Vinapaco: Phong trào thi đua yêu nước phải thiết thực, gắn với nhiệm vụ của đơn vị

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Hoàng Quốc Lâm – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) cho biết, Đại hội thi đua là dịp để Tổng Công ty rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng cũng như đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện phong trào thu đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm tới.

vinapaco
Ông Hoàng Quốc Lâm – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinapaco khai mạc Đại hội

Thông tin về kết quả thi đua trong 5 năm, ông Nguyễn Việt Đức – Tổng Giám đốc Vinapaco cho biết, thực hiện kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2015-2020, Vinapaco đã tập trung toàn bộ nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp, điều hành quyết liệt và linh hoạt, thích ứng với tình hình và điều kiện cụ thể trong từng thời điểm, theo diễn biến của thị trường cũng như bối cảnh của nền kinh tế.

Cụ thể, Vinapaco đã phát huy tối đa công suất của các dây chuyền sản xuất hiện có, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng phòng ngừa, xử lý kịp thời các sự cố máy móc, thiết bị; tăng tỷ lệ sử dụng vật tư, nguyên liệu, thiết bị, hóa chất nội địa trong sản xuất; nâng cao sản lượng, ổn định chất lượng sản phẩm giấy; thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) cho sản phẩm; duy trì và mở rộng nhóm chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) đối với các công ty Lâm nghiệp…

   >>> Kinh doanh lâm sản trên thế giới vẫn phát triển trong đại dịch COVID-19 

Cũng trong 5 năm, tổng sản phẩm giấy sản xuất đạt 537.760 tấn, trong đó sản lượng giấy in, viết đạt 484.155 tấn; cung ứng từ 20-25% sản lượng giấy in, giấy viết các loại cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường một số nước trong khu vực với mẫu mã sản phẩm đa dạng.

Đáng chú ý, trong 5 năm, sản phẩm của Vinapaco đã giành được nhiều giải thưởng cao về chất lượng. Tổng Công ty đã góp phần phát triển rừng nguyên liệu, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người lao động. Trong giai đoạn 2015-2020, nhiều cá nhân, tập thể của Tổng công ty đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý của các cấp, các ngành…

vinapaco
Đại hội thi đua yêu nước của Vinapaco thu hút gần 300 đại biểu tham dự. Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá phong trào thi đua yêu nước của công nhân, lao động, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng những điển hình trong 5 năm, giai đoạn 2015-2020

Ngoài ra, Tổng Công ty đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và mô hình quản lý theo hướng giảm bớt đầu mối, tập trung cho những lĩnh vực sản xuất chính; điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề lao động; xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành tốt sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất, công tác an sinh xã hội cũng được Tổng Công ty quan tâm đúng mức, dành nhiều tỷ đồng để làm công tác an sinh, xã hội như: hỗ trợ các hộ gia đình, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; chung tay khắc phục hậu quả thiên tai; chung sức xây dựng nông thôn mới; tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, tạo động lực, khí thế làm việc cho cán bộ công nhân viên, người lao động…

Với những kết quả trên, 5 năm qua, có trên 15 tập thể và 50 cá nhân, người lao động của Tổng Công ty đã được Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen; Tổng Công ty cũng tuyên dương 350 gương chiến sỹ thi đua cơ sở,194 tập thể lao động xuất sắc và tặng nhiều giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc.

Đánh giá về những kết quả trong công tác thi đua của Tổng Công ty, ông Nguyễn Việt Đức khẳng định, công tác thi đua khen thưởng trong Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng.

“Thi đua khen thưởng đã thực sự tạo động lực, thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác trong Tổng Công ty. Qua các phong trào thi đua, người lao động, đội ngũ cán bộ công nhân viên được rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tính kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm với tập thể và kỹ năng hiệp đồng tác nghiệp giữa các vị trí trong dây chuyền sản xuất”, Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Đức nhấn mạnh.

vinapaco
Tại Đại hội, Vinapaco đã đặt ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 8,5%/năm; doanh thu tăng bình quân 9,4%/năm; lợi nhuận bình quân 8%năm…

Giai đoạn 2021-2025 là giai đoạn Tổng Công ty đẩy mạnh công tác tái cơ cấu tiến tới thực hiện cổ phần hóa, thực hiện các mục tiêu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 8,5%/năm; doanh thu tăng bình quân 9,4%/năm; lợi nhuận bình quân 8%/năm…

Xác định những khó khăn trong giai đoạn tới, do vậy, Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Đức cho rằng, cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, hướng đến xây dựng tầm nhìn, chiến lược cạnh tanh phát triển mới, phù hợp với đặc điểm của Tổng Công ty trong bối cảnh thị trường trong nước và khu vực nhiều biến động.

