Giấy lụa hộp Pulppy đổi nhận diện

Nhiều năm qua, người tiêu dùng đã khá quen thuộc với các nhãn hiệu giấy lụa cao cấp Pulppy, May, An An do Công ty TNHH New Toyo Pulppy Việt Nam sản xuất. Đây là các nhãn hiệu giấy đã tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng Việt Nam bằng sự ổn định về chất lượng, mẫu mã đẹp mắt.

Sản phẩm giấy lụa hộp Pulppy 4 màu là một thiết kế mới phát triển dựa trên bao bì hiện tại của nhãn hiệu. Thiết kế mới là sự hòa lẫn giữa hiện đại của môi trường sống và màu sắc của thiết kế cũ. Hình ảnh con người thể hiện qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hàng ngày và hạnh phúc của các gia đình. Hình ảnh các tòa nhà, cây xanh ẩn hiện phía sau biểu thị cho môi trường sống hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Giấy lụa hộp Pulppy đổi nhận diện
Giấy lụa hộp Pulppy cũ.

     >>> Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà ra mắt sản phẩm mới giấy in Hồng Hà Delus

Đại diện doanh nghiệp cho biết, giấy lụa hộp Pulppy có thành phần là 100% bột giấy nguyên chất, mềm, mịn, dai, thấm hút nhanh. Sản phẩm tốt cho da nhạy cảm, có trắng tự nhiên và không sử dụng hóa chất.

“Chúng tôi nhận được thông tin xuất hiện sản phẩm khăn giấy hộp có mẫu mã, kiểu dáng tương tự, dễ gây nhầm lẫn với khăn giấy Pulppy. Việc thay đổi mẫu mã sản phẩm lần này nhằm bảo vệ uy tín thương hiệu, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm”, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.

Sản phẩm ra mắt từ giữa tháng 8 và có mặt trên tất cả các cửa hàng, siêu thị, tạp hóa sỉ, lẻ….trên toàn quốc. Trong quá trình thay đổi thiết kế bao bì sản phẩm, trên thị trường tồn tại cả 2 mẫu bao bì mới và cũ mà Pulppy phân phối. Các sản phẩm sử dụng bao bì cũ vẫn có giá trị theo hạn sử dụng in trên sản phẩm và chất lượng sản phẩm ở cả hai loại bao bì không thay đổi.

Theo New Toyo Pulppy Việt Nam

Đồng Tiến sử dụng điện NLMT vào sản xuất

Qua việc đánh giá hiệu quả của hệ thống NLMT công suất 70KW lắp đặt tại khu nhà văn phòng, hệ thống các tấm pin NLMT đã tạo ra mái che chắn mưa nắng bảo vệ được sân thượng, giảm nhiệt độ trong văn phòng và đặc biệt là đã phục vụ được các nhu cầu sử dụng điện cho khối văn phòng. Ngày 07/09/2020, Ban Lãnh đạo công ty Đồng Tiến đã ký hợp đồng, quyết định đầu tư thêm hệ thống điện On-Grid 3 pha công suất 970KW áp mái cho toàn bộ khu xưởng nhà máy, dự kiến hệ thống điện NLMT sẽ được vận hành phục vụ nhu cầu điện năng cho sản suất vào cuối năm 2020 này.

Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương có địa chỉ tại số 378/18, KP.3, P.Tân Định, Tx.Bến Cát, T.Bình Dương, là khu vực trong tỉnh quanh năm có lượng nắng dồi dào, cường độ bức xạ mặt trời đạt trung bình 4.5kWh/m2/ngày, lượng bức xạ 1871kWh/m2/năm, điều này phù hợp để công ty đầu tư lắp đặt điện NLMT nối lưới nhằm giảm lượng điện năng phải mua từ EVN cho nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và của khối văn phòng.

Đồng thời, thông qua việc đầu tư hệ thống NLMT, Ban Lãnh đạo cũng thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bảo vệ môi trường, thể hiện cam kết sản xuất và phát triển các sản phẩm xanh sạch vì lợi ích bền vững chung của cộng đồng và uy tín thương hiệu của công ty trên thị trường.

Hình ảnh hệ thống NLMT công suất 70KW tại khu nhà văn phòng:

      >>> Đợt cấp phép nhập khẩu cuối cùng của Trung Quốc gây áp lực cho thị trường RCP châu Á?

VPPA

Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà ra mắt sản phẩm mới giấy in Hồng Hà Delus

Sản phẩm mới ra mắt là 02 loại giấy in Hồng Hà Delus A4 – A3 định lượng 70g/m2 & 80g/m2 với phong cách thiết kế sang trọng và chuyên nghiệp dành riêng cho khối văn phòng. Sản phẩm được sản xuất và đóng gói bằng dây chuyền hoàn toàn tự động, nguồn nguyên liệu giấy cao cấp không sử dụng chất tẩy trắng gốc Clo, bảo vệ môi trường. Giấy không bụi, giúp đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tăng độ bền của máy in, máy photo.

cong ty cp van phong pham hong ha ra mat san pham moi giay in hong ha delus
Dây chuyền sản xuất, đóng gói hoàn toàn tự động

