Đông Nam Á: Nhu cầu tăng, thúc đẩy giá giấy bao bì hòm hộp tăng

Nhu cầu giấy bao bì hòm hộp sản xuất từ nguyên liệu giấy thu hồi tại thị trường Đông Nam Á có chiều hướng cải thiện trong Quý III/2020. Nguyên nhân giá tăng đối với sản phẩm này tại khu vực là do ảnh hưởng của nhu cầu nội địa và thị trường Trung Quốc đều tăng, chi phí giấy thu hồi (RCP) trong quý III cũng tăng cao hơn.

Vào cuối quý III, mức giá của các loại không đổi so với tháng 8, nhưng mức giá cuối của các loại được khảo sát đã tăng 10 USD/tấn, đạt 400-490 USD/tấn đối với giấy kraft-top liner, 350-410 USD/tấn đối với testliner và 320-370 USD/tấn giấy lớp sóng. Giấy duplex có tráng mặt xám tăng lên 450-510 USD/tấn từ mức 450-500 USD/tấn, giấy duplex có tráng mặt trắng lên 550-610 USD/tấn từ 550-600 USD/tấn so với mức giá trong tháng 7 và 8.

Các nhà quan sát thị trường đã thông báo, nhu cầu về giấy bao bì tái chế tăng trở lại ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, đây là 3 quốc gia đã có tỷ lệ ca nhiễm COVID-19 thấp nhất tại khu vực kể từ quý 2 và nền kinh tế trong nước đã dần trở lại bình thường. Nhu cầu ở Indonesia và Philippines được cho là kém hơn, cả hai quốc gia đều phải đối phó với tỷ lệ lây nhiễm cao và hạn chế kinh doanh hoặc di chuyển. Các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á đều có số ca nhiễm thấp.

Mặc dù chưa chuyển thành sự bùng nổ nhu cầu trong khu vực, nhưng thị trường tiêu thụ đã nhận thấy sự gia tăng đóng gói xuất khẩu hàng hóa sang Bắc Mỹ và Châu Âu, bất chấp sự lan rộng của COVID-19 ở hai khu vực này.

Sự quan tâm của khách hàng và nhu cầu của thị trường Trung Quốc là động lực chính thúc đẩy cải thiện đối với giấy bao bì công nghiệp tái chế Đông Nam Á trong giai đoạn này. Nền kinh tế Trung Quốc đang hoạt động trở lại sau khi các địa phương ổn định và kiểm soát được lây nhiễm COVID-19, và nhu cầu nguyên liệu khi ngành công nghiệp giấy Trung Quốc đang phải tính đến tác động của việc ngừng nhập khẩu hoàn toàn RCP từ đầu năm 2021.

    >>> Thị trường RCP châu Á: Trung Quốc ngừng mua, giá sẽ giảm?

Với việc phục hồi nhu cầu, tỷ lệ hoạt động của các nhà máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế tại Đông Nam Á cũng đã tăng lên. Về chi phí RCP, do người mua Trung Quốc phải đảm bảo đủ thời gian hoàn tất thông quan trước cuối năm 2020, việc mua RCP để nhập khẩu vào Trung Quốc đang kết thúc trong tháng 10/2020.

Tuy vậy, các nhà sản xuất giấy, bìa Trung Quốc vẫn gia tăng đầu tư mạnh các công suất mới giấy bao gói tái chế và bột giấy tái chế ở những nơi khác – đặc biệt là ở Đông Nam Á – bởi vậy nhu cầu RCP trong trung hạn có thể vẫn ổn định. Điều đó sẽ khiến cho chi phí RCP ở Đông Nam Á vẫn đủ cao và tiếp tục là nguyên nhân để các nhà sản xuất tìm cách tăng giá.

Các nhà nghiên cứu và phân tích thị trường cho rằng, trong thời gian tới, nhu cầu đối với giấy bao bì hòm hộp tái chế  Đông Nam Á sẽ tiếp tục được cải thiện, do lệnh cấm nhập khẩu RCP tại Trung Quốc thực sự có hiệu lực từ 01/2021 và nền kinh tế thế giới dần hồi phục sau đại dịch COVID-19./.

Theo Fastmarkets RISI

Thị trường RCP châu Á: Trung Quốc ngừng mua, giá sẽ giảm?

Thị trường giấy thu hồi  (RCP) châu Á đang chuyển sang một thời kỳ mới: Trung Quốc đã phần lớn ngưng nhập khẩu RCP từ Mỹ và châu Âu và nguồn hàng này đang chuyển hướng sang các nước châu Á khác.