Cùng với đó, đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp, tăng tính công khai minh bạch, nâng cao năng lực quản trị, khai thông nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, đầu tư phát triển khoa học, đổi mới kỹ thuật-công nghệ hiện có, hiện đại hóa cơ sở sản xuất, tiết giảm chi phí hàng năm; ưu tiên sử dụng “công nghệ sạch” trong sản xuất giấy và bột giấy, giải quyết các tồn tại về ô nhiễm, giảm thiểu chất thải ra môi trường…

Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Đức lưu ý, cần linh hoạt, sáng tạo trong việc xác định nội dung, lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức phong trào thi đua, đặc biệt đối với cơ sở. Nội dung, hình thức thi đua phải thực sự phong phú, hấp dẫn. Kiên quyết chống phô trương hình thức, lãng phí cũng như cách làm “khô cứng”. Sau cùng là nâng cao chất lượng các phong trào thi đua đang áp dụng có hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ của Tổng Công ty.

Chủ tịch công đoàn công thương VN
Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Trần Quang Huy biểu dương những tấm gương, những nỗ lực của tập thể, cá nhân đã được vinh danh trong Đại hội lần này

Đánh giá về công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn 2015-2020 của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, ông Trần Quang Huy – Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam biểu dương những tấm gương, những nỗ lực của tập thể, cá nhân đã được vinh danh trong Đại hội lần này.

Chủ tịch Nguyễn Quang Huy cho biết, chỉ còn 20 ngày nữa, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Giấy Việt Nam lần thứ III sẽ được diễn ra. Qua các phong trào thi đua, chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học, giải pháp hay được tiếp thu để hoàn thiện các văn kiện Đại hội với chủ đề “Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh công tác tái cơ cấu; xây dựng Tổng Công ty phát triển bền vững” với phương châm hành động “Đoàn kết-Kỷ cương- Đổi mới-Phát triển”.\

    >>> Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Với mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty lần thứ III, vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Trần Quang Huy yêu cầu, toàn bộ cán bộ công nhân viên Vinapaco nỗ lực trong các hoạt động thi đua, phấn đấu đạt thành tích cao nhất để bù lại những thiếu hụt của 6 tháng đầu năm, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020, làm tiền đề thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025.

Dẫn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đừng tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, do vậy, ông Trần Quang Huy nhấn mạnh, thi đua là việc làm thiết thực, gắn với công việc hàng ngày, các phong trào thi đua của Vinapaco cần có mục tiêu thiết thực, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam kỳ vọng, thời gian tới, công tác thi đua khen thưởng của Vinapaco sẽ tạo xung lực mới cho phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm, đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, đồng sức phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng Tổng Công ty Giất Việt Nam vững mạnh, phát triển bền vững.

vinapaco
Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội thi đua yêu nước của Vinapaco thành công rực rỡ. Đồng thời, gửi lời chúc mừng đến toàn thể cán bộ công nhân viên người lao động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam
vinapaco
Thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Trần Quang Huy cùng ông Hoàng Quốc Lâm – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinapaco trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020

vinapaco

vinapaco
Các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 của Tổng Công ty Giấy Việt Nam được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
vinapaco
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 được nhận Bằng khen từ Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Theo Công Thương

Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Theo Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO), từ kết quả nghiên cứu đã giúp cho sản phẩm giấy viết của VINAPACO chống lem với tất cả các loại mực có mặt trên thị trường. Từ năm 2013 đến nay, các sản phẩm giấy bị lem mực đã bị loại bỏ hoàn toàn trên thị trường ngành giấy, giúp giảm tổn thất do giấy bị trả lại. Cụ thể, 1 năm trước khi áp dụng sáng kiến, mỗi năm, khách hàng khiếu nại trả lại giấy do bị lem trung bình khoảng 500 tấn. Các sản phẩm bị trả lại phải quay lại dây chuyền để tái sản xuất. Chi phí cho sản xuất lại tốn thêm khoảng 3,18 triệu đồng/tấn.

Bên cạnh đó, nhờ điều chỉnh và thay đổi các điều kiện công nghệ trong quá trình sản xuất, đã giúp tổng công ty giải quyết được hiện tượng giấy bị bụi xanh dạng sợi. Trước khi áp dụng sáng kiến, tổng lượng giấy do nguyên nhân bụi xanh dạng sợi phải xử lý quay trở lại dây chuyền khoảng 1.380 tấn, chi phí cho việc sản xuất lại khoảng 4,2 tỷ đồng/1 tấn.

