Dohaco ước lãi 5 tháng 157 tỷ đồng, người của TIM Invest vào HĐQT

CTCP Đông Hải Bến Tre (Dohaco – HoSE: DHC) vừa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020. Công ty hoạt động kinh doanh chính trong ngành sản xuất bột giấy, giấy; bao bì từ giấy; dịch vụ in ấn. Địa bàn kinh doanh chủ yếu là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và TP HCM.

Năm 2019, Dohaco đạt doanh thu 1.430 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 182 tỷ đồng, tăng lần lượt 54% và 35% so với kết quả năm trước. Công ty cũng vượt 21% kế hoạch lợi nhuận năm. Cổ đông thông qua mức chia cổ tức 20% bằng tiền. Đợt cổ tức đầu tiên đã được thực hiện tỷ lệ 10%, dự kiến 10% còn lại được chi trả trong năm nay.

Năm 2020, cổ đông thông qua kế hoạch doanh thu 2.338 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng, tăng lần lượt 64% và 10% so với thực hiện năm trước. Cổ tức dự chia 30% bằng tiền hoặc cổ phiếu.

Ông Lê Bá Phương, Chủ tịch HĐQT cho biết trong 5 tháng đầu năm, công ty ước tính lợi nhuận sau thuế 157 tỷ đồng, tương ứng thực hiện 78,5% kế hoạch cả năm.

    >>> VPP Hồng Hà 20 năm liên tục nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao

Trong khi đó quý I, Dohaco có doanh thu gần 671 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 89 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần. Đây là quý thứ 2 liên tiếp, công ty tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận kể từ khi nhà máy giấy Giao Long – giai đoạn II có vốn đầu tư khoảng 1.156 tỷ đồng đi vào hoạt động từ tháng 9/2019 giúp tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ.

Đại hội cũng bầu ông Marco Martinelli làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2021. Ông Marco Martinelli đến từ quỹ đầu tư TIM Invest (Thụy Sĩ), có hơn 15 năm kinh nghiệm trong thị trường vốn. Ông gia nhập TIM Invest vào năm 2000 và phụ trách quản lý tài sản quỹ. Như vậy, HĐQT Dohaco có 7 thành viên.

Theo Người Đồng Hành

DHC – Ngành bình thường, cổ phiếu phi thường

Tiềm năng ngành giấy tại Việt Nam

Theo Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam (VPPA), ngành giấy có bước phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 11% (giai đoạn 2000-2007) và 16% (giai đoạn 2007-2017). Trong đó, giấy bao bì có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (dự kiến trong 5-10 năm tới là 14-18%/năm). Trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư lớn đang hoạt động với công suất mỗi dự án khoảng 400,000-500,000 tấn/năm. Một số doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư dự án với công suất trên 1,000,000 tấn giấy bao bì/năm.

Sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1.5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chủ đạo là trong khu vực, như Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 67%, các quốc gia châu Á khác 26%, châu Phi 2.8%, Bắc Mỹ 2.5%, châu Âu 1.7%.

Ngành giấy cung cấp nhiều sản phẩm cho mục đích đa dạng: hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục, sản xuất, nghiên cứu… Tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam còn khá thấp, mới đạt 50.7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/người/năm, Mỹ và EU 200-250 kg/người/năm. Điều này cho thấy dư địa tăng trưởng cho ngành giấy vẫn còn khá lớn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đang phải đối mặt với không ít thách thức về chính sách cũng như quy mô sản xuất. Đáng chú ý, tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp nếu kéo dài có thể sẽ tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, các dự án đang đầu tư, máy móc và thiết bị ngành giấy, lao động. Tình trạng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước kém do kinh tế suy giảm có thể làm tăng hàng tồn kho, cạnh tranh cao, gây áp lực mạnh đến doanh nghiệp.

Nguồn: VPPA

Kết quả kinh doanh khả quan

Thị trường tiêu thụ chính về bao bì của DHC là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các khách hàng chính là các công ty chế biến thủy sản (chiếm khoảng 45% doanh thu mảng bao bì), khoảng 20% đến từ các công ty may mặc và dược phẩm, phần còn lại cho các khách hàng nhỏ lẻ. Tại khu vực này, DHC là một trong những doanh nghiệp lớn nhất với thị phần khoảng 30%.