Hầu hết các khách hàng Trung Quốc đã sử dụng hết hạn ngạch nhập khẩu năm 2020. Việc đặt chỗ tàu vận chuyển RCP từ Mỹ và châu Âu đến Trung Quốc trong thời gian qua đã gặp trở ngại. Hoạt động mua bán RCP tại Trung Quốc đã giảm mạnh trong hai tuần đầu tháng 10/2020, giá cả hầu như ổn định trong thời gian này.

Giá OCC (12) của Mỹ giữ nguyên ở mức 225 USD/tấn. Giá OCC cao cấp của Châu Âu và OCC của Nhật Bản vẫn giữ nguyên so với tuần cuối tháng 9 ở mức 180 USD/tấn và 185 USD/tấn, tương ứng.

Trong khi đó, giá OCC trong nước đã qua sử dụng, tương đương với OCC của Mỹ, đã giảm 33 NDT/tấn, chốt giá 2.430 NDT/tấn, tương đương 297 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 150 NDT/tấn chi phí logistics.

Trong khi đó, khách hàng các nước châu Á khác đã dự đoán giá sẽ giảm khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu RCP. Một số nhà cung cấp đã thực sự giảm giá đối với OCC(11) cho khách hàng Đài Loan và Đông Nam Á với mức 5 USD/tấn so với tuần cuối tháng 9, xuống còn 155-165 USD/tấn. Khách hàng mua khối lượng lớn tại Đài Loan dự báo giá sẽ giảm hơn nữa trong tháng 10 và tháng 11 tới, và có thể sẽ dừng ở mức khoảng 150 USD/tấn.

Việc nguồn cung không ổn định do ảnh hưởng của dịch tại Mỹ đã ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng cho châu Á, mặc dù Q4 là mua thu gom cao điểm tại Mỹ.

     >>> Giá giấy, bìa và hộp giấy ở Bắc Mỹ tăng từ tháng 11

Tại thị trường châu Á, giá OCC(11) của Mỹ ở mức 155-165 USD/tấn trong tuần đầu tháng 10, giảm 5 USD/tấn so với tuần cuối tháng 9. Giá về mức thấp của mức chênh lệch đã được báo cáo ở Đài Loan; khách hàng ở Việt Nam, Malaysia và Thái Lan trả nhiều hơn một chút cho loại rời của Mỹ.

OCC (95/5) Châu Âu giảm 5-10 USD/tấn xuống 145-155 USD/tấn. OCC của Nhật Bản đã giảm 7 USD/tấn ở cuối biên độ xuống 170-178 USD/tấn.

Nhu cầu từ Trung Quốc đối với OCC Nhật Bản vẫn đang đẩy giá của loại này vì ở Trung Quốc vẫn tiếp tục mua loại hàng này cho đến cuối tháng 11 nhờ thời gian giao hàng ngắn./.

Theo Fastmarkets RISI

 

Thị trường bột giấy Trung Quốc và châu Á: giá bột BSK không ổn định, giá NBSK, USK tăng

Do giá giao dịch kỳ hạn của bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) tăng tại sàn giao dịch Thượng Hải (SFE), nên các nhà sản xuất Trung Quốc đẩy mạnh mua vào bột BSK, khiến cho giá bột BSK bắc Canada đạt mức cao nhất 630 USD/tấn, tăng 50-60 USD/tấn, cho giao dịch giao hàng tháng 9/2020.

Dựa trên tình hình đó, các nhà cung cấp Ilim Group, Arauco, và một số nhà sản xuất tại Canada và Bắc Âu cũng đã thông báo tăng giá BSK thêm 30-40 USD/tấn.

Tại thời điểm cuối tháng 9/2020, giá giao dịch kỳ hạn bột BSK đã giảm từ 4.970 NDT/tấn xuống 4.666 NDT/tấn, tương  đương 589 USD/tấn sau khi trừ 13% VAT và 120 NDT/tấn chi phí logistics.

Tuần đầu tháng 10/2020, giá bán lại bột NBSK tại Trung Quốc giảm 44 NDT/tấn đạt mức 4.788 NDT/tấn, tương đương với 601 USD/tấn sau khi trừ VAT và 150 NDT/tấn chi phí logistics. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp đã âm thầm giảm giá cho những hợp đồng mua thường xuyên với khối lượng lớn, với điều kiện đó giá NBSK của Canada thậm chí chỉ còn ở mức giá 600USD/tấn. Tuần đầu tháng 10/2020, giá bột NBSK Bắc Âu cũng đang được bán ở mức 580-590 USD/tấn, tăng 5-10 USD/tấn.

