Phí bốc dỡ container bị thất thu cả tỉ USD mỗi năm

Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam (Visaba) vừa có kiến nghị về phí điều chỉnh giá sàn dịch vụ bốc xếp dỡ container giữa tàu vào bãi cảng. Lý do, phí bốc dỡ container của Việt Nam hiện nay đang thấp nhất thế giới và khu vực, nhưng các trang thiết bị, chất lượng dịch vụ tại cảng lại ngang tầm thế giới.

Theo trình bày của Visaba, giá bốc dỡ container là một yếu tố cấu thành trong gói cước vận tải mà các hãng tàu nước ngoài chào trọn gói cho khách hàng từ bãi container đến bãi container (CY/CY). “Với tập quán của phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là mua theo giá CIF (giá tính đến bãi cảng nhập khẩu), bán theo giá FOB (giá tính đến bãi cảng xuất khẩu), thì việc điều chỉnh giá bốc xếp này không ảnh hưởng tới chủ hàng Việt Nam. Trong thực tế gói cước nói chung của các hãng tàu nước ngoài chào cho chủ hàng ở Việt hay bất kỳ nước nào trong khu vực không có sự chênh lệch về giá mà phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Trong khi đó, giá phí bốc dỡ container theo quy định tại thông tư 54/2018 của Việt Nam đưa ra lại thấp hơn nhiều so mức trung bình khu vực và thế giới”, đại diện Visaba cho biết.

Phí bốc dỡ container bị thất thu cả tỉ USD mỗi năm - Ảnh 1.

Sơ đồ xuất nhập container tại cảng, đường màu xanh là đoạn bốc dỡ hàng từ bãi container lên tàu hay ngược lại, chi phí này không nằm trong phí logistics nội địa (màu đỏ)

Cụ thể, hiện các cảng tại khu vực miền Bắc tính phí bốc dỡ là 33 USD/20′ (teu), cảng khu vực miền Nam là 41 USD/20′, riêng cảng nước sâu Cái Mép – Lạch Huyện là 52 USD/20′. Trong khi các hãng tàu nước ngoài lại thu phí THC (phí điều hành bến bãi) từ các chủ hàng Việt Nam khoảng 114 USD/20′ và theo tập quán của các nước thì 80% phí THC để trả cho phí xếp dỡ, tương đương hơn 90 USD.

“Như vậy, các hãng tàu nước ngoài đang hưởng lợi hàng triệu đô la từ việc thu phí điều hành bến bãi (THC) cao, lên đến 114 USD/20′, nhưng chỉ trả cho Việt Nam khoảng 30-40%. Với 25 triệu container thông qua cảng, trung bình mỗi container Việt Nam thất thu 40 USD mỗi năm, Việt Nam đang mất đi khoảng 1 tỉ USD , tiền thuế thất thu từ khoản này là khoảng 200 triệu USD”, Visaba thông tin.

Đặc biệt, với khu vực cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, Hiệp hội đề xuất cần điều chỉnh giá dịch vụ bốc dỡ container giữa tàu – bãi cảng bằng ít nhất 70-80% giá sàn bình quân của khu vực; giá dịch vụ bốc dỡ container từ sà lan – bãi cảng bằng ít nhất 30% giá dịch vụ bốc dỡ container giữa tàu – bãi cảng.

Chiều 8.9, trao đổi với Thanh Niên, Phó tổng thư ký Visaba – ông Nhữ Đình Thiện – chia sẻ cụm cảng nước sâu là tài nguyên hữu hạn của quốc gia. Chúng ta cần chủ động giành quyền quản lý, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp tránh thất thu ngân sách. Điều chỉnh giá bốc xếp container hoàn toàn không ảnh hưởng đến chủ hàng Việt Nam, nhưng mặt tích cực của nó là nâng cao hiệu quả, tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào dự án các cảng nước sâu tiềm năng khác của đất nước trong tương lai. Chẳng hạn cảng Liên Chiểu, Nam Đồ Sơn, cảng và trung tâm logistics Cái Mép Hạ, cảng Cần Giờ…

“Đáng nói, trong suốt 5 năm qua, các hãng tàu đều tăng chi phí thu THC đối với chủ hàng , nhưng phí bốc dỡ tại cảng Việt Nam chưa được điều chỉnh, mặc dù có rất nhiều chi phí tăng. Với sản lượng 25 triệu container thông qua hàng năm, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn nhất đối với các hãng tàu nước ngoài”, ông Nhữ Đình Thiện nói.

Trước đó, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam và Hiệp hội đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam cũng có báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT và các bộ ngành về bất cập nói trên. Các hiệp hội cho rằng, Bộ GTVT đang triển khai điều chỉnh Thông tư 54/2018 cần đi sát thực tế, tránh thất thu ngân sách cũng như tạo điều kiện phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam phát triển xanh, bền vững và hiệu quả.

Nguồn: Baothanhnien.vn

Chạy đua với Net Zero, Nhật Bản, Hàn Quốc giảm nhập khẩu than, tăng mua viên nén và dăm gỗ của Việt Nam

Cùng với Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã cam kết trở thành quốc gia không khí thải carbon vào năm 2050, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngay sau COP26, hai quốc gia này đã có những động thái cụ thể, ví dụ như việc giảm nhập khẩu  nhiên liệu hóa thạch, tăng mua nguyên liệu sinh khối cho sản xuất năng lượng sạch.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu than trong tháng 7 đạt 55.732 tấn, tương đương 15 triệu USD, giảm 63% về lượng và giảm 72% so với tháng 6. So với tháng 7/2022, xuất khẩu than tháng này giảm 60% về lượng và giảm 13% về giá trị.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu than đạt 262.984 tấn, tương đương 95 triệu USD, giảm 63% về lượng và giảm 63% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

(Nguồn: Phạm Mơ tổng hợp từ Viforest, Forest Trends)

Theo đó 7 tháng đầu năm, Nhật Bản nhập của nước ta 148.162 tấn, tương đương 48 triệu USD, giảm 65% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Dù vậy tỷ trọng xuất khẩu than sang Nhật Bản vẫn chiếm phần lớn, tức 56% về lượng và 51% về giá trị xuất khẩu than 7 tháng đầu năm.