Phát huy vai trò là đơn vị hàng đầu nghiên cứu phát triển công nghệ trong ngành giấy, thời gian qua, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu khoa học; gắn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với yêu cầu thực tế của sản xuất, tăng cường ứng dụng chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Viện đã phối hợp với các DN, viện nghiên cứu, trung tâm… trong ngành và các ngành liên quan thực hiện nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ môi trường áp dụng vào sản xuất, để nâng cao chất lượng sản phẩm bột giấy và giấy như bột giấy sinh học từ rơm lúa, bột tái chế, giấy in, giấy thấm, giấy bao bì, giấy bao gói thực phẩm, giấy tissue; nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng.

   >>> Lộ trình tăng mức phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp

Đặc biệt, trước việc sản xuất giấy là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng (điện, hơi), chiếm khoảng 18 – 25% giá thành sản phẩm, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã triển khai đề tài “Nghiên cứu công nghệ tạo chế phẩm enzyme trợ nghiền từ vi khuẩn – xạ khuẩn chịu nhiệt và ứng dụng trên dây chuyền sản xuất giấy tissue”. Kết quả của đề tài góp phần giảm năng lượng điện tối đa cho quá trình nghiền bột giấy, nâng cao năng suất chạy máy. Ngoài ra còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất giấy tại Việt Nam, tiến tới định hướng phát triển bền vững.

Đó là những minh chứng điển hình cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Đây là tiền đề cho sự phát triển, góp phần cung ứng ngành công nghiệp giấy về quy trình công nghệ, sản phẩm mới có tính ứng dụng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như giảm chi phí sản xuất…

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, các DN, viện nghiên cứu trong ngành giấy kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương hỗ trợ một phần kinh phí cho phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập; tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng triển khai, nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0…

Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Theo Công Thương

Tổng Công ty Giấy Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2019

Ngày 15/1/2019, Tổng Công ty Giấy Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động SXKD năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ SXKD năm 2020. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; ông Lê Việt Long – Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cùng Ban lãnh đạo và toàn thể người lao động của đơn vị.

Một năm nhiều khó khăn  

Báo cáo tại Hội nghị, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam – ông Nguyễn Việt Đức cho hay, tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2019 có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Nhất là, năm 2019 đánh dấu sự sụt giảm nhanh về giá bột giấy, giấy in, giấy viết và giấy photocopy tại khu vực và trên thế giới. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung làm cho xuất khẩu giấy của Trung Quốc vào Mỹ gặp khó khăn dẫn tới nhập khẩu giấy in, giấy viết từ Trung Quốc và một số nước Châu Á vào Việt Nam tăng mạnh.

Trong nước, sản xuất giấy in, viết tăng 2,56% so với năm 2018 trong khi tiêu thụ chỉ giảm 0,8%. Việc nhập khẩu giấy in, viết tăng, sản xuất trong nước tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm đã ảnh hưởng rất lớn tới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Tổng công ty).

Ngoài ra, giá một số nguyên liệu đầu vào tăng như than, điện gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Dây chuyền thiết bị sản xuất tại Bãi Bằng phải dừng để tiến hành công tác bảo dưỡng định kỳ từ 25/2 đến 15/3/2019, khi chạy lại không ổn định dẫn đến năng suất sản xuất đạt thấp, tăng tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và chi phí bảo dưỡng bảo trì…

Đặc biệt, công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa Tổng công ty còn nhiều khó khăn và phức tạp, việc cổ phần hóa Tổng công ty kéo dài do phải thực hiện phương án xử lý đối với Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương.

Theo báo cáo, doanh thu năm 2019 ước đạt 2.304 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch năm, bằng 87% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ước đạt 67,5 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch năm, bằng 112 % so với cùng kỳ năm trước. Nộp ngân sách ước thực hiện 100 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch năm.

Đối với chỉ tiêu sản xuất kinh doanh khối công nghiệp: Sản xuất giấy các loại đạt 105.630 tấn. Trong đó: Sản phẩm giấy Bãi Bằng đạt 94.779 tấn, bằng 93% kế hoạch năm, bằng 86% so với cùng kỳ. Sản phẩm giấy Tissue Sông Đuống đạt 10.851 tấn, bằng 103% kế hoạch năm, bằng 106% cùng kỳ. Sản xuất bột đạt 61.030 tấn, bằng 95% kế hoạch năm, bằng 90% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm giấy tiêu thụ đạt 104.725 tấn. Trong đó, tiêu thụ giấy Bãi Bằng đạt 93.414 tấn, bằng 89% kế hoạch năm, bằng 90% so với cùng kỳ. Tiêu thụ giấy Tissue Sông Đuống đạt 11.311 tấn, bằng 107% kế hoạch năm, bằng 117% so cùng kỳ.