Hoạt động kinh doanh của DHC tăng trưởng khá tốt trong những năm gần đây. Kết thúc quý 1/2020, DHC đạt doanh thu gần 671 tỷ đồng và ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 89 tỷ đồng, lần lượt gấp 3.3 lần và 4 lần so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này đạt được là nhờ nhà máy Giao Long – giai đoạn 2 đi vào hoạt động chính thức từ tháng 09/2019 giúp sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh. Trong khi đó, giá giấy nguyên liệu mua vào vẫn ổn định giúp doanh thu của Công ty tăng vọt.

Theo như kế hoạch của Trung Quốc nhằm chấm dứt nhập khẩu giấy carton cũ (OCC) vào năm 2021, nếu được thực hiện, sẽ có áp lực giảm giá lên OCC – nguyên liệu chính cho các nhà sản xuất giấy bao bì tại Việt Nam và có thể hỗ trợ biên lợi nhuận của các công ty sản xuất giấy như DHC.

Nguồn: VietstockFinance và Báo cáo thường niên DHC

Nhà máy Giao Long 2 đã đi vào hoạt động

Sau quá trình xây dựng 3 năm, nhà máy sản xuất giấy Giao Long 2 của DHC đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2019 với công suất thiết kế là 220,000 tấn/năm. Như vậy, tổng công suất sản xuất giấy kraft của DHC sau khi nhà máy mới vận hành là 280,000 tấn/năm (gấp 3.7 lần công suất nhà máy Giao Long giai đoạn 1). So với các nhà máy sản xuất bao bì khác đã được đầu tư/sẽ được đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn 2017- 2020, nhà máy Giao Long 2 của DHC có chi phí đầu tư thấp hơn trong khi sử dụng công nghệ lõi của Đức giúp đảm bảo chất lượng.

Theo DHC, nhà máy Giao Long 2 đã được vận hành với 100% hiệu suất hoạt động trong giai đoạn tháng 10-11/2019. DHC có kế hoạch nâng công suất bao bì thêm 130% năm 2021 trong khi có kế hoạch sản xuất giấy kraft (có giá cao hơn 40%-50% so với các sản phẩm hiện tại của DHC) trong năm 2020.

Nguồn: DHC

Định giá cổ phiếu

Thông tin đáng chú ý gần đây đối với DHC là việc cổ đông lớn Daiwa-SSIAM Vietnam Growth Fund II L.P đánh tiếng muốn thoái hết vốn. Cổ đông này hiện sở hữu gần 7.7 triệu cổ phiếu tương đương 13.7% vốn tại DHC.

Daiwa-SSIAM đã đăng ký bán hết lượng cổ phiếu trên từ ngày 18/03-16/04/2020 nhưng giao dịch không thành công do thị trường chưa thuận lợi.

Do DHC hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành giấy đang niêm yết trên sàn nên người viết không so sánh với các doanh nghiệp nội địa. Thay vào đó là sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới có mức vốn hóa thị trường bằng hoặc lớn hơn DHC để làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu. Để đảm bảo tính phù hợp, các doanh nghiệp được chọn chủ yếu nằm trong khu vực châu Á.

Nguồn: Investing.com và TradingView

Mức P/E trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới là 10.06 lần.

DHC chia cổ tức khá đều trong nhiều năm nên mô hình chiết khấu cổ tức DDM (Dividend Discount Model) cũng có thể sử dụng trong trường hợp này.

Ta có mức định giá tổng hợp của DHC là 41,815 đồng. Việc mua vào có thể thực hiện nếu giá rơi xuống dưới ngưỡng 33,500 đồng (chiết khấu 20% so với giá trị định giá của cổ phiếu).

Theo Vietstock

Đông Hải Bến Tre (DHC) chuẩn bị trả cổ tức đợt 2/2019 tỷ lệ 10%

Tính cả đợt này cổ đông DHC sẽ nhận được 20% cổ tức cho năm 2019, hoàn thành mục tiêu chi trả cổ tức cho năm 2019 mà ĐHCĐ đã giao trước đó.

Ngày 10/04 tới đây CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Thời gian thanh toán 28/04/2020.

Như vậy với gần 56 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, DHC sẽ chi khoảng 56 tỷ đồng tạm ứng cổ tức lần này cho cổ đông.

Trước đó ngày 10/1 vừa qua DHC cũng đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền mặt tỷ lệ 10%. Tính cả đợt này cổ đông của DHC sẽ nhận 20% cổ tức bằng tiền cho năm 2019. Mục tiêu chi trả cổ tức cho năm 2019 mà trước đó ĐHCĐ đã giao phó là 20% bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.

