Kinh doanh lâm sản trên thế giới vẫn phát triển trong đại dịch COVID-19

Nhu cầu giấy vệ sinh, khẩu trang, khăn lau khử trùng, hòm hộp carton giấy và các sản phẩm gỗ,… tăng vọt tại nhiều nước. Tiêu thụ các sản phẩm lâm sản như gỗ xẻ, gỗ tròn, dăm gỗ và bột giấy trên thế giới trong tháng 3 tăng cao hơn so với tháng trước.

Gỗ mềm tròn nguyên cây (Softwood Logs) – xuất khẩu gỗ mềm từ New Zealand, Đức và Nga sang Trung Quốc trong tháng 3 tăng 14% so với tháng 2. Xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 19% trong đó, xuất khẩu từ Úc và Canada trong tháng 3 tăng khoảng 70% so với tháng trước.

Gỗ mềm xẻ ván (Softwood Lumber) – Các lô hàng gỗ xẻ từ New Zealand và Canada trong tháng 3 lần lượt tăng 32% và 25% so với tháng trước. Nhập khẩu gỗ xẻ đã tăng ở hầu hết các thị trường lớn của thế giới, bao gồm Trung Quốc (+59%), Mỹ (+27%), Vương quốc Anh (+13%) và Nhật Bản (+10%).

Bột giấy từ gỗ (Wood Pulp) – Ba trong số bốn quốc gia xuất khẩu bột giấy lớn nhất là Brazil, Mỹ và Chile có kinh ngạch xuất khẩu tăng từ 12% đến 26% trong tháng 3 (so với tháng trước). Nhu cầu của năm nước nhập khẩu hàng đầu cũng tăng trong tháng 3 so với tháng 2, đặc biệt là Trung Quốc (+40%) và Hàn Quốc (+29%).

    >>> Giá giấy bao bì hòm hộp tăng vọt tại Trung Quốc

Dăm mảnh gỗ cứng (Hardwood Chips) – Nhập khẩu tại Trung Quốc, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc trong tháng 3 tăng so với tháng trước. Xuất khẩu tại hầu hết các nước xuất khẩu dăm gỗ lớn, bao gồm Úc, Thái Lan, Nam Phi và Brazil trong tháng 3 cũng tăng so với tháng 2.

Trong những tháng tới, nhiều quốc gia trên thế giới đang lên kế hoạch nới lỏng phong tỏa quốc gia, gỡ bỏ rào cản và hạn chế thương mại quốc tế và mua sắm của người tiêu dùng. Những điều này có thể tạo thuận lợi hơn cho phát triển kinh doanh lâm sản trên thế giới.

Theo Lesprom Network

 

Giá giấy bao bì hòm hộp tăng vọt tại Trung Quốc

Sau hai tháng giảm mạnh, giá của các sản phẩm giấy bao bì hòm hộp như giấy medium độ bền cao, testliner và kraft-top liner đã tăng nhẹ 50-100 RMB/tấn (7-14 USD/tấn) trong tháng 5/2020. Đến tháng 6, giá tiếp tục tăng thêm 200-300 RMB/tấn.

Trong tám ngày đầu tháng 7, Nine Dragons Paper (Holdings), nhà sản xuất giấy bao bì công nghiệp lớn nhất Trung Quốc đã công bố hai đợt tăng giá mới với tổng mức tăng 200-350 RMB/tấn với giấy medium và và 250-400 RMB/tấn với testliner và kraft-top liner. Các nhà sản xuất giấy bao bì khác cũng nhanh chóng hưởng ứng động thái này của Nine Dragons.

Giá giấy bao bì hòm hộp tăng do nhu cầu cao khi nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch, tồn kho thành phẩm thấp, chi phí thu gom giấy thu hồi (RCP) tăng cao.