Tương tự, xuất khẩu than sang Hàn Quốc cũng giảm hơn 86% cả về lượng và giá trị so với 7 tháng đầu năm 2022, chỉ còn 11.287 tấn và 4 triệu USD.

(Nguồn: Phạm Mơ tổng hợp từ Viforest, Forest Trends)

Để bù đắp cho phần thiếu hụt của nhiên liệu hóa thạch nói trên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng mua nhiên liệu sinh khối của Việt Nam (viên nén, dăm gỗ).

Báo cáo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) và Tổ chức Forest Trends cho thấy Hàn Quốc và Nhật Bản hiện đang là hai thị trường nhập khẩu viên nén nhiều nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 95% tổng lượng và giá trị xuất khẩu viên nén của Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu sang hai thị trường này lại có diễn biến trái ngược trong 6 tháng đầu năm 2023.

(Nguồn: Phạm Mơ tổng hợp từ Viforest, Forest Trends)

Cụ thể nửa đầu năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu hơn 1,1 triệu tấn viên nén của Việt Nam, tương đương hơn 195 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần viên nén Việt Nam chiếm khoảng 45% tổng lượng nhập khẩu viên nén của Nhật Bản, lớn hơn của thị phần 28% của Canada và 21% của Mỹ.

Trong khi đó, Hàn Quốc nhập khẩu 840.000 tấn viên nén, tương đương gần 116 triệu USD, giảm hơn 33% về lượng và gần 43% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân là thị trường Hàn Quốc gia tăng nhập khẩu viên nén chất lượng cao, giá cạnh tranh hơn từ Nga.

Cũng theo báo cáo, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nằm trong top 4 thị trường tiêu thụ nhiều dăm gỗ nhất của Việt Nam.

Trong đó, xuất khẩu dăm gỗ sang Nhật Bản trong nửa đầu năm 2023 đạt 316,5 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm gần 39% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường này.

Xuất khẩu dăm gỗ sang Nhật Bản và Hàn Quốc được dự báo tương đối ổn định trong thời gian tới.

(Nguồn: Phạm Mơ tổng hợp từ Viforest, Forest Trends)

Các chuyên gia cho rằng khi cả thế giới chuyển dịch sang sử dụng năng lượng xanh, nhiên liệu sinh học, viên nén, dăm gỗ sẽ là một sự lựa chọn hàng đầu. Và Việt Nam càng có nhiều cơ hội khi có lợi thế trong mảng gỗ và chế biến gỗ.

Tại Hội nghị ngành hàng viên nén gỗ, ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho biết tổng cầu viên nén trên thế giới sẽ đạt khoảng 31 tỷ USD tới năm 2030. Trong đó, nhu cầu tại Nhật Bản –  thị trường xuất khẩu viên nén của Việt Nam dự kiến tăng gấp 3 lần so với hiện tại.

Hiện, một số công ty Mỹ chuyển hướng xuất khẩu viên nén từ EU sang Nhật Bản do phía đối tác Nhật Bản trả giá ưu đãi (premium) đối với các hợp đồng có mức giá cố định (fix) đối với các hợp đồng dài hạn. Là nhà cung cấp viên nén lớn cho Nhật Bản, Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi từ xu hướng này.

Cơ hội càng nhiều, thách thức với doanh nghiệp càng lớn. Ông Nguyễn Ba Duy, Phó Chủ tịch Chi hội Viên nén gỗ cho biết EU, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng yêu cầu khắt khe về nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, sự ổn định nguồn hàng… trong khi tiềm lực của doanh nghiệp vẫn còn yếu, chưa đủ đáp ứng những hợp đồng dài hạn 10-15 năm.

Để gia tăng sức cạnh tranh cho ngành viên nén, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư lớn về máy móc, nguyên liệu… đặc biệt trong những tình huống bất ngờ như khủng hoảng năng lượng năm 2022 vẫn phải đảm bảo cung cấp hàng hóa ổn định, chi phí cố định. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể giữ uy tín và cạnh tranh với các đối thủ khác.

Theo vietnambiz.vn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền”

Ngày 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho rằng: Chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. Ông ví von, hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền”. Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.

Dù Ngân hàng Nhà nước cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản, cà phê); ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, “không muốn vay”. Đây là vấn đề rất khó!

Báo cáo cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).

Trong 3 năm gần đây, tín dụng toàn hệ thống tăng thêm bình quân khoảng 1 triệu tỷ đồng/năm. Thực tế doanh số cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế trong năm lớn hơn rất nhiều lần. Cụ thể, năm 2021 là 17,4 triệu tỷ đồng; năm 2022 là 19,7 triệu tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 gần 10,2 triệu tỷ đồng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền" - Ảnh 2.

Hội nghị do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì ngày 7/9

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác hưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn dâng tồn tại một số vấn đề đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tuy có dấu hiệu tăng chậm lại trong năm 2022 nhưng vẫn trong xu hướng tăng, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng), lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế. Do đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như: Do tác động của đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ vốn của nhóm bất động sản;… Bên cạnh đó, việc triển khai một số chương trình tín dụng (gói 120.000 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ lãi suất) cũng gặp khó khăn, vướng mắc.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng, việc triển khai các giải pháp để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết để tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Theo đó, để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: thứ nhất, nhóm giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; thứ hai, nhóm giải pháp phát triển các loại thị trường (trái phiếu doanh nghiệp, bát động sản); thứ ba, nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp; thứ tư, nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.

Nguồn: cafef.vn

>>https://vppa.vn/vi-sao-lai-suat-lien-tuc-giam-sau-nhung-luong-tien-gui-cua-doanh-nghiep-vao-ngan-hang-lai-lap-ky-luc-moi/

Vì sao lãi suất liên tục giảm sâu nhưng lượng tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng lại lập kỷ lục mới?

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền của người dân và tổ chức gửi vào hệ thống ngân hàng tính đến hết tháng 6 đạt gần 12,37 triệu tỷ đồng, tăng thêm hơn 270.700 tỷ đồng so với cuối tháng trước.

So với đầu năm, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng ròng gần 550.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 4,63%.

