Bột gỗ mềm tẩy trắng (NBSK) tăng giá tại thị trường châu Á

Sau thời gian dài ổn định tại thị trường châu Á, giá bột NBSK đã có dấu hiệu tăng khi kết thúc tuần thứ 3 của tháng 4/2020.

Nhân cơ hội đó các nhà sản xuất và cung ứng bột NBSK Canada và Bắc Âu đã công bố tăng giá 20-30 USD/tấn thực hiện ngay trong cuối tháng 4 tại thị trường Trung Quốc và các thị trường châu Á khác. Giá NBSK của Canada đã tăng 10 USD/tấn, kết thúc tuần 17/4 ở mức 580-600 USD/tấn. NBSK Bắc Âu tăng nhẹ với mức 5USSD/tấn, lên mức 575-585 USD/tấn.

Các giao dịch và đàm phán về giá giữa các nhà cung cấp và các nhà máy vẫn đang được tiến hành, nhưng một số nhà máy sản xuất giấy tissue của Trung Quốc đã đồng ý với mức giá cao hơn cho bột NBSK của Canada. Trái lại, các nhà sản xuất giấy in và viết lại đang thúc đẩy xu hướng hạ giá bột, với lý do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đang bị giảm sút mạnh.

Nhiều nhà sản xuất và cung ứng bột khác dự kiến cũng sẽ công bố giá sản phẩm bột của họ trong trong tuần cuối tháng 4/2020./.

RISI Fastmarkets

 

EVFTA sắp có hiệu lực, hàng loạt ngành hàng sẽ có nhiều cơ hội mới

Tăng kim ngạch xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực được dự báo tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Riêng thu ngân sách nhà nước có thể sẽ được cải thiện và tăng trong trung hạn và dài hạn.

Bên cạnh các tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế (các chỉ số kinh tế vĩ mô), Hiệp định có các tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế.

Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kết quả tính toán chỉ ra rằng Hiệp định EVFTA dự kiến góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57 – 5,30% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 7,07 – 7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó).

Về xuất khẩu, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của ta sẽ tăng trung bình 5,21 – 8,17% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 11,12 – 15,27% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 17,98 – 21,95% (cho giai đoạn 5 năm sau đó).

Cụ thể, với ngành thủy sản, Hiệp định EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều khó khăn cả ngắn và dài hạn (chủ động được nguồn nguyên liệu, con giống, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, giải quyết vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản) và hàng rào phi thuế quan khá cao từ EU là những thách thức rất lớn.

Hiệp định EVFTA cho các ngành sản xuất Việt Nam

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ. Ảnh: Danh Lam/TTXVN.

Dự kiến, xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ tăng với tốc độ trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020 – 2030, trong khi nhập khẩu từ EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8% – 5%).

Với ngành dệt may, dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung Hiệp định EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030.

Với ngành da giày, Bộ Công Thương nêu rõ: Hiệp định khi có hiệu lực sẽ góp phần làm gia tăng đáng kể xuất khẩu giày da vào EU. Tốc độ tăng xuất khẩu vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào 2025 và tổng xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%.

Với ngành điện tử, máy vi tính, theo biểu thuế hiện hành của EU thì thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy tính điện tử (máy vi tính), sản phẩm điện tử (hàng tiêu dùng cuối cùng) hầu hết có thuế suất bằng 0%, hoặc thuế suất dưới 10% nên khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động không đáng kể tới xuất khẩu từ Việt Nam.

Việt Nam là nước nhập khẩu lớn đối với mặt hàng máy móc thiết bị, trong khi đó EU là nước có thế mạnh về mặt hàng máy móc thiết bị và là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam đối với mặt hàng này. Do vậy, việc Việt Nam dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy móc thiết bị từ EU sẽ thúc đẩy tăng nhập khẩu và có thể giảm ở các thị trường khác do tác động chuyển hướng thương mại. Do máy móc thiết bị của EU có công nghệ cao hơn một số thị trường truyền thống khác nên điều này có thể tạo cơ hội để Việt Nam cải thiện công nghệ sản xuất trong nước.

Thu hút FDI chất lượng cao

Bộ Công Thương cho rằng, Hiệp định EVFTA cũng là động lực để thu hút FDI từ EU và các nước khác vào Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển và chiến lược thu hút FDI của Việt Nam tập trung vào phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.

Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định EVFTA sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.

Đặc biệt, với Hiệp định EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các các nước phát triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ cho các doanh nghiệp EU. Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, với EVFTA, cơ cấu dòng vốn FDI vào những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU cũng có thể mạnh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ là cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng dần dần các doanh nghiệp sẽ nhận ra tiềm năng của các thị trường này, nhất là với các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy Hiệp định này là cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu. Khi đó dệt may Việt Nam sẽ thu hút được đầu tư, nhất là vào những mắt xích Việt Nam còn yếu. Lúc đó chúng ta sẽ dần xây dựng được một hệ sinh thái dệt may, dần tự chủ được nguyên phụ liệu đầu vào, mới thực sự khẳng định Việt Nam hưởng lợi được từ những Hiệp định này hay không. Thêm vào đó, muốn được hưởng các ưu đãi về thuế của bất kỳ Hiệp định thương mại tự do nào thì nhà xuất khẩu cần thỏa mãn quy tắc xuất xứ, với EVFTA từ vải trở đi và CPTPP là từ sợi trở đi, do đó điều kiện cần và đủ là xây dựng được một chuỗi cung hoàn chỉnh”, ông Hiếu cho biết.

Dù được nhìn nhận mở ra không ít cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế EVFTA không phải là “mâm cỗ” bày sẵn.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đánh giá: “Khi Việt Nam thông thương với một trong những thị trường lớn và có năng lực cạnh tranh cao như EU, một số ngành kinh tế sẽ phải cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng. Ngoài ra, đây là thị trường có yêu cầu đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, đồng thời đòi hỏi về cả quy trình sản xuất ra những hàng hóa đó như thế nào…”

Còn chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhìn nhận: “Với Hiệp định EVFTA, thách thức nổi cộm là hàng rào kỹ thuật trong thương mại ở thị trường EU rất khắt khe. Thậm chí có những hàng rào kỹ thuật tưởng như không thể vượt qua được như xử lý chất thải điện tử, rác thải điện tử…”

“Yêu cầu khắt khe trong việc đưa được hàng hoá và dịch vụ vào thị trường EU đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi lại cách quản lý, đánh giá chất lượng… Ngoài ra, ở EU rất hay cập nhật hàng rào kỹ thuật. Do vậy, việc cập nhật hàng rào kỹ thuật cho từng mặt hàng xuất khẩu vào EU rất quan trọng, doanh nghiệp phải lưu ý. Điều này cũng đòi hỏi sự hỗ trợ hơn nữa từ phía hiệp hội, ngành hàng, các cơ quan quản lý nhà nước…”, chuyên gia Phạm Tất Thắng lưu ý.

Theo NDH

Bản tin tháng 04/2020

BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị trường bột giấy, giấy, đầu tư và công nghệ ngành giấy trong nước và thế giới… Bản tin được xuất bản mỗi tháng một số.

Trong bản tin tháng 4/2020 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư

Đọc BẢN TIN THÁNG 4/2020

Trung Quốc đồng ý khôi phục thời gian làm thủ tục thông quan tại Tân Thanh

Thời gian làm thủ tục thông quan sẽ khôi phục như trước đó, buổi sáng bắt đầu từ 8-11h, buổi chiều từ 12-16h (giờ Việt Nam).

Thông tin vừa được Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đưa ra về cuộc điện đàm của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh với Tổng cục Hải quan Trung Quốc Nghê Nhạc Phong và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn ngày 17-4.

Trong buổi điện đàm, các bên đều nhất trí về tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, thống nhất cần tăng cường hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại song phương, giúp đỡ cho cộng đồng doanh nghiệp.

Như vậy, cùng với việc khôi phục thời gian làm thủ tục thông quan như trước, hoạt động thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh cũng được nối lại vào ngày nghỉ cuối tuần.

Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nông sản, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Trung Quốc đề xuất thêm một số giải pháp khác như đơn giản hóa thủ tục kiểm tra đối với hàng nông sản, phân luồng hàng hóa sang các cửa khẩu khác, tăng cường nhập khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu đường sắt Bằng Tường – Đồng Đăng.

