Giá OCC nhập khẩu có chiều hướng giảm nhẹ tại Đông Nam Á

Khách hàng tại khu vực này chủ yếu tập trung mua vào loại OCC (12) và OCC loại chất lượng cao để sản xuất loại bột nâu tái chế tại các nhà máy ở Đông Nam Á để xuất khẩu trở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây họ đã cắt giảm đáng kể khối lượng OCC nhập khẩu từ Mỹ.

Nhu cầu tiêu thụ và giá giấy bao bì tại thị trường Trung Quốc xuống thấp khiến những người sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng và giảm nhập khẩu OCC.

Trong khi giá loại OCC (12) của Mỹ rất đắt đã đẩy chi phí sản xuất bột giấy tái chế lên cao.

Tại Trung Quốc, giá bán bột giấy tái chế sản xuất tại Đông Nam Á, bao gồm cả phí vận chuyển chưa đến 500 USD/tấn. Nhưng giá OCC (12) của Mỹ tại đây đã có giá khoảng 350 USD/tấn.

Trong thời gian vừa qua, OCC (12) của Mỹ xuất khẩu sang Đông Nam Á chiếm tới 90%, OCC (11) chỉ chiếm 10%.

Bất chấp nhu cầu xuất khẩu sụt giảm, các nhà cung cấp  Mỹ vẫn duy trì giá bán các loại giấy nâu tại thị trường Đông Nam Á với lý do nguồn cung khan hiếm mà nhu cầu trong tại Mỹ cũng vẫn rất lớn và giá cước vận chuyển đường biển cao.

Tại thị trường Đông Nam Á, US OCC (11) có giá thấp hơn US DS OCC (12) từ 5-10 USD/tấn. Loại OCC (12) cao cấp được chào với giá 335-355 USD/tấn, khi mua số lượng lớn, tại Indonesia cao hơn khoảng 15 USD/tấn so với các nước khác trong khu vực do nước này có thêm chế độ kiểm tra hàng trước khi nhập khẩu. khi mua số lượng lớn.

Giá OCC của Mỹ được ghi nhận mức giá thấp nhất tại Đài Loan và Hàn Quốc do chi phí vận chuyển từ phía Tây nước Mỹ tới các cảng các nước này thấp hơn 10-20 USD/tấn so với các cảng ở Đông Nam Á.

Tại Đài Loan và Hàn Quốc, giá OCC (12) của Mỹ đã giảm 5 USD/tấn trong ba tuần qua, đạt mức 290-300 USD/tấn.

Tại khu vực Đông Nam Á, trừ Indonesia, giá OCC (12) Mỹ đã lên tới 325 USD/tấn. Ở Việt Nam, giá thấp hơn một chút, ở mức 290 USD/tấn.

Giá OCC (11) của Mỹ ở mức 285-320 USD/tấn ở Đông Nam Á, Đài Loan và Nam Hàn Quốc, thấp hơn OCC (12) 5 USD/tấn.

Giá OCC (95/5) Châu Âu cũng giảm 5-10 USD/tấn, ở mức 275-290 USD/tấn.

OCC Nhật Bản giảm 10 USD/tấn, ở mức 290-300 USD/tấn.

Căn cứ tình hình thị trường, các nhà phân tích dự báo giá OCC có khả năng ổn định hoặc tiếp tục giảm nhẹ, tuy nhiên, các nhà cung cấp và một số người mua số lượng lớn tỏ ra thận trọng khi cho rằng nhu cầu giấy thu hồi ở Đông Nam Á sẽ ngày càng tăng do một số dự án mới hoặc các dự án chuyển đổi máy sản xuất giấy in viết sang sản xuất bao bì đã đi vào hoạt động thương mại./.

    >>> Bao bì phân hủy sinh học – Sự lựa chọn thế kỷ XXI

Theo Fastmarkets RISI

Vinapaco: Chung tay ủng hộ Quỹ phòng, chống COVID-19

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, khó lường, số người bị cách ly tập trung, cách ly tại nhà, cần theo dõi từ vùng dịch trở về cùng những người liên quan ngày càng gia tăng. Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phát động kêu gọi tập thể CBCNV, người lao động trong toàn Tổng công ty nêu cao tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” đóng góp ủng hộ 1.000.000.000 đồng, tăng thêm nguồn lực giúp đội ngũ y bác sĩ, chiến sỹ công an, bộ đội đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh thêm vững vàng.