Trong vòng một năm trở lại đây, khối tổ chức gồm doanh nghiệp và các cơ quan đoàn thể thường rút bớt tiền gửi tại ngân hàng hoặc gửi thêm vào khá hạn chế. Tuy nhiên, tiền gửi của nhóm này đã tăng ròng mạnh hơn 235.000 tỷ đồng trong tháng 6, mức tăng ròng theo tháng cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.Về phía người dân, lượng tiền gửi chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng hai tháng gần đây đã chậm lại so với giai đoạn 6 tháng trước. Tính đến hết tháng 6, người dân gửi hơn 6,38 triệu tỷ đồng tại ngân hàng, tăng ròng hơn 35.300 tỷ so với tháng trước.

Về phía người dân, lượng tiền gửi chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng hai tháng gần đây đã chậm lại so với giai đoạn 6 tháng trước. Tính đến hết tháng 6, người dân gửi hơn 6,38 triệu tỷ đồng tại ngân hàng, tăng ròng hơn 35.300 tỷ so với tháng trước.

Lượng tiền nhàn rỗi vẫn “chảy” mạnh vào hệ thống ngân hàng bất chấp lãi suất huy động liên tục giảm sâu trong quý II/2023. So với hồi đầu năm, lãi suất tiết kiệm đã giảm 3 – 4%/năm tùy theo ngân hàng và kỳ hạn.

Đến nay, trên thị trường gần như không có ngân hàng nào niêm yết mức lãi suất huy động 7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng cũng chỉ còn 6 – 6,5%/năm.

Thậm chí, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ áp dụng mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng hiện là 5,8%/năm. Còn kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng quanh mức 4 – 5%/năm.

Trong bối cảnh này, dòng tiền vào thị trường chứng khoán đang tăng trở lại, ghi nhận nhiều phiên giao dịch sôi động với thanh khoản cao nhất 4-5 tháng.

Theo vietnambusinessinsider.vn

Doanh nghiệp tăng gửi tiền vào ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền của người dân và tổ chức gửi vào hệ thống ngân hàng tính đến hết tháng 6 đạt gần 12,37 triệu tỷ đồng, tăng thêm hơn 270.700 tỷ đồng so với cuối tháng trước.

So với đầu năm, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng ròng gần 550.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 4,63%.

Trong vòng một năm trở lại đây, khối tổ chức gồm doanh nghiệp và các cơ quan đoàn thể thường rút bớt tiền gửi tại ngân hàng hoặc gửi thêm vào khá hạn chế. Tuy nhiên, tiền gửi của nhóm này đã tăng ròng mạnh hơn 235.000 tỷ đồng trong tháng 6, mức tăng ròng theo tháng cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.

Về phía người dân, lượng tiền gửi chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng hai tháng gần đây đã chậm lại so với giai đoạn 6 tháng trước. Tính đến hết tháng 6, người dân gửi hơn 6,38 triệu tỷ đồng tại ngân hàng, tăng ròng hơn 35.300 tỷ so với tháng trước.

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết quý II chỉ 4,03%, thấp hơn so với tốc độ huy động. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong trạng thái dư thừa khi việc giải ngân ảm đạm.

Hai tháng gần đây, các nhà băng giảm lãi suất huy động một cách dồn dập, đưa mức lãi suất cao nhất về dưới 7,5% một năm khiến kênh gửi tiền bớt hấp dẫn so với giai đoạn trước. Trong bối cảnh này, dòng tiền vào thị trường chứng khoán đang tăng trở lại, ghi nhận nhiều phiên giao dịch sôi động với thanh khoản cao nhất 4-5 tháng.

Nguồn: vnexpress.net

Bản Tin VPPA tháng 08/2023

Trong bản tin số 8 – tháng 8/2023 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư- kinh tế 

Triển Lãm và Hội Nghị Hàng Đầu ASEAN về Ngành Công Nghiệp Bột Giấy, Giấy, Bao Bì Và Khăn Giấy Tổ Chức Tại Thái Lan

Liaoning Yusen bổ sung công suất giấy khhoảng 60.000 tấn/năm cho nhà máy Anshan ở Trung Quốc

Thiết bị ngành giấy – Bơm bột giấy (Công ty ShangBaoLuo)

   >>>XEM BẢN TIN THÁNG 8/2023 

Bản tin tổng hợp PPIA từ 21/8/2023 đến 25/8/2023

Các nhà cung cấp tin sẽ có thể tăng 20 USD cho BHK Nam Mỹ ở Trung Quốc

Người bán dự kiến tăng 20 USD/tấn đối với bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) Nam Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc cho lô hàng tháng 9. Động thái này, do Suzano dẫn đầu, diễn ra sau khi giá BHK Nam Mỹ tăng tổng cộng 60 USD/tấn trong ba tháng qua tại thị trường Trung Quốc.

Các nhà cung cấp tự tin sẽ vượt qua mức tăng 20 USD/tấn theo kế hoạch, cho biết lượng BHK dự trữ của khách hàng không đủ và họ kỳ vọng nhu cầu cũng như giá cả về giấy và bìa sẽ cải thiện trong giai đoạn cao điểm truyền thống trong quý 4.

Một nhà sản xuất lớn của Brazil cho biết giá giấy cao cấp không tráng phấn đã tăng 200 RMB/tấn (27,50 USD/tấn) tại thị trường nội địa và giá các loại giấy giấy làm từ sợi nguyên chất khác, chẳng hạn như giấy cao cấp tráng phấn, bìa tráng phấn màu ngà và giấy tissue cũng đang có chiều hướng tăng.

APP Trung Quốc và Giấy Thái Dương (Sun Paper) vừa tăng giá bìa tráng phấn màu ngà thêm 200 RMB/tấn ở thị trường Trung Quốc trong tuần này, có khả năng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất giấy khác làm theo.

Bức tranh màu hồng này dường như mâu thuẫn với những khó khăn hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa nói chung sụt giảm và thị trường bất động sản èo uột.

Các nguồn tin cho rằng nhu cầu giấy và bột giấy của Trung Quốc đang tăng lên cùng với sự phục hồi của hoạt động kinh tế trong nước, du lịch và tiêu dùng cá nhân.

BHK Nam Mỹ được định giá ở mức 520-540 USD/tấn, ngang bằng với hai tuần trước.

Mọi người trong ngành giấy tin rằng khi giá BHK Nam Mỹ vượt qua mức 550 USD/tấn, các nhà máy Trung Quốc sẽ khởi động lại dây chuyền sản xuất bột giấy tích hợp đang tạm ngừng hoạt động để cắt giảm chi phí.