Nhờ quý kết quả kinh doanh quý 4 tăng trưởng đột biến với doanh thu thuần tăng gấp 2,7 lần lên 663 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,4 lần lên hơn 105 tỷ đồng nên lợi nhuận năm 2019 cũng ghi nhận mức kỷ lục. Cụ thể, lũy kế cả năm, DHC ghi nhận doanh thu thuần gần 1.430 tỷ đồng, tăng 54%. Lợi nhuận sau thuế là 182 tỷ đồng, tăng 35%. Tuy nhiên, công ty mới hoàn thành được 95% mục tiêu doanh thu và 89% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DHC có hiện đang giao dịch ở mức 31.650 đồng/cổ phiếu, giảm 22% trong hơn 2 tuần.

Theo CafeF

Cổ phiếu ngành giấy “đối đầu” dịch Covid-19

Cổ phiếu ngành giấy được đánh giá có sự ổn định, tăng trưởng tốt từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trước dịch Covid-19. Vậy đối mặt các khó khăn của dịch bệnh gây ra, cổ phiếu ngành giấy có còn giữ được “phong độ” này?

Dù dịch bắt đầu vẫn được khuyến nghị mua

Ngày 20/2, Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra khuyến nghị, DHC (Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre) vẫn là cổ phiếu được khuyến nghị mua và đơn vị này vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với khả năng DHC tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ giấy bao bì tại Việt Nam, được thúc đẩy bởi việc mở rộng công suất gần đây của công ty.

VCSC duy trì giá mục tiêu khi cho rằng dịch virus corona (CoV) sẽ tạm thời ảnh hưởng ngành bán lẻ và xuất khẩu của Việt Nam, kéo theo nhu cầu giấy bao bì trong năm 2020 giảm tốc, nhưng diễn biến bất lợi này này được bù đắp bởi vòng quay tiền mặt tốt hơn kỳ vọng của DHC.

Cụ thể, VCSC cho rằng, dịch CoV-19 có khả năng ảnh hưởng nhu cầu giấy bao bì trong nước thông qua ảnh hưởng lên hoạt động bán lẻ và sản xuất tại Việt Nam, vốn là các yếu tố dẫn dắt cốt lõi cho tiêu thụ giấy bao bì. Trong kịch bản cơ sở, VCSC giả định dịch CoV-19 sẽ đạt đỉnh trước cuối quý 1. Do đó, VCSC kỳ vọng đà tăng trưởng tiêu thụ giấy bao bì nhìn chung sẽ chững lại trong quý 1/2020, sau đó tăng tốc dần trong quý 2/2020. VCSC cho rằng cho rằng mảng bao bì của CTCP Đông Hải Bến Tre (21% lợi nhuận gộp của DHC trong năm 2019, theo ước tính của VCSC) sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn so với mảng giấy do mảng bao bì có các khách hàng là các công ty xuất khẩu thủy sản và trái cây sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, VCSC kỳ vọng giá giấy sẽ giảm, tuy nhiên, mức giảm tương ứng của giá OCC sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận DHC. VCSC hiện kỳ vọng giá bán giấy trung bình của DHC trong năm 2020 sẽ giảm 12% so với năm trước, tương ứng với kỳ vọng của VCSC về tăng trưởng nhu cầu giấy thấp hơn.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng những gián đoạn của dịch CoV-19 đối với các nhà máy sản xuất giấy Trung Quốc (ví dụ, tạm thời đóng cửa nhà máy và thiếu hụt lực lượng lao động) sẽ ảnh hưởng giá OCC – nguyên liệu chính cho các nhà sản xuất giấy bao bì tại Việt Nam.

Ngoài ra, VCSC cho rằng việc mở rộng gần 4.5 lần công suất sản xuất giấy gần đây của DHC sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Nhà máy mới của DHC (Giao Long 2) đã bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 9/2019 và vận hành với gần như toàn bộ công suất trong quý 4/2019. Theo đó, doanh số và lãi sau thuế của DHC lần lượt tăng 168% so cùng kỳ và 245% so cùng kỳ trong quý 4/2019. VCSC hiện giả định DHC sẽ vận hành 82%/100% công suất nhà máy mới này trong năm 2020/2021.

Từ đó, VCSC khuyến nghị mua DHC với giá mục tiêu 47,700 đồng/cp.

Một cổ phiếu khác được giới đầu tư đánh giá cao giai đoạn dịch mới bắt đầu xảy ra là cổ phiếu của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì.