Ông Ngô Sách Thực – Phó Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: “Tất cả số tiền được các doanh nghiệp ủng hộ sẽ được sử dụng hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cần thiết để bảo vệ thầy thuốc và các chiến sĩ trực tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh; hỗ trợ người bệnh nhiễm và nghi nhiễm bệnh phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà hoặc tại nơi đang được khoanh vùng dịch”.

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam Phạm Minh Việt chia sẻ: “Trong thời gian tới, VINAPACO tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch hiệu quả, Ban lãnh đạo Tổng công ty đã xây dựng kịch bản phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của từng đơn vị đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin nhanh, đúng, đủ về dịch bệnh tránh tâm lý hoang mang trong tập thể người lao động”.

Hiện nay, VINAPACO vẫn luôn cố gắng nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống CBCNV, người lao động./.

    >>> Lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng 18 Hiệp hội ngành nghề khác gặp gỡ, làm việc với VCCI

Vinapaco

Bao bì phân hủy sinh học – Sự lựa chọn thế kỷ XXI

Bao bì phân hủy sinh học – nhu cầu thực 

Hãy hình dung, khi chưa có dịch bệnh Covid-19, sản lượng giấy của thế giới ước đạt 420 triệu tấn/năm, trong đó 2/3 là giấy làm bao bì. Sau một thời gian diễn ra dịch bệnh, sản lượng giấy đã giảm cùng với các loại hàng tiêu dùng khác, nhưng thật khó hình dung trong mọi tình huống mà thiếu bao bì giấy, bởi đó là dạng bao bì đáp ứng được nhu cầu bức thiết của mọi lĩnh vực, phù hợp cho mọi sản phẩm và có giá hợp lý mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng có thể cần và mua được, đồng thời tiện lợi xử lý sau khi sử dụng. Công nghệ sản xuất giấy bao bì và bao bì giấy đã đạt đến sự hoàn thiện. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của công nghiệp hiện đại là nâng cao chất lượng bao bì giấy để đáp ứng nhu cầu về công dụng và thẩm mỹ của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở các nước đang phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa yêu cầu bao bì chất lượng cao.

Từ hơn 10 năm trước cho đến nay, bao bì từ PE/PP gần như đã trở thành loại bao bì thông dụng mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cũng như đời sống trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, sử dụng túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người tiêu dùng. Vẫn biết rằng đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà là vấn đề toàn cầu, nhưng mọi nỗ lực giảm thiểu sử dụng túi ni-lông chỉ mới được bắt đầu triển khai bằng các giải pháp tuyên truyền, vận động, hạn chế. Giảm thiểu cũng đã đạt được ở mức độ nào đó, nhưng chưa thực sự tạo ra những đột phá.

Chưa hết, những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng bao bì, đồ đựng thực phẩm sử dụng một lần, lại tạo ra một làn sóng mới, đảo lộn mọi thói quen và tập quán, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Người người, đâu đâu cũng có vẻ sẵn sàng và có phần ưu tiên sử dụng các loại bao bì này trong mọi nhu cầu sinh hoạt của mình, nhất là giới trẻ. Rõ ràng, mức sống ngày càng tăng, thế giới rộng mở và tư tưởng được giải phóng, họ luôn hướng tới những xu hướng thời đại, bắt nhịp và theo kịp mọi thị hiếu, họ cũng tự sáng tạo cho chính mình chứ không chỉ sao chép hay chạy theo những gì thế giới đang có. Vậy nên, đừng có quá mất nhiều nỗ lực để cản lại cái gọi là “thị hiếu” và “xu hướng tiêu dùng”.

Thực tế cho thấy, để người tiêu dùng từ bỏ thói quen và lạm dụng sử dụng bao bì nhựa truyền thống, ngoài việc tuyên truyền, hạn chế, cần có những chuyển biến mạnh mẽ trong định hướng tiêu dùng, phát triển và tăng cường sản xuất các sản phẩm thay thế.