Đồng thời tạo mọi thuận lợi phê chuẩn mới các cửa khẩu tại khu vực biên giới đất liền hai nước được chỉ định là cửa khẩu nhập khẩu trái cây, lương thực và thủy sản…

Mở rộng diện nông sản, trái cây được phép nhập khẩu tại cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường. Đặc cách” mở cửa thị trường cho một số mặt hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu “chính ngạch” sang thị trường Trung Quốc như thạch đen, tổ yến, khoai lang, sầu riêng.

Đồng thời khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý mở cửa thị trường đối với chanh leo, bơ, bưởi, dừa, na, roi. Gia hạn danh mục các doanh nghiệp xuất khẩu bột cá của Việt Nam và khôi phục tư cách xuất khẩu cho một số doanh nghiệp bị tạm dừng ở một số mặt hàng như thủy sản, gạo…

Kế hoạch sau dịch, các bên thúc đẩy hoàn thiện, ký kết và đưa vào triển khai bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác nhằm tạo điều kiện cho việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, công nhận lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kinh tế thương mại…

Theo Tuổi trẻ

Thủ tướng nhất trí tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 ít nhất đến 22/4 tại một số địa phương

Chiều 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó, có sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 16 và đưa ra các quyết sách mới.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ cho rằng đây là quyết định khó khăn, hiện trong dư luận có một số ý kiến về việc tiếp tục kéo dài thực hiện cách ly xã hội trong một thời gian nữa và cũng có ý kiến mong chờ “tháo ngòi” Chỉ thị 16 để tiếp tục làm ăn.

xCho biết đã lắng nghe thông tin đại chúng và ý kiến của nhóm chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về thời điểm và cách thức để đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân trở lại bình thường vào “lúc nào, hoạt động thế nào” và việc phân loại 3 nhóm địa phương, bắt buộc đối với địa phương nào phải cách ly nghiêm ngặt, những ngành lĩnh vực nào sẽ được mở cửa, được làm với điều kiện gì.

Nhấn mạnh việc đưa ra chủ trương, biện pháp, lộ trình, Thủ tướng cho rằng, sự bình tĩnh, chặt chẽ là hết sức quan trọng lúc này. Không được sai lầm để dịch bệnh quay lại nước ta. Mọi ý kiến đều phải tính toán, cân nhắc.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, từ ngày 1-14/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng (chiếm gần 50% tổng số mắc).

Trong 14 ngày vừa qua kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (từ 1-3/4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhận số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày.

thủ tướng chính phủ Việt Nam

Đáng lưu ý, ghi nhận ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội với 12 trường hợp mắc (2 trường hợp được phát hiện trong khu vực khoanh vùng, cách ly tại thôn Hạ Lôi), dự báo trong những ngày tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng, đặc biệt tại một số tỉnh có nguy cơ cao, thuộc khu vực đô thị có mật độ dân cư đông.

Về xu hướng dư luận, chủ yếu theo 3 nhóm ý kiến: (1) Khẳng định việc thực hiện cách ly xã hội trong thời gian qua là cần thiết và đã phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng dịch; (2) việc thực hiện cách ly trong thời gian qua được sự đồng thuận nhất trí cao của mọi tầng lớp nhân dân; (3) trong thời gian tới đề nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội nhưng xem xét điều chỉnh ở mức độ phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương và yêu cầu của công tác phòng chống dịch bảo đảm thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Chỉ đạo thống nhất việc phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng.

Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu; việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ; việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng; việc tập trung đông người.

Tại cuộc họp, các kiến nghị của Ban Chỉ đạo đã được Thường trực Chính phủ thảo luận.

Sau gần 3 tiếng lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn toàn dân đã khắc phục khó khăn, ủng hộ, thực hiện nghiêm chủ trương cách ly toàn xã hội; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt trong phòng chống dịch; đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà hảo tâm cũng như các cấp, các ngành, địa phương, loại hình doanh nghiệp trong phòng chống dịch cũng như bảm đảm sản xuất, kinh doanh để có mức tăng trưởng trong quý I.

Mặc dù đạt được thành tích nhất định, nhưng trên thế giới, dịch bệnh vẫn hoành hành, số người nhiễm và tử vong tăng cao; trong nước tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong xã hội. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được lơi lỏng, chủ quan, không được phép lơ là, mất cảnh giác.