Điều này quả thực đang xảy ra. Nhiều nhà máy tăng cường sản xuất bột giấy, dẫn đến giá dăm gỗ nội địa và nhập khẩu tăng.

“Trên thị trường nội địa, giá BHK Nam Mỹ bán lại đã tăng và dao động ở mức 4.600-4.700 RMB/tấn”, một thương nhân Trung Quốc cho biết. Mức đó tương đương 541-554 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 RMB/tấn chi phí hậu cần.

“Tuy nhiên, giá bán lại của loại này rõ ràng đã đạt đỉnh 4.700 RMB/tấn, vì khi giá cao hơn người mua sẽ tử chối,” ông nói thêm.

Một đầu mối ở Nam Mỹ cũng chia sẻ mối lo ngại tương tự, cho biết Arauco và UMP đang tăng cường sản xuất trên dây chuyền BHK mới của họ, có tổng công suất khoảng 4 triệu tấn/năm. Hơn nữa, CMPC đặt mục tiêu hoàn tất việc mở rộng nhà máy Guaiba ở Brazil trong quý 4, sẽ tăng công suất BHK của công ty thêm 350.000 tấn/năm.

“Người bán đã dựa vào việc khách hàng, đặc biệt là những người dùng cuối lớn liên tục mua hàng, để đẩy giá BHK của họ lên. Những khách hàng lớn này có thể chống lại việc tăng giá sau khi giá vượt qua mức 550 USD/tấn”, nguồn cung cấp cho biết thêm: “Khi họ cắt giảm khối lượng, chúng ta sẽ biết đó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang suy yếu”.

Giá BSK tăng nhưng không ổn định: Ở Trung Quốc, giá bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) đã bị thị trường kỳ hạn tác động và BSK giao ngay đang tràn vào từ châu Âu.

Hợp đồng BSK có giá trị giao dịch cao nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đã chuyển từ hợp đồng tháng 9 sang hợp đồng tháng 1 năm 2024 kể từ đầu tuần trước.

Giá hợp đồng tháng 1 năm 2024 ổn định ở mức 5.624 RMB/tấn vào thứ Năm ngày 24 tháng 8, tăng 236 RMB/tấn trong tuần qua. Mức đó tương đương với 669 USD chưa bao gồm VAT và 120 RMB/tấn chi phí hậu cần.

Giá hợp đồng tương lai tăng đã thúc đẩy giá BSK phương bắc (NBSK) nhập khẩu từ Canada tăng lên, ở mức 680-700 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với hai tuần trước.

Một số nhà sản xuất Canada đã có ý định thúc đẩy tăng giá nhiều hơn nhưng đã bị người mua từ chối, với lý do NBSK châu Âu giá thấp luôn sẵn có.

Các đầu mối cho biết khối lượng NBSK giao ngay nhập khẩu từ Tây Âu được chào bán trong tuần này với giá 630 USD/tấn và giá chào đối với NBSK châu Âu chất lượng thấp hơn chỉ ở mức 610-620 USD/tấn. Tuy nhiên, giá NBSK Bắc Âu ổn định ở mức 640-660 USD/tấn. Do đó, giá trung bình của loại này đã lên tới 670 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn.

Sàn giao dịch Thượng Hải đã chỉ định hai thương hiệu BSK vào ngày 18 tháng 8 cho các hợp đồng tương lai – BSK từ nhà máy Stendal thuộc Mercer International ở Đức và BSK của nhà máy Hoài Hoá ở Hồ Nam, Trung Quốc, do Công ty Công nghệ vật liệu mới Quân Thái Hồ Nam, một công ty con của Tập đoàn Giấy Trung Quốc điều hành.

Nhà máy Stendal có công suất 660.000 tấn/năm NBSK và khu phức hợp Hoài Hoá sản xuất BSK và bột hòa tan với công suất 370.000 tấn/năm.

 

Asia Symbol khởi động máy xeo UFP 500.000 tấn/năm tại nhà máy Nhật Chiếu

Asia Symbol (Biểu Tượng Châu Á) đã khởi động một máy xeo giấy cao cấp không tráng phấn (UFP) mới có công suất 500.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Máy đã sản xuất ra tờ giấy đầu tiên vào ngày 20/8.

Được đặt tên là PM 14, máy do Valmet cung cấp có chiều rộng lưới 9,35 m và tốc độ thiết kế 1.800 mét/phút. Máy có thể sản xuất giấy in offset và giấy copy với định lượng 50-120 g/m2.

Nhà máy Nhật Chiếu còn có công suất 170.000 tấn/năm giấy tissue, 530.000 tấn/năm bìa từ bột nguyên chất và khoảng 2 triệu tấn bột kraft. PM 14 là máy UFP đầu tiên tại địa điểm Nhật Chiếu.

Tại tỉnh Quảng Đông, Asia Symbol vận hành ba máy UFP với tổng công suất khoảng 1,45 triệu tấn/năm tại nhà máy Giang Môn.

Tăng công suất giấy và bìa: Công ty đang lắp đặt máy xeo bìa cứng sản xuất từ bột nguyên chất mới có công suất 1 triệu tấn/năm tại một nhà máy ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Máy sẽ được khởi động vào tháng 10 năm nay.

Ngoài ra, chính quyền đã phê duyệt kế hoạch mở rộng của Asia Symbol tại Nhật Chiếu vào ngày 22 tháng 8. Kế hoạch này bao gồm máy xeo UFP 500.000 tấn/năm và máy xeo bìa làm hộp đựng chất lỏng 350.000 tấn/năm, được tích hợp với dây chuyền bột nhiệt-cơ tẩy trắng công suất 300.000 tấn/năm.

 

Svetlogorsk của Belarus sản xuất trở lại sau khi ngừng trong tháng 6

Nhà sản xuất giấy và bột giấy của Belarus Svetlogorsk Pulp and Cardboard Mill đã khởi động lại sản xuất bột giấy sau vụ nổ tại nhà máy vào ngày 7 tháng 6. Vụ nổ khiến 3 công nhân thiệt mạng và một số người khác bị thương.