Dẫu biết là không nên và cần hạn chế sử dụng những sản phẩm như vậy, nhưng để thay đổi một xu hướng tiêu dùng đang thịnh hành trên toàn thế giới thật sự không dễ dàng. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là tạo ra những sản phẩm có công năng tương tự, để thay thế dần sản phẩm không còn “hợp thời”. Dù gì thì bao bì nhựa vẫn có những tính chất và công năng mà bao bì giấy không thể thay thế được. Vì vậy, cần phải tập trung nguồn lực để đặt và cùng giải quyết những vấn đề này trong bối cảnh toàn cầu, từ câu chuyện xã hội về tiêu dùng, sang câu chuyện của khoa học và công nghệ đáp ứng tiêu dùng.

Trong 10 năm qua, mối quan tâm ngày càng tăng về các loại vật liệu mới thân thiện môi trường, cũng đồng thời hướng chú ý vào các loại chất dẻo và nhựa tổng hợp như mong đợi. Mục tiêu tạo ra vật liệu từ nguồn nguyên liệu tự nhiên và nguồn gốc sinh học, đã chiếm trọn mọi suy nghĩ của các nhà sáng chế trong lĩnh vực này, chắc chắn rằng nhựa phân hủy sinh học sẽ giúp giải quyết điều chỉnh thói quen tiêu dùng bao bì truyền thống của xã hội.

Cần phải hiểu rằng, khái niệm quen thuộc “nhựa sinh học” không phải là một định nghĩa mang tính đặc trưng của một nhóm hợp chất, mà được sử dụng để mô tả về các polyme có nguồn gốc khác nhau. Cần phân biệt rõ nhựa nguồn gốc sinh học (bio-based) và nhựa phân hủy sinh học (biodegradable), tuy chúng đều là vật liệu polyme. Nếu như nhóm polyme thứ nhất cấu tạo từ các monome nguồn gốc tự nhiên, trùng hợp thành nhựa thông dụng (như PE, PA, PET, …), thì nhóm polyme thứ hai có đặc tính nổi bật là khả năng phân hủy nhanh ở môi trường tự nhiên trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, từ nguồn nguyên liệu tự nhiên là tinh bột hay cellulose có thể sản xuất etanol, rồi chuyển hóa thành etylen, qua quá trình trùng hợp thu được polyetylen. Loại polyetylen này có thể xem là có nguồn gốc sinh học, nhưng sản phẩm không khác gì so với PE sản xuất từ dầu mỏ. Cũng trường hợp khác, như polybutylene succinate (PBS), là một loại nhựa phân hủy sinh học có thể tổng hợp từ n-butan, một sản phẩm thu được từ phân đoạn hydro cabon C4 của dầu mỏ. Công nghệ hiện đại rất đa dạng, nên rất dễ nhầm lẫn các khái niệm và bản chất.

Vậy là đã rõ, bao bì phân hủy sinh học là nhu cầu thực tế và cấp thiết. Có hai sự lựa chọn cho bao bì phân hủy sinh học, là bao bì giấy tráng phủ polyme phân hủy sinh học và bao bì từ 100% nhựa sinh học.

    >>> Đọc tiếp bài viết

     >>> Bao bì phân hủy sinh học: Lựa chọn phù hợp để bảo vệ môi trường

TS. Dương Xuân Diêu – Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương
Theo Công nghiệp Sinh học Việt Nam

Bao bì phân hủy sinh học: Lựa chọn phù hợp để bảo vệ môi trường

Trong số các sản phẩm nhựa, bao bì chiếm số lượng lớn, trở thành sản phẩm không thể thiếu đối với con người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, “hiểm họa” mà bao bì nhựa để lại cho môi trường thì lại vô cùng lớn, đe dọa đến sự sinh toàn và phát triển của rất nhiều loài sinh vật biển. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại của bao bì nhựa đối với môi trường, những năm gần đây, vật liệu bao bì phân hủy sinh học (BBPHSH) được xem là lựa chọn phù hợp để BVMT và phát triển bền vững.

