Nine Dragons mở rộng công suất bột giấy mới tại nhà máy ở Dongguan

Công ty Nine Dragons đã nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án từ tháng trước và đang đợi sự chấp thuận từ chính quyền địa phương.

Dự án có trị giá đầu tư khoảng 83 triệu USD, bao gồm hai dây chuyền bột giấy nhiệt cơ không tẩy trắng (CTMP) mới, mỗi dây chuyền có công suất 200.000 tấn/năm, đồng thời với hai dây chuyền bột. Nine Dragons cũng sẽ lắp đặt một lò hơi thu hồi mới, sử dụng nguyên liệu là chất thải rắn từ quá trình sản xuất bột CTMP, công suất 370 tấn chất thải/ngày.

Hiện tại, nhà máy Dongguan đang vận hành 16 dây chuyền giấy bao bì công nghiệp với tổng công suất 5,6 triệu tấn và một dây chuyền giấy in, viết không tráng công suất 250.000 tấn/năm. Tất cả đều sản xuất từ nguyên liệu giấy thu hồi.

Khi dự án hai dây chuyền bột CTMP đi vào vận hành sẽ cung cấp nguyên liệu bột giấy nguyên sinh đầu tiên tại nhà máy Dongguan.

Nine Dragons cho biết công suất bột gỗ nguyên sinh được bổ sung sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm bìa và giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, khi Trung Quốc sắp đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu tái chế vì lệnh cấm nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) bắt đầu từ tháng 01/2021./.

   >>> Giá nhập khẩu RCP tăng mạnh tại châu Á

Theo Fastmarkets RISI

Nine Dragons mở rộng quy mô các dự án sản xuất từ nguyên liệu bột gỗ

Nine Dragons Paper (Holdings), nhà sản xuất giấy bao bì công nghiệp lớn nhất ở châu Á, đang có kế hoạch tăng công suất bột gỗ thêm 600.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Shenyang, tỉnh  Liaoning, đông bắc Trung Quốc.

Kế hoạch dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2022, bao gồm 300.000 tấn/năm bột giấy bán hóa và 300.000 tấn/năm bột giấy hóa nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP).

Dây chuyền bột giấy bán hóa tại nhà máy sẽ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế; nhà máy Shenyang hiện đang vận hành hai dây chuyền có tổng công suất 950.000 tấn/năm. Còn dây chuyền bột BCTMP sẽ được cung cấp cho các nhà máy của công ty ở các khu vực khác để sản xuất lớp giữa của bìa gấp hộp (boxboard).

Ngoài ra, Nine Dragons đã công bố một dự án khác tại nhà máy ở thành phố Jingzhou, tỉnh Hồ Bắc. Thàng 6/2020, công ty đã ký thỏa thuận mở rộng công suất bột giấy gỗ 550.000 tấn/năm và công suất bìa cứng 750.000 tấn/năm. Tới nay, công suất bột gỗ của nhà máy đã nâng lên 600.000 tấn/năm, bao gồm bột giấy bán hóa và bột BCTMP.

Tại Jingzhou, Nine Dragons có ý định xây dựng hai dây chuyền bìa cứng với tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm. Theo dự kiến dự án hoàn thành và ​​đi vào sản xuất vào cuối năm 2022.

   >>> Đông Nam Á: Nhu cầu tăng, thúc đẩy giá giấy bao bì hòm hộp tăng

Như vậy sau các dự án đầu tư này, tổng công suất giấy bìa bao gói của Nine Dragons tại Trung Quốc sẽ đạt mức 17,4 triệu tấn/năm./.

 Theo Fastmarkets RISI

Nine Dragons – sản xuất đình trệ do thiếu nguồn cung RCP nội địa

Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất giấy, bìa tái chế do khủng hoảng thiếu hụt nguồn nguyên liệu giấy thu hồi (RCP) thu gom trong nước.

Tại Trung Quốc, Nine Dragons hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng với tỷ lệ 50% do sự thiếu hụt RCP, với 18 nhà máy trong số 38 đang hoạt động.

Lượng RCP nhận đươc hiện nay chỉ đạt 3.000 tấn/ngày, so với 500 tấn/ngày hồi đầu tháng 2/2020, không đủ cung ứng cho nguyên liệu đầu vào cho tổng công suất của các nhà máy là 5 triệu tấn/năm.