Các lệnh trừng phạt áp đặt lên Belarus liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine của Nga đã buộc Svetlogorsk phải ngừng xuất khẩu bột giấy sang các nước châu Âu khác và chuyển sang Trung Quốc.

Theo hải quan Trung Quốc, 4.632 tấn bột giấy của Belarus, phần lớn là bột kraft gỗ mềm chưa tẩy trắng (USK) đã được nhập khẩu vào Trung Quốc trong năm 2022 và từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, 21.540 tấn bột của Belarus trong đó 18.481 tấn là BSK và 3.060 tấn USK, từ tháng 1 đến tháng 7 được nhập khẩu vào Trung Quốc.

KPPL của Ấn Độ sẽ sản xuất giấy in báo 42 g/m2 sau khi nâng cấp máy xeo

Kerala Paper Products (KPPL) đang chuẩn bị sản xuất giấy in báo 42 g/m2 sau khi cải tạo máy xeo tại nhà máy Velloor ở Kerala, Ấn Độ vào tháng 9. Việc cải tạo máy xeo sản xuất giấy in báo 45 g/m2 sang sản xuất giấy in báo 42 g/m2, công suất 300 tấn/ngày được giao cho Honeywill Ấn Độ thực hiện với chi phí 12 triệu rupee (140.000 USD).

Việc nâng cấp được lên kế hoạch sau khi máy ngừng hoạt động trong hai tuần vào tháng tới.

 

Giấy Thịnh Chinh Quý Cảng Quảng Tây khởi động máy xeo 15.000 tấn/năm tại nhà máy Quý Cảng ở Trung Quốc

Giấy Thịnh Chinh Quý Cảng Quảng Tây của Trung Quốc đã khởi động máy xeo giấy tissue mới 15.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Quý Cảng, khu tự trị Quảng Tây. Máy có tên TM 2 đã sản xuất ra cuộn giấy đầu tiên vào ngày 17 tháng 8.

Công ty chế tạo thiết bị giấy Xương Đạt Bảo Định cung cấp máy xeo có chiều rộng cắt 2,85 mét và tốc độ thiết kế 1.300 mét mỗi phút.

Nhà máy cũng vận hành một máy TM công suất 10.000 tấn/năm, được đưa vào hoạt động vào năm ngoái.

 

BỘT NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC                                       

Thực giá, USD/tấn CIF tại các cảng chính.

Giá hiện hành So với tuần trước
25/08/2023 18/08/2023 11/08/2023 (%)
HÀNG TUẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK)
  NBSK – Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc 670 668 668 0,30%
HAI TUẦN/LẦN
Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng
  Gỗ thông Radiata (Chile) 655 655 655 0,00%
  BSK Nga* 645 645 645 0,00%
Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK)
  Gỗ bạch đàn 530 530 530 0,00%
  BHK Nga* 510 510 510 0,00%
Bột kraft gỗ mềm không tẩy (USK)
  Chile và Bắc Mỹ 600 590 590 1,69%
  Nga 540 540 540 0,00%
Bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP)
  Gỗ cứng (độ trắng 80%) 475 465 465 2,15%
  Gỗ mềm (độ trắng 75%) 485 475 475 2,11%
HÀNG THÁNG
Bột làm bỉm (Kraft phương bắc Mỹ) 860 860 860 0,00%

GHI CHÚ: *  BSK Nga và BHK Nga là giá CIF tới các cảng chính của Trung Quốc.

THÙNG SÓNG CŨ (OCC) NHẬP KHẨU VÀO ĐÔNG NAM Á

Giá USD/tấn CIF tại các cảng chính Đông Nam Á (trừ Indonesia) và Đài Loan

18/08/2023 28/07/2023 14/07/2023 So với 2 tuần trước
OCC (11) từ Mỹ 177,5 172,5 167,5 2,90%
OCC (90/10) từ Châu Âu 132,5 132,5 117,5 0,00%
OCC (95/5) từ Châu Âu 137,5 137,5 127,5 0,00%
OCC Nhật Bản 142,5 147,5 147,5 -3,39%

 

Giá OCC của Mỹ tăng 5 USD/tấn ở châu Á, do bổ sung OCC tồn trữ tại các nhà máy gốc Trung Quốc

Người bán phấn khởi khi một công ty lớn gốc Trung Quốc đồng ý trả mức giá lần lượt là 186 USD/tấn và 142 USD/tấn cho DS OCC 12 của Mỹ và OCC 98/2 của Châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam trong tuần bắt đầu vào thứ Hai ngày 14 tháng 8.

Trong khi các nhà máy trong khu vực đã phải kiềm chế sản xuất và thậm chí ngừng sản xuất để đối phó với nhu cầu xuống thấp do việc xuất khẩu vật liệu đóng gói sang Trung Quốc sụt giảm kéo dài.

Tình trạng suy thoái càng trở nên trầm trọng hơn do đồng Nhân dân tệ (RMB) Trung Quốc (RMB) mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ kể từ cuối tháng 7.

Tỷ giá hối đoái của Nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ đã giảm thêm xuống còn 7,31 RMB / 1 USD vào ngày 17 tháng 8, so với mức thấp gần đây là 7,11 / 1 vào ngày 31 tháng 7, giảm 2,8%.

Biến động tiền tệ làm giảm xuất khẩu vật liệu đóng gói từ Đông Nam Á và Đài Loan sang Trung Quốc, vốn được tính bằng đô la Mỹ.

Do đó, khách hàng ở Đông Nam Á và Đài Loan đã giảm khối lượng 0CC nhập khẩu và với giá 0CC của Hoa Kỳ luôn ở mức cao trong vài tháng qua, khách hàng đã chuyển sang nhập khẩu OCC rẻ hơn từ Châu Âu, Nhật Bản, Úc và New Zealand.

Giá OCC Hoa Kỳ tăng: Cuối cùng, US DS OCC 12 đã đạt mức 180-190 USD/tấn trong tuần thứ ba của tháng này tại Đông Nam Á, Đài Loan và Ấn Độ. Do phải kiểm định trước khi xếp hàng lên tầu biển, nên giá OCC ở Indonesia và Malaysia cao hơn 5-15 USD/tấn so với các quốc gia ở Đông Nam Á khác.