Vật liệu cho sản xuất BBPHSH 

Theo các tiêu chuẩn hiện đại, vật liệu polyme, hay nhựa phân hủy sinh học là những vật liệu polyme có thể phân hủy ở điều kiện môi trường tự nhiên dưới tác dụng của các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn). Hiện nay, trên thế giới ngày càng phổ biến các loại màng trên nền cellulose, chitosan, gelatin, polypeptide, casein và một số polyme tự nhiên khác, được sử dụng làm bao bì đóng gói nhiều loại sản phẩm khác nhau. Những loại vật liệu BBPHSH được sản xuất theo 2 dạng: Trực tiếp từ các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên và bằng các phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học. Tinh bột là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất BBPHSH nhờ giá rẻ và phổ biến, có thể sản xuất từ các loại cây trồng khác nhau như khoai tây, ngô, sắn, lúa…

Trong đó, nguồn nguyên liệu tiềm năng lớn là các loại vật liệu polyme-compozit trên nền nhựa thông thường, có khả năng phân hủy trong đất dễ dàng hơn (trong 1 – 2 tháng), nhờ bổ sung phụ gia là polyme nguồn gốc thực vật. Một trong những polyme phân hủy sinh học tiềm năng nhất làm nguyên liệu sản xuất BBPHSH là polylactic axit (PLA), hiện được sản xuất bằng cách tổng từ axit lactic, một sản phẩm lên men đường từ ngô. Ưu điểm chính của PLA là có thể phân hủy sinh học thành CO2, H2O và các sản phẩm phụ có độc tính thấp, đồng thời có khả năng gia công bằng các phương pháp chế biến khác nhau áp dụng đối với nhựa nhiệt dẻo. Nhu cầu sử dụng PLA đã đạt khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2019. Tuy vậy, quy mô sản xuất nhỏ và giá thành cao hiện vẫn là hạn chế, cản trở việc ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất bao bì.   

    >>> Lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng 18 Hiệp hội ngành nghề khác gặp gỡ, làm việc với VCCI

Tùy thuộc vào nguồn gốc, khả năng phân hủy sinh học để phân biệt nhựa nguồn gốc sinh học (bio-based) với nhựa phân hủy sinh học (biodegradable), tuy chúng đều là vật liệu polyme. Nếu như nhóm polyme thứ nhất được cấu tạo từ các monome nguồn gốc tự nhiên thành nhựa thông dụng (PE, PA, PET, …), thì nhóm polyme thứ hai có đặc tính nổi bật là khả năng phân hủy nhanh ở môi trường tự nhiên trong một thời gian ngắn. Các loại nhựa sinh học và vật liệu sản xuất BBPHSH có thể được sản xuất từ cả nguồn nguyên liệu hóa thạch (dầu mỏ), cũng như nguồn nguyên liệu tự nhiên (tinh bột, cellulose). So với nhựa truyền thống, công nghệ sản xuất và chủng loại sản phẩm khá đa dạng, qua đó, có thể thấy, sự phát triển lĩnh vực công nghệ vật liệu polyme, compozit đã và đang đáp ứng xu hướng tiêu dùng, với mục tiêu BVMT, phát triển bền vững.

Theo nguồn gốc và tính chất phân hủy sinh học, các loại vật liệu sử dụng cho sản xuất bao bì được phân loại thành 2 nhóm (Hình 1). Có thể thấy, các loại nhựa phân hủy sinh học cũng khá đa dạng, từ những loại được sản xuất trên nền nhựa không phân hủy sinh học, tới loại được tổng hợp từ 100% nguồn nguyên liệu tự nhiên, bản chất đã là những polyme phân hủy sinh học. Qua đó, có đánh giá được tính đa dạng và phức tạp của các loại BBPHSH sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác nhau.

Đọc tiếp Bao bì phân hủy sinh học: Lựa chọn phù hợp để bảo vệ môi trường”

TS. Dương Xuân Diêu – Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương
PGS.TS. Lê Quang Diễn –  Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Theo Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 9/2021

Lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng 18 Hiệp hội ngành nghề khác gặp gỡ, làm việc với VCCI

Nhằm mục tiêu hai bên phối hợp chặt chẽ, đề xuất và triển khai các công việc phục vụ mục đích cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển kinh tế đất nước. Hai bên, VCCI và các Hiệp hội có thể tham gia và ủng hộ các chương trình, sự việc mà các bên triển khai – như hội thảo, hội nghị hoặc có văn bản kiến nghị gửi tới các cấp liên quan.