Bên cạnh những đặc điểm vượt trội cùng những giá trị tiện ích đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng in ấn và photo, giấy in Hồng Hà Delus còn đặc biệt hướng đến tiêu chí an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

cong ty cp van phong pham hong ha ra mat san pham moi giay in hong ha delus
Dây chuyền đóng ram tự động
cong ty cp van phong pham hong ha ra mat san pham moi giay in hong ha delus
cong ty cp van phong pham hong ha ra mat san pham moi giay in hong ha delus
Dây chuyền đóng thùng tự động

Được thành lập vào ngày 1/10/1959, trải qua hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, sản phẩm mang thương hiệu Hồng Hà đã và đang giành được sự tin tưởng yêu mến của nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt. Với phương châm mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng vượt trội và an toàn sức khỏe, Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà luôn chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng nguồn nguyên liệu thân thiện môi trường. Sản phẩm do Văn phòng phẩm Hồng Hà sản xuất luôn hướng đến mục tiêu tiện ích, an toàn sức khỏe và vì một môi trường sống xanh.

cong ty cp van phong pham hong ha ra mat san pham moi giay in hong ha delus
Giấy in Delus Hồng Hà không sử dụng chất tẩy trắng gốc Clo, bảo vệ môi trường

Hiện tại, công ty đã phát triển được hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước, đưa sản phẩm Hồng Hà đến gần hơn với người tiêu dùng với gần 100 nhà phân phối cùng trên 10.000 điểm bán lẻ. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà luôn tự tin giữ vững mục tiêu trở thành doanh nghiệp văn phòng phẩm hàng đầu Việt Nam, phấn đấu đưa thương hiệu Văn phòng phẩm Hồng Hà tiến xa hơn trên trường quốc tế.

Theo Công Thương

Doanh nghiệp giấy phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Đại diện một số doanh nghiệp ngành giấy cho biết, tình trạng nhập khẩu tăng cao vì các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu thô để làm giấy thành phẩm. Bên cạnh đó, dây chuyền để sản xuất bột giấy từ gỗ cũng có chi phí đầu tư lớn.

Theo Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, đơn vị sở hữu và vận hành Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, việc đầu tư vào các nhà máy giấy sẽ giúp doanh nghiệp nội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, lộ trình này còn tuỳ vào năng lực tài chính của từng doanh nghiệp.

Bản thân doanh nghiệp ngoài đầu tư cho trang thiết bị, còn đặt ra chiến lược đầu tư vùng nguyên liệu giấy với việc xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn. Từ đó An Hoà giảm đi gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy.

Nằm trong chiến lược dài hạn, vừa qua, Giấy An Hòa đã tập trung xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn tại Tuyên Quang gồm: vùng nguyên liệu, phát triển trung tâm nghiên cứu với nhiệm vụ chính là ươm giống cây, trồng rừng nguyên liệu đủ cung cấp các loại giống tốt cho các đơn vị sản xuất nguyên liệu giấy trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.

Lãnh đạo doanh nghiệp kiểm tra chất lượng giấy thành phẩm.

Tổng diện tích được quy hoạch 85.650,9 ha rừng trồng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất tại 105 xã của các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Lâm Bình và thị xã Tuyên Quang.

Với điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, doanh nghiệp Giấy An Hòa đã xây dựng các trung tâm nguyên liệu lâm nghiệp tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và Bắc Cạn. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, hàng năm Giấy An Hoà cung cấp gần 3 triệu cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu mua gỗ và dăm gỗ nguyên liệu của người dân.

Lãnh đạo doanh nghiệp kiểm tra chất lượng giấy thành phẩm.

Dây chuyền sản xuất bột giấy của nhà máy bột giấy và giấy An Hòa có công suất 130.000 tấn một năm, với công nghệ nấu liên tục, tẩy trắng không sử dụng Clo nguyên tố (ECF), hệ thống thiết bị hiện đại, mới 100%, trong đó các thiết bị chính do hãng Metso sản xuất tại Thụy Điển và Phần Lan. Hệ thống thu hồi có khả năng thu hồi đến 95% lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và giảm thiểu tối đa các chất thải ra môi trường.

Dây chuyền bột giấy bắt đầu sản xuất thương mại từ tháng 11/2012 và đến nay, sản phẩm bột giấy An Hòa đã được các đơn vị sản xuất giấy hàng đầu tại Việt Nam sử dụng thường xuyên như: Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, Công ty cổ phần Giấy và bao bì Việt Thắng… và xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh./.

   >>> Ngành Giấy Việt Nam: 7 tháng đầu năm và triển vọng những tháng cuối năm 

Theo Giấy An Hòa

Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương: Tín hiệu vui của ngành giấy

Ưu điểm vượt trội

Sản xuất giấy nói chung, giấy bao bì công nghiệp nói riêng, để tạo cho tờ giấy có tính chống thấm nước, không bị nhòe khi gặp mực in gốc nước trong quá trình in, các nhà sản xuất đã sử dụng một số hóa chất có tính màng chống thấm nước trong quá trình gia keo. Có hai phương pháp gia keo phổ biến hiện nay là gia keo nội bộ và gia keo bề mặt.

Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và thiết bị, phương pháp gia keo bề mặt được ứng dụng nhiều hơn cả, bởi những ưu điểm vượt trội so với gia keo nội bộ. Theo đó, các sản phẩm keo chống thấm thế hệ mới (keo chống thấm bề mặt) đã được nghiên cứu, sử dụng kết hợp với dung dịch tinh bột trong quá trình gia keo bề mặt cho giấy.

Sản phẩm keo chống thấm bề mặt cũng được coi là sản phẩm hiệu quả và thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất. Song những loại chất chống thấm bề mặt sử dụng ở các nhà máy sản xuất giấy trong nước hầu hết là nhập khẩu, chưa có cơ sở nào tự nghiên cứu và sản xuất được.

Với mục tiêu tạo những dòng sản phẩm keo chống thấm có ưu điểm và tính ứng dụng vượt trội, được sản xuất, thương mại hóa bởi thị trường trong nước, năm 2017, Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm phối hợp với Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô đã đề xuất, được Bộ Công Thương giao thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp”. Dự án này thuộc Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.

Tại buổi nghiệm thu dự án, TS. Đặng Văn Sơn – Chủ nhiệm dự án – cho biết, sản phẩm copolyme styren acrylat là tác nhân chống thấm có ưu điểm vượt trội như tính chất tạo màng tốt hơn, giá thành thấp hơn, khả năng chống thấm cao hơn. Ngoài ra, còn góp phần cải thiện, ổn định chất lượng giấy như hạn chế sự hồi ẩm của giấy, ổn định độ bền của giấy trong điều kiện khí hậu Việt Nam.

   >>> Doanh nghiệp Ngành Giấy với việc thực hiện ND 40/2019/ND-CP và Thông tư 25/TT-BTNMT

Làm chủ quy trình công nghệ

Theo TS. Đặng Văn Sơn, đến nay dự án đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat trong thí nghiệm và trên dây chuyền sản xuất công suất thiết kế 3 tấn/mẻ với sản lượng 450 tấn/năm. Bên cạnh đó, đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình ứng dụng nhũ tương copolyme styren acrylat làm chất chống thấm bề mặt trong quá trình sản xuất giấy bao bì công nghiệp; đã thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat công suất 450 tấn/năm.

Đặc biệt, đã tiến hành sản xuất thử nghiệm thành 13 đợt với tổng khối lượng sản phẩm nhũ tương copolyme styren acrylat là 169,839 tấn; đồng thời, tiến hành 2 đợt sản xuất thử nghiệm với tổng khối lượng sản phẩm giấy bao bì công nghiệp 248,709 tấn. Cùng với đó, từng bước tiếp cận thị trường và đã tiêu thụ được 140,429 tấn sản phẩm nhũ tương copolyme styren acrylat, tổng doanh thu sản phẩm bao gồm cả tồn kho dự kiến đạt được khoảng 3,023 tỷ đồng.

Hiện nay, mức tiêu thụ giấy của Việt Nam đã và đang tăng nhanh hơn so với năng lực sản xuất trong nước. Đến năm 2020, nhu cầu thị trường trong nước cho giấy bao bì được dự tính ở mức 3,6 – 4 triệu tấn/năm. Do đó, với sự phát triển của ngành giấy bao bì công nghiệp, thị trường phụ gia, hóa chất ngành giấy cũng có cơ hội đồng hành phát triển.

Theo Công Thương

Ứng dụng công nghệ cao trong ngành giấy: Cần hỗ trợ từ chính sách

Công suất vừa và nhỏ

Trước yêu cầu ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; cạnh tranh khốc liệt với các nước trong khu vực… ngành giấy trong nước cần phải thay đổi công nghệ, thiết bị theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, loại bỏ dần các công nghệ thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả, ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, để định hướng giúp doanh nghiệp (DN) ổn định và phát triển trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách, quản lý cần có những cơ sở khoa học về lý luận, thực tiễn về xu hướng phát triển công nghệ, thiết bị sản xuất của ngành giấy trên thế giới cũng như trong nước.

Nằm trong khuôn khổ Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp cao, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô được Bộ Công Thương giao thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng ứng dụng công nghệ cao trong ngành công nghiệp giấy và đề xuất định hướng phát triển trong giai đoạn tới”.

Báo cáo trước hội đồng nghiệm thu đề tài mới đây, TS. Cao Văn Sơn – Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, Chủ nhiệm đề tài – cho biết, mục tiêu chính của nhiệm vụ là xây dựng được cơ sở dữ liệu về hiện trạng công nghệ – thiết bị, thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong ngành công nghiệp giấy, từ đó đề xuất các định hướng phát triển ứng dụng công nghệ cao trong ngành công nghiệp giấy giai đoạn 2025, tầm nhìn đến 2030.

Từ các kết quả điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng công nghệ, thiết bị và tiềm năng ứng dụng công nghệ cao tại các DN sản xuất bột giấy, sản xuất giấy tissue, giấy bao bì, giấy in giấy viết trong nước cho thấy, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có quy mô nhỏ, lạc hậu so với khu vực, có nhiều DN sản xuất nhưng phần lớn công suất vừa và nhỏ, chất lượng sản phẩm chỉ đạt ở mức trung bình, khá.