Nhưng khi nhu cầu trên toàn khu vực quá yếu, một số người bán đã sẵn sàng chịu thêm chi phí cho việc kiểm định trước khi giao hàng và khoảng cách về giá đã thu hẹp, trong một số trường hợp còn giảm xuống bằng 0 đối với người mua thường xuyên.

Do đó, giá OCC 11 của Hoa Kỳ được định ở mức 175-180 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn trong ba tuần qua.

Giá CCC Châu Âu, Nhật Bản: Việc người mua không ngừng đòi giảm giá đối với 0CC Nhật Bản với cam kết mua khối lượng lớn đã có hiệu quả, khi người bán giảm giá loại này ở Đài Loan và Đông Nam Á.

0CC Nhật Bản ở mức 140-145 USD/tấn tại Đài Loan và Việt Nam, giảm 5 USD/tấn.

Giá OCC Nhật Bản giảm thúc giục người mua đòi giảm giá đối với 0CC Châu Âu, mà người bán ban đầu định tăng 5 USD/tấn.

0CC của Nhật Bản và OCC của Châu Âu có độ bền của sợi như nhau, nhưng OCC Nhật Bản sạch hơn và có thời gian giao hàng ngắn hơn nhiều so với OCC Châu Âu.

Giá 0CC 95/5 của Châu Âu được cho là ở mức 135-140 USD/tấn, không thay đổi so với ba tuần trước.

 

Phượng Hoàng Hoa Kiều Tứ Xuyên khởi động máy xeo 580.000 tấn/năm tại nhà máy Đức Dương

Công ty giấy Phượng Hoàng Hoa Kiều Tứ Xuyên của Trung Quốc đã khởi động máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế mới có công suất 580.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc. Máy xeo có tên là PM 6, đã hoạt động từ ngày 13 tháng 8.

Máy xeo do Voith cung cấp có chiều rộng cắt 7,92 mét và tốc độ thiết kế 1.400 mét/phút. Máy có thể sản xuất các loại giấy giấy làm thùng sóng tái chế với định lượng từ 90-170 g/m2 với sản lượng tối đa 1.700 tấn/ngày, tương đương khoảng 580.000 tấn/năm. PM 6 được tích hợp với dây chuyền xử lý OCC do Voith cung cấp, có khả năng xử lý 2.200 tấn/ngày.

Nhà máy Đức Dương cũng sản suất khoảng 300.000 tấn/năm duplex tráng phấn lưng xám.

JK Paper xây dựng dây chuyền BCTMP

JK Paper đã dành 6,5 tỷ rupee Ấn Độ (78 triệu USD) để xây dựng dây chuyền bột hóa-nhiệt-cơ tẩy trắng (BCTMP) công suất 125.000 tấn/năm tại nhà máy Fort Songadh ở Gujarat, Ấn Độ. Dây chuyền BCTMP dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động giữa 2025.

Công ty cùng với chính quyển địa phương thực hiện chương trình canh tác xã hội trên 246.858 ha rừng bạch đàn để cung cấp nguyên liệu cho dây chuyền. Các đồn điền nằm rải rác trong bán kính 350 km tính từ các nhà máy của JK Paper ở các bang Gujarat, Maharashtra, Chhattisgarh, Madhya Pradesh, Andhra Pradesh và Odisha.

Việc vận hành dây chuyền BCTMP mới sẽ giúp JK Paper giảm sự phụ thuộc vào BCTMP nhập khẩu và giảm thiểu chi phí đầu vào.

 

Thái Đỉnh Đức Châu khởi động máy xeo 150.000 tấn/năm ở Sơn Đông, Trung Quốc

Công ty Khoa học và Công nghệ Vật liệu Mới Thái Đỉnh Đức Châu của Trung Quốc khởi động máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế mới công suất 150.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông. Tờ giấy đầu tiên ra khỏi máy vào ngày 12 tháng 8.

Máy do Công ty chế tạo thiết bị giấy Hoa Lâm Xương Hoá OPD Sơn Đông cung cấp có chiều rộng cắt 4,4 mét và tốc độ thiết kế 800 mét/phút và có thể sản xuất giấy định lượng 80-165 g/m2.

Nhà sản xuất cũng vận hành một số máy xeo với công suất giấy và bìa kết hợp khoảng 630.000 tấn/năm tại cùng một địa điểm, bao gồm 300.000 tấn/năm bìa tráng phấn màu ngà, 150.000 tấn/năm giấy làm lớp sóng, 90.000 tấn/năm giấy làm lõi giấy và khoảng 90.000 tấn/năm giấy in và viết không tráng phấn.

 

Công ty giấy Mẫu Đan Trạch Sơn Đông khởi động máy xeo giấy tissue 20.000 tấn/năm

Công ty Giấy Mẫu Đan Hà Trạch Sơn Động đã khởi động máy xeo giấy tissue mới ở nhà máy trong thành phố Hà Trạch, tình Sơn Đông. Máy được đưa vào sản xuất vào thứ Hai ngày 14 tháng 8.

Máy do Công ty Công nghiệp Thanh Lương Thượng Hải cung cấp có chiều rộng cắt 2,85 mét và tốc độ thiết kế 1.400 mét mỗi phút.

Nhà máy cũng vận hành ba máy xeo giấy tissue với tổng công suất 50.000 tấn/năm.

Suzano, APRIL từ chối bình luận về khả năng tham gia đấu thầu cổ phần của Vinda

Hai nhà cung cấp bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) toàn cầu  – Suzano và Asia Pacific Resources International (APRIL) – được cho là muốn mua lại phần lớn cổ phần mà Essity sở hữu của nhà sản xuất khăn giấy hàng đầu Trung Quốc, Vinda International Holdings (Tập đoàn Quốc tế Duy Đạt), mà Essity đang muốn thoái vốn.

Tuy nhiên, cả Suzano và APRIL đều từ chối bình luận về vấn đề này khi được hỏi.

Ngày 8 tháng 8, Suzano đã gửi thông báo tới Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Brazil cho biết: “[Công ty] đã tiếp xúc với cơ quan truyền thông, các cá nhân và tổ chức liên quan đến Vinda International Holdings nhưng không có bất kỳ tài liệu ràng buộc nào hoặc điều nào tạo ra bất kỳ nghĩa vụ hoặc cam kết nào đối với cổ phần của công ty.”