Nhiều từ ngữ như hốt bạc, trúng lớn, ngoạn mục… được dành cho nhà đầu tư kết thúc phiên giao dịch 24/2, cổ phiếu GVT của CTCP Giấy Việt Trì (UPCoM: GVT) tăng trần lên giá 34.800 đồng/cp. Tức, sau 2 tuần ở giai đoạn này, cổ phiếu GVT đã tăng mạnh gần 129%.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã khiến nhiều kịch bản trước đó bị thay đổi. Theo các chuyên gia phân tích chứng khoán, ngành giấy có hai thời điểm biến động tác động lên các công ty sản xuất giấy.

cổ phiếu ngành giấy

Cụ thể, giai đoạn đầu tiên khi Trung Quốc mới bùng phát dịch và có lệnh phong tỏa trên nhiều tỉnh, dẫn đến hệ thống thu gom giấy phế liệu OCC quốc gia này bị ngưng trệ. Để khắc phục, các nhà máy giấy Trung Quốc phải gia tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Điều này kết hợp với việc thiếu container và chuỗi logistics của TQ bị gián đoạn làm cho giá nguyên liệu OCC trong khu vực châu Á tăng đột biến trong tháng 2 và đầu tháng 3.

Tuy nhiên, việc tăng giá OCC này là tình trạng chung của toàn ngành, kết hợp với việc các nhà máy giấy ở Trung Quốc hoạt động ở công suất thấp đã đẩy giá giấy Trung Quốc tăng. Việc này cũng giúp giá bán giấy bao bì thành phẩm ở Việt Nam cải thiện hơn so với cuối 2019. Với các công ty có quy mô lớn, có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp OCC và chủ động nắm bắt tình hình thì việc giá giấy OCC tăng sẽ được chuyển sang giá giấy thành phẩm, lợi nhuận mỗi kg giấy do đo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên những công ty không đảm bảo nguồn cung OCC sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sản xuất.

Mặc dù biến động mạnh, các tác động trên của dịch Covid-19 mang tính ngắn hạn do dịch đã đạt đỉnh ở TQ và các lệnh giới hạn đi lại đang được dần gỡ bỏ. Điều này sẽ giúp nguồn cung OCC nội địa Trung Quốc và chuỗi logistics tại quốc gia này dần trở về bình thường, làm giá OCC và giá giấy bao bì thành phẩm tại Trung Quốc và Việt Nam có thể dần hạ nhiệt.

Tuy nhiên, tưởng chừng thị trường đã ổn định hơn thì dịch lại bùng phát tại Châu Âu và Châu Phi, một lần nữa khiến nguồn cung nguyên liệu trở nên khan hiếm và tăng giá, trong đó bao gồm các phụ phí liên quan đến giá vận tải biển. Việc này khiến biên lợi nhuận của các công ty giấy Việt Nam có thể sẽ không bằng quý 4/2019. Các chuyên gia chứng khoán phân tích cho rằng việc Việt Nam thiếu nguyên liệu lần này sẽ tương tự như giai đoạn Trung Quốc mới vào dịch và tùy thuộc tiến độ khống chế dịch ở châu Âu.

Rủi ro lớn hơn đối với ngành giấy Việt Nam trong 2020 là giảm tốc của kinh tế toàn cầu và chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ có thể giảm 0.5 – 1.0 điểm % trong năm 2020 do tác động của của Covid-19. Việc này có thể làm tốc độ tăng trưởng tiêu thụ giấy mất khoảng 1 – 2 điểm %. Tuy vậy, tiêu thụ giấy của Việt Nam trong 2020 vẫn đạt ở mức hấp dẫn 10%-11%. Nhưng kịch bản này cũng mới chỉ dựa trên dịch bùng phát ở Trung quốc, nếu dịch ở châu Âu kéo dài sang quý 3, áp lực giá lên nền kinh tế và ngành giấy sẽ tiếp tục gia tăng.

Cổ phiếu dài hạn

Các chuyên gia nhận định, triển vọng kinh doanh của các công ty giấy niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam không phải lúc nào cũng tương đồng nhau.

Đối với giấy Việt Trì, do công suất sản xuất đã ổn định nên triển vọng kinh doanh năm 2020 sẽ phụ thuộc nhiều vào biến động chênh lệch giữa giá giấy thành phẩm và giá nguyên liệu OCC tại Việt Nam. Đây cũng là xu hướng chung của ngành giấy và nền kinh tế.