Hạn chế về tài chính

Thông qua việc triển khai nhiệm vụ, đã đề xuất được lộ trình áp dụng các công nghệ cao, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, thân thiện với môi trường cho ngành công nghiệp giấy tới năm 2030; đề xuất một số giải pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghệ cao trong sản xuất giấy, bột giấy và các sản phẩm hóa chất phụ gia đến năm 2030.

Đáng chú ý, đã định hướng được một số ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ cao, thân thiện với môi trường trong sản xuất giấy gồm: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nguyên liệu dăm mảnh gỗ, xử lý bột giấy; ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản trị DN; ứng dụng các loại hóa chất, phụ gia mới nhằm tăng cường chất lượng các sản phẩm giấy; ứng dụng các vật liệu nano cho quá trình tráng phủ và xử lý bề mặt giấy…

Theo TS. Cao Văn Sơn, đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, ngành giấy Việt Nam có triển vọng to lớn để mở rộng, phát triển sản xuất. Các DN có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn thông tin kinh tế, kỹ thuật công nghệ mới, có nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngành.

Tuy nhiên, do phần lớn DN có công suất vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế nên việc áp dụng công nghệ cao cho ngành công nghiệp giấy trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách, đặc biệt là hỗ trợ, ưu đãi cho các DN vừa và nhỏ để đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường còn hạn chế, khó tiếp cận.

Các DN có công suất dưới 10.000 tấn/năm chiếm trên 80% số lượng DN ngành công nghiệp giấy, nhưng tổng công suất chỉ chiếm khoảng 20% tổng công suất toàn ngành.

Theo Công Thương

Vinapaco: Phong trào thi đua yêu nước phải thiết thực, gắn với nhiệm vụ của đơn vị

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Hoàng Quốc Lâm – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) cho biết, Đại hội thi đua là dịp để Tổng Công ty rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng cũng như đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện phong trào thu đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm tới.

vinapaco
Ông Hoàng Quốc Lâm – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinapaco khai mạc Đại hội

Thông tin về kết quả thi đua trong 5 năm, ông Nguyễn Việt Đức – Tổng Giám đốc Vinapaco cho biết, thực hiện kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2015-2020, Vinapaco đã tập trung toàn bộ nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp, điều hành quyết liệt và linh hoạt, thích ứng với tình hình và điều kiện cụ thể trong từng thời điểm, theo diễn biến của thị trường cũng như bối cảnh của nền kinh tế.

Cụ thể, Vinapaco đã phát huy tối đa công suất của các dây chuyền sản xuất hiện có, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng phòng ngừa, xử lý kịp thời các sự cố máy móc, thiết bị; tăng tỷ lệ sử dụng vật tư, nguyên liệu, thiết bị, hóa chất nội địa trong sản xuất; nâng cao sản lượng, ổn định chất lượng sản phẩm giấy; thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) cho sản phẩm; duy trì và mở rộng nhóm chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) đối với các công ty Lâm nghiệp…

   >>> Kinh doanh lâm sản trên thế giới vẫn phát triển trong đại dịch COVID-19 

Cũng trong 5 năm, tổng sản phẩm giấy sản xuất đạt 537.760 tấn, trong đó sản lượng giấy in, viết đạt 484.155 tấn; cung ứng từ 20-25% sản lượng giấy in, giấy viết các loại cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường một số nước trong khu vực với mẫu mã sản phẩm đa dạng.

Đáng chú ý, trong 5 năm, sản phẩm của Vinapaco đã giành được nhiều giải thưởng cao về chất lượng. Tổng Công ty đã góp phần phát triển rừng nguyên liệu, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người lao động. Trong giai đoạn 2015-2020, nhiều cá nhân, tập thể của Tổng công ty đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý của các cấp, các ngành…

vinapaco
Đại hội thi đua yêu nước của Vinapaco thu hút gần 300 đại biểu tham dự. Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá phong trào thi đua yêu nước của công nhân, lao động, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng những điển hình trong 5 năm, giai đoạn 2015-2020

Ngoài ra, Tổng Công ty đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và mô hình quản lý theo hướng giảm bớt đầu mối, tập trung cho những lĩnh vực sản xuất chính; điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề lao động; xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành tốt sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất, công tác an sinh xã hội cũng được Tổng Công ty quan tâm đúng mức, dành nhiều tỷ đồng để làm công tác an sinh, xã hội như: hỗ trợ các hộ gia đình, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; chung tay khắc phục hậu quả thiên tai; chung sức xây dựng nông thôn mới; tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, tạo động lực, khí thế làm việc cho cán bộ công nhân viên, người lao động…

Với những kết quả trên, 5 năm qua, có trên 15 tập thể và 50 cá nhân, người lao động của Tổng Công ty đã được Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen; Tổng Công ty cũng tuyên dương 350 gương chiến sỹ thi đua cơ sở,194 tập thể lao động xuất sắc và tặng nhiều giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc.

Đánh giá về những kết quả trong công tác thi đua của Tổng Công ty, ông Nguyễn Việt Đức khẳng định, công tác thi đua khen thưởng trong Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng.