Cùng ngày, Giám đốc điều hành Suzano, Walter Schalka, phát biểu bên lề Hội nghị Châu Mỹ Latinh về Sản phẩm Lâm nghiệp lần thứ 18: “Tôi sẽ không bình luận về các đặc điểm vật lý hoặc hoạt động kinh doanh cụ thể. Chắc chắn, đó sẽ là một hoạt động ngoại lai, nó sẽ phải thông qua M&A [sáp nhập và mua lại].”

Vào tháng 5, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng APRIL đang xem xét khả năng đấu thầu cổ phần của Duy Đạt. Công ty cũng từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào vào thời điểm đó.

Essity thông báo vào cuối tháng 4 rằng họ đã bắt đầu đánh giá chiến lược có thể dẫn đến việc thoái vốn 51,59% cổ phần của mình tại Duy Đạt.

Các nguồn tin cho biết cả Suzano và APRIL đều bán khối lượng lớn bột BHK tại thị trường Trung Quốc và việc mua lại Duy Đạt sẽ có ý nghĩa đối với cả hai.

Suzann là nhà sản xuất BHK lớn nhất thế giới, với công suất khoảng 11 triệu tấn/năm tại các nhà máy ở Brazil.

APRIL và các công ty liên kết vận hành các nhà máy BHK ở Indonesia, Trung Quốc và Brazil, với công suất bột tổng hợp khoảng 9 triệu tấn/năm.

Hai nhà sản xuất bột giấy này đang đa dạng hóa hoạt động kinh doanh hạ nguồn để đầu tư vào sản xuất giấy tissue.

Duy Đạt là một trong những nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh và sức khỏe hàng đầu tại Trung Quốc. Duy Đạt vận hành 11 nhà máy giấy tissue ở Trung Quốc với tổng công suất 1,4 triệu tấn/năm. Công ty mua bột giấy trên thị trường để sản xuất các sản phẩm khăn giấy, được làm hoàn toàn từ xơ sợi nguyên chất, trong đó chủ yếu là BHK.

Văn phòng Singapore: Suzano đã công bố mở văn phòng mới tại Singapore, với mục đích thúc đẩy doanh số bán BHK tại Đông Nam Á và Ấn Độ.

Việc mở rộng bộ phận tiếp thị của công ty trong khu vực là để chuẩn bị cho việc khởi động dự án Cerrado, một nhà máy bột giấy mới có công suất 2,55 triệu tấn/năm ở Brazil, vào tháng 6 năm 2024.

Họ đã bổ nhiệm Colin Chang làm giám đốc điều hành bán bột giấy tại văn phòng Singapore. Chang báo cáo trực tiếp với giám đốc điều hành Suzann Châu Á Jeff Yang.

 

Công ty Giấy Kiêu Hồng Lai Tân khởi động máy xeo giấy tissue  15.000 tấn/năm

Giấy Kiêu Hồng Lai Tân của Trung Quốc đã khởi động máy xeo giấy tissue (TM) mới 15.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Lai Tân, khu tự trị Quảng Tây vào Chủ Nhật ngày 6 tháng 8, cuộn giấy khổ lớn đầu tiên đã được sản xuất trong cùng ngày.

Máy xeo do Thiết bị Giấy Vi Á Tây An cung cấp có chiều rộng cắt 2,85 mét và tốc độ thiết kế 1.400 mét/phút.

Một TM giống hệt dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất tại cùng một địa điểm vào cuối năm nay.

Nhà sản xuất này hiện cũng vận hành hai máy TM có công suất tổng hợp là 40.000 tấn/năm và một số máy xeo giấy kraft tổng hợp khoảng 48.000 tấn/năm tại nhà máy Lai Tân.

Ban biên tập VPPA

>>https://vppa.vn/ban-tin-tong-hop-ppia-tu-24-7-2023-28-07-2023/

Tín dụng bất ngờ quay đầu tăng trưởng âm trong tháng 7, vì sao?

Sáng ngày (22/8), Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, Thách thức và Quyết tâm.

Theo thông tin tại Hội thảo, tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay lên tới 14-15%.

Đáng chú ý, theo công bố trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 4, tháng 5, tháng 6 đạt lần lượt 3,03 – 3,27 – 4,73%. Như vậy, sau khi có sự hồi phục tích cực trong tháng 6, tín dụng lại bất ngờ chững lại, thậm chí là tăng trưởng âm trong tháng 7.

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, việc tín dụng tăng trưởng thấp đã phản ánh về khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối.

Thứ nhất là do tác động của cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, lại kết hợp bị ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trên phạm vi toàn cầu nên nhu cầu vay vốn và khả năng hấp thụ vốn giảm sút. Mặc dù các chỉ số kinh tế trong nước đang có xu hướng diễn biến tích cực (như: xuất khẩu tháng 7 tăng 2,1% so với tháng 6, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 3,9%…) song do ảnh hưởng dồn tích từ thị trường trong những tháng đầu năm nên tín dụng đến cuối tháng 7 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Thứ hai, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn , nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu minh bạch…

Thứ ba, tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản. Tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tín dụng chung nên khi tín dụng bất động sản tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, hiện tín dụng bất động sản tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung. Nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua BĐS với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm. Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại; cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân; các dự án bất động sản gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 6/2022 là 1,53%, tháng 6/2023 là 2,47%).

Thứ tư, sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn , khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm…); tổ chức tín dụng rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Trong những tháng còn lại của năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra; đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.

Minh Vy

Nhịp sống thị trường

18 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 8 tháng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư đăng ký mới và hoạt động góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng tăng.

Có hơn 1.920 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với vốn đăng ký mới đạt hơn 8,8 tỷ USD. So với cùng kỳ, số dự án tăng gần 70% và gần 40% xét về số vốn.

Đồng thời, có 830 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn với tổng mức đầu tư tăng thêm đạt hơn 4,5 tỷ USD.

Bên cạnh đó, có 2.268 lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị hơn 4,4 tỷ USD, giảm 6,5% về số lượt giao dịch nhưng tăng gần 63% về số vốn.

Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ. Tính tới 20/8, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 13 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ 2022, tăng 0,5 điểm phần trăm so với 7 tháng đầu năm.

Theo lĩnh vực, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 13 tỷ USD, chiếm gần 68% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15% so với cùng kỳ.

Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực hút vốn đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư hơn 1,76 tỷ USD, chiếm gần 10% tổng vốn đăng ký và giảm 47% so với cùng kỳ. Ngành tài chính – ngân hàng thu hút 1,54 triệu tỷ USD vốn FDI, gấp hơn 60 lần so với cùng kỳ năm trước.

8 tháng đầu năm, Singapore là quốc gia dẫn đầu rót vốn FDI vào Việt Nam với tổng vốn hơn 3,83 tỷ USD, chiếm hơn 21% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 15% so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ hai với gần 2,69 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng vốn đầu tư, tăng hơn 90% so với cùng kỳ.

Hà Nội là địa phương dẫn đầu về nhận vốn FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 2,34 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn FDI và tăng mạnh gấp 2,9 lần cùng kỳ năm trước. Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 72% so với cùng kỳ. Tiếp theo là TP HCM, Bắc Giang, Bình Dương.

Quỳnh Trang

Nguồn: vnexpress.net

Kinh tế Mỹ chạm đáy, hàng ‘Made in Vietnam’ phục hồi

Xuất khẩu Việt Nam chạm đáy

Theo Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, Michael Kokalari, trong năm 2023, yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực nhất đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam là sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm “Made in Vietnam”.

Việt Nam đã trải qua đợt sụt giảm xuất khẩu kéo dài nhất trong hơn một thập kỷ qua, làm cho hoạt động sản xuất trong nước giảm 1% trong 7 tháng đầu năm 2023. Nguyên nhân do phần lớn các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được xuất ra nước ngoài. Nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu có khả năng phục hồi trong quý cuối năm.

VinaCapital kỳ vọng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phục hồi hoàn toàn vào năm 2024 và đưa ngành sản xuất trở lại mức tăng trưởng 8-9%. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP phục hồi từ dưới 5% trong năm 2023 (theo dự báo của VinaCapital) lên 6,5% trong năm 2024.

Bên cạnh đó, các biện pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất điều hành cũng sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm sau.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dựa vào hoạt động xuất khẩu. Do vậy, tổ chức này kỳ vọng xuất khẩu phục hồi sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tăng từ 6% trong 2023 lên hơn 20% trong 2024. Yếu tố này sẽ hỗ trợ chỉ số chứng khoán VN-Index trong những tháng tiếp theo.

Theo VinaCapital, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị xuất khẩu). Các nhà bán lẻ và các công ty hàng tiêu dùng tại Mỹ như Nike, Lululemon,… đặt mua quá nhiều sản phẩm “Made in Vietnam”/”Made in Asia” trong năm ngoái do kỳ vọng về sự phục hồi của kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhưng điều đó đã không xảy ra.

Xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tăng trở lại trong quý IV.

Xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tăng trở lại trong quý IV.

Sau khi các biện pháp phong tỏa COVID-19 được dỡ bỏ, thay vì mua nhiều hàng tiêu dùng hơn, người Mỹ lại ưu tiên chi tiêu cho các dịch vụ như du lịch và ăn uống.

Tình hình càng trở nên ảm đạm hơn khi các công ty nói trên đã đặt hàng quá nhiều từ các nhà máy ở châu Á nhằm giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng. Kết quả là lượng hàng tồn kho của các công ty như Walmart, Target và Nike vào cuối năm 2022 tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước đó.

Mỹ hồi phục, “đại bàng” tiếp tục dồn tiền vào Việt Nam

Để giải quyết lượng tồn kho ở mức quá cao, các tập đoàn đa quốc gia cắt giảm đơn đặt hàng tại các nhà máy Việt Nam, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2023 đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, các công ty Mỹ đã đẩy mạnh cắt giảm hàng tồn kho trong suốt những tháng vừa qua của năm 2023. Chỉ số hàng tồn kho của ISM đã đạt mức thấp nhất trong 9 năm qua vào tháng 6 và tăng nhẹ vào tháng 7.

Lượng hàng tồn kho của các nhà bán lẻ tại Mỹ vẫn tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lượng hàng tồn kho đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” như hàng điện tử gia dụng và hàng may mặc theo ước tính không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Tất cả những yếu tố nêu trên có liên quan mật thiết đến các số liệu xuất khẩu của Việt Nam. Nỗ lực giảm hàng tồn kho của các công ty như Walmart và các công ty khác làm cho xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm nay. Việc này đang gần kết thúc và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh vào tháng 7 vừa qua, đạt mức tăng gần 7% so với tháng 6. Nhờ đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ.

Sự cải thiện xuất khẩu sang Mỹ đã góp phần làm cho tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam phục hồi, từ mức giảm 12% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2023, còn giảm 2% trong tháng 7.

Bên cạnh đó, theo VinaCapital, Việt Nam cũng đang hưởng lợi từ việc các tập đoàn đa quốc gia chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này giải thích tại sao xuất khẩu của Việt Nam chỉ giảm 2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7, tích cực hơn nhiều so với mức giảm 15% của Trung Quốc, 16% của Hàn Quốc và 10% của Đài Loan (Trung Quốc).

Tất cả các nhà xuất khẩu tại châu Á đều được hưởng lợi từ việc chu kỳ hàng tồn kho tại Mỹ chạm đáy, nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á hưởng lợi đáng kể từ việc nhiều nhà máy mới vốn FDI được thành lập. Trong khi đó, dòng vốn FDI vào Trung Quốc đã đạt mức thấp kỷ lục trong quý 2 vừa qua.

VinaCapital tin rằng sự cải thiện trong xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng tốc trong thời gian tới.

Chỉ số sản xuất PMI của Việt Nam tăng từ 46,2 điểm trong tháng 6 lên 48,7 điểm trong tháng 7. Đây cũng được xem là tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp bắt đầu tăng cường nhập khẩu/mua sắm nguyên liệu đầu vào, dần đẩy mạnh hoạt động sản xuất do kỳ vọng về sự hồi phục đơn đặt hàng xuất khẩu vào cuối năm nay.

Ông Michael Kokalari cho rằng, hoạt động xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh và hàng may mặc sẽ hồi phục mạnh. Xuất khẩu hàng may mặc sang Hàn Quốc và Nhật Bản đã tăng đột biến khoảng 30% so với tháng trước vào tháng 7.

Mạnh Hà

Nguồn: baomoi.com