Trong thời gian hiện nay, VCCI và các Hiệp hội cần triển khai thực hiện hợp tác ứng phó với tình hình covid, tập trung, thảo luận tạo ra sự phối hợp giữa hai bên. Cải cách thủ tục hành chính là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển, do vậy vai trò của VCCI rất quan trọng trong việc điều phối, tạo ra kênh liên lạc, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. 

Ông Đặng Văn Sơn (Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam) tham dự buổi gặp mặt giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 19 Hiệp hội các ngành nghề

VCCI hiện nay thực sự là tổ chức cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp, giữa Hiệp hội với với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành. Ưu tiên trước mắt với các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp là góp ý kiến nghị cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2020. Hiện nay, Dự thảo này đang được sự quan tâm rất sâu sát của cộng đồng doanh nghiệp và truyền thông, do vẫn còn nhiều nội dung lớn vướng mắc, bất cập và cản trở sự phát triển của doanh nghiệp./.

    >>> Cần xây dựng lại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

VPPA

Cần xây dựng lại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Từng tham gia soạn thảo luật về doanh nghiệp tư nhân, Viện trưởng CIEM vẫn nhớ câu chuyện về thủ tục hành chính phát sinh từ một nội dung tưởng chừng hết sức bình thường trong luật.

Cụ thể, ông Cung kể, ban soạn thảo có đưa ra điều kiện thành lập doanh nghiệp là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị tâm thần, không bị truy cứu hình sự thì được thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều luật ấy khi đi vào hiệu lực, người dân muốn thành lập doanh nghiệp phải xin giấy xác nhận đã đủ 18 tuổi ở chính quyền địa phương, phải ra công an xin giấy xác nhận không bị truy cứu hình sự, thậm chí là phải đi khám ở bệnh viện để nhận giấy xác nhận không bị tâm thần.

“Tôi tham gia soạn thảo hoàn toàn vô tư nhưng khi triển khai thực hiện lại thành ra như vậy. Đây là bài học xương máu khi soạn thảo luật, vô cùng tai hại nếu không lường hết được những thủ tục hành chính có thể phát sinh”, ông Cung đúc kết.

Những sai lầm ấy đang lặp lại ở dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ví dụ, khoản 4, điều 28 của dự thảo quy định: “Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án nhóm III hoặc cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm III phải bảo đảm đơn giản hơn dự án đầu tư, cơ sở nhóm II…”

Tuy nhiên, quy định về việc phân biệt rõ từng nhóm dự án cũng như yếu tố “đơn giản hơn” không hề được làm rõ. Theo các chuyên gia CIEM, điều này là rủi ro chính sách rất lớn cho doanh nghiệp, khi hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp cơ quan quản lý “đặt tùy ý” các quy định không được làm rõ.

Cùng với đó, dự thảo nghị định cũng thực hiện cách tiếp cận cũ là tiền kiểm thay vì hậu kiểm, không quy định minh bạch về thời gian thẩm định giấy phép môi trường cũng như chưa quy định về cấp phép trực tuyến.

Viện trưởng CIEM nhận xét, khi làm luật, cần phải cực kỳ rõ ràng, cụ thể, người viết luật phải hình dung ra những thủ tục hành chính có thể phát sinh nếu các quy định chưa được làm rõ để “ngăn chặn sự tùy tiện”. Tuy nhiên, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường dường như đang đi trái với chủ trương cải cách hành chính, chủ trương chuyển đổi số của Nhà nước.

Từng tham gia soạn thảo luật về doanh nghiệp tư nhân, Viện trưởng CIEM vẫn nhớ câu chuyện về thủ tục hành chính phát sinh từ một nội dung tưởng chừng hết sức bình thường trong luật.

Cụ thể, ông Cung kể, ban soạn thảo có đưa ra điều kiện thành lập doanh nghiệp là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị tâm thần, không bị truy cứu hình sự thì được thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều luật ấy khi đi vào hiệu lực, người dân muốn thành lập doanh nghiệp phải xin giấy xác nhận đã đủ 18 tuổi ở chính quyền địa phương, phải ra công an xin giấy xác nhận không bị truy cứu hình sự, thậm chí là phải đi khám ở bệnh viện để nhận giấy xác nhận không bị tâm thần.