“Thi đua khen thưởng đã thực sự tạo động lực, thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác trong Tổng Công ty. Qua các phong trào thi đua, người lao động, đội ngũ cán bộ công nhân viên được rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tính kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm với tập thể và kỹ năng hiệp đồng tác nghiệp giữa các vị trí trong dây chuyền sản xuất”, Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Đức nhấn mạnh.

vinapaco
Tại Đại hội, Vinapaco đã đặt ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 8,5%/năm; doanh thu tăng bình quân 9,4%/năm; lợi nhuận bình quân 8%năm…

Giai đoạn 2021-2025 là giai đoạn Tổng Công ty đẩy mạnh công tác tái cơ cấu tiến tới thực hiện cổ phần hóa, thực hiện các mục tiêu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 8,5%/năm; doanh thu tăng bình quân 9,4%/năm; lợi nhuận bình quân 8%/năm…

Xác định những khó khăn trong giai đoạn tới, do vậy, Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Đức cho rằng, cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, hướng đến xây dựng tầm nhìn, chiến lược cạnh tanh phát triển mới, phù hợp với đặc điểm của Tổng Công ty trong bối cảnh thị trường trong nước và khu vực nhiều biến động.

Cùng với đó, đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp, tăng tính công khai minh bạch, nâng cao năng lực quản trị, khai thông nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, đầu tư phát triển khoa học, đổi mới kỹ thuật-công nghệ hiện có, hiện đại hóa cơ sở sản xuất, tiết giảm chi phí hàng năm; ưu tiên sử dụng “công nghệ sạch” trong sản xuất giấy và bột giấy, giải quyết các tồn tại về ô nhiễm, giảm thiểu chất thải ra môi trường…

Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Đức lưu ý, cần linh hoạt, sáng tạo trong việc xác định nội dung, lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức phong trào thi đua, đặc biệt đối với cơ sở. Nội dung, hình thức thi đua phải thực sự phong phú, hấp dẫn. Kiên quyết chống phô trương hình thức, lãng phí cũng như cách làm “khô cứng”. Sau cùng là nâng cao chất lượng các phong trào thi đua đang áp dụng có hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ của Tổng Công ty.

Chủ tịch công đoàn công thương VN
Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Trần Quang Huy biểu dương những tấm gương, những nỗ lực của tập thể, cá nhân đã được vinh danh trong Đại hội lần này

Đánh giá về công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn 2015-2020 của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, ông Trần Quang Huy – Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam biểu dương những tấm gương, những nỗ lực của tập thể, cá nhân đã được vinh danh trong Đại hội lần này.

Chủ tịch Nguyễn Quang Huy cho biết, chỉ còn 20 ngày nữa, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Giấy Việt Nam lần thứ III sẽ được diễn ra. Qua các phong trào thi đua, chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học, giải pháp hay được tiếp thu để hoàn thiện các văn kiện Đại hội với chủ đề “Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh công tác tái cơ cấu; xây dựng Tổng Công ty phát triển bền vững” với phương châm hành động “Đoàn kết-Kỷ cương- Đổi mới-Phát triển”.\

    >>> Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Với mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty lần thứ III, vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Trần Quang Huy yêu cầu, toàn bộ cán bộ công nhân viên Vinapaco nỗ lực trong các hoạt động thi đua, phấn đấu đạt thành tích cao nhất để bù lại những thiếu hụt của 6 tháng đầu năm, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020, làm tiền đề thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025.

Dẫn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đừng tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, do vậy, ông Trần Quang Huy nhấn mạnh, thi đua là việc làm thiết thực, gắn với công việc hàng ngày, các phong trào thi đua của Vinapaco cần có mục tiêu thiết thực, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam kỳ vọng, thời gian tới, công tác thi đua khen thưởng của Vinapaco sẽ tạo xung lực mới cho phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm, đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, đồng sức phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng Tổng Công ty Giất Việt Nam vững mạnh, phát triển bền vững.

vinapaco
Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội thi đua yêu nước của Vinapaco thành công rực rỡ. Đồng thời, gửi lời chúc mừng đến toàn thể cán bộ công nhân viên người lao động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam
vinapaco
Thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Trần Quang Huy cùng ông Hoàng Quốc Lâm – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinapaco trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020

vinapaco

vinapaco
Các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 của Tổng Công ty Giấy Việt Nam được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
vinapaco
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 được nhận Bằng khen từ Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Theo Công Thương

Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Theo Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO), từ kết quả nghiên cứu đã giúp cho sản phẩm giấy viết của VINAPACO chống lem với tất cả các loại mực có mặt trên thị trường. Từ năm 2013 đến nay, các sản phẩm giấy bị lem mực đã bị loại bỏ hoàn toàn trên thị trường ngành giấy, giúp giảm tổn thất do giấy bị trả lại. Cụ thể, 1 năm trước khi áp dụng sáng kiến, mỗi năm, khách hàng khiếu nại trả lại giấy do bị lem trung bình khoảng 500 tấn. Các sản phẩm bị trả lại phải quay lại dây chuyền để tái sản xuất. Chi phí cho sản xuất lại tốn thêm khoảng 3,18 triệu đồng/tấn.

Bên cạnh đó, nhờ điều chỉnh và thay đổi các điều kiện công nghệ trong quá trình sản xuất, đã giúp tổng công ty giải quyết được hiện tượng giấy bị bụi xanh dạng sợi. Trước khi áp dụng sáng kiến, tổng lượng giấy do nguyên nhân bụi xanh dạng sợi phải xử lý quay trở lại dây chuyền khoảng 1.380 tấn, chi phí cho việc sản xuất lại khoảng 4,2 tỷ đồng/1 tấn.