Nhấn mạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua.

Tuy nhiên, cũng cần có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại. Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, sẽ có Chỉ thị mới để triển khai các chủ trương, biện pháp cụ thể.

Chiến lược phòng, chống dịch hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, chuẩn bị khởi động lại nền kinh tế trên cơ sở chống dịch thành công.

Kiên định các chiến lược đề ra là ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả với mục tiêu bao trùm là kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế tử vong, đồng thời giảm thiểu tác động đến kinh tế-xã hội.

Trong chỉ đạo, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng ý phân loại thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp. Các nhóm này không phải bất biến. Cuộc họp sau sẽ xem lại các nhóm này để điều chỉnh phù hợp.Với tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm…

Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh.

Thủ tướng nêu rõ, 10 tỉnh, thành phố và 2 đô thị trung tâm nói trên sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Cũng có thể trong phiên họp tới, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm.

Tuy là nhóm có nguy cơ cao nhưng nhóm này cũng cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao thông.

Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.

Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm COVID-19.

Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết, kể cả với nhóm nguy cơ và ít nguy cơ.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn quyết định việc có thể kéo dài thực hiện Chỉ thị 16, “nếu thấy rằng cần phải áp dụng mạnh mẽ chuyện này”.

Việc thực hiện cách ly xã hội có thể theo quy mô cấp xã, huyện, tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn.

Thủ tướng yêu cầu các ngành chức năng xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch.

Tiếp tục kéo dài chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh như hiện nay cho đến 30/4. Xem xét giải quyết cho những người Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu cấp thiết và hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nước. Duy trì cách ly tập trung bắt buộc đối với người từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến: Học trực tuyến, thanh toán trực tuyến…; khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các cơ quan nhà nước quyết định cụ thể việc này để đảm bảo công việc thông suốt, chất lượng, đúng kế hoạch, nhất là những công việc có thời hiệu, thời hạn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 15, 16, tránh tình trạng đua xe, tụ tập đông người, không để bất cứ nhóm chống đối nào quậy phá, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe.

Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 63 đội phản ứng nhanh đối với 63  tỉnh, thành phố để khả năng ứng phó kịp thời hơn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên trong cả nước và kế hoạch thi cử, báo cáo Thường trực Chính phủ trên tinh thần đảm bảo an toàn cho học sinh.

Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục phổ biến, hướng dẫn người dân những kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình và gia đình mình, phản ánh đầy đủ bức tranh của toàn bộ cuộc sống, tránh đưa tin gây tâm lý chủ quan trong nhân dân, vì phía trước chúng ta còn nhiều gian nan, kể cả chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay gói an sinh xã hội với tinh thần cứu trợ như cứu hỏa, không thể để chậm trễ hơn vì người lao động đang rất khó khăn, không vì thủ tục mà kéo dài việc hỗ trợ.

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ soạn thảo một chỉ thị mới trình Thủ tướng Chính phủ trên các tinh thần nêu trên.

Theo Chính phủ

Ảnh hưởng đại dịch covid, vốn FDI sụt giảm, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ bị thâu tóm

Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời Covid-19, đó là dòng đầu tư sụt giảm và nguy cơ bị thâu tóm.

Đà sụt giảm đang mạnh

Dù con số thống kê về tình hình thu hút FDI tháng 4/2020 ít nhất phải hơn 10 ngày nữa mới được công bố, song nhiều dự báo cho biết, con số sẽ không khả quan. Việc Việt Nam đang thực hiện giãn cách toàn xã hội, trước mắt đến ngày 15/4/2020, được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc các nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục cần thiết để nhận được cái gật đầu của chính quyền địa phương đối với các khoản đầu tư mới, đầu tư mở rộng và cả đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần. Ngay cả vốn FDI giải ngân có lẽ cũng sẽ khó đạt được các con số của thời điểm tháng 3/2020.

Nhưng đây là điều dễ hiểu và là xu thế toàn cầu. Dẫn báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hôm 26/3, rằng dòng FDI toàn cầu sẽ sụt giảm 30-40% trong giai đoạn 2020-2021, ông Lương Văn Khôi, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia cho rằng, xu hướng này sẽ ảnh hưởng lớn tới thu hút FDI của Việt Nam.