Trong khi đó, đối với DHC, kết quả kinh doanh năm 2020 lại đến nhiều hơn từ câu chuyện vận hành nhà máy giấy Giao Long 2 vừa đi vào hoạt động cuối quý 3/2019. Trong quý 4/2019, công ty đã ghi nhận doanh thu tăng 168% so với cùng kỳ lên 663 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 245% đạt 105 tỷ đồng. Mặc dù kết quả các quý năm 2020 có thể sẽ không được như quý 4/2019, tuy nhiên, việc đóng góp trọn vẹn 4 quý của nhà máy Giao Long 2 sẽ giúp DHC ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận khả quan, điều dự kiến sẽ hiếm hoi trong năm 2020. Do đó, cổ phiếu DHC vẫn là một lựa chọn mua thích hợp.

cổ phiếu ngành giấyCác chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến kinh doanh của các công ty. Đối với mã cổ phiếu ngành giấy ở giai đoạn này cần có cái nhìn dài hạn để đánh giá khách quan tình hình. Việc giá cổ phiếu chịu áp lực ngắn hạn trước các tin tức bất lợi là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, khi dịch Covid giảm bớt như ở Trung Quốc, các xáo trộn trên thị trường sẽ dần được giảm bớt.

cổ phiếu ngành giấy

VPPA

Giữa vùng dịch COVID-19, cổ phiếu ngành giấy vẫn vững vàng

Trước ảnh hưởng của diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt tại Hàn Quốc khiến nhiều cổ phiếu thuộc các nhóm ngành giảm sâu, thì nhóm cổ phiếu ngành giấy lại đang gây chú ý cho các nhà đầu tư, bởi sự ổn định.

Kết phiên 26/2, cổ phiếu GVT của CTCP Giấy Việt Trì (Vipaco) có mức giá 34.500 đồng/cp, bất chấp Vn-Index giảm hơn 13 điểm do những thông tin tiêu cực về dịch COVID-19. Trong 10 phiên gần nhất, cổ phiếu GVT đã có tới 6 phiên tăng trần với thanh khoản 100-200 đơn vị, tăng gần 127%. Kịch bản này tương tự diễn biến vào đầu tháng 3/2019 và cuối tháng 11/2018 của GVT. Trong hơn 2 tuần, thị giá GVT tăng trên 120%, trước khi “rơi” về giá cũ. Khối lượng giao dịch ở mức 100 cổ phiếu mỗi phiên.