Phát huy vai trò là đơn vị hàng đầu nghiên cứu phát triển công nghệ trong ngành giấy, thời gian qua, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu khoa học; gắn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với yêu cầu thực tế của sản xuất, tăng cường ứng dụng chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Viện đã phối hợp với các DN, viện nghiên cứu, trung tâm… trong ngành và các ngành liên quan thực hiện nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ môi trường áp dụng vào sản xuất, để nâng cao chất lượng sản phẩm bột giấy và giấy như bột giấy sinh học từ rơm lúa, bột tái chế, giấy in, giấy thấm, giấy bao bì, giấy bao gói thực phẩm, giấy tissue; nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng.

   >>> Lộ trình tăng mức phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp

Đặc biệt, trước việc sản xuất giấy là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng (điện, hơi), chiếm khoảng 18 – 25% giá thành sản phẩm, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã triển khai đề tài “Nghiên cứu công nghệ tạo chế phẩm enzyme trợ nghiền từ vi khuẩn – xạ khuẩn chịu nhiệt và ứng dụng trên dây chuyền sản xuất giấy tissue”. Kết quả của đề tài góp phần giảm năng lượng điện tối đa cho quá trình nghiền bột giấy, nâng cao năng suất chạy máy. Ngoài ra còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất giấy tại Việt Nam, tiến tới định hướng phát triển bền vững.

Đó là những minh chứng điển hình cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Đây là tiền đề cho sự phát triển, góp phần cung ứng ngành công nghiệp giấy về quy trình công nghệ, sản phẩm mới có tính ứng dụng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như giảm chi phí sản xuất…

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, các DN, viện nghiên cứu trong ngành giấy kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương hỗ trợ một phần kinh phí cho phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập; tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng triển khai, nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0…

Ngành Giấy: Gắn nghiên cứu với thực tiễn

Theo Công Thương

Giấy bao bì cao cấp: cơ hội cho các nhà sản xuất tiềm năng

Mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu giấy bao bì tăng cao

Tại Việt Nam, giấy bao bì hiện là sản phẩm giấy chính chiếm gần 80% tổng tiêu thụ toàn ngành. Tuy nhiên, trong năm 2019, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 1,225 triệu tấn, vì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 5%. Đây là hạn chế nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để các doanh nghiệp giấy có tiềm lực đầu tư công nghệ, tạo ra sản phẩm chất lượng bắt kịp nhu cầu trong và ngoài nước.

Theo nhận định của Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), trong tháng 3/2020, tất cả các mặt hàng của ngành giấy bao gồm giấy bao bì đều tăng trưởng từ 2-5% so với tháng 2/2020.

Hiện tại, sản xuất giấy bao bì trong nước chủ yếu là giấy lớp mặt (Testliner, Krafliner) và giấy lớp sóng (Medium), dùng để sản xuất thùng carton sóng, đáp ứng được 84% nhu cầu nội địa. Riêng loại giấy tráng phủ cao cấp như Whitetopliner được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in ấn bao bì thủy sản, đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu, đa phần phải nhập khẩu vì rất ít doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất được.

Một thực trạng hiện nay trong ngành giấy số lượng doanh nghiệp tuy đông đảo nhưng lại nhỏ yếu, công nghệ lạc hậu. Nếu xét về tiềm lực, các doanh nghiệp FDI có lợi thế hơn với nguồn vốn lớn, đầu tư công nghệ hiện đại, năng suất cao, sản lượng trung bình trên 400.000 tấn/năm như Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm). Lee & Man cũng là một trong những doanh nghiệp có thể sản xuất loại giấy Whitetopliner với sản lượng trung bình hơn 100.000 tấn/năm, chiếm gần 25% tổng sản lượng giấy bao bì của toàn nhà máy.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu giấy bao bì tăng cao, trong năm 2020 – 2021, dự kiến sẽ có khoảng 7 nhà máy giấy bao bì trong nước sẽ đưa vào sản xuất/nâng công suất.

Giấy bao bì cao cấp: cơ hội cho các nhà sản xuất tiềm năng
Ảnh minh họa

“Lấp khoảng trống” phân khúc giấy bao bì tráng phủ cao cấp

Theo VPPA, trong 5-10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng giấy bao bì dự báo tăng trưởng 14-18%/năm. Do đó, kế hoạch mở rộng sản xuất của các nhà máy giấy bao bì là hướng đi khả quan. Tuy nhiên, phân khúc giấy bao bì cao cấp (tráng phủ) là “khoảng trống” mà ngành giấy cần lắp đầy, thay vì chỉ tập trung vào sản xuất các loại giấy bao bì thông thường.

   >>> Trung Quốc không cấp giấy phép nhập khẩu RCP cho năm 2021

Ngoài ra, với bất cứ sản phẩm nào, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư chất lượng nếu muốn cạnh tranh với giấy ngoại nhập. Lee & Man, với năng lực và thế mạnh trong việc sản xuất giấy tráng phủ cao cấp Whitetopliner, nếu công ty này mở rộng quy mô trong tương lai, đó sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp và ngành giấy trong nước giải đáp bài toán về nhu cầu.