“Tôi tham gia soạn thảo hoàn toàn vô tư nhưng khi triển khai thực hiện lại thành ra như vậy. Đây là bài học xương máu khi soạn thảo luật, vô cùng tai hại nếu không lường hết được những thủ tục hành chính có thể phát sinh”, ông Cung đúc kết.

Những sai lầm ấy đang lặp lại ở dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ví dụ, khoản 4, điều 28 của dự thảo quy định: “Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án nhóm III hoặc cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm III phải bảo đảm đơn giản hơn dự án đầu tư, cơ sở nhóm II…”

Tuy nhiên, quy định về việc phân biệt rõ từng nhóm dự án cũng như yếu tố “đơn giản hơn” không hề được làm rõ. Theo các chuyên gia CIEM, điều này là rủi ro chính sách rất lớn cho doanh nghiệp, khi hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp cơ quan quản lý “đặt tùy ý” các quy định không được làm rõ.

Cùng với đó, dự thảo nghị định cũng thực hiện cách tiếp cận cũ là tiền kiểm thay vì hậu kiểm, không quy định minh bạch về thời gian thẩm định giấy phép môi trường cũng như chưa quy định về cấp phép trực tuyến.

Viện trưởng CIEM nhận xét, khi làm luật, cần phải cực kỳ rõ ràng, cụ thể, người viết luật phải hình dung ra những thủ tục hành chính có thể phát sinh nếu các quy định chưa được làm rõ để “ngăn chặn sự tùy tiện”. Tuy nhiên, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường dường như đang đi trái với chủ trương cải cách hành chính, chủ trương chuyển đổi số của Nhà nước.

Một điểm bất cập khác của dự thảo nghị định, gây ra bức xúc rất lớn trong dư luận cũng như cộng đồng doanh nghiệp là vấn đề sử dụng khoản tiền đóng góp cho quỹ bảo vệ môi trường.

“Đây không phải là thuế, không phải là phí, vậy là tiền của ai? Nếu là tiền đóng góp của doanh nghiệp thì phải để doanh nghiệp chi phối việc sử dụng, chứ đây không phải là tiền của Bộ Tài nguyên và môi trường”, ông Cung đặt vấn đề.

Nếu là tiền của doanh nghiệp đóng góp thì phải để doanh nghiệp chi phối việc sử dụng!

NGUYỄN ĐÌNH CUNG

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Với cách quản lý tài chính bất cập, nếu không được làm rõ, nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chỉ có tác dụng làm tăng chi phí, cuối cùng làm tăng giá hàng hóa, còn không tạo được ảnh hưởng tích cực đến môi trường.

Nói về mức phí đóng góp cho hoạt động thu gom, tái chế bắt buộc (công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR), TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng chỉ ra một số điều bất hợp lý.

Cụ thể, dự thảo quy định mức đóng góp là 1% tổng giá trị lô hàng bao gồm bao bì thuốc bảo vệ thực vật, tã lót, bìm, băng vệ sinh… hay 80 đồng trên mỗi bao thuốc lá 20 điếu. Ông Tùng ước tính, mức phí thu được có thể lên đến 10 nghìn tỷ đồng nếu được áp dụng, tức là lớn gấp 10 lần quy mô quỹ bảo vệ môi trường.

Theo nguyên lãnh đạo Cục Môi trường, việc đặt ra mức phí quá cao, bao gồm cả những mặt hàng thiết yếu như tã, bỉm, băng vệ sinh, dường như dự thảo nghị định “đang hướng đến mục tiêu thu càng nhiều càng tốt, thay vì bảo vệ môi trường”.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thu gom rác thải vẫn chưa được xây dựng tốt, hiện tượng các làng tái chế tự phát, người thu gom tự phát vẫn chưa được xử lý triệt để. Như vậy, doanh nghiệp chỉ còn cách cộng tiền phí vào chi phí sản xuất.

Mặt khác, mức đóng góp tài chính cho công cụ EPR chưa có sự phân biệt giữa nhóm bao bì phân hủy sinh học với bao bì khó phân hủy; giữa sản phẩm cũ có giá trị với sản phẩm không có giá trị, không ai muốn thu gom. Những điều này được nhận xét là không tạo ra động lực để doanh nghiệp thay đổi theo hướng thân thiện hơn với môi trường.