Dấu hiệu khởi sắc
Đà tăng của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh Giấy Việt Trì vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2019. Điểm lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy, năm 2018, Giấy Việt Trì ghi nhận doanh thu thuần 1.225 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ trước.
Lợi nhuận sau thuế tăng 1,3 lần đạt 37,6 tỷ đồng, nhờ giảm chi phí tài chính và chi phí quản lý. Con số này vượt 23% kế hoạch doanh thu và gấp gần 3 lần chỉ tiêu lợi nhuận. Lãi sau thuế chưa phân phối lũy kế đến hết năm 2018 ở mức 37,6 tỷ đồng.
Giai đoạn 2014-2016, Giấy Việt Trì kinh doanh ổn định, lợi nhuận đi ngang dao động 12-13 tỷ đồng mỗi năm. Đến năm 2017, công ty bắt đầu có sự thay đổi rõ khi ghi nhận doanh thu vượt 1.000 tỷ đồng với lợi nhuận hơn 16,3 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước.
Đến cuối 2018, tổng tài sản ở mức 452,2 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm, chủ yếu do hàng tồn kho giảm 45% xuống 117 tỷ đồng.
Trong khi cổ phiếu GVT liên tiếp tăng dù không có thông tin hỗ trợ nào thì cổ phiếu DHC của CTCP Đông Hải Bến Tre lại được các nhà phân tích chứng khoán khuyến nghị mua trong thời điểm này dựa trên công suất mới thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận, dù gặp trở ngại từ dịch Covid-19.
Theo đó, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra mức giá mục tiêu cho cổ phiếu DHC là 47.700 đồng/cp, trong khi giá thị trường hiện nay là 36.000 đồng/cp, thấp hơn 32,5%. VCSC cho rằng, việc mở rộng 4,5 lần công suất sản xuất giấy gần đây của Đông Hải Bến Tre là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận của công ty.
Nhà máy Giao Long 2 đã bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 9/2019 và vận hành với gần như toàn bộ công suất trong quý IV/2019 giúp doanh thu và lợi nhuận trong kỳ của Đông Hải Bến Tre tăng lần lượt 168% và 245%. Tương tự, VCSC hiện giả định công ty sẽ vận hành 82-100% công suất nhà máy mới này trong năm 2020- 2021.
Trên thị trường chứng khoán, một cổ phiếu ngành giấy khác là HHP của CTCP Giấy Hoàng Hà Hải Phòng cũng duy trì được mức tăng trưởng nhẹ gần 8% so với cuối năm 2019, đang giao dịch tại mức giá 12.500 đồng/cp.
Trước đó, HHP cũng đã gây ấn tượng với các nhà đầu tư tại thời điểm mới lên sàn hồi tháng 8/2018 với mức giá tham chiếu 12.600 đồng/cp. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu HHP kết thúc phiên  với giá 15.000 đồng/cp tăng 19,04%, sau đó tiếp tục tăng lên mức giá hơn 16.300 đồng hồi giữa năm 2019.
Vượt khó khăn để đón cơ hội
Thực tế, ngành giấy tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng những công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam (VPPA), ngành giấy có bước phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 11% giai đoạn 2000-2007 và 16% giai đoạn 2007-2017, trong đó giấy bao bì có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến trong 5-10 năm tới là 14-18 %/năm.
Có thể nói, giấy là sản phẩm thiết yếu và ngành sản xuất giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất với các sản phẩm bao bì, đóng gói…
Ngoài ra, ngành giấy còn có lợi thế về mức tiêu thụ giấy bình quân nội địa hiện nay còn rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/người/năm, Mỹ và EU 200 – 250 kg/người/năm.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc giấy bao bì, hộp giấy – sản phẩm phụ trợ cho thương mại điện tử, buôn bán online, bao gói sản phẩm… đã bù đắp mức sụt giảm nhu cầu sử dụng giấy in báo do sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số.
Thực tế, theo khảo sát gần đây của VPPA, giấy bao bì, tissue đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, giấy báo suy giảm sâu, giấy in viết giảm nhẹ; bột giấy chiếm tỷ trọng hơn 40%, giấy tái chế chiếm gần 60%.
Hơn thế, những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng cao đã và đang kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử…
Tiềm năng của ngành giấy là không thể phủ nhận, tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đang phải đối mặt với không ít thách thức về chính sách cũng như quy mô sản xuất.
Đáng chú ý, tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp nếu kéo dài có thể sẽ tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, các dự án đang đầu tư, máy móc và thiết bị ngành giấy, lao động… Đặc biệt là nhiều chuyên gia từ Trung Quốc chưa thể sang Việt Nam làm việc, dẫn đến tiến độ dự án có thể bị chậm trễ…
Tình trạng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước kém do kinh tế suy giảm có thể làm tăng hàng tồn kho, cạnh tranh cao, gây áp lực mạnh đến doanh nghiệp, nhất là năng lực sản xuất giấy bao bì với tỷ trọng trên 80% tổng công suất toàn ngành nên tác động sẽ càng lớn.
Theo Việt Nam Đầu tư

Mặc dịch SARS-CoV-2, cổ phiếu DHC vẫn được nhà phân tích khuyến nghị mua

Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán: DHC) được các nhà phân tích chứng khoán khuyến nghị nên mua trong thời điểm này dựa vào công suất mới thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cũng như các thông tin thị trường ngành giấy.

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Công ty Chứng khoản Bản Việt (VCSC) vừa đưa ra, cổ phiếu DHC là một trong những cổ phiếu đáng mua dựa trên công suất mới thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận dù gặp trở ngại từ dịch CoVid-19.

Cụ thể, CVSC cho rằng, dịch CoV-19 có khả năng ảnh hưởng nhu cầu giấy bao bì trong nước. Cụ thể, dịch CoV có thể ảnh hưởng hoạt động bán lẻ và sản xuất tại Việt Nam, vốn là các yếu tố dẫn dắt cốt lõi cho tiêu thụ giấy bao bì. Trong kịch bản cơ sở, VCSC giả định dịch CoV-19 sẽ đạt đỉnh trước cuối quý 1. Do đó, VCSC kỳ vọng đà tăng trưởng tiêu thụ giấy bao bì nhìn chung sẽ chững lại trong quý 1/2020, sau đó phục hồi trong quý 2/2020.

VCSC cho rằng cho rằng mảng bao bì của CTCP Đông Hải Bến Tre (21% lợi nhuận gộp của DHC trong năm 2019, theo ước tính của VCSC) sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn so với mảng giấy do mảng bao bì có các khách hàng là các công ty xuất khẩu thủy sản và trái cây sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, VCSC kỳ vọng giá giấy sẽ giảm, tuy nhiên, mức giảm tương ứng của giá OCC sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận DHC. VCSC hiện kỳ vọng giá bán giấy trung bình của DHC trong năm 2020 sẽ giảm 12% so với năm trước, tương ứng với kỳ vọng của VCSC về tăng trưởng nhu cầu thấp hơn.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng những gián đoạn của dịch CoV-19 đối với các nhà máy sản xuất giấy Trung Quốc (ví dụ, tạm thời đóng cửa nhà máy và thiếu hụt lực lượng lao động) sẽ ảnh hưởng giá OCC – nguyên liệu chính cho các nhà sản xuất giấy bao bì tại Việt Nam.