Nhận diện thách thức, cải tổ nâng cao chất lượng

Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Việt Đức phân tích, nhận diện các khó khăn thách thức một cách chi tiết từ thị trường giấy in, giấy viết và bột giấy năm 2020 của thế giới, khu vực và trong nước để đưa ra những phương hướng hoạt động của Tổng Công ty trong năm 2020.

Theo đó, ông Nguyễn Việt Đức nhận định, nhu cầu thị trường trong nước đối với các sản phẩm giấy in, giấy viết và giấy photocopy trong năm 2020 tiếp tục có tăng trưởng (mức tăng khoảng 2,5%). Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của sản phẩm giấy giữa các doanh nghiệp trong nước và với các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn. Doanh nghiệp với sản phẩm có chất lượng ổn định, phù hợp, giá cả cạnh tranh sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Để vượt qua khó khăn, Tổng Công ty cũng đưa ra những mục tiêu cho năm 2020, như tiếp tục đổi mới, tăng cường kỷ cương trách nhiệm trong quản trị các mặt vềquản lý sản xuất, chất lượng, định mức, mua hàng, bán hàng, xây dựng kế hoạch, tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý; Tăng cường áp dụng cơ chế khoán trong sản xuất kinh doanh công nghiệp, lâm nghiệp; Nâng cao giá trị thương hiệu Giấy Bãi Bằng và Giấy Tissue; Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của pháp luật về môi trường…

Đối với chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu đưa ra cho năm 2020 Tổng Công ty phải đạt như sau:  Giá trị sản xuất công nghiệp: Đạt 1.994 tỷ đồng, bằng 102% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu: 2.255 tỷ đồng, bằng 98% thực hiện năm 2019. Nộp ngân sách: 129 tỷ đồng, bằng 129% thực hiện năm 2019. Lợi nhuận: 70 tỷ đồng, bằng 103% thực hiện năm 2019.

Đối với sản phẩm sản xuất Giấy các loại: 108.500 tấn, bằng 103% thực hiện năm 2019. Trong đó: Giấy in, viết: 98.000 tấn, bằng 103% thực hiện năm 2019. Giấy Tissue: 10.500 tấn, bằng 97% thực hiện năm 2019. Sản phẩm bột giấy: Bột giấy tẩy trắng (Bãi Bằng): 64.500 tấn….

VPPA

Ngành Giấy nên được ưu tiên phát triển trong nền kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc về ô nhiễm môi trường, về vấn nạn từ rác thải nhựa… thì giấy đang được xem như một nguyên liệu thay thế ưu việt, nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong nền kinh tế tuần hoàn.

Số liệu cho thấy Việt Nam hiện xếp thứ 68 trên thế giới về diện tích, thứ 15 trên thế giới về dân số nhưng xếp thứ 4 về rác thải nhựa. Nền kinh tế tuần hoàn được xem là một giải pháp thay thế bền vững thông qua tính khôi phục và cải tạo.

Phù hợp “tự nhiên” với mô hình kinh tế tuần hoàn

Trong nền kinh tế tuần hoàn, khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu được thay bằng khái niệm khôi phục chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và tiến tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kĩ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.

Mô hình kinh tế tuần hoàn có khả năng giúp giảm phát thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên góp phần giải quyết các vấn đề về khăn hiếm và bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nên kinh tế.

Rừng nguyên liệu giấy áp dụng theo mô hình Quản lý rừng bền vững đã góp phần giảm phát thải.

Khái niệm kinh tế tuần hoàn tương đối mới với doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên theo Tiến sĩ Đặng Văn Sơn, Viện trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluy lô, ngành Giấy có bản chất rất gần kinh tế tuần hoàn bởi việc quản lý và tái tạo tài nguyên của Ngành có thể thực hiện theo một vòng khép kín, ít tạo ra phế thải.

Hiện nay có 2 loại nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất giấy là bột giấy và giấy thu hồi hay còn gọi là “giấy tái chế” (tên tiếng Anh là recycled paper, là giấy sau khi sử dụng được thu hồi, tái chế, chỉ có một số rất ít loại giấy không tái chế được, điển hình là giấy vệ sinh). Thông thường trong quy trình sản xuất giấy từ bột giấy nguyên chất, trải qua nhiều khâu, tiêu hao nhiều nguyên liệu. Ngược lại, tái chế giấy giúp tiết giảm được nhiều khâu, tiết kiệm nhiên liệu.

