UPCoM: GVT) tăng trần lên giá 34.800 đồng/cp. Tức, sau 2 tuần ở giai đoạn này, cổ phiếu GVT đã tăng mạnh gần 129%.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã khiến nhiều kịch bản trước đó bị thay đổi. Theo các chuyên gia phân tích chứng khoán, ngành giấy có hai thời điểm biến động tác động lên các công ty sản xuất giấy.

cổ phiếu ngành giấy

Cụ thể, giai đoạn đầu tiên khi Trung Quốc mới bùng phát dịch và có lệnh phong tỏa trên nhiều tỉnh, dẫn đến hệ thống thu gom giấy phế liệu OCC quốc gia này bị ngưng trệ. Để khắc phục, các nhà máy giấy Trung Quốc phải gia tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Điều này kết hợp với việc thiếu container và chuỗi logistics của TQ bị gián đoạn làm cho giá nguyên liệu OCC trong khu vực châu Á tăng đột biến trong tháng 2 và đầu tháng 3.

Tuy nhiên, việc tăng giá OCC này là tình trạng chung của toàn ngành, kết hợp với việc các nhà máy giấy ở Trung Quốc hoạt động ở công suất thấp đã đẩy giá giấy Trung Quốc tăng. Việc này cũng giúp giá bán giấy bao bì thành phẩm ở Việt Nam cải thiện hơn so với cuối 2019. Với các công ty có quy mô lớn, có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp OCC và chủ động nắm bắt tình hình thì việc giá giấy OCC tăng sẽ được chuyển sang giá giấy thành phẩm, lợi nhuận mỗi kg giấy do đo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên những công ty không đảm bảo nguồn cung OCC sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sản xuất.

Mặc dù biến động mạnh, các tác động trên của dịch Covid-19 mang tính ngắn hạn do dịch đã đạt đỉnh ở TQ và các lệnh giới hạn đi lại đang được dần gỡ bỏ. Điều này sẽ giúp nguồn cung OCC nội địa Trung Quốc và chuỗi logistics tại quốc gia này dần trở về bình thường, làm giá OCC và giá giấy bao bì thành phẩm tại Trung Quốc và Việt Nam có thể dần hạ nhiệt.

Tuy nhiên, tưởng chừng thị trường đã ổn định hơn thì dịch lại bùng phát tại Châu Âu và Châu Phi, một lần nữa khiến nguồn cung nguyên liệu trở nên khan hiếm và tăng giá, trong đó bao gồm các phụ phí liên quan đến giá vận tải biển. Việc này khiến biên lợi nhuận của các công ty giấy Việt Nam có thể sẽ không bằng quý 4/2019. Các chuyên gia chứng khoán phân tích cho rằng việc Việt Nam thiếu nguyên liệu lần này sẽ tương tự như giai đoạn Trung Quốc mới vào dịch và tùy thuộc tiến độ khống chế dịch ở châu Âu.

Rủi ro lớn hơn đối với ngành giấy Việt Nam trong 2020 là giảm tốc của kinh tế toàn cầu và chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ có thể giảm 0.5 – 1.0 điểm % trong năm 2020 do tác động của của Covid-19. Việc này có thể làm tốc độ tăng trưởng tiêu thụ giấy mất khoảng 1 – 2 điểm %. Tuy vậy, tiêu thụ giấy của Việt Nam trong 2020 vẫn đạt ở mức hấp dẫn 10%-11%. Nhưng kịch bản này cũng mới chỉ dựa trên dịch bùng phát ở Trung quốc, nếu dịch ở châu Âu kéo dài sang quý 3, áp lực giá lên nền kinh tế và ngành giấy sẽ tiếp tục gia tăng.

Cổ phiếu dài hạn

Các chuyên gia nhận định, triển vọng kinh doanh của các công ty giấy niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam không phải lúc nào cũng tương đồng nhau.

Đối với giấy Việt Trì, do công suất sản xuất đã ổn định nên triển vọng kinh doanh năm 2020 sẽ phụ thuộc nhiều vào biến động chênh lệch giữa giá giấy thành phẩm và giá nguyên liệu OCC tại Việt Nam. Đây cũng là xu hướng chung của ngành giấy và nền kinh tế.