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố ngày 8/4 cũng cho biết, Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) đã giảm xuống mức thấp nhất với 26% trong quý đầu tiên của năm 2020, nghĩa là giảm tương đương 51 điểm, từ 77% được ghi nhận vào cuối năm 2019.

Tuy nhiên, điểm tích cực là, các doanh nghiệp châu Âu đánh giá cao các biện pháp ứng phó dịch hiện nay của Chính phủ, cũng như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Rằng, nếu không có những hành động nhanh chóng và quyết đoán của Chính phủ, chắc chắn tình hình tại đây sẽ trở nên tồi tệ.

“Covid-19 là một cuộc khủng hoảng có diễn biến thay đổi nhanh chóng và đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và quy mô. Do đó, có thể sớm đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm hỗ trợ cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài cùng vượt qua cơn bão này và trở lại hoạt động kinh doanh càng sớm càng tốt”, Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier nhấn mạnh.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng có quan điểm như vậy. Theo ông Hoàng, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bởi đó chính là bước chuẩn bị cho sự phục hồi của dòng FDI sau đại dịch.

Còn ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, muốn chặn đà giảm sút FDI, sau dịch, phải đến tận “headquater” (trụ sở chính) của nhà đầu tư để tìm kiếm các cơ hội. “Sau dịch, cạnh tranh thu hút FDI sẽ rất mạnh. Nếu chúng ta không chủ động, thì sẽ rất khó”, ông Cung nói.

Cẩn trọng với “thâu tóm”

Không chỉ đối mặt với suy giảm, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tới đây còn có thể đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm. Và đây là nguy cơ của toàn cầu, chứ không riêng gì ở Việt Nam.

Báo cáo của UNCTAD cho biết, USD đang tăng giá so với đồng nội tệ của các nền kinh tế đang nổi và điều này sẽ dẫn đến xu hướng rút vốn khỏi các thị trường đang nổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cổ phiếu của nhiều công ty sụt giảm mạnh, đây có thể là cơ hội để các công ty đa quốc gia vững mạnh về tài chính tăng cường thâu tóm các công ty gặp khó khăn.

Thông tin cho biết, gần đây, một số nền kinh tế như Pháp, Đức, Tây Ban Nha đã có những cảnh báo về việc kinh tế Trung Quốc bắt đầu phục hồi, rất có thể các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đi mua các doanh nghiệp châu Âu.

“Họ đã đưa ra các lời cảnh báo về việc tránh bị mua vào thời điểm đáy. Ngay cả cơ quan đầu tư của Mỹ cũng bắt đầu có nghiên cứu về vấn đề này”, một chuyên gia kinh tế cho biết.

Liên quan đến vấn đề này, khi báo cáo Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, nguy cơ doanh nghiệp bị đóng cửa, giải thể, phá sản là rất cao. Và thực tế là đã có nhiều nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp phải rao bán.

“Nếu dịch tiếp tục kéo dài, việc mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam (doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, đã có thị phần nhất định, có khả năng tạo nền tảng cho sản xuất – kinh doanh của một số ngành kinh tế quan trọng) sẽ bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo như vậy.

Hiện nay, thủ tục đầu tư, đặc biệt là thủ tục mua cổ phần, góp vốn rất thuận lợi. Những năm gần đây, xu hướng đầu tư thông qua hình thức này tăng rất mạnh. Tuy nhiên, đằng sau đó, có thể sẽ là nguy cơ bị thâu tóm và đây là điều cần được cảnh báo tới các cơ quan quản lý đầu tư ở địa phương.

vốn FDI

Theo Đầu tư

Trung Quốc phát hành giấy phép nhập khẩu RCP lần 5

Ngày 10/4/2020, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc phát hành lô giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) lần thứ 5, hạn ngạch năm 2020 cho các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì trong nước. Tổng hạn ngạch nhập khẩu RCP lần thứ 5 có khối lượng tổng cộng 1,17 triệu tấn.

Như vậy, sau 5 lần cấp giấy phép, tổng khối lượng RCP nhập khẩu từ đầu năm đã đạt 4,385 triệu tấn.