    >>> Dự báo thị trường giấy tissue dư cung nhưng Trung Quốc vẫn liên tục mở rộng công suất

Cụ thể, kể từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6, các nhà máy đẩy mạnh thu mua giấy bao bì hòm hộp dẫn đến sự sụt giảm hàng tồn kho của các nhà sản xuất. Vào cuối tháng 6, nhiều nhà sản xuất báo cáo thống kê chỉ có một tuần hàng tồn kho. Trong khi đó, giá cho RCP nội địa đã tăng lên từ đầu tháng 5.

Trong khi đó, giá RCP nội địa đã tăng đã tăng từ đầu tháng 5 do việc thu gom và vận chuyển bị hạn chế bởi những những trận mưa lớn gây lũ lụt vào đầu tháng 6.

Bên cạnh đó, tạm dừng sản xuất theo kế hoạch ngừng máy cũng là nguyên nhân cho việc tăng giá lần này. Như Shanying International Holdings sẽ ngừng máy bảo trì dây chuyền 300.000 tấn/năm trong 50 ngày, từ 01/7, giảm sản lượng khoảng 44.000 tấn. Nine Dragons cũng sẽ dừng đại tu hai dây chuyền, công suất mỗi máy 250.000 tấn/năm, trong 80 ngày, từ 21/7, giảm sản lượng khoảng 118.000 tấn.

Từ giữa tháng 6, các thương nhân và nhà cung cấp nước ngoài đã nhận được lượng lớn đơn đặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Giá tesliner nhập khẩu CIF cảng chính Trung Quốc, cuối tháng 6 đã tăng từ 360 USD/tấn lên 430 USD/tấn./.

Theo Fastmarkets RISI

Dự báo thị trường giấy tissue dư cung nhưng Trung Quốc vẫn liên tục mở rộng công suất

Sang năm 2020, thị trường giấy tissue của Trung Quốc vẫn có những tăng trưởng rất mạnh mẽ. Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ đầu tháng 6/2020 đến nay đã có nhiều công ty giấy tissue Trung Quốc khởi chạy các dây chuyền mới, bổ sung hàng trăm tấn công suất mới vào thị trường đang dư thừa này.

Công ty Longyou Xurong đã khởi chạy dây chuyền giấy tissue (TM) công suất 16.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Quzhou, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Công ty Guangxi Hongyuan Paper, mới đây cũng đã khởi chạy TM công suất 17.000 tấn/năm tại nhà máy ở thành phố Fangchenggang, tỉnh Quảng Tây. Máy được cung cấp bởi Baotuo Paper Machinery, có khổ giấy 2,85 m và tốc độ thiết kế đạt 1.400 m/phút.

    >>> Trung Quốc: các công ty mở rộng sản xuất giấy tissue

Công ty Guangxi Zhihu Yunshang Industry khởi chạy hai dây chuyền giấy tissue tại nhà máy ở thành phố Laibin, thuộc khu tự trị Quảng Tây. Mỗi TM có công suất 30.000 tấn/năm, được cung cấp bởi Shandong Fujia Dazheng Machinery Technology. Hai máy lần lượt đi vào sản xuất từ ngày 2/6 và 18/6. Mỗi máy có khổ giấy là 4.2 m và tốc độ thiết kế đạt 1.500 m/phút.

Công ty Baoding Yuexing Paper khởi chạy dây chuyền tissue công suất 15.000 tấn/năm tại thành phố Baoding, Hà Bắc. Dây chuyền do Hebei Mancheng Changda Paper Machinery cung cấp, khổ giấy 3,55m, tốc độ thiết kế 900 m/phút.

Công ty Shandong Dongshun Paper cũng khởi chạy dây chuyền tissue mới, công suất 20,000 tấn/năm tại thành phố Taian, tỉnh Shandong. Dây chuyền do Baotuo Paper Machinery cung cấp, khổ giấy 2,85 m, tốc độ thiết kế 1.500 m/phút./.