Tái chế 1 tấn giấy có thể tiết kiệm đến 17 cây gỗ trưởng thành, 4.000kWh điện, 270 lít dầu, 26.000 lít nước và 3,5m3 đất (để trôn lấp); đồng thời giảm được 65% điện năng cần sử dụng (để sản xuất giấy mới); 35% nguy cơ ô nhiễm môi trường; 74% ô nhiễm không khí…

Cần nhiều “đòn bẩy” phát triển theo hướng tuần hoàn

Thực tế, nước ta xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị GDP, bao bì giấy đóng góp rất lớn trong lĩnh vực này, nhất là các ngành như dệt may, thủy sản, da giày, điện tử… Cùng với đó trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm, riêng giấy bao bì khoảng 15-17%/năm.

Bối cảnh mới của nền kinh tế toàn cầu và khu vực, ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mở rộng, hợp tác và phát triển cùng với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

Với sự phát triển này, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết luôn định hướng xây dựng Ngành theo mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng nguồn nguyên liệu thứ cấp, đặc biệt xem giấy thu hồi là nguồn nguyên liệu sản xuất.

Thực tế hàng chục năm trước, Công ty TNHH Giấy Bao bì Đồng Tiến (đơn vị sản xuất giấy bao bì lớn trong nước), đã hợp tác với Công ty Tetra Pak – doanh nghiệp chuyên về bao bì giấy đựng chất lỏng lớn nhất thế giới đầu tư dây chuyền tái chế vỏ hộp sữa đồng bộ đầu tiên tại Việt Nam.

Tháng 12 vừa qua, Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đồng Tiến, Tetra Pak phối hợp với các đối tác khởi động chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa tại 800 trường mầm non và tiểu học thuộc 16 quận, huyện TP. Hà Nội (tiếp sau TP. Hồ Chí Minh).

Bằng dây chuyền tái chế hoàn chỉnh, bột giấy thu hồi từ tái chế vỏ hộp sữa có chất lượng cao đã được Công ty dùng để sản xuất giấy bề mặt cao cấp cho thùng cactông, phần nhôm/nhựa được làm thành các tấm lợp, với công suất 400-500 tấm/ngày. Mỗi tấm lợp có thể giúp tái chế được đến 8.000 hộp sữa giấy đã qua sử dụng mà trước đó chỉ được đưa đi đốt hoặc chôn lấp.

Hiện các doanh nghiệp ngành Giấy chú trọng áp dụng nhiều giải pháp, công nghệ mới, nhằm sản xuất sạch hơn, mang lại lợi ích lớn về môi trường do tiết giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Điển hình, nước sản xuất đang được áp dụng theo hướng tuần hoàn tái sử dụng, các công nghệ mới giảm điện năng và dùng điện năng lượng mặt trời, hóa chất được cắt giảm…

Ví dụ tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) ngoài việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải, doanh nghiệp chú trọng áp dụng sản xuất sạch hơn tại tất cả các phân xưởng sản xuất; tăng cường các biện pháp quản lý nội vi, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tiết kiệm trong sản xuất như: sử dụng tiết kiệm năng lượng, điện, nước sạch, vật tư nguyên liệu… từ đó đã tối ưu hiệu quả sản xuất và giảm thiểu lượng chất thải ngay tại nguồn phát sinh…

Giai đoạn 2009-2019, Vinapaco đã có 88 sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, tiết giảm định mức kinh tế kỹ thuật (giảm tiêu hao vật tư hóa chất, năng lượng, nguyên liệu đầu vào…)… áp dụng vào sản xuất, tạo giá trị làm lợi trên 50 tỷ đồng.

Theo Tiến sĩ Đặng Văn Sơn, nền kinh tế tuần hoàn sử dụng nguyên liệu thứ cấp trong đó có giấy thu hồi (để tái chế, tái sử dụng) được coi nguyên liệu chính trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên thực tế hiện nay nước ta chưa hiểu đúng bản chất của giấy thu hồi, chỉ xem đây là giấy phế liệu, chưa phải nguyên liệu thứ cấp dùng để sản xuất.

Đại diện VPPA đề xuất để ngành Giấy tận dụng được cơ hội phát triển trong kinh tế tuần hoàn thì Việt Nam cần nâng cao nhận thức, có ứng xử đúng với “giấy tái chế” theo đúng cách gọi của các quốc gia sản xuất giấy hàng đầu là giấy thu hồi, không coi là phế liệu mà là nguyên liêu, tài nguyên với các chính sách khai thác, sử dụng phù hợp.

Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về giấy thu hồi – nguyên liệu thứ cấp, hoạt động thu gom và tái chế giấy để làm cơ sở hiện đại hóa ngành giấy theo hướng thân thiện với môi trường. Cụ thể ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ, khuyến khích thu gom, tái chế… như từ phân loại rác tại nguồn, thu gom vận chuyển đến nhà máy; tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất của; đồng thời coi giấy thu hồi như loại hàng hóa thông thường…

Theo Công Thương

10 năm, 88 sáng kiến và hơn 50 tỉ đồng

Trong giai đoạn 10 năm (2009-2019), người lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đóng góp 88 sáng kiến tiết kiệm, giá trị làm lợi trên 50 tỷ đồng.

