ABB cung cấp trọn bộ giải pháp điện khí hóa và tự động hóa hoàn chỉnh cho Dohaco

Nhà sản xuất giấy bao bì hàng đầu Việt Nam mong muốn xây dựng nhà máy sản xuất giấy bìa cứng tiên tiến, tích hợp hệ thống điều khiển DCS, QCS và truyền động biến tần hiện đại nhất.

Dohaco – một trong những nhà sản xuất giấy Kraft, giấy bìa các tông hàng đầu Việt nam, chọn ABB là nhà cung cấp trọn bộ giải pháp điện khí hóa và tự động hóa cho nhà máy giấy bao bì mới tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Giải pháp của ABB bao gồm trọn bộ giải pháp tủ trung thế (MV), hạ thế (LV), điều khiển động cơ (MCC), động cơ trung, hạ thế, truyền động biến tần, hệ thống điều khiển phân tán (DCS), hệ thống điều khiển và kiểm soát chất lượng giấy (QCS) và hệ thống môi phun. Điều này giúp giúp Dohaco được hưởng lợi từ một giải pháp hoàn chỉnh, chung nền tảng, cho phép tối ưu hệ thống điện và tự động hóa cho máy giấy công suất lớn.

ABB tham gia vào toàn bộ dự án, bao gồm quản lý dự án, giám sát lắp đặt và chạy thử, đảm bảo nâng cao hiệu suất và độ chính xác trong suốt thời gian của dự án.

“Tính linh hoạt trong các giải pháp của ABB và sự hiểu biết của chúng tôi về các quy trình mở rộng nhà máy giúp ABB có thể đảm đương được dự án phức tạp này”, ông Wei Ming Liew, phụ trách khối công nghiệp giấy và bột giấy khu vực Nam Châu Á của ABB chia sẻ. “Chúng tôi rất hận hạnh được giúp đỡ Dohaco đạt được các mục tiêu về hiệu suất và năng suất của mình.”

Nhà máy của Dohaco tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

“Chúng tôi chọn ABB làm nhà cung cấp hệ thống tự động hóa và điện khí hóa cho nhà máy do ABB có rất nhiều kinh nghiệm và chuyên môn tuyệt vời trong lĩnh vực tự động hóa nói chung và công nghiệp giấy nói riêng. Đây là một dự án rất quan trọng đối với Dohaco và chúng tôi đánh giá cao việc thực hiện dự án và dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời của ABB” – Ông Lương Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Dohaco cho biết.

Để thực hiện việc nâng cấp và tích hợp trong tương lai một cách tốt nhất, hệ thống tích hợp công nghệ ảo hóa hiện đại nhất, cùng với khả năng tích hợp không ngừng của hệ thống 800xA cho DCS, QCS và truyền động biến tần cùng với thư viện Giấy và Bột giấy của ABB cho các ứng dụng máy giấy.

“Chúng tôi rất tự hào vì thông qua dự án này chúng tôi có thể chứng tỏ cho người Việt Nam cũng như khu vực rằng ABB Việt Nam có đủ năng lực để thực hiện và hỗ trợ tại chỗ các dự án, nhà máy giấy và bột giấy, giúp duy trì hoạt động liên tục của các nhà máy.” Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Ban Tự động hóa công nghiệp, ABB Việt Nam cho biết.

ABB (ABBN: SIX Swiss Ex) là nhà tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ cho các ngành công nghiệp kỹ thuật số. Có lịch sử phát triển hơn 130 năm, ABB ngày nay là công ty dẫn đầu trong công nghiệp kỹ thuật số với bốn lĩnh vực kinh doanh chính: Điện khí hóa, Tự động hóa công nghiệp, Truyền động, và Robot & Tự động gián đoạn, dựa trên nền tảng kỹ thuật số ABB Ability™. Mảng kinh doanh Hệ thống điện (Power Grid) của ABB sẽ được thoái vốn cho Hitachi vào năm 2020. Hiện ABB đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia với khoảng 147.000 nhân viên.