Theo Fastmarkets RISI

Tình hình thị trường giấy Đông Nam Á quý II/2020

Sau 3 tháng đầu năm 2020, giá liên tục tăng vọt do nguồn cung giấy thu hồi (RCP) gián đoạn và nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc. Đến cuối Q1/2020, giá giấy tại Đông Nam Á như sau: kraft-top liner đạt 510-540 USD/tấn, testliner đạt 430-470 USD/tấn và giấy medium đạt 380-410 USD/tấn.

Sang quý II/2020, giá giấy bao bì tái chế tại thị trường Đông Nam Á vẫn có chiều hướng ổn định do có lợi thế từ việc xuất khẩu tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, giá bìa tái chế đã giảm mạnh trở lại từ cuối QII/2020. Cuối tháng 6, giá bình quân các loại giấy đã giảm 60-100 USD/tấn. Cụ thể, giá giấy kraft-top liner ở mức 400-460 USD/tấn, giá giấy testliner ở mức 350-390 USD/tấn và giá giấy medium tái chế ở mức 320-340 USD/ tấn.

Bìa duplex có tráng cũng bị sụt giá nghiêm trọng từ cuối QI, giá loại duplex gáy xám giảm từ 500-550 USD/tấn đầu quý I xuống còn 450-500 USD/tấn, loại duplex gáy trắng từ 600-650 USD/tấn giảm còn 550-600 USD/tấn.

   >>> Trung Quốc cấp giấy phép nhập khẩu RCP đợt thứ 9

Thị trường giấy in, viết cao cấp Đông Nam Á vẫn trong tình trạng dư cung dù hàng loạt nhà máy đã tạm dừng hoạt động do nhu cầu trong và ngoài nước đã giảm mạnh.

Cuối tháng 6/2020, giá giấy in viết cao cấp không tráng (UFP) ở mức 640-690 USD/tấn, giảm từ mức 670-700 USD/tấn trong tháng 5 và giảm hơn 100 USD/tấn so với mức giá 760-800 USD/tấn được báo cáo vào cuối QI. Giá giấy in viết cao cấp có tráng (CFP) giảm nhẹ vì trong Q1 các nhà sản xuất CFP đã không tăng giá như các nhà sản xuất UFP. Giá CFP ghi nhận cuối QII ở mức 610-680 USD/tấn, giảm từ 640-690 USD/tấn hồi tháng 5 và 710-750 USD/tấn từ cuối QI.

Nhu cầu thị trường kém do QII bắt đầu của mùa yếu điểm, tiêu thụ và nhu cầu hai loại giấy in, viết cao cấp chịu ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa quốc gia phòng chống COVID-19 tại các nước. Cộng thêm sự cạnh tranh của nhiều mặt hàng xuất khẩu tại thị trường, các nhà cung cấp có thể sẽ phải đối mặt với sự tiếp tục suy giảm tiêu thụ của giấy in, viết cao cấp trong quý III/2020.

Theo Fastmarkets RISI

Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Theo Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO), từ kết quả nghiên cứu đã giúp cho sản phẩm giấy viết của VINAPACO chống lem với tất cả các loại mực có mặt trên thị trường. Từ năm 2013 đến nay, các sản phẩm giấy bị lem mực đã bị loại bỏ hoàn toàn trên thị trường ngành giấy, giúp giảm tổn thất do giấy bị trả lại. Cụ thể, 1 năm trước khi áp dụng sáng kiến, mỗi năm, khách hàng khiếu nại trả lại giấy do bị lem trung bình khoảng 500 tấn. Các sản phẩm bị trả lại phải quay lại dây chuyền để tái sản xuất. Chi phí cho sản xuất lại tốn thêm khoảng 3,18 triệu đồng/tấn.

Bên cạnh đó, nhờ điều chỉnh và thay đổi các điều kiện công nghệ trong quá trình sản xuất, đã giúp tổng công ty giải quyết được hiện tượng giấy bị bụi xanh dạng sợi. Trước khi áp dụng sáng kiến, tổng lượng giấy do nguyên nhân bụi xanh dạng sợi phải xử lý quay trở lại dây chuyền khoảng 1.380 tấn, chi phí cho việc sản xuất lại khoảng 4,2 tỷ đồng/1 tấn.