Nhằm đối phó với lệnh cấm nhập khẩu RCP từ đầu năm 2021, các nhà sản xuất giấy bao bì đang nỗ lực tích trữ bột nguyên thủy, điều này đã thúc đẩy nhu cầu bột USK tăng ổn định trong thời gian gần đây. Giá nhập khẩu USK châu Mỹ tăng 30 USD/tấn, lên 550-565 USD/tấn.

    >>> Sun Paper lắp đặt dây chuyền bột APMP tại Beihai, Quảng Tây

Giá bột BCTMP gỗ cứng đã tăng 10 USD/tấn, đạt 440-460 USD/tấn. Tuy nhiên, giá BCTMP gỗ mềm vẫn ổn định ở mức 440-460 USD/tấn, bất chấp việc người bán đẩy giá tăng 10 USD/tấn.

Trong khi đó, giá nhập khẩu BHK Bắc Mỹ, Châu Âu và Indonesia đã tăng từ mức dưới 440 USD/tấn lên 440-450 USD/tấn, ngang với BHK Nam Mỹ. Một số nhà cung cấp Indonesia đang căn cứ mức giá của bột BHK Nam Mỹ để tính tới  khả năng sẽ nâng giá BHK lên 460-470 USD/tấn. Tuy nhiên, hiện các nhà sản xuất lớn của Nam Mỹ vẫn chào bán BHK với mức giá ổn định 440-450 USD/tấn./.

VPPA (tổng hợp)

Sun Paper lắp đặt dây chuyền bột APMP tại Beihai, Quảng Tây

Dây chuyền sản xuất bột APMP từ nguyên liệu thô là dăm gỗ bạch đàn, công suất 200.000 tấn/năm, dự kiến ​​sẽ khởi chạy máy trong nửa cuối năm 2021.

Ngoài ra, Sun Paper cũng đã đặt hàng Valmet một dây chuyền sản xuất bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng công suất 800.000 tấn/năm, một dây chuyền bột giấy hóa-nhiệt cơ tẩy trắng công suất 600.000 tấn/năm và một máy giấy in, viết cao cấp không tráng phủ (UFP) công suất 500.000 tấn/năm cho nhà máy tại Behai.

Bên cạnh đó, công ty cũng hợp tác với Voith để đặt một máy sản xuất bìa ngà có tráng công suất hơn 1 triệu tấn/năm.

Các dây chuyền sản xuất UFP và bìa ngà sẽ được tích hợp một phầnvới  dây chuyền sản xuất bột giấy tại nhà máy. Toàn bộ dây chuyền dự kiến khởi chạy trong nửa cuối năm 2021.

Đây là một phần trong kế hoạch của Sun Paper nhằm tăng tổng công suất giấy và bột giấy của nhà máy Behai đạt 3,5 triệu tấn/năm./.

   >>> Tập đoàn Hwagain của Trung Quốc mua lại nhà máy ở Quảng Tây, mở rộng công suất lên tới 600.000 tấn/năm

Theo Fastmarkets RISI

Tập đoàn Hwagain của Trung Quốc mua lại nhà máy ở Quảng Tây, mở rộng công suất lên tới 600.000 tấn/năm

Nhà máy được Tập đoàn Hwagain mua lại trước thuộc công ty Giấy Quảng Tây Đông Á, có kế hoạch sẽ khởi động lại và mở rộng công suất bột giấy kraft tẩy trắng lên 300.000 tấn/năm và công suất giấy 300.000 tấn/năm. 

Được thành lập vào năm 2004, Giấy Đông Á Quảng Tây đã vận hành hai máy giấy UWF rộng 2,64 m với công suất kết hợp 60.000 tấn/năm và dây chuyền bột giấy bã mía tẩy trắng công suất 95.000 tấn/năm tại nhà máy Nam Ninh vào năm 2008. 

Tuy nhiên đến tháng 6/2018, công ty thông báo phá sản.

Chongzuo Hwagain là chi nhánh của tập đoàn Hwagain, giúp điều hành nhà máy mới được mua lại. 

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhà máy sẽ khởi động lại và mở rộng công suất trong hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu sẽ nâng cấp PM hiện có, nâng tổng công suất UWF của nhà máy lên 100.000 tấn/năm. Công ty cũng sẽ chuyển đổi nguồn nguyên liệu của dây chuyền bột giấy từ bã mía sang hỗn hợp dăm tre và bạch đàn, giúp nâng công suất lên 100.000 tấn/năm. 