Theo ABB – VPPA dịch

Thủ tướng gặp gỡ lãnh đạo ABB, Tetra Pak…

Nhân chuyến thăm chính thức tại Thuỵ Điển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ một loạt doanh nghiệp hàng đầu nước này như Electrolux, Ericsson, ABB, Scania, Tetra Pak, Volvo, Astra Zeneca, Saab và SEB.

Các doanh nghiệp Thuỵ Điển, nhân buổi gặp này, cũng có những chia sẻ đáng chú ý.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1993, với 1.000 nhân viên, ôngJohan Soderstrom, lãnh đạo Tập đoàn ABB cho biết muốn xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam.

“Chúng tôi mong muốn thúc đẩy các giải pháp về sáng tạo, phát triển bền vững, trong đó, có giải pháp về công nghệ robot, phối hợp với Ericsson trong các giải pháp kết nối, đồng thời hướng tới các hoạt động sáng tạo, bền vững”, ôngJohan Soderstrom nói.

Lãnh đạo ABB cũng mong muốn phát huy tiềm năng của thị trường Việt Nam trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu ra bên ngoài.

Đặc biệt, ABB cam kết xây dựng quan hệ đối tác trong việc phát triển lưới điện, đạt được các mục tiêu sản xuất, cung ứng điện đến năm 2030.

Trước ý kiến của ABB, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị tập đoàn này hợp tác, hỗ trợ Bộ nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện quốc gia, bao gồm nâng gấp đôi công suất truyền tải điện đến năm 2030 và có giải pháp công nghệ điều hành lưới điện khi tỷ trọng điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) tăng mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết sẽ xem xét đề xuất của ABB về bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Lãnh đạo Chính phủ khẳng định sẵn sẵn sàng tiếp đón, trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để công nghệ, kinh nghiệm của các doanh nghiệp Thụy Điển vào Việt Nam thành công.

Thủ tướng tại cuộc gặp với các doanh nghiệp hàng đầu Thụy Điển.

ABB Việt Nam là đơn vị thành viên của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp giấy đang sử dụng hàng loạt các công nghệ do ABB cung cấp như hệ thống điện cho nhà máy, hệ thống kiểm soát trên các dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy…

Các giải pháp công nghệ của ABB trong ngành giấy bột giấy được ứng dụng trong hầu hết các công đoạn sản xuất: công đoạn nguyên liệu, nồi nấu bột, lò thu hồi kiềm và thu hồi vôi, lò hơi động lực, công đoạn chuẩn bị bột giấy, công đoạn xeo cuộn lại, công đoạn xử lý nước và chất thải.

 

VPPA tổng hợp.

ABB – Công ty công nghệ số hàng đầu Thế giới

Công ty TNHH ABB trực thuộc Tập đoàn ABB là một tập đoàn nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ điện lực và tự động hóa hiện đang hoạt động tại hơn 110 nước với số lượng khoảng 145.000 nhân viên.

ABB có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và không ngừng lớn mạnh với hơn 850 nhân viên làm việc tại các văn phòng trong cả nước bao gồm văn phòng trụ sở và nhà máy biến thế tại Hà Nội, chi nhánh tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh với hai nhà máy hiện đại sản xuất thiết bị điện cao thế và trung thế, chi nhánh tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà máy sản xuất máy biến áp tại Việt Nam là một trong những nhà máy trọng tâm của Tập đoàn ABB trên toàn thế giới, có sản phẩm xuất khẩu đến các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, phục vụ khách hàng từ Úc, New Zealand, Nhật Bản, và vươn xa sang khu vực Trung Đông và Nam Phi.

Trong suốt chặng đường 20 năm, ABB Việt Nam đã và đang là đối tác xuất sắc và đáng tin cậy trong lĩnh vực công nghệ, cung cấp những giải pháp và dịch vụ chìa khóa trao tay trên thị trường.

ABB Việt Nam đã tham gia thanh công vào một số dự án trọng điểm tại Việt Nam như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ (1996), Đường hầm Hải Vân (2005), Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (2007), Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (2007), Nhà máy Thủy điện Trị An (2008), Dự án Mỏ Khoáng sản Núi Pháo (2012-2013), v.v..