Cụ thể hóa phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phát động phong trào thi đua “phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất” trong công nhân viên chức lao động toàn đơn vị, nhằm cải tiến kỹ thuật, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ..

Ông Nguyễn Xinh – Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Giấy Việt Nam cho biết,  để phong trào “Sáng kiến – tiết kiệm” được thường xuyên liên tục và đạt hiệu quả cao, Tổng công ty đã ban hành “quy chế hoạt động sáng kiến”, tổ chức đăng ký sáng kiến, thành lập tổ hỗ trợ thực hiện sáng kiến và sau một năm thực hiện, Hội đồng sáng kiến của Tổng công ty thẩm định về báo cáo kinh tế, kỹ thuật để xác định giá trị làm lợi.

Đối với những sáng kiến được công nhận, Hội đồng sáng kiến xem xét phê duyệt ra quyết định thưởng sáng kiến. Sáng kiến tính được giá trị làm lợi bằng tiền thì sau khi được công nhận, tác giả được thưởng 10% giá trị làm lợi/năm, những người hỗ trợ sáng kiến thì được thưởng 30% mức thù lao cho tác giả sáng kiến.

Trong 10 năm 2009-2019, Tổng công ty có 27 lượt người lao động được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo

Đối với sáng kiến không tính ra giá trị làm lợi bằng tiền, như sáng kiến liên quan đến cải thiện điều kiện làm việc, mức tính thưởng cho tác giả được tính theo 3 hệ số.

Hoạt động này đã tiết giảm định mức kinh tế kỹ thuật, làm cho người lao động có sáng kiến tích cực hơn, phát huy nhiều sáng kiến hơn nữa. Trong 10 năm qua, con số làm lợi từ sáng kiến cải tiến đạt khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Để phong trào phát triển rộng rãi, Công đoàn Tổng công ty đã tổ chức các hội thảo chuyên đề về Lao động sáng tạo. Trong các hội thảo, lựa chọn sáng kiến tiêu biểu để tác giả chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộ công đoàn, người lao động trong toàn đơn vị.

Công đoàn tổ chức trao Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam một cách trang trọng, trong các dịp kỷ niệm lớn hoặc tổng kết năm để ghi nhận đóng góp của người lao động. Trong 10 năm 2009-2019, Tổng công ty có 27 lượt người lao động được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.

Giai đoạn này, Tổng công ty đã có tổng số 88 sáng kiến lớn tính được bằng tiền, làm lợi cho doanh nghiệp 50,3 tỷ đồng. Tổng công ty đã trích thưởng cho tác giả và những tập thể, cá nhân đã hỗ trợ thực hiện những sáng kiến đó với số tiền 6,7 tỷ đồng.

Theo Công Thương

Vinapaco: Hơn 5 tỷ đồng đầu tư hệ thống quan trắc nước, khí thải tự động

Dự kiến trong quý 3/2019 Vinapaco sẽ nghiệm thu, đưa vào vận hành chính thức hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.

Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, mới đây, Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) cho biết đã hoàn thiện việc khảo sát, lắp đặt, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành thiết bị quan trắc tự động cho hệ thống xử lý nước thải và khói thải ra môi trường.

Tổng số tiền đầu tư cho các hệ thống này là hơn 5 tỷ đồng, Vinapaco cho biết khi đi vào vận hành các thiết bị này sẽ giúp đơn vị tăng cường năng lực giám sát của hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải ra môi trường…

Hiện nay, doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục thuê đơn vị có đủ chức năng thực hiện quan trắc đối chứng đối với các hệ thống quan trắc tự động mới được đầu tư.

Dự kiến trong quý 3/2019 Vinapaco sẽ nghiệm thu, đưa vào vận hành chính thức hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (hiện đơn vị đã làm công văn đề nghị Sở Tài Nguyên và Môi trường Phú Thọ cấp địa chỉ IP để thực hiện việc kết nối). Đầu năm 2020, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoàn thiện đưa vào vận hành chính thức 02 hệ thống quan trắc khí thải tự động.

Các nguồn xả thải đáp ứng các quy chuẩn

Thực tế hiện nay tại Vinapaco có phát sinh ba loại hình chất thải là: Chất thải rắn, nước thải và khí thải. Chất thải rắn thông thường bao gồm vỏ cây, mùn cưa, bùn vôi, xỉ than, bùn thải,… Trong đó, Tổng công ty đã có phương án tái sử dụng một số chất thải (Bùn sơ cấp có thành phần chủ yếu là xơ sợi thải được chuyển giao cho Công ty Giấy Phong Châu làm bìa cactong; Bùn thứ cấp một phần để làm phân vi sinh, phần còn lại được đốt trong lò hơi đốt sinh khối…).

 quan ly rung ben vung
Vinapaco thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.