Ba nhà sản xuất giấy bao bì công nghiệp hàng đầu trong nước – Nine Dragons Paper (Holdings), Lee&Man Paper Manufacturing và Shanying International – được cấp giấy phép có hạn ngạch lần lượt: 511.120 tấn, 248.870 tấn và 138.850 tấn. Riêng ba nhà sản xuất lớn này chiếm 76% trong tổng hạn ngạch cấp phép lần này. Lô giấy phép ngày 10/4/2020 được cấp cho 36 nhà máy của 26 công ty.

So với lô giấy phép lần thứ 4, hạn ngạch cấp cho lô thứ 5 đã giảm 29%. Tính tổng cộng từ đầu năm 2020, lượng RCP nhập khẩu về Trung Quốc đạt 4,385 triệu tấn, giảm 43% so với 7,76 triệu tấn cùng thời kỳ năm 2019. Việc giảm hạn ngạch nhập khẩu RCP cho thấy chính phủ Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện lộ trình cấm nhập khẩu RCP hoàn toàn vào cuối năm nay./.

RISI – VPPA dịch

Lãi trước thuế của Giấy Việt Trì trong 2020 giảm 11%

CTCP Giấy Việt Trì (UPCoM: GVT) vừa công bố Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2020. Trong đó, GVT đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 cũng như phương án phân phối lợi nhuận năm 2019.

Cụ thể, cổ phiếu ngành giấy mã GVT (CTCP Giấy Việt Trì) lên kế hoạch doanh thu năm 2020 đạt hơn 1,200 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt hơn 80 tỷ đồng, giảm 11% so với thực hiện năm trước.

Kế hoạch và thực hiện lãi trước thuế của GVT qua các năm. Đvt: Tỷ đồng

Diễn biến giá cổ phiếu giấy việt trì GVT từ đầu năm 2019 đến nay

CTCP Giấy Việt Trì lên kế hoạch sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ lần lượt đạt hơn 99,000 tấn. Bên cạnh đó, Công ty cũng dự kiến sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2020 tỷ lệ trên 30%.

Thêm vào đó, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ GVT thông qua việc thống nhất đầu tư máy Xeo 2 lưới, khổ máy 4,200 mm, công suất 100,000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư từ 230-250 tỷ đồng và thông qua sửa đổi điều lệ công ty từ vốn điều lệ cũ hơn 73 tỷ đồng lên vốn mới hơn 116 tỷ đồng.

Trong năm 2019, GVT ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 1,218 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Ngược lại, lãi sau thuế ghi nhận gần 72 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2018.

HĐQT GVT cũng trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 theo phương án cổ tức bằng cổ phiếu. Trong đó, GVT sẽ chi gần 43 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 58% bằng cổ phiếu và dự kiến sẽ trả trong quý 2 và quý 3/2020.

Các đợt chi trả cổ tức trước đó của GVT

Diễn biến giá cổ phiếu giấy việt trì GVT từ đầu năm 2019 đến nay

Đồng thời, CTCP Giấy Việt Trì sẽ trích quỹ đầu tư phát triển 2019 gần 29 tỷ đồng và thưởng cho ban quản lý điều hành hơn 590 triệu đồng.

Hiện tại, giá cổ phiếu GVT đang giao dịch quanh mức 34,900 đồng/cp (10/04/2020), tăng hơn 100% qua 1 quý trở lại đây với khối lượng giao dịch chỉ 585 cp/phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu GVT từ đầu năm 2019 đến nay

Diễn biến giá cổ phiếu GVT từ đầu năm 2019 đến nay

Theo Vietstock

Giá xăng, dầu giảm tiếp

Theo thông tin từ liên Bộ Công Thương – Tài chính, giá xăng, dầu bán lẻ trong mước tiếp tục đợt giảm giá thứ bảy từ đầu năm. Mỗi lít xăng E5 RON92 giảm 613 đồng, xăng RON95 hạ 621 đồng. Các mặt hàng dầu cũng giảm 126-502 đồng một lít, kg tuỳ loại.

Sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON92 tối đa 11.343 đồng một lít; RON95 không quá 11.939 đồng; dầu diesel là 10.823 đồng, dầu hoả 8,639 đồng và madut tối đa 9.328 đồng một kg.