Ngày hội Công nghệ ABB 2019, kiến tạo tương lai kỹ thuật số tại Việt Nam

Với chủ đề “Chuyển đổi kỹ thuật số, hướng tới tương lai bền vững”, Ngày hội Công nghệ ABB 2019 không chỉ giới thiệu các công nghệ mới còn đưa ra lộ trình hướng đến công nghệ 4.0 và tương lai bền vững của Việt Nam.

Được tổ chức vào sáng ngày 15/5/2019, ngày hội Công nghệ ABB 2019 thu hút hơn 200 đại biểu bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đối tác tại các ngành công nghiệp và các nhà hoạch định chính sách…

Phát biểu khai mạc Ngày hội công nghệ ABB 2019, ông Brian Hull, Tổng giám đốc ABB tại Việt Nam chia sẻ: “Ngày nay, yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm chất lượng ngày một cao hơn và người dân mong muốn có được môi trường sống tốt hơn. Tăng trưởng bền vững chỉ có thể đạt được bằng cách áp dụng các công nghệ kỹ thuật số và các ứng dụng sản xuất tiên tiến. Số hóa và Công nghiệp 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng giúp Việt Nam củng cố vị thế trong khu vực. Với vai trò một công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp kỹ thuật số, ABB tự hào góp phần vào quá trình chuyển đổi này tại Việt Nam”.

Lộ trình hướng tới Công nghệ 4.0 và tương lai bền vững của Việt Nam đã được ông Phạm Hoàng Mai- Vụ trưởng, Vụ Khoa học giáo dục và môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ trong phiên Hội thảo chung tại Ngày hội Công nghệ ABB.

Tại Ngày hội, ông Mai cũng “bật mí”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập ngay nhóm nghiên cứu xây dựng Đề án, và đang trong giai đoạn trình Chính phủ và các Bộ ngành liên quan về Đề án này”.

Với 5 lĩnh vực ưu tiên là nhà máy thông minh, nội dung số, an ninh mạng, đô thị thông minh, công nghệ môi trường, Trung tâm được kỳ vọng trở thành hạt nhân cho việc thúc đẩy việc phát triển kinh tế đất nước về dài hạn. Hy vọng ABB cùng các tập đoạn công nghệ sẽ tham gia vào Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.

Ông Phạm Hoàng Mai giới thiệu về Đề án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.

Tại Ngày hội công nghệ ABB, công ty ABB cũng trưng bày các công nghệ và giải pháp, bao gồm ABB Ability Connected Services, 1 trong 210 giải pháp được hỗ trợ kỹ thuật số của ABB. Giải pháp này thu thập dữ liệu hỗ trợ cho việc đưa quyết định ở mọi nơi mọi lúc trong thời gian thực để giúp khách hàng đảm bảo thời gian hoạt động và tối ưu hóa hiệu suất của các hệ thống rô-bốt, làm giảm 1/4 tỉ lệ sự cố, đồng thời đạt được thời gian phản hồi và khắc phục vấn đề nhanh hơn 60%.

ABB cũng giới thiệu các giải pháp công nghệ cho nhà máy tương lai như robot ABB, Nâng cao năng suất lao động với động cơ và biến tần thông minh, Giải pháp Quản lý sản xuất cho các ngành công nghiệp, Hiệu quả năng lượng và chất lượng điện năng, Khai phóng tiềm năng cho hiệu quả bảo trì vượt trội…

ABB Việt Nam là đơn vị thành viên của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp giấy đang sử dụng hàng loạt các công nghệ do ABB cung cấp như hệ thống điện cho nhà máy, hệ thống kiểm soát trên các dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy…

Các giải pháp công nghệ của ABB trong ngành giấy bột giấy được ứng dụng trong hầu hết các công đoạn sản xuất: công đoạn nguyên liệu, nồi nấu bột, lò thu hồi kiềm và thu hồi vôi, lò hơi động lực, công đoạn chuẩn bị bột giấy, công đoạn xeo cuộn lại, công đoạn xử lý nước và chất thải.

VPPA