Đối với các loại chất thải rắn không tái sử dụng được và chất thải nguy hại thì doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực, tư cách pháp nhân để chuyển giao, xử lý theo đúng quy định.

Vinapaco cho biết, toàn bộ nước thải sản xuất; vệ sinh, sinh hoạt của các CBCNV trong Tổng công ty đều được thu gom bằng hệ thống cống ngầm, sau đó đưa về khu xử lý nước thải tập trung bằng phương pháp cơ lý hóa học kết hợp với sinh học bùn hoạt tính xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra môi trường.

Vinapaco cũng ký hợp đồng với cơ quan có đủ chức năng chuyên môn và tư cách pháp nhân, lấy mẫu phân tích, kiểm tra toàn bộ các thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải ra môi trường (theo đúng quy định của Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 70/GXN-TCMT ngày 11/8/2016 và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 532/GP-BTNMT ngày 13/02/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

xu ly nuoc thai
Nhiều năm qua Vinapaco duy trì hiệu quả Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Kết quả phân tích chất lượng các nguồn thải của Trung tâm Môi trường và sản xuất sạch hơn (Bộ Công Thương) gần đây cho thấy chất lượng các nguồn khí thải (lò hơi thu hồi, lò hơi đốt than, lò hơi đốt sinh khối) của Vinapaco trước khi xả ra môi trường đều được xử lý tốt, các thông số đáp ứng quy chuẩn môi trường cho phép QCVN19:2009/BTNMT (các thông số về nồng độ bụi, H2S, SO2, NO2, CO); các nguồn nước thải đều đáp ứng QCVN12-MT:2015/BTNMT (đối với các thông số màu, COD, pH, BOD5, TSS, AOX)…

Chủ động trong đầu tư cho công tác môi trường

Đại diện bộ phận kỹ thuật Vinapaco cho biết xác luôn định sản xuất song song với bảo vệ môi trường, thời gian qua đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép xả thải vào nguồn nước cũng như các biện pháp phòng ngừa sự cố, rủi ro môi trường; thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, diễn tập về phòng cháy chữa cháy, ứng phó với sự cố hóa chất…

doan cong tac lam viec ve cong tac moi truong
Tại buổi làm việc gần đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Minh cũng đánh giá cao sự vào cuộc chủ động của lãnh đạo Vinapaco trong công tác bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó Vinapaco cho biết đồng thời chủ động triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường như: Thường xuyên áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất, triển khai tới các đơn vị trực thuộc; tổ chức các hoạt động để hưởng ứng các ngày lễ lớn về môi trường; thực hiện tốt các công tác an toàn vệ sinh lao động…

Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn tại tất cả các phân xưởng, tăng cường các biện pháp quản lý nội vi…; Vinapaco đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tiết kiệm trong sản xuất như: sử dụng tiết kiệm năng lượng, điện, nước sạch, vật tư nguyên liệu và phát huy phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tối ưu hiệu quả sản xuất và giảm thiểu lượng chất thải ngay tại nguồn phát sinh…

Ngoài chủ động nâng cấp, đầu tư mới một số thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường như: Máy lọc sala tại hệ thống xử lý nước thải; Nghiên cứu, tiến hành thử nghiệm bổ sung chất trợ lắng cho nước thải sau xử lý vi sinh nhằm nâng cao chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường…; Vinapaco đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn nghiên cứu phương án tái sử dụng các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của đơn vị…

Nhiều năm qua Vinapaco duy trì hiệu quả Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015(ngày 26/01/2019, Hệ thống đã được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp QUACERT tiến hành đánh giá, giám sát và cấp Giấy duy trì chứng nhận số 232/QUACERT-KT).

Theo Tạp chí Công thương

Vinapaco: Gần 60.000 cuốn vở đã đến với các em học sinh nghèo vượt khó

Phát huy tinh thần “Tương thân tương ái”, sẻ chia với các em học sinh nghèo vượt khó trước thềm năm học mới, từ 26 – 29/8/2019, đoàn công tác Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đã trực tiếp trao tặng gần 60.000 cuốn vở cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 17 điểm trường tiểu học, THCS.

Các điểm trường nằm trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang và Tuyên Quang – cũng là địa bàn hoạt động của các Công ty Lâm nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, là vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn. Phần lớn học sinh tại đây đều có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập còn nhiều hạn chế. Những cuốn vở là phần quà thiết thực đầy ý nghĩa giúp các em quyết tâm vượt qua mọi trở ngại, vươn lên thi đua rèn luyện ngày càng tốt hơn trong học tập.