Cùng với động thái giảm giá, nhà điều hành cũng trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu mỗi lít xăng E5 RON92 400 đồng; RON95, dầu hoả, dầu diesel là 1.400 đồng và madut trích 200 đồng một kg. Kỳ điều hành lần này tiếp tục không chi sử dụng Quỹ bình ổn.

Nhà chức trách cho biết, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 15 ngày qua giảm nhẹ so với kỳ điều hành ngày 29/3. Mỗi thùng xăng RON92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON92) hạ thêm gần 4,1 USD, về mức 20,643 USD; RON95 cũng giảm hơn 4,4 USD, còn 21,267 USD một thùng. Trong khi đó dầu diesel là 33,894 USD một thùng, dầu hoả 25,706 USD…

Việc giảm giá bán lẻ xăng, dầu lần này, theo liên Bộ, nhằm hỗ trợ đời sống của người dân, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý cho rằng, mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu “ở mức hợp lý để có dư địa điều hành giá xăng dầu những kỳ tiếp theo trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang có diễn biến phức tạp, khó lường”.

Theo Vnexpress

Trung Quốc: số ca nhiễm COVID-19 lại tăng đột biến!

Với số bệnh nhân tăng thêm 108 trong ngày 12/4, hiện Trung Quốc đã tái lập kỷ lục về số người bị bệnh nhiều nhất một ngày trong hơn 1 tháng qua kể từ ngày 11/3.

Theo trang web của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc ngày 13/4, từ 0h đến 24h00 ngày 12/4, tại 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị đã ghi nhận 108 ca bị nhiễm COVID-19 mới, trong đó 98 trường hợp ngoại nhập và 10 trường hợp tại nội địa (7 người ở tỉnh Hắc Long Giang, 3 ở Quảng Đông); 2 ca tử vong mới (đều ở Vũ Hán); 6 trường hợp nghi nhiễm mới, đều là người nhập cảnh (4 ở Hắc Long Giang, 2 ở Thượng Hải).

Hiện đang có 867 trường hợp bệnh nhân nhập cảnh từ nước ngoài đang được điều trị trong các bệnh viện (trong đó có 38 ca bệnh tình nghiêm trọng) và 72 trường hợp nghi nhiễm. Như thế, tính đến nay Trung Quốc đã có 1.378 trường hợp người bị bệnh nhập cảnh, 511 người đã được xuất viện và không có trường hợp tử vong nào.

Biểu đồ cho thấy số người bị bệnh ở Trung Quốc trong ngày 12/4 đã đạt kỷ lục mới kể từ giữa tháng 3 (Ảnh: Guancha)
Biểu đồ cho thấy số người bị bệnh ở Trung Quốc trong ngày 12/4 đã đạt kỷ lục mới kể từ giữa tháng 3 (Ảnh: Guancha)

Tính đến 24h00 ngày 12/4, theo báo cáo của 31 địa phương, hiện có 1.156 bệnh nhân đang điều trị (trong đó có 121 ca nghiêm trọng), tổng cộng 77.663 trường hợp đã xuất viện và 3.341 người tử vong. Tổng cộng có 82.160 trường hợp bị bệnh được xác nhận đã được báo cáo và 72 trường hợp nghi nhiễm đang theo dõi. Tổng cộng có 719.908 liên hệ gần gũi đã được theo dõi và 9.655 liên hệ gần vẫn đang được theo dõi y tế.

Thành phố Vũ Hán, tâm dịch hiện vẫn còn 244 người bệnh đang được điều trị (74 người bị nặng), hôm qua có thêm 2 trường hợp tử vong.

 Ngoài ra, các địa phương đã báo cáo có thêm 61 trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng mới, trong đó có 12 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài. Tổng cộng hiện có 1.064 trường hợp nhiễm bệnh nhưng không triệu chứng (307 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài) vẫn đang được theo dõi y tế.

Bên cạnh đó, theo thông tin mới nhất của Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Thượng Hải báo cáo sáng nay (13/4),  thành phố này đã có thêm 11 trường hợp bệnh nhân nhập cảnh mới. Trong số đó, có 9 bệnh nhân đã đi cùng chuyến bay từ Nga trở về sân bay Quốc tế Phố Đông từ Nga, được chẩn đoán vào Chủ nhật (ngày 12/4).