Bên cạnh đó, hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại của Lee & Man cho phép sản xuất sản phẩm có bề mặt láng mịn, độ đồng đều 3 lớp cao, giúp bao bì có thể in ấn những hình ảnh sắc nét, nhiều màu sắc, chi tiết, góp phần giảm chi phí mực in xuống tới 50%. Mặt khác, so với các sản phẩm giấy trong nước, giấy bao bì của Lee & Man có độ chống thấm rất cao.

Cùng với việc tạo ra sản phẩm chất lượng là sự đầu tư bài bản của doanh nghiệp. 650 triệu USD là số vốn đầu tư của Lee & Man để hiện đại hoá quy trình sản xuất cho nhà máy đặt tại Hậu Giang.

Chia sẻ về cải tiến trong sản xuất giấy bao bì, ông Patrick Chung, TGĐ Lee & Man Việt Nam cho biết: “Công nghệ mới cho phép Lee & Man sản xuất sản phẩm giấy bao bì ngày càng mỏng nhưng vẫn đáp ứng được độ dai cũng như độ cứng cần thiết, tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu, góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm giấy của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chỉ tiêu chất lượng, an toàn với các chứng chỉ quan trọng như: FSC; ISO 9001:2015; ISO 14001:2015; OHSAS 18001:200.”

Ngoài ra, trong xuyên suốt quá trình hoạt động, việc nâng tầm chất lượng ngành giấy tại Việt Nam là mục tiêu mà Lee & Man luôn hướng đến: “Nhận định được nhu cầu thị trường về giấy bao bì cao cấp, ngay từ đầu, Lee & Man đã có sự đầu tư rất lớn về công nghệ, tập trung sản xuất các loại giấy mà nhiều nhà máy sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Đồng thời, công ty lấy công nghệ xử lý giấy tái chế làm bệ phóng, hướng đến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào phát triển bền vững của ngành và đất nước”, ông Patrick Chung chia sẻ.

Nhìn chung, Lee & Man cũng như các doanh nghiệp giấy bao bì có đủ tiềm lực sẽ có hướng đầu tư đúng đắn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm giấy Việt.

Theo Vietnamnet

 

EVFTA, cơ hội song hành cùng những thách thức lớn

Việc Nghị viện châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu với Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) mang tới những tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam giữa lúc đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Chờ Quốc hội Việt Nam thông qua

Chỉ ít phút sau khi Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA trong cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định ở Strasbourg, bày tỏ quan điểm về hai hiệp định này với Báo Phụ Nữ TP.HCM, đại diện Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) gọi đây là thời khắc lịch sử của quan hệ châu Âu – Việt Nam, mở ra một chương mới về tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai phía.

Theo EuroCham, bước tiếp theo và cũng là bước cuối cùng trước khi EVFTA có hiệu lực là cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Việt Nam. EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế giữa Việt Nam và EU. Hai phần ba (tương đương khoảng 65%) giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU và 71% hàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được tự do hóa ngay khi hiệp định có hiệu lực; những dòng thuế còn lại sẽ được bãi bỏ theo lộ trình 10 năm tới. EVFTA cũng bao gồm các quy định quan trọng về bảo vệ môi trường và quyền lao động, giúp Việt Nam bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Ông Nicolas Audier – Chủ tịch EuroCham – cho rằng, các hiệp định này sẽ cho phép doanh nghiệp châu Âu đón đầu xu thế phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam, có thêm cơ hội tham gia vào các thị trường, sản phẩm và dịch vụ của châu Âu. Tương tự, các công ty của châu Âu cũng có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đang phát triển mạnh của Việt Nam.

EVFTA – những dấu mốc hành trình

Đánh giá tác động của hiệp định đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, tại cuộc họp báo sau khi kết quả bỏ phiếu từ Nghị viện châu Âu được công bố, Bộ trưởng Bộ Công thương – Trần Tuấn Anh – gọi đây là cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu – thị trường có quy mô lên đến 18.000 tỷ USD – nhất là trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19 (bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi-rút Corona mới gây ra).

Bộ Công thương đã trình văn bản để Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn EVFTA. Nếu theo đúng lộ trình, Chính phủ sẽ trình Chủ tịch nước xem xét, sau đó trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng Năm tới. Nếu Quốc hội thông qua, hiệp định sẽ có hiệu lực vào khoảng tháng 7/2020. Khi đó, các nhóm hàng như nông sản, da giày, dệt may, máy vi tính, sản phẩm nhựa, hàng thủy sản… được cho là có cơ hội lớn xuất sang châu Âu. Ngoài những ưu đãi về thuế quan, Bộ Công thương còn đánh giá, hiệp định sẽ mở ra cơ hội thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ…

Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín cho rằng, các hiệp định mới là cơ hội lớn nhưng tận dụng cơ hội và biến nó thành thực tế là cả một quãng thời gian dài với những thách thức rất lớn. Sau khi Quốc hội thông qua hiệp định, Chính phủ mới đưa ra nghị định hướng dẫn, sau đó các bộ mới ban hành thông tư hướng dẫn. Quá trình này có khi mất nhiều năm và đòi hỏi phải có sự đồng bộ về văn bản pháp luật giữa các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đây là một thách thức cực lớn. Có lẽ lúc đó, đại dịch Covid-19 đã qua, doanh nghiệp Việt phải loay hoay “dọn dẹp” đống hoang tàn do dịch Covid-19 để lại.