Nói về hoạt động này đại diện Tổng Công ty Giấy Việt Nam ông Trần Quốc Vượng – Phó Ban Tuyên giáo – Truyền thông chia sẻ: “60.000 cuốn vở là những phần quà không thực sự quá lớn nhưng là tấm lòng, tình cảm yêu thương của tập thể cán bộ công nhân viên Vinapaco mong muốn chia sẻ, động viên các em vững bước đến trường cố gắng học tập để trở thành con ngoan trò giỏi”.

Nhiều năm qua song song với việc chú trọng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hàng năm Vinapaco luôn đặc biệt quan tâm triển khai các chương trình an sinh xã hội coi đây như hoạt động thường niên không thể thiếu. Chương trình trao tặng vở cho các em học sinh còn thể hiện sự tri ân của Vinapaco đối với nhân dân và chính quyền các địa phương, chung sức chăm sóc, bảo vệ và phát triển vùng nguyên liệu giấy.

Trao tặng vở cho các em học sinh tại trường THCS Bằng Luân, xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng.

Tặng vở cho các em học sinh Trường tiểu học Minh Phú, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Trao tặng vở cho các em học sinh Trường tiểu học Việt Hồng, xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Vinapaco hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2018

Ngày 22/1, Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đã Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019. Kết quả báo cáo cho thấy, Vinapaco hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu đã đề ra trong năm.

Cụ thể, sản xuất kinh doanh khối công nghiệp, tổng doanh thu đạt 2.599 tỷ đồng, bằng 119% kế hoạch năm. Sản xuất giấy các loại đạt 120.059 tấn, trong đó, giấy in, viết đạt 109.837 tấn, bằng 110% kế hoạch năm; Giấy tissue đạt 10.222 tấn, bằng 97% kế hoạch năm. Tiêu thụ giấy các loại đạt 113.153 tấn, trong đó giấy in, giấy viết đạt 103.486 tấn, bằng 104% kế hoạch năm; giấy tissue đạt 9.667 tấn, bằng 92% kế hoạch năm.

Năm 2018, Vinapaco nộp ngân sách 131 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch năm. Lợi nhuận đạt 70 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch năm. Theo giải thích, lợi nhuận năm nay thấp do năm 2017, Vinapaco có hoàn nhập khoản trích dự phòng của Công ty CP tập đoàn Tân Mai.

Khối sản xuất kinh doanh lâm nghiệp cũng vượt các chỉ tiêu đề ra. Khai thác gỗ nguyên liệu giấy đạt 160.031 m3; Trồng rừng mới đạt 2.308 ha; Chăm sóc rừng đạt 7.998 ha; Bảo vệ rừng khép tán đạt 9.250 ha.

Vinapaco hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2018
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng vui mừng và đánh giá cao những kết quả mà VINAPACO đạt được năm 2018.

Theo báo cáo, Vinapaco nghiêm túc triển khai sự chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Công Thương trong công tác cổ phần hóa và tái cơ cấu, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh, tập thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty chủ động, sáng tạo, đoàn kết phát huy trí tuệ, quyết tâm hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, đảm bảo việc làm và nâng cao đáng kể thu nhập cho người lao động, duy trì tốt công tác văn hóa an sinh xã hội, tình hình an ninh chính trị được giữ vững.

Vinapaco đã nhận diện được thời cơ thuận lợi của thị trường giấy từ đó quyết định không đóng máy bảo dưỡng, sửa chữa lớn vào tháng 10 như mọi năm mà tiếp tục duy trì sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sang năm 2019, Vinapaco định hướng tập trung chỉ đạo nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh khối công nghiệp Bãi Bằng và Công ty giấy tissue Sông Đuống. Tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu Giấy Bãi Bằng và Giấy Watersilk. Tập trung cải tiến thiết bị công nghệ, giảm định mức tiêu hao vật tư nguyên liệu, ổn định chạy máy, nâng cao tính hiệu quả…

Tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu tiến tới Cổ phần hóa Tổng công ty, trong đó trọng tâm xử lý dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam và tái cơ cấu Công ty nguyên liệu giấy Miền Nam. Tiếp tục tập trung thực hiện các dự án đầu tư; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo động lực để người lao động phấn đấu, gắn bó lâu dài với Tổng công ty…

Một số chỉ tiêu tài chính được Vianpaco đề ra năm 2019 gồm, tổng doanh thu đạt 2.606 tỷ đồng, bằng 100% ước thực hiện năm 2018 ; Nộp ngân sách đạt 121 tỷ đồng; Lợi nhuận đạt 75 tỷ đồng.

CNG