 Người Trung Quốc từ Nga về nhập cảnh Hắc Long Giang, nhiều người đã nhiễm bệnh (Ảnh: Guancha).

Người Trung Quốc từ Nga về nhập cảnh Hắc Long Giang, nhiều người đã nhiễm bệnh (Ảnh: Guancha).

Thông báo cho biết 9 bệnh nhân đi trên cùng một chuyến bay đều là người Trung Quốc từ Nga nhập cảnh Thượng Hải hôm 10/4 và ngay lập tức được đưa đến các cơ sở y tế được chỉ định để cách ly và quan sát sau khi nhập cảnh. Qua xem xét lịch sử dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm virus Corona mới và kết quả kiểm tra hình ảnh đã xác nhận họ bị nhiễm COVID-19.

Được biết, 9 bệnh nhân này đã đáp chuyến bay Boeing 77W số hiệu SU208 của hãng hàng không Nga vào ngày 9/4, cất cánh từ sân bay quốc tế Moscow và đến sân bay quốc tế Phố Đông vào ngày 10/4. Ngay sau khi máy bay hạ cánh, qua kiểm dịch, xét nghiệm đã phát hiện 51 hành khách bị dương tính với virus Corona mới, nay lại phát hiện thêm 9 người nữa. Như thế, hiện đã có tổng cộng 60 hành khách đi trên chuyến bay này đã được xác nhận bị nhiễm COVID-19. Phần lớn hành khách trên máy bay là các doanh nhân Trung Quốc. Hầu hết họ đều kinh doanh tại chợ bán buôn Ljublino, Moscow.

2 bệnh nhân còn lại cũng đều là người Trung Quốc được chẩn đoán khác, làm việc tại Mỹ và du học tại Vương quốc Anh, gần đây đã trở về Thượng Hải. Người sinh viên du học nước ngoài đã có triệu chứng khi nhập cảnh, người còn lại đã phát bệnh trong khi cách ly tập trung. Các bệnh nhân trên đã được gửi đến các cơ sở y tế được chỉ định để điều trị cách ly. Cơ quan Y tế đã truy tìm được 90 người tiếp xúc gần với họ trên cùng một chuyến bay, đã đưa vào cách ly và theo dõi chặt chẽ.

Tính đến sáng sớm ngày Chủ nhật, Thượng Hải vẫn còn 165 người phải nhập viện, trong đó có 2 người nguy kịch và 1 người bị bệnh nặng. 165 bệnh nhân này bao gồm 161 người nhập cảnh từ nước ngoài (76 người từ Nga, 42 từ Anh, 18 từ Mỹ, Pháp 7, Italy 3, Brazil 2, Canada 2 và các nước Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, UAE, Thái Lan, Đức, Burkina Faso, Philippines, Mexico, Singapore, Ireland, Nhật Bản mỗi nước 1 người), 3 người Vũ Hán và 1 người bản địa ở quận Bảo Sơn.

Đo thân nhiệt người nhập cảnh tại sân bay Phổ Đông, Thượng Hải (Ảnh: Guancha).
Đo thân nhiệt người nhập cảnh tại sân bay Phổ Đông, Thượng Hải (Ảnh: Guancha).

Ngoài ra, tính đến đầu giờ ngày 13/2, tỉnh Hắc Long Giang đã bổ sung thêm 56 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh, trong đó có 7 trường hợp tại địa phương ở Cáp Nhĩ Tân và 7 trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng ở Cáp Nhĩ Tân. 49 ca bệnh ngoại nhập đều nhập cảnh từ Nga; các bệnh nhân là người ở Cát Lâm, Quảng Đông, Phúc Kiến. Đáng chú ý, thành phố Tuy Phần Hà 80 ngàn dân ở Hắc Long Giang hiện đã có tổng số 194 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận và có hơn 100 bệnh nhân không có triệu chứng khác.

Như thế, tính đến nay, tỉnh biên giới Hắc Long Giang đã ghi nhận 493 ca bệnh là người bản địa (7 đang điều trị), 7 ca không có triệu chứng; 246 bệnh nhân ngoại nhập, 27 ca nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng và 8 ca nghi nhiễm ngoại nhập.

Theo Viettimes