Một số quy định khác có thể tạo ra rủi ro chính sách cho doanh nghiệp, theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ chuyên gia có thể kể đến như quy định vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải với các dự án lớn từ 3 – 6 tháng là thiếu cơ sở khoa học; quy định về khoảng cách an toàn về môi trường chưa tính đến trường hợp dân cư chuyển đến sau khi dự án được xây dựng…

Trước những vấn đề trên, các chuyên gia CIEM kiến nghị, nghị định cần quy định đúng theo phạm vi luật cho phép, tránh đặt ra những quy định vượt quá luật. Đồng thời, cần phải tiếp tục sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.

Đối với công cụ EPR, cần có cơ chế phân biệt giữa các loại nguyên vật liệu, tuyệt đối không đánh đồng tất cả để thu phí.

Viện trưởng CIEM đề xuất, có thể cần phải xây dựng lại nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thay vì tiếp tục sửa đổi. “Với nghị định này, nếu ban hành chỉ tăng thêm chi phí xã hội, tăng thêm quyền lực cho cơ quan Nhà nước, đó không phải là điều chúng ta cần”, ông Cung nhấn mạnh./.

    >>> 11 hiệp hội tiếp tục kiến nghị dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020

Theo The leader

Bìa gấp hộp tại Mỹ tiếp tục tăng giá

Giá bìa cứng từ bột giấy tẩy trắng bằng sulfate (SBS) đã tăng 50 USD/tấn, tăng mạnh trong tháng 10 ở cả hai khía cạnh tiêu dùng gấp hộp và làm cốc đựng thực phẩm. Giấy kraft tráng phủ từ bột chưa tẩy trắng (CUK) tăng 70 USD/tấn, trong đó tháng 9 tăng 20 USD và tháng 10 tăng 50 USD.

Giá giấy bìa có tráng phủ từ bột tái chế (CRB) tăng 60 USD/tấn, bao gồm mức tăng 10 USD/tấn trong tháng 9 và 50 USD/tấn trong tháng 10.

Giá bìa không tráng phủ từ bột tái chế (URB) tăng 30 USD/tấn và dự kiến sẽ tăng 60 USD/tấn vào tháng 11.

Theo báo cáo của Fastmarkets RISI, trong năm 2021, giá SBS đã tăng 250 USD/tấn, CUK tăng 200 USD/tấn, CRB tăng 240 USD/tấn và URB tăng 210 USD/tấn.

Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến nguồn cung, vận chuyển hàng hóa khó khăn và thiếu hụt nhân công. Bên cạnh đó, đồng tiền bị lạm phát, giá nguyên liệu tăng cao và sự biến động về năng lượng trong bối cảnh nhu cầu thị trường lớn đã khiến việc các nhà sản xuất buộc phải tăng giá sản phẩm là tất yếu.

Trong báo cáo ngày 15/10 của Hiệp hội Giấy & Rừng Mỹ, tổng sản lượng giấy bìa hộp của Mỹ trong quý III năm 2021 đạt mức 3,4 triệu tấn, tăng 5,8% so với một năm trước, với tổng tỷ lệ hoạt động đạt 95%, tăng 3,6 điểm. Tổng sản lượng của SBS tăng 10,5%, đạt 1,32 triệu tấn với tỷ lệ hoạt động là 95,5%.

Sản lượng giấy kraft chưa tẩy trắng và thạch cao tăng 4,7% trong quý, đạt 1,04 triệu tấn với tỷ lệ hoạt động là 95,4%. Tổng sản lượng bìa tái chế tăng 1,3%, ở mức 1,04 triệu tấn với tỷ lệ hoạt động là 94,1%./.