Giai đoạn hai sẽ lắp đặt dây chuyền bột giấy kraft tẩy trắng 200.000 tấn/năm, nguyên liệu sản xuất cũng từ tre và bã mía, và 12 PM sản xuất giấy tissue mới, với tổng công suất đạt 200.000 tấn/năm. 

Thời gian thực hiện chưa được thông báo cụ thể.

    >>> Phoenix Pulp & Paper nâng cấp dây chuyền bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng

Hiện nay, Tập đoàn Hwagain sở hữu nhà máy ở thành phố Ganzhou, tỉnh Jiangxi có công suất giấy lụa đạt 150.000 tấn/năm, UWF đạt 60.000 tấn/năm của và bột tre đạt 170.000 tấn/năm. 

Tập đoàn cũng từng có một nhà máy ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây có công suất giấy tissue và UWF đạt 55.000 tấn/năm. Tuy nhiên, vào năm 2014, cơ sở này đã bị đóng cửa và phá bỏ do những lo ngại về môi trường vì nhà máy này nằm rất gần trung tâm thành phố.

Theo Fastmarkets RISI

Nhu cầu gia tăng, các nhà cung cấp tìm kiếm khả năng tăng giá bột giấy tại Trung Quốc và châu Á

Công ty Giấy và Bột giấy Châu Á (APP) của Indonesia vừa ra thông báo, hợp đồng giao hàng bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) của họ đã kín hết tháng 10, bất kỳ hợp đồng nào đặt hàng bổ sung trong giai đoạn này sẽ được chuyển sang giao hàng từ tháng 11/2020.

Tình hình thị trường có  sự thay đổi mạnh mẽ là do nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc, ngành công nghiệp giấy của nước này cũng đang bước vào mùa cao điểm truyền thống Quý IV và hoạt động mua vào bột giấy đang tăng lên.

Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu hộp bánh và quà tặng Tết Trung thu đang gia tăng mạnh mẽ nên vật liệu đóng gói, đặc biệt là bìa carton, hiện đang khan hiếm nguồn cung.

Trong khi đó, nhu cầu về giấy in, viết dung in sách giáo khoa và tài liệu học tập cho học kỳ mới vào đầu năm tới dự kiến ​​sẽ tăng mạnh vào cuối tháng 9/2020 cũng thúc đẩy tiêu thụ bột giấy.

Ngoài sự tăng trưởng nhu cầu dự kiến ​​trong quý IV đối với giấy, bìa,  giao dịch kỳ hạn bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSK) cũng sôi động trở lại đã thúc đẩy các nhà cung cấp đang nỗ lực tìm kiếm sự tăng giá bột giấy ở Trung Quốc.

Sau quyết định của Tập đoàn Ilim tăng giá bột BSK của Nga lên 40 USD/tấn trong tuần đầu tháng 9, Arauco đã làm theo, nâng mức giá thông radiata cho các lô hàng tháng 10 lên 40 USD/tấn.

Tập đoàn Ilim cũng đã tăng giá bột BHK của Nga thêm 20 USD/tấn, trong khicác nhà cung cấp khác cân nhắc về kế hoạch tăng giá bột BHK lên them 20-30 USD/tấn./.

   >>> “Cần quan tâm đầu tư cho phát triển bền vững”

Theo Fastmarkets RISI

Xinya Paper khởi chạy dây chuyền carton mới công suất 200.000 tấn/năm

Đây là kế hoạch bước đầu mở rộng công suất sản xuất bìa carton từ bột nguyên thủy của nhà máy Xinxiang thêm 400.000 tấn/năm.

Máy của Xinya Paper có khổ rộng lưới 3,5m, tốc độ thiết kế 650 m/phút. Thành phẩm là bìa ngà có tráng phủ và bìa carton đóng gói thực phẩm. Máy sản xuất bìa carton mới được tích hợp một phần với dây chuyền sản xuất bột cơ học peroxyt – kiềm tại chỗ (APMP) có công suất 240.000 tấn/năm.

Dây chuyền bột này từng được sử dụng để sản xuất bột giấy hóa nhiệt cơ (CTMP) gỗ mềm tại một nhà máy ở Canada. Vào năm 2011, Xinya Paper đã ký hợp đồng với Andritz để chuyển đổi dây chuyền này sang sản xuất APMP gỗ cứng tại nhà máy Xinxiang và được đưa vào sản xuất từ tháng 6/2020.