Phát huy vai trò là đơn vị hàng đầu nghiên cứu phát triển công nghệ trong ngành giấy, thời gian qua, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu khoa học; gắn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với yêu cầu thực tế của sản xuất, tăng cường ứng dụng chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Viện đã phối hợp với các DN, viện nghiên cứu, trung tâm… trong ngành và các ngành liên quan thực hiện nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ môi trường áp dụng vào sản xuất, để nâng cao chất lượng sản phẩm bột giấy và giấy như bột giấy sinh học từ rơm lúa, bột tái chế, giấy in, giấy thấm, giấy bao bì, giấy bao gói thực phẩm, giấy tissue; nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng.

   >>> Lộ trình tăng mức phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp

Đặc biệt, trước việc sản xuất giấy là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng (điện, hơi), chiếm khoảng 18 – 25% giá thành sản phẩm, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã triển khai đề tài “Nghiên cứu công nghệ tạo chế phẩm enzyme trợ nghiền từ vi khuẩn – xạ khuẩn chịu nhiệt và ứng dụng trên dây chuyền sản xuất giấy tissue”. Kết quả của đề tài góp phần giảm năng lượng điện tối đa cho quá trình nghiền bột giấy, nâng cao năng suất chạy máy. Ngoài ra còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất giấy tại Việt Nam, tiến tới định hướng phát triển bền vững.

Đó là những minh chứng điển hình cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Đây là tiền đề cho sự phát triển, góp phần cung ứng ngành công nghiệp giấy về quy trình công nghệ, sản phẩm mới có tính ứng dụng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như giảm chi phí sản xuất…

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, các DN, viện nghiên cứu trong ngành giấy kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương hỗ trợ một phần kinh phí cho phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập; tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng triển khai, nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0…

Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Theo Công Thương

Trung Quốc cấp giấy phép nhập khẩu RCP đợt thứ 9

Ngày 7 tháng 7 năm 2020, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc (MEE) đã phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu giấy (RCP) đợt mới, với tổng hạn ngạch lên tới 1,12 triệu tấn. Đây là lần cấp hạn ngạch nhập khẩu RCP lần thứ 9 trong năm 2020.

Ba nhà sản xuất bao bì hàng đầu Trung Quốc đã nhận được tỷ trọng lớn trong tổng hạn ngạch cấp phép lần này. Trong đó, Nine Dragons Paper (Holdings) đã nhận được 487.700 tấn, Công ty sản xuất giấy Lee & Man được cấp 248.870 tấn, Shanying International Holdings nhận được 131.850 tấn. Các công ty này đều được cấp cùng số lượng hạn ngạch mà họ đã được cấp trong các đợt trước.

MEE gần đây đã xác nhận Trung Quốc sẽ áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu chất thải rắn, bao gồm RCP, từ năm 2021. Các nguồn tin cho biết, những công ty nhận giấy phép đợt thứ chín sẽ được cấp thêm một đợt giấy phép nữa trong năm nay. Giấy phép nhập khẩu RCP năm 2020 có hiệu lực đối với hàng đến cảng Trung Quốc và làm thủ tục hải quan trước ngày 31 tháng 12, ngay sau đó giấy phép sẽ tự động hết hạn.

   >>> Kinh tế dần hồi phục, thị trường giấy bao bì Trung Quốc khởi sắc

Như vậy, sau 9 lần cấp phép nhập khẩu tổng hạn ngạch được ban hành cho đến nay lên tới 5,69 triệu tấn, giảm 42,3% so với 9,93 triệu tấn mà MEE đã phê duyệt cùng thời điểm này năm ngoái. Trong khi đó, theo dữ liệu hải quan mới nhất của Trung Quốc, nhập khẩu RCP tổng hợp trong năm tháng đầu năm nay chỉ đạt 2,47 triệu tấn, giảm 44,4% so với năm trước.