Sự thiếu hụt RCP còn làm trì hoãn kế hoạch khởi chạy dây chuyền giấy bao bì công suất 500.000 tấn/năm tại Hebei Yongxin, Hebei và dây chuyền công suất 600.000 tấn/năm Dongguan, Guangdong.

Kế hoạch nhập khẩu RCP trong năm 2020 của Trung Quốc bị cắt giảm mạnh, nguồn thu gom trong nước bị đình trệ nên càng làm gia tang sự thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.

Nhằm đáp ứng nguồn cung nguyên liệu, các nhà sản xuất Trung Quốc đã đầu tư các cơ sở sản xuất bột tái chế tại nước ngoài và nhập khẩu trở lại về Trung Quốc.

Từ ngày 28/2/2020, Trung Quốc đã ban hành chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với bột tái chế, giấy thu hồi và một số loại giấy nhập khẩu…

Đây thực sự là giải pháp tháo gỡ cho các nhà sản xuất giấy bao bì Trung Quốc trong bối cảnh thiếu hụt nguyên liệu hiện nay./.

Theo RISI – VPPA

Nine Dragons tăng công suất sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế tại Trung Quốc thêm 950.000 tấn/năm

Nine Dragons Paper (Holdings) đã chạy thử nghiệm trên hai máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế mới ở Trung Quốc, nâng tổng công suất sản xuất giấy và bìa lên 15 triệu tấn/năm.

Trong đó, một máy là PM (máy xeo giấy) 39 có công suất 350.000 tấn/năm được khởi chạy vào tháng trước tại nhà máy ở thành phố Tuyền Châu thuộc phía nam tỉnh Phúc Kiến.

Máy còn lại là PM 42, có công suất 600.000 tấn/năm và hoạt động tại nhà máy ở thành phố Thẩm Dương, thuộc tỉnh Liêu Ninh phía bắc Trung Quốc.

Cả hai đều được cung cấp bởi Valmet và sản xuất giấy lớp mặt làm từ xơ sợi tái chế 100% có định lượng trung bình là 75-140 g/m2.

Theo kế hoạch phát triển mới nhất của công ty, họ sẽ sản xuất thương mại bằng BM (máy xeo giấy bìa) 500.000 tấn/năm tại nhà máy Hebei Yongxin ở tỉnh Hà Bắc và BM 600.000 tấn/năm tại nhà máy Dongguan ở tỉnh Quảng Đông vào quý 1 tới.

Việc khởi chạy 4 BM nói trên đã liên tục bị hoãn lại từ cuối năm 2018.

Công ty cho rằng đó là do sự chậm trễ trong việc xây dựng, thiết kế và chạy thử nghiệm máy móc.

PM 39 và PM 42 đóng góp một phần vào mức công suất tăng 2 triệu tấn/năm của Nine Dragons trong sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế trên thị trường Trung Quốc quý này.

BM có công suất 550.000 tấn/năm của công ty Shanying International tại nhà máy Jingzhou ở tỉnh Hồ Bắc cũng đóng góp đáng kể vào mức công suất khổng lồ của Nine Dragons.

Cho đến nay, giá cả của các loại giấy bao bì hòm hộp tái chế chính vốn đang tăng trong 4 tháng liên tiếp ở Trung Quốc, chưa bị ảnh hưởng bởi việc tăng công suất của công ty.

Các nhà sản xuất hàng đầu như Nine Dragons đã công bố hai đợt tăng giá kể từ đầu tháng này, tăng tổng cộng 4-28 USD/tấn.

Từ tháng 9 đến tháng 11, mức giá giấy bao bì hòm hộp đang leo thang chóng mặt 50-100 RMB mỗi tháng. 

Theo các nguồn tin thị trường thì giá giấy bì nhảy vọt như hiện nay là do chi phí xơ sợi tái chế tăng cao.

Hạn ngạch nhập khẩu giấy thu hồi trong năm nay của Trung Quốc là 10,75 triệu tấn – chiếm 40,8% so với 18,2 triệu tấn được cấp cho năm 2018.

Khi các nhà máy Trung Quốc đạt mức hạn ngạch này, họ chuyển sang thu gom trong nước và chính sự cạnh tranh sản lượng đã làm tăng giá giấy thu gom kể từ cuối tháng 11.

Theo RISI – VPPA dịch