    >>> Bản tin Ngành giấy tháng 10/2021

Theo Fastmarkets RISI

Bản tin tháng 10/2021

Trong bản tin số 9 – tháng 10/2021 bao gồm:

1. Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy

2. Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

3. Tin tức đầu tư 

Tetra Pak đầu tư mở rộng nhà máy ở Bình Dương

SCG Thái Lan dự tính đầu tư thêm 353 triệu USD cho mảng bao bì giấy tại Việt Nam

Voith cung cấp cho Nine Dragons năm dây chuyền xử lý OCC mới

    >>> Xem BẢN TIN VPPA THÁNG 10

 

Thị trường bột giấy Châu Á và Trung Quốc: Bột BSK hợp đồng kỳ hạn tiếp tục giảm giá, bột BHK ổn định

Bột NBSK của Canada và Bắc Âu đã chốt giá trung tuần tháng 10 ở mức 750-830 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn ở mức thấp của mức chênh lệch so với tháng 9.2021. Giá mức giữa của NBSK hiện là 790 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn, CIF, Trung Quốc.

Hiện nay sau hai đợt thương lượng, các nhà cung cấp đã cắt giảm bột gỗ thông radiata xuống 795-815 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn so với tuần cuối tháng 9.2021. Tương tự, bột BSK của Nga giảm 10-20 USD/tấn xuống 770-810 USD/tấn.

Thị trường bột gỗ cứng lại có xu hướng giảm nhẹ, bột BHK Nam Mỹ đạt mức 550-580 USD/tấn, giảm 30-40 USD/tấn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh bán lại của loại bột này đã được thúc đẩy bởi sự suy giảm lượng dự trữ của các nhà máy, đạt mức trung bình là 4.444 NDT/tấn và giảm chỉ còn 74 NDT/tấn.

Bột BHK sản xuất tại Trung Quốc được bán với giá khoảng 610 USD / tấn sau thuế VAT, cao hơn so với bột BHK nhập khẩu, cho thấy dấu hiệu ổn định của thị trường.

Thị trường bột giấy thế giới và châu Á trong giai đoạn tới có khả năng sẽ có nhưng biến đổi mới, trong khi khách hàng ở châu Âu lo ngại về việc giá bột giấy không giảm ở châu lục này, nhưng lại giảm ở những nơi khác, đặc biệt là ở Trung Quốc và Mỹ. Nhằm xác minh vấn đề này, hiện nay, Ủy ban Châu Âu (EC) đã tiến hành các cuộc thanh tra chống độc quyền ở một số quốc gia thành viên EU đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực bột gỗ do lo ngại có thể vi phạm các quy tắc cấm đầu cơ và các hoạt động kinh doanh hạn chế. Năm nhà sản xuất bột giấy – UPM, Stora Enso, Metsä Fiber, Mercer International và Södra – đã xác nhận có sự thanh tra./.

    >>> Công ty CP Giấy Sài Gòn (SGP) khôi phục sản xuất sau dỡ bỏ phong tỏa

VPPA (Theo PPIA và PPI Europe)

 

Công ty CP Giấy Sài Gòn (SGP) khôi phục sản xuất sau dỡ bỏ phong tỏa

Chiều 16/10/2021, Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn chính thức nhận được quyết định dỡ bỏ phong tỏa, từng phần đưa hoạt động sản xuất của công ty trở lại trạng thái bình thường. Về cơ bản, Công ty đã được dỡ bỏ phong tỏa và có thể trở lại hoạt động như trước, nhưng do số lượng công nhân bị F1 và đưa đi cách ly nhiều, nên cuối tháng 10 tình hình sản xuất mới sẽ trở lại trạng thái sản xuất bình thường.

Trước mắt SGP sẽ tập trung vào hai mảng hoạt động chính là nhập nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất và vận chuyển tiêu thụ hàng tồn kho.

Với nỗ lực vượt qua khó khăn của cán bộ, công nhân viên của chính Công ty CP Giấy Sài Gòn, sự quan tâm và hỗ trợ liên tục, sâu sát từ xa của Văn phòng Hiệp hội, Lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã cùng các cơ quan ban ngành khác như UBND tỉnh, Sở Y tế, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên tục trao đổi và tháo gỡ khó khăn cho Giấy Sài Gòn, nhằm mục đích ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định an sinh xã hội và đời sống cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Văn phòng Hiệp hội mong muốn và chúc cho Giấy Sài Gòn nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty.

Công văn chi tiết về quyết định dỡ phong tỏa dẫn theo link sau: CV khôi phục sản xuất của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn

VPPA