Nhập khẩu RCP gần đây rẻ hơn nhiều so với RCP thu gom trong nước và chất lượng của chúng, đặc biệt là RCP của Mỹ, tốt hơn nhiều. Nhiều công ty cho biết, cơ hội nhập khẩu của họ vẫn còn đến cuối tháng 9, vì thường phải mất 45-60 ngày để hàng RCP về đến Trung Quốc từ Mỹ sau khi đặt hàng./.

Theo Fastmarkets RISI

Kinh tế dần hồi phục, thị trường giấy bao bì Trung Quốc khởi sắc

Tháng 6/2020, nền kinh tế dần hồi phục trở lại sau dịch COVID-19, giá giấy bao bì và bìa thị trường Trung Quốc đã tăng hoặc ổn định trở lại.

Sau khi giá giấy bao bì hòm hộp tăng nhẹ vào tháng 5, trong tháng 6, các nhà cung cấp tiếp tục tăng thêm 200-300 RMB/tấn (28-42 USD/tấn).

Tại các tỉnh phía đông tỉnh Chiết Giang và Giang Tô và thành phố Thượng Hải, giá giấy lớp mặt (testliner) đã tăng từ 3.500-3.830 RMB/tấn lên 3.790-4.100 RMB/tấn. Giá giấy kraft-top liner cũng tăng từ 4.000-4.140 RMB/tấn lên 4.150-4.570 RMB/tấn. Giá giấy white-top liner không đổi, ở mức 5.150-5.550 RMB/tấn. Giá giấy lớp sóng giữa có độ bền cao đã tăng vọt từ 3.250-3.610 RMB/tấn lên 3.450-3.950 RMB/tấn. Nhưng xu hướng tăng giá bắt đầu chững lại từ cuối tháng 6 khi nhu cầu tại thị trường giảm dần.

Tuy nhiên, Nine Dragons Paper (Holdings), nhà sản xuất giấy bao bì lớn nhất Trung Quốc, đã công bố một đợt tăng giá giấy lớp sóng giữa có độ bền cao, testliner và giấy kraft lớp mặt thêm 50-100 RMB/tấn, áp dụng từ ngày 27/6.

Giá giấy thu hồi (RCP) cũng lên cao thúc đẩy tăng giá giấy bao bì hòm hộp tái chế. Trong tháng 6, giá RCP tăng một phần là do lượng mưa lớn tại Trung Quốc đã cản trở cả việc thu gom và vận chuyển, thêm vào đó là vì sự cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu giấy bao bì hòm hộp tái chế.

    >>> Xuất khẩu giấy kraft của Mỹ tăng 28,1% trong tháng 5

Kể từ tháng 3, khi giấy lớp sóng giữa nội địa hạ giá, lượng nhập khẩu bắt đầu giảm xuống. Trong tháng 4, lượng giấy lớp sóng giữa nhập khẩu chỉ đạt khoảng 265.000 tấn và tháng 5 chỉ còn 214.000 tấn, giảm lần lượt 16,7% và 19,4% so với tháng trước.

Giá giấy kraft lớp mặt không tẩy trắng (KLB) hầu như không thay đổi nhưng nhu cầu thấp. Trong tháng 6, giá KLB ở mức 520-575 USD/tấn. Một số nhà cung cấp ở Mỹ còn chào bán với giá giảm thêm khoảng 10-15 USD/tấn.

Giá bìa duplex gáy xám có tráng phủ tăng trong tháng 6. Giá loại cao cấp đạt 4.350-4.450 RMB/tấn, tăng 100 RMB/tấn. Loại thương phẩm cũng tăng từ 3.900-4.100 RMB/tấn lên 4.200-4.250 RMB/tấn.

Sau khi giá giảm mạnh trong hai tháng liên tiếp, giá bìa ngà có tráng phủ đã tăng vọt trong tháng 6. Tại Chiết Giang, Giang Tô và Thượng Hải, giá loại cao cấp đã tăng 100 RMB/tấn, đạt 6.700-6.800 RMB/tấn. Giá loại thương phẩm đã tăng 200 RMB/tấn, đạt 5.300-5.600 RMB/tấn./.