Ngoài ra, VCSC cho rằng việc mở rộng 4.5 lần công suất sản xuất giấy gần đây của DHC là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Nhà máy mới của DHC (Giao Long 2) đã bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 9/2019 và vận hành với gần như toàn bộ công suất trong quý 4/2019. Theo đó, doanh số và lãi sau thuế của DHC lần lượt tăng 168% so cùng kỳ và 245% so cùng kỳ trong quý 4/2019. VCSC hiện giả định DHC sẽ vận hành 82%/100% công suất nhà máy mới này trong năm 2020/2021.

Từ đó, VCSC khuyến nghị mua DHC với giá mục tiêu 47,700 đồng/cp.

Ở góc độ khác, các nhà phân tích chứng khoán thuộc lĩnh vực giấy cũng cho rằng, với sự thiếu hụt nguyên liệu và giấy thành phẩm của Trung Quốc khi dịch Covid-19 bùng nổ, nhiều đơn đặt hàng mua giấy từ Việt Nam xuất đi với giá tăng cao so với trước Tết Nguyên Đán sẽ làm tăng biên độ lợi nhuận của DHC.

VPPA tổng hợp

ABB cung cấp trọn bộ giải pháp điện khí hóa và tự động hóa hoàn chỉnh cho Dohaco

Nhà sản xuất giấy bao bì hàng đầu Việt Nam mong muốn xây dựng nhà máy sản xuất giấy bìa cứng tiên tiến, tích hợp hệ thống điều khiển DCS, QCS và truyền động biến tần hiện đại nhất.

Dohaco – một trong những nhà sản xuất giấy Kraft, giấy bìa các tông hàng đầu Việt nam, chọn ABB là nhà cung cấp trọn bộ giải pháp điện khí hóa và tự động hóa cho nhà máy giấy bao bì mới tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Giải pháp của ABB bao gồm trọn bộ giải pháp tủ trung thế (MV), hạ thế (LV), điều khiển động cơ (MCC), động cơ trung, hạ thế, truyền động biến tần, hệ thống điều khiển phân tán (DCS), hệ thống điều khiển và kiểm soát chất lượng giấy (QCS) và hệ thống môi phun. Điều này giúp giúp Dohaco được hưởng lợi từ một giải pháp hoàn chỉnh, chung nền tảng, cho phép tối ưu hệ thống điện và tự động hóa cho máy giấy công suất lớn.

ABB tham gia vào toàn bộ dự án, bao gồm quản lý dự án, giám sát lắp đặt và chạy thử, đảm bảo nâng cao hiệu suất và độ chính xác trong suốt thời gian của dự án.

“Tính linh hoạt trong các giải pháp của ABB và sự hiểu biết của chúng tôi về các quy trình mở rộng nhà máy giúp ABB có thể đảm đương được dự án phức tạp này”, ông Wei Ming Liew, phụ trách khối công nghiệp giấy và bột giấy khu vực Nam Châu Á của ABB chia sẻ. “Chúng tôi rất hận hạnh được giúp đỡ Dohaco đạt được các mục tiêu về hiệu suất và năng suất của mình.”

Nhà máy của Dohaco tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

“Chúng tôi chọn ABB làm nhà cung cấp hệ thống tự động hóa và điện khí hóa cho nhà máy do ABB có rất nhiều kinh nghiệm và chuyên môn tuyệt vời trong lĩnh vực tự động hóa nói chung và công nghiệp giấy nói riêng. Đây là một dự án rất quan trọng đối với Dohaco và chúng tôi đánh giá cao việc thực hiện dự án và dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời của ABB” – Ông Lương Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Dohaco cho biết.

Để thực hiện việc nâng cấp và tích hợp trong tương lai một cách tốt nhất, hệ thống tích hợp công nghệ ảo hóa hiện đại nhất, cùng với khả năng tích hợp không ngừng của hệ thống 800xA cho DCS, QCS và truyền động biến tần cùng với thư viện Giấy và Bột giấy của ABB cho các ứng dụng máy giấy.

“Chúng tôi rất tự hào vì thông qua dự án này chúng tôi có thể chứng tỏ cho người Việt Nam cũng như khu vực rằng ABB Việt Nam có đủ năng lực để thực hiện và hỗ trợ tại chỗ các dự án, nhà máy giấy và bột giấy, giúp duy trì hoạt động liên tục của các nhà máy.” Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Ban Tự động hóa công nghiệp, ABB Việt Nam cho biết.