Trong khi đó, đối với DHC, kết quả kinh doanh năm 2020 lại đến nhiều hơn từ câu chuyện vận hành nhà máy giấy Giao Long 2 vừa đi vào hoạt động cuối quý 3/2019. Trong quý 4/2019, công ty đã ghi nhận doanh thu tăng 168% so với cùng kỳ lên 663 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 245% đạt 105 tỷ đồng. Mặc dù kết quả các quý năm 2020 có thể sẽ không được như quý 4/2019, tuy nhiên, việc đóng góp trọn vẹn 4 quý của nhà máy Giao Long 2 sẽ giúp DHC ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận khả quan, điều dự kiến sẽ hiếm hoi trong năm 2020. Do đó, cổ phiếu DHC vẫn là một lựa chọn mua thích hợp.

cổ phiếu ngành giấyCác chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến kinh doanh của các công ty. Đối với mã cổ phiếu ngành giấy ở giai đoạn này cần có cái nhìn dài hạn để đánh giá khách quan tình hình. Việc giá cổ phiếu chịu áp lực ngắn hạn trước các tin tức bất lợi là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, khi dịch Covid giảm bớt như ở Trung Quốc, các xáo trộn trên thị trường sẽ dần được giảm bớt.

cổ phiếu ngành giấy

VPPA

Dây chuyền sản xuất giấy bìa có tráng tốc độ nhanh nhất thế giới

Valmet vừa nhận đơn hàng cung cấp một dây chuyền sản xuất giấy bìa có tráng phủ (PM 2) nhanh nhất thế giới cùng các gói giải pháp tự động hóa và Internet công nghiệp cho nhà máy Qinzhou của công ty Guangxi Jingui Pulp and Paper (GJPP), APP tại Trung Quốc.

Sau khi được khởi chạy, PM 2 sẽ là máy sản xuất giấy bìa có tráng phủ nhanh nhất, hiện đại nhất và công suất cao nhất trên thế giới.

Hơn thế nữa, chi phí vận hành lại thấp do dây chuyền có mức tiêu hao điện, nước thấp nhất so với các dây chuyền khác hiện nay.

Dây chuyền dự kiến sẽ khởi chạy trong năm 2021 có mức tổng đầu tư khoảng 150-200 triệu EUR.

Dây chuyền sản xuất giấy, bìa có tráng có khổ giấy rộng 8,850m, sản xuất các loại giấy Ivory, bìa gấp hộp, với định lượng cơ bản là 190-300 g/m2.

Tốc độ thiết kế của máy sẽ là 1.450 m/phút và công suất xấp xỉ. 3.800 tấn/ngày.

Valmet cung cấp một dây chuyền sản xuất giấy bìa có tráng phủ nhanh nhất thế giới nhà máy Qinzhou.

Trước đó, tại nhà máy Ningbo APP cũng đang sở hữu máy sản xuất giấy bìa gấp hộp (FBB) nhanh nhất trên thế giới, PM 4, đã khởi chạy năm 2014.

Gói cung cấp của Valmet là một dây chuyền dây chuyền sản xuất bìa có tráng tốc độ cao (PM2), gồm bộ phận đánh tơi, các lô và hệ thống lô và hệ thống cuộn.

Ba thùng đầu OptiFlo Foudrinier, bộ phận hình thành OptiFormer Multi và hệ thống ép đồng cấp OptiPress sản xuất giấy, bìa nền trước khi tráng có chất lượng cao.

Bốn cụm đầu tráng phủ OptiCoat Jet đảm bảo chất lượng lớp phủ cao. Bộ phận sấy bằng khí nóng OptiCoat Dry tiết kiệm năng lượng để duy trì chất lượng lớp tráng phủ.

Ngoài ra, gói cung cấp còn bao gồm hệ thống thông gió hoàn chỉnh cho toàn bộ máy giấy, đi kèm với máy hút ẩm độ cao OptiAir và bộ phận thu hồi nhiệt.

Hệ thống cuộn tuyến tính OptiReel Linear điều khiển trung tâm kết hợp với hai bộ phận cuộn hai lô OptiWin Drum.

Gói tự động hóa được cung cấp bao gồm hệ thống tự động Valmet DNA để điều khiển và giám sát quy trình vận hành.

Gói giải pháp quản lý chất lượng Valmet IQ có thiết bị đo quét, điều khiển và giám sát chất lượng theo chiều ngang của giấy và các tài liệu đi kèm./.

RISI – VPPA

Bản tin tháng 03/2020

BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị trường bột giấy, giấy, đầu tư và công nghệ ngành giấy trong nước và thế giới… Bản tin được xuất bản mỗi tháng một số.

Trong bản tin tháng 3/2020 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư

Đọc BẢN TIN THÁNG 3/2020

VPPA