Ngoài dây chuyền mới, nhà máy Xinxiang còn có hai máy sản xuất bìa carton từ bột nguyên thủy khác với tổng công suất đạt 260.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, nhà máy cũng sản xuất giấy và bìa các loại, chủ yếu là giấy lớp sóng giữa, có tổng công suất đạt 500.000 tấn/năm./.

   >>> Ảnh hưởng đại dịch COVID-19, giá giấy in báo lao dốc ở châu Á

Theo Fastmarkets RISI

Lee & Man mở rộng công suất sản xuất giấy tissue thêm 300.000 tấn/năm

Cụ thể, Lee & Man Paper Manufacturing sẽ bổ sung công suất sản xuất thêm 60.000 tấn khăn tay/năm, 60.000 tấn khăn nhà bếp/năm và 180.000 tấn giấy vệ sinh/năm.

Trong giai đoạn đầu dự án, Baotuo Paper Machinery Engineering sẽ cung cấp sáu PM sản xuất giấy tissue, có tổng công suất 126.000 tấn/năm, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Lee & Man cho biết họ sẽ tạm dừng kế hoạch xây dựng máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế công suất 300.000 tấn/năm tại nhà máy Trùng Khánh để xây dựng TM công suất 300.000 tấn/năm, nhằm đảm bảo lượng phát thải đã được cấp phép. Công ty tin tưởng vào triển vọng tươi sáng của thị trường giấy tissue Trung Quốc.

Hiện tại, theo Cơ sở dữ liệu Mill Asset của Fastmarkets RISI, tổng công suất giấy tissue của Lee&Man đạt 972.000 tấn/năm, giúp công ty trở thành một trong những nhà sản xuất giấy tissue lớn nhất tại Trung Quốc.

    >>> Doanh nghiệp giấy phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Theo Fastmarkets RISI

Chính phủ Trung Quốc cấp phép nhập khẩu RCP lần thứ 11 năm 2020

Đây là đợt cấp phép nhập khẩu RCP thứ 11 trong năm 2020 với hạn ngạch phân bổ cho 16 công ty. Trong đó riêng Nine Dragons Paper (Holdings) nhận được số lượng 25.210 tấn – nhiều hơn 16.210 tấn so với lần cấp trước, còn lại các công ty đều có mức hạn ngạch bằng với lần cấp phép thứ 10. Liansheng Paper (Longhai) chiếm khối lương lớn nhất với 51.430 tấn. Shanying Huanan Paper, một công ty con của Shanying International Holdings, được cấp phép 44.070 tấn. Shandong Century Sunshine Paper và công ty con Numat Paper nhận tổng cộng 37.190 tấn.

Tính đến thời điểm này, tổng hạn ngạch nhập khẩu giấy thu hồi được phê duyệt trong năm 2020 đã lên tới 5,94 triệu tấn. Dự kiến đợt cấp phép nhập khẩu RCP cuối cùng sẽ được ban hành vào trước tháng 10/2020./.

   >>> Oji Holdings tăng cường đầu tư sản xuất bìa hộp sóng tại Malaysia

Theo Fastmarkets RISI

Trung Quốc cấp phép nhập khẩu RCP lần thứ 10

Lô giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) lần này có tổng khối lượng 56.650 tấn, được cấp cho 3 công ty.

Trong đó, nhà sản xuất bao bì hàng đầu là Nine Dragons Paper (Holdings) chiếm khối lượng lớn nhất với tổng cộng 36.420 tấn cho hai nhà máy tại thành phố Tangshan, tỉnh Hebei và thành phố Shenyang, tỉnh Liaoning. Hai công ty còn lại là Jiangmen Xinghui Paper và Zhejiang Jinlong Paper, có cùng hạn ngạch như lần trước, lần lượt nhận được 15.980 tấn và 4.250 tấn.

Lần cấp phép nhập khẩu giấy thu hồi lần thứ mười đã đưa tổng hạn ngạch được phê duyệt trong năm 2020 đạt 5,75 triệu tấn.

Dự kiến lô giấy phép nhập khẩu RCP cuối cùng trong năm 2020 sẽ được Chính phủ Trung Quốc ban hành trước tháng 10/2020 và cấm hoàn toàn nhập khẩu giấy RCP từ đầu năm 2021./.

    >>> Australia cấm xuất khẩu RCP chưa phân loại từ 2024

Theo Fastmarkets RISI