Theo Fastmarkets RISI

Xuất khẩu giấy kraft của Mỹ tăng 28,1% trong tháng 5

Chỉ trong tháng 5/2020, Mỹ đã xuất khẩu 341.075 tấn giấy kraft lớp mặt sang Trung Quốc, gấp đôi lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, đã tăng 111% từ đầu năm đến nay.

Chỉ riêng xuất khẩu sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020 đã đạt 1,967 triệu tấn, tương đương 17% tổng lượng xuất khẩu hàng năm của Mỹ, tăng 28,1% so với 1,535 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2019.

Theo Chính phủ Mỹ, giá giấy kraft lớp mặt xuất khẩu trung bình của Mỹ đã giảm 125 USD/tấn. Từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2020, giá bán trong nước của giấy kraft lớp mặt có định lượng 42-lb đã giảm 30 USD/tấn.

    >>> Xuất khẩu dăm gỗ của Úc giảm mạnh

Tính đến tháng 5/2020, xuất khẩu sang Mexico giảm 5,6%, xuống còn 320.220 tấn. Tiếp theo là Ý (137.444 tấn, tăng 21,3%), Guatemala (134.573 tấn, tăng 41,1%), Canada (127.075 tấn, tăng 13,7%), Ecuador (101.185 tấn, tăng 61,9%), Costa Rica (88.990 tấn, tăng 11,2%), Thổ Nhĩ Kỳ (75.379 tấn, tăng 142,1%), Tây Ban Nha (56.225 tấn, tăng 10,5%) và Chile (46.766 tấn, tăng 7,8% ).

Từ đầu năm đến cuối tháng 5/2020, xuất khẩu giấy kraft lớp mặt đã tăng 28,1% mặc dù các nhà máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp của Mỹ đã cắt giảm tỷ lệ hoạt động trung bình từ khoảng 96% trong tháng 4 xuống chỉ còn 90% vào tháng 5./.

Theo RISI Fastmarkets

Lộ trình tăng mức phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp

* Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi):

– Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

– Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

+ 4.000.000 đồng/năm đối với cơ sở lưu lượng nước thải bình quân từ 10 đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

+ 3.000.000 đồng/năm đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 05 đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ).

+ 2.500.000 đồng/năm đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 05 m3/ngày (24 giờ).

**Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.

    >>> Bảo vệ môi trường, yếu tố sống còn của ngành giấy

Trong đó:

– F là số phí phải nộp.

– f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01/01/2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

– C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 53/2020.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

1-  Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.

2- Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.

3- Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.

4- Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.

5- Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.

6- Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.

7- Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Theo Công Thương

Oji khởi chạy dây chuyền tissue đầu tiên tại nhà máy ở Nantong, Trung Quốc

Dây chuyền tissue này do công ty Andritz cung cấp, có khổ rộng biên giấy 5,6 m và tốc độ thiết kế  2.000 m/phút.

Đây là TM đầu tiên đưa vào vận hành tại nhà máy. Dây chuyền TM thứ 2 cùng loại đang được lắp đặt, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 9/2020.

Hai TM này sẽ được tích hợp một phần với dây chuyền sản xuất bột giấy gỗ cứng tẩy trắng (BHK) tại chỗ, công suất 700.000 tấn/năm.

Sản phẩm của hai TM sẽ được bán ở dạng cuộn jumbo vì nhà máy Nantong hiện chưa có dây chuyền gia công giấy tissue, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang Nhật.

Theo kế hoạch mở rộng công suất giấy tissue, Oji dự kiến xây dựng tổng công suất giấy tissue tại nhà máy Nantong lên tới 360.000 tấn/năm./.

   >>> Trung Quốc không cấp giấy phép nhập khẩu RCP cho năm 2021

Theo RISI Fastmarkets