Nhiều thách thức chờ sẵn

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gặp khó không phải chỉ do dịch Covid-19 bùng phát mà đã có từ hai năm trở lại đây. Nguyên nhân là nông sản Việt Nam chưa đạt các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc của phía Trung Quốc. Thị trường EU còn khó gấp nhiều lần so với Trung Quốc, liệu nông sản Việt Nam có tiếp cận được thị trường EU như mong muốn trong thời gian ngắn?

Chuyên gia Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, vô số thách thức phía trước. Đầu tiên là ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Đây là hai nước mà Việt Nam có lượng xuất và nhập rất lớn. Với Trung Quốc, Việt Nam lệ thuộc cả đầu vào và ra. Đầu vào lệ thuộc vào nguyên liệu chính ngạch như vải, phụ liệu cho ngành dệt may. Khi Trung Quốc gặp khó khăn trong thương chiến Mỹ – Trung, doanh nghiệp Việt Nam quen lấy nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Về đầu ra, khi Trung Quốc không xuất thẳng được hàng sang Mỹ, nông sản của Trung Quốc bị dồn ứ lại thì hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc bị hạn chế phần nào, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và việc thực hiện EVFTA.

Kế đến, khi EVFTA có hiệu lực, sự sẵn sàng của các doanh nghiệp EU hơn hẳn doanh nghiệp Việt Nam. Họ sẵn sàng trên ba mặt. Một là, hàng của họ đảm bảo tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật của Việt Nam; họ nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng người Việt Nam, sản phẩm của họ đổ bộ ồ ạt gây khó khăn cho doanh nghiệp cùng loại ở Việt Nam. Với cuộc cạnh tranh khốc liệt này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể bị giải thể, thanh lý để tồn tại bằng một ngành nghề khác, hoặc phải bắt tay để trở thành một trong những nhánh, chuỗi của các doanh nghiệp EU đổ bộ vào Việt Nam. Hai là, doanh nghiệp EU có thể lấy Việt Nam làm nơi đặt các nhà máy để sản xuất hàng hóa, bán cho người Việt và các nước láng giềng. Ba là, họ sẽ xuất khẩu lao động chất lượng cao từ nước họ sang Việt Nam.

Bỏ thuế quan, vẫn còn phi thuế quan

Một hiệp định lớn được đánh giá là cơ hội rộng mở cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, nhưng một nghiên cứu được công bố trong diễn đàn TP.HCM hội nhập kinh tế quốc tế năm 2019 diễn ra cách đây hai tháng cho thấy, chỉ có hơn 1,5% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát có sự nghiên cứu sâu về EVFTA, hơn 65% số doanh nghiệp mới chỉ nghe qua nhưng chưa tìm hiểu gì về hiệp định này.

Rất nhiều đại diện doanh nghiệp, chuyên gia đã chỉ ra nhiều nhóm hàng có cơ hội gia tăng thị phần xuất khẩu vào châu Âu khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, nhưng khi không còn thuế quan thì hàng rào phi thuế quan là trở ngại không nhỏ. Đó là các tiêu chí cực kỳ nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, nhất là thực phẩm.

Nông sản được kỳ vọng lớn nhất bởi đây là nhóm hàng xưa nay quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và luôn trong tình trạng nơm nớp lo Trung Quốc không nhập hàng. Nhưng theo một chủ doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại TP.HCM, phần lớn trái cây xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch vì không đáp ứng yêu cầu chất lượng, kiểm dịch để đi chính ngạch. Liệu những mặt hàng này có thể vào được thị trường châu Âu? Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Nguyễn Xuân Cường – từng thừa nhận, thách thức của nông sản khi vào châu Âu là các hàng rào phi thuế quan.

Ngoài ra, các sản phẩm chăn nuôi không hề lợi thế khi vào EVFTA do giá thành chăn nuôi của Việt Nam hiện vẫn cao hơn hẳn các nước châu Âu. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường châu Âu dù thị trường này hiện đang chiếm 15-17% thị phần nông – lâm – thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Theo thạc sĩ Phạm Thị Dự – Khoa Kinh tế luật, Trường đại học Thương mại – các doanh nghiệp có thể khó đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Thông thường, hàng hóa muốn được ưu đãi thuế quan theo FTA (hiệp định thương mại tự do) thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, ASEAN hoặc các nước không thuộc khối, không thuộc các đối tác có FTA với Việt Nam.

Các biện pháp về phòng vệ thương mại cũng là thách thức không nhỏ. Một khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa và EU cũng là một trong những thị trường có truyền thống sử dụng các công cụ này. “Muốn xuất khẩu sang các nước, phải hiểu về pháp luật, thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Việc hiểu được thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam đã khó, huống hồ EU. Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam vẫn chưa được thị trường EU biết đến và không phải là quốc gia có nguồn hàng hóa chất lượng cao” – tiến sĩ Bùi Quang Tín nhận định.

Theo Phunuoline