ABB (ABBN: SIX Swiss Ex) là nhà tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ cho các ngành công nghiệp kỹ thuật số. Có lịch sử phát triển hơn 130 năm, ABB ngày nay là công ty dẫn đầu trong công nghiệp kỹ thuật số với bốn lĩnh vực kinh doanh chính: Điện khí hóa, Tự động hóa công nghiệp, Truyền động, và Robot & Tự động gián đoạn, dựa trên nền tảng kỹ thuật số ABB Ability™. Mảng kinh doanh Hệ thống điện (Power Grid) của ABB sẽ được thoái vốn cho Hitachi vào năm 2020. Hiện ABB đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia với khoảng 147.000 nhân viên.

Theo ABB – VPPA dịch

Đông Hải Bến Tre (DHC) chốt quyền tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%

Cổ phiếu DHC tăng mạnh 37% tính từ đầu tháng 9 đến nay.

CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2019 với tỷ lệ 10%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian chốt danh sách cổ đông hưởng tạm ứng cổ tức 25/12/2019 và thời gian thanh toán 10/01/2020.

Như vậy với gần 54 triệu cổ phiếu lưu hành, DHC dự kiến sẽ phải chi trả tạm ứng cổ tức đợt này lên tới khoảng 54 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh, doanh thu 9 tháng đầu năm 2019 DHC ghi nhận 767 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 13% so với cùng kỳ. Tuy nhiên các khoản chi phí phát sinh đều tăng cao nên LNST giảm 26% xuống còn hơn 76 tỷ đồng tương đương EPS đạt 1.670 đồng.

Năm 2019 DHC đặt mục tiêu doanh thu thuần 1.500 tỷ đồng từ 3 nhà máy chính là Giao Long, Giao Long 2 và nhà máy Bao bì. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 150 tỷ đồng. Theo đó kết thúc 9 tháng đầu năm 2019 công ty mới hoàn thành được 51% mục tiêu về doanh thu và 60% mục tiêu về lợi nhuận. Kế hoạch cổ tức dự kiến 20%.

Tính đến hết quý 3/2019 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của DHC còn hơn 277 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn 220 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và hơn 30 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Trên thị trường cổ phiếu DHC hiện đang giao dịch quanh mức 42.200 đồng/cp, tăng 37% kể từ hồi đầu tháng 9.

Theo CafeF

DHC: Tăng mua vào cổ phiếu nội bộ

Chỉ trong cùng 1 ngày, 5/12/2019, giao dịch cổ phiếu nội bộ của Công ty CP Đông Hải Bến Tre (DHC – HOSE) đã được thông báo đồng loạt với tổng mua vào là 425.000 cổ phiếu.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Tố Uyên, chức vụ quản trị công ty đăng ký mua 3.000 cổ phiếu của Công ty CP Đông Hải Bến Tre. Từ đó nâng sở hữu tại DHC từ 23.400 cổ phiếu lên  26.400 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0.05%.
Cùng ngày, bà Lê Thị Hoàng Huệ, Kế toán trưởng/ người được ủy quyền công bố thông tin cũng thông báo mua 10.000 cổ phiếu, tăng tỉ lệ sở hữu từ 75.807 cổ phiếu, chiếm 0.14% lên 85.807 cổ phiếu, chiếm 0.15%.
Riêng ông Lê Bá Phương, Chủ tịch HĐQT CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC – HOSE) đăng ký mua 412.000 cổ phiếu DHC. Dự kiến giao dịch thành công, ông Phương sẽ nâng sở hữu tại DHC lên hơn 3,48 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,23%.

Cả 3 thông báo trên đều dự kiến giao dịch từ ngày 11/12 đến 18/12 theo phương thức thỏa thuận. 

Bảng đánh giá hiệu quả 4 quý gần nhất của DHC.

CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh giấy, bột giấy, các sản phẩm bao bì từ giấy, nhựa, in bao bì, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh vận tải hàng hoá, thức ăn thủy sản, xuất nhập khẩu nông sản, thủy hải sản… 

Ngày giao dịch đầu tiên là 23/07/2009 với giá 17,400 đ/ cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu là 8,000,000. Hiện nay, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty này là 53,756,783. Mức giá cổ phiếu hiện tại của công ty cập nhật lúc 09:45 ngày 11/12/2019 đạt 42,200đ/cổ phiếu.

